Sự tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông của thiên nhiên cũng giống như tuần hoàn của hơi thở chính chúng ta. Mùa Thu hàng cây “thở ra” những lá vàng, và mùa Xuân chúng “hít vào” những lộc non từ đất nâu. Tất cả Pháp đang phơi bày vũ điệu tuần hoàn của Sinh Trụ Hoại Diệt.
Nhưng mà: thái độ của con người chúng ta đối với từng chu kỳ tuần hoàn này thông thường là thái độ bất bình đẳng. Chúng ta thường vui mừng hoan hỷ với Sinh, nỗ lực lao tâm để Trụ, lo lắng bồn chồn với Hoại, và sợ hãi đối với Diệt.
Nhưng mà: thái độ của con người chúng ta đối với từng chu kỳ tuần hoàn này thông thường là thái độ bất bình đẳng. Chúng ta thường vui mừng hoan hỷ với Sinh, nỗ lực lao tâm để Trụ, lo lắng bồn chồn với Hoại, và sợ hãi đối với Diệt.
Mỗi dịp Xuân Về, cây cối đâm chối nảy lộc, muôn thú tìm về chỗ ấm. Chúng ta vui mừng với cái Sinh, và thầm mong sao cho mùa Xuân ở lại mãi mãi. Bao nhiêu ý thơ lời nhạc đã được làm ra để ca tụng một mùa Xuân-Miên-Viễn-Bất-Tận. Lời chúc Tết đầu năm chúng ta thường cho nhau là: Tôi xin chúc Anh/Chị: "Vạn Sự Như Ý".
Lời chúc này có lẽ chỉ là một ước mơ? - Một ước mơ sẽ không bao giờ thành tựu viên mãn được. Nhưng nếu chúng ta biết quan sát, biết Pháp, biết tu học, có lẽ chúng ta nên chúc nhau một cách đảo ngược lại, tức là “Ý Như Vạn Sự”. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu sự khác biệt giữa hai lời chúc này: “Vạn Sự Như Ý” và “Ý Như Vạn Sự”
Lời chúc này có lẽ chỉ là một ước mơ? - Một ước mơ sẽ không bao giờ thành tựu viên mãn được. Nhưng nếu chúng ta biết quan sát, biết Pháp, biết tu học, có lẽ chúng ta nên chúc nhau một cách đảo ngược lại, tức là “Ý Như Vạn Sự”. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu sự khác biệt giữa hai lời chúc này: “Vạn Sự Như Ý” và “Ý Như Vạn Sự”
Trước hết “Vạn Sự Như Ý” tức là sự mong ước sao cho “vạn sự” được “như ý”. Như Ý của ai? Như ý của cái tôi. Nhưng cái “như ý” của tôi chắc gì là cái “như ý” của anh; và thế là mâu thuẫn nội tại trong từng ước vọng. Tuy nhiên “vạn sự” vẫn là “vạn sự”, chúng có lối vận hành của chính nó và không theo “như ý” của một ai cả. Vì thế chúc nhau vạn sự như ý là vô tình vun bồi cái ngã, không để cho các Pháp (vạn sự) tự vận hành, và rốt ráo sẽ thất vọng não nề vì vạn sự như ý là cái bất-khả-dĩ.
Vậy thì chúng ta hãy chúc nhau cái khả-dĩ:
“Thưa anh chị, năm cùng tháng tận, năm hết tết đến, tôi chả thấy gì, chỉ thấy già; tôi xin chúc quý anh chị cố gắng tinh tấn tu tập và rèn luyện cái tinh thần “Ý Như Vạn Sự”.
Vạn Sự bản chất của nó là “Như”. Cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời, cho dù chúng ta có thấu hiểu hay không thấu hiểu, thì vạn sự vẫn cứ Như. Mong sao chúng ta khéo léo tác Ý để nhìn ra cái Như của vạn sự, và từ đó những ước vọng bất-khả-dĩ của “vạn sự như ý” không còn chỗ bám víu trong tâm thức của chúng ta nữa.
"Ý Như Vạn Sự"
Là tác Ý sâu để nhận ra cái tánh Như của Vạn Sự.
Là cho lối sống tùy duyên thuận pháp, thõng tay vào chợ giữa giòng đời,
Là cho phép vạn sự tự vận hành theo nguyên lý của chính nó,
Là vô ngã vì không có chủ ý mong muốn vạn sự theo ý của chính mình.
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
Tuệ Huy-Tô Đăng Khoa