Francoise Sagan: Adieu Tristesse (II)
(Con người, cuộc đời và tác phẩm)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần. Năm 22 tuổi, tai nạn xe cộ tưỏng chết. Người ta đả khép mắt Sagan lại và tháo sợi dây đeo ở cổ. Tim mạch không đập nửa và người ta cho sức dầu thánh theo đạo công giáo. Khi bị mổ lá lách, Sagan cũng tin chắc mình không sống được nữa. Lần thứ ba ở Bogota. Sagan bị coma. 15 ngày sau, khi tỉnh dậy. Sagan thấy mình đang ở Paris. Và cứ như thế tiếp tục, Sagan bị coi là đã chết rồi.
Đến 18 tuổi, Sagan đã nếm trải cái vinh quang của một đời người nằm trọn trong 188 trang giấy. Trong cuốn Derrière l'épauleV, Sagan đã viết lại giai đọan này như sau.. Có báo chí không tin là Sagan có thể viết nổi một cuốn chuyện như vậy.. Họ đoán có thể là bố của Sagan đã viết, hoặc thuê một người viết. Cho mãi đến khi cuốn chuyện thứ hai, Un certain sourire ra đời vào năm 1956, thì người ta mới nhìn nhận đích thực Sagan là tác giả. Cái vinh quang đem lại cho Sagan là tiền bản quyền. Với tiền đó, Sagan đã mua một một chiếc xe đầu tiên trong đời : chiếc Jaguar XK 140, xe cũ.. Nhưng remarquable. Cha mẹ Sagan cũng chịu những sóng gíó của cơn bão vinh quang ấy. Francois Mauriac đã gọi tên sự vinh quang này bằng nhận xét trên tờ Figaro :" Tài năng được phát hiện ngay từ trang đầu "( Le talent y s'éclate dès la première page)..Cuốn truyện cho thấy được viết một cách dễ dàng, bạo dạn, táo tợn của một người trẻ tuổi mà không có chút gì cho thấy là tầm thường hay rẻ tiền. Và F.Sagan sẽ mãi mãi là một hiện tượng văn học của cuối thế kỷ 20. Mặc dầu không bao giờ bà có vóc dáng tầm cơ của một nhà đại văn hào.. .Nhưng với rất nhiều người.. Francoise Sagan cũng như San Antonio, trong tiểu thuyết mới là một trong những hiện tượng hiếm hoi trong văn học cuối thế kỷ 20. Bà cũng đã thành công trong cuốn chuyện thứ hai. Độc giả vẫn ưa thích tác phẩm thứ hai này.. Địa vị nhà văn càng vững chắc và rõ nét.
Nhưng tại sao, truyện của Sagan lại đạt được thành công như thế?
Chỉ vì cuốn tiểu thuyết là một xì căng đan. Vào những năm 1950 Đạo đức phong hoá của nước Pháp còn chặt chẽ và gò bó. Phụ nữ Pháp chỉ mới có quyền được đi bầu từ 10 năm nay. Trước đó đã có một xì căng đan trên báo chí còn chưa ráo mực về nữ tài tử điện ảnh B.Bardot với cuốn phim gây xôn xao dư luận : Et Dieu créa la femme. Người ta khó có thể chấp nhận câu chuyện một người đàn ông, một người cha trong gia đình có nhân tình lại có thể sống chung dưới một mái nhà với con gái để rồi sau đó gây ra một thảm kịch. Đề tài trong chuyện là một cuộc sống dễ dãi, bất cần, muốn ra sao thì ra. Nó pha trộn đủ thứ : nhục tính, làm tình một cách tự nhiên, ngây thơ đến đần độn, thản nhiên đến tàn độc, nhàn tản đến không biết làm gì. Đó là một nếp sống phi luân ( amoral ). Phi luân không phải theo nghĩa nó không có đạo đức luân lý , mà không đặt, hoặc không đếm xỉa đến vấn đề luân lý nữa.
Trong truyện đã thế, cuộc sống của Sagan là một thứ "phơi ớt tông" mỗi ngày. Lái xe Maserati , mui trần, hết tốc độ, đi chân đất. Rồi ngày nào cũng là ngày hội với ăn uống, rượu Whisky, làm tình lúc nào muốn làm và thức trắng đêm. Tiền vào dễ dàng nên quẳng ra cũng dễ dàng . Casinos,VI ..rồi những đêm thức trắng ở Saint-Germain-des-Prés, hay ở Saint-Tropez, càfé Des deux Magots…Sagan đã dành hẳn một chương trong Avec mon meilleur souvenir để nói về chuyện chơi cờ bạc, từ trang 31-56..Lúc đó Sagan mới 21 tuổi. Như nhiều người máu mê cờ bạc khác, Sagan tự cho mình là hên nên nhiều lần thắng và ít khi thua. Bà đã có dịp gặp những tay triệu phú như Darryl Zanuck, Cognac Hennessy, Jack Warner và có lần với cả vua Farouk..mà mức ăn thua của những người này có thể thắng đến 50 triệu đồng quan cũ trong chỉ một lần đặt tiền. Bà đã cùng với những người bạn như Bernard Frank, Jacques Chazot chơi sáng đêm và đã có lần thắng 8 triệu quan cũ. Đó là vào năm 1960, sau đó bà đã mua ngay căn nhà đang thuê vào lúc 8 giờ sáng hôm sau.. Cũng là căn nhà duy nhất mà Sagan mua trong suốt cuộc đời còn lại của bà..
Năm 1957, bà bị một tai nạn xe hơi tưởng chết trong khi lái chiếc Aston Martin. Năm 1987. tháp tùng TT Mitterand sang Pérou, bà bị đưa vào nhà thương vì bị nghẹt thở, đồ chừng là do hít bạch phiến. Ba năm sau, bị kết án treo vì xử dụng bạch phiến. Một lần nữa vào năm 1999. Lại án treo. 2002 một xì căng dan về tiền bạc liên quan đến việc mua chuộc TT Mitterand với số tiền 2, 5 Mỹ Kim của một kỹ nghệ gia dầu hoả : Elf.
Ngoài những người bạn như Sartre mà Sagan với lòng ngưỡng mộ đến vô độ với chỉ một câu thôi, trong ngày đám tang của Sartre :" Je ne pense pas que je passerai encore trente ans sans lui sur cette planète (Sartre sinh 21 tháng 6 1905. Sagan 21 tháng 6, 1935 ). Còn vô số những người bạn nổi tiếng do tài năng của họ, do lòng rộng lượng của họ hay do số phận bi kịch của họ đã được Sagan kể lại trong cuốn Avec mon meileur souvenir như Billie Holiday, nhất là Orson Welles, Không còn ngữ từ nào hơn nữa. Sống sượng. Thành thật đến diên dại. Lôi cuốn ma lực " ce jour là, après m'avoir donc trimbalée comme un sac de vêtements à travers toute les avenues de Paris et les champs-Elysées, il finit par m'asseoir sur une chaise pour déjeuner avec deux amis à lui. Il mangea comme un loup, rit comme un ogre… Je le regardais, fascinée. Personne au monde, je crois, ne peut donner autant l'impression du génie tant il y a en lui quelquechose de démesuré, de vivant, de fatal, de définitif, de désabusé et de passionnel." VII Carson Mc Cullers, Marie Bell, Rudolf Nouree, Tennessee Williams. Tất cả những người bạn ấy đã để lại dấu vết và kỷ niệm trong đời Sagan. Sagan lúc nào cũng có một số bạn bè bao quanh mà những người được kể là thân thiết nhất như : Bernard Frank, Michel Magne, Anabel Buffet, Jacques Chazot, Florence, Malraux, Oierre Lazareff, Hoàng tử Ali Aga Khan, Gisèl Halimi, Rothschild. Và dĩ nhiên còn vô số loại bạn bè ăn bám và vô tích sự..Ngoài số người kể trên, cũng cần phải kể thêm TT Mitterand cũng là một trong những người bạn của Sagan.. Thường cứ khoảng hai tuần, Mitterand lại cho người thư ký điện thoại đến nhà Sagan để hẹn ăn cơm . Theo bà Bertoli, mỗi lần hẹn hò như thế, Sagan thường nóng nảy, bực bội nếu Mitterand không đúng hẹn. Bà gắt gỏng thúc dục liên lạc với thư ký của Mitterand.
Nhưng đần theo năm tháng, cuộc đời Sagan với lúc lên, lúc xuống và tinh thần của Sagan theo cái vòng xoáy cuộc đời. Niềm cô đơn đã đến, đè nặng trên bà. Theo Hồi ký của Bartoli, bà rất sợ phải ngủ đêm một mình, bằng cách này cách klhác , phải có người ở bên cạnh. Sagan sợ cô đơn. Bartoli đã nhận xét không sai là ít khi nào Sagan biểu tỏ tình thương mến của một người mẹ với đứa con trai..Sagan tránh né phải hôn hít dù chỉ là trên má. Hình như những biểu tỏ tình cảm bằng hôn hít, dù là với con trai làm Sagan khó chịu. Chính Sagan cũng thú nhận như sau :"Ces derneirs temps, j'avais des rapprots que je trouvais froids, lourds, faux avec mon fils que pourtant j'adore. Eh bien,j'ai pris la décision d'arrêter ce gâchis. Nous nous sommes séparés, il est allé de son côté, moi du mien, et je crois que c'était nécessaire, bien, et pour l'un et pour l'autre. ( trích Et toute ma sympathie, trang 66). Lời thú nhận trên cho thấy Sagan rơi vào tâm trạng tuyệt vọng với chính mình, sự cô đơn không tránh khỏi, đến nỗi không thiết lập được một tương quan bình thường đến cả với con mình. Nay Sagan thường tìm chỗ trú ẩn ở căn nhà ở Equameville, gần Honfleur đã mua với giá 8 triệu tiền cũ, ngày 8-8-1958, vào lúc 8 giờ sáng, ở đó bà vừa mới thắng với con số 8.
Cuối năm 70 và đầu 80, Sagan gặp những khó khăn về tiền bạc và vấn đề sức khỏe : Bà ngưng uống rượu sau lần mổ lá lách.. Nhưng lại dùng thường xuyên cocaine , morphine và Héroine.
Tiếp theo là những cái chết của những người thân. Cái chết của Jacques, người em trai mà nhiều ngày sau, Bà Bartoli còn thấy Sagan khóc trong phòng một mình.. Không ai có thể chia sẻ, an ủi. Sagan không nói ra, nhưng cái chết luôn luôn ám ảnh.. Đã nhiều lần, bà viết đi viết lại di chúc. Sau Jacques là đến bà mẹ của Sagan, bà Quoirez, rồi đến Bob Westhoff, người chồng thứ hai của bà. Theo bà Bartholi, Bob là một trong những người thanh niên lý tưởng mà bất cứ người con gái nào cũng mơ uớc được làm vợ. Vào dầu những năm 60, Bob trẻ, đẹp không thể tả, cao ráo, lịch sự. Ba tháng sau, Sagan mang bầu.. Vậy mà họ đã ly dị sau đó, nhưng vẫn sống chung đến 7 năm sau..
Đến nữa là cái chết của Mitterand. Francoise Sagan và Mitterand đã nhiều lần đi du lịch với nhau. Và họ đã chia xẻ cái tình bạn đó một cách trung thành và bền bỉ. Chỉ đến lần chót, vào tháng 7, 1995..trước khi quyết định về nghỉ ở Latché, Mitterand dự trù đến thăm Sagan để cùng uống chung một ly rượu khai vị. Mitterand đến gõ cửa nhà Sagan, nhưng Sagan đã không mở.. Hôm đó là thứ bảy. Vào buổi trưa. Chỉ có Sagan và người giúp việc. Mitterand bấm chuông nhiều lần. Sagan dậy trễ dặn người bồi phòng Lila không mở. Mitterand buộc phải quay về. Hối hận về chuyện này, Sagan viết thư xin lỗi Mitterand. Mitterand mất vào tháng giêng 1996..Nỗi đau của Sagan vô bờ. Sagan đã cố gắng lần cuối đến thăm Mitterand, ở đại lộ Frédéric Le- Play.. Nhưng khi đến nơi, nghĩ thế nào, rồi do dự.. Sagan đã không đủ can đảm nhìn mặt lần chót và quay trở về.. Mặc dầu tất cả tấm lòng yêu thương dành cho Mitterand, Sagan không có đủ can đảm đối diện với cái chết..
Càng về cuối đời với giọng nói khàn khàn, với sự khánh kiệt về tiền bạc, khuôn mặt bị tàn phá bởi những vết nhăn nheo lúc cuối đời không cho phép người ta hình dung ra được hoặc nhắc nhở gì đến Sagan thời tuổi trẻ nữa.
Dù sao, Sagan cũng là một trong những khuôn mặt nhà văn Pháp đưộc biết tới nhiều nhất trên thế giới. Cuộc đời của Sagan là một câu chuyện thời thượng, gần như chuyện hoang đường gắn liền với những tác phẩm của bà. Nhất là trong cuốn truyện thứ 8 của bà, xuất bản năm 1972, " Des Bleus à L'âme". Nhân vật trong truyện lại chính là Sagan.. Cuộc đời mỗi người bao giờ cũng bao gồm phần lộ diện và phần che ẩn. Vì thế, chả có cách nào vén được bức màn che ẩn đó lên để thấy hết được từ bên trong.. Và nếu nói như Francoise Sagan :" Je porte ma légende comme une voilette, assure-t-elle, mais ce qu!on a dit n'était pas tellement faux.. sauf qu'une voie humaine n'est pas uniquement cà, mai c'est comme une apparence " . Vâng, cuộc đời đó nói mấy cho đủ. Vẫn còn một tấm màn mỏng che ẩn..
Tấm màn mỏng che kín đó là gì? Sagan có sống hạnh phúc không? Cứ bền ngoài thì phải nhận là có. Nhưng trong phần viết về Cathérine Deneuve – la fêlure blonde, trong Et toute ma sympathie, từ trang 60-62..Sagan đã thú nhận là ngay cái lúc sung sướng nhất cũng làm bà sợ. Hình như chỉ có khốn khổ, buồn chán là bình thường. Lúc đang sung sướng thì đã nghĩ đến phải trả cái giá đó sau này hoặc có khi trước nữa rồi. Dù không tin vào lý thuyết của Freud, Sagan phải thú nhận rằng, tất cả quãng đời lúc thơ ấu đã ảnh hưởng trên cuộc đời còn lại. Tuổi trẻ với sự phủ nhận cái nền giáo dục đã được dào tạo, kể như phủ nhận mọi thứ, dẫm đạp lên mọi thứ đã tạo ra một cú sốc, một trấn thương tinh thần, tạo ra mặc cảm thường trực, tạo ra sự bất ổn không lúc nào nguây ngoa. Chính vì thế, Sagan không thể sống hoà được với chính mình, sống quân bình, sống bình thường. Nhìn lại cuộc đời mình, có những lúc thấy hạnh phúc có những lúc tuyệt vọng mà không bao giờ tìm lại được mình.
Không tin vào mình, từ đó không tin vào người.. Tuổi thơ ấu với những bứt phá mọi giá trị đả để lại những chấn thương không gì hàn gắn nổi.. Phải chăng , đó là nỗi khốn khổ nhất trong cuộc đời của Sagan?
(Còn tiếp)
Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline