Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục: MAI THẢO - MỘT THỜI VANG BÓNG

Tuesday, January 31, 202310:35 PM(View: 4701)
GS. Nguyễn Văn Lục: MAI THẢO - MỘT THỜI VANG BÓNG


MAI THẢO - MỘT THỜI VANG BÓNG

(8-6-1927- 10-01-1998)


Nguyễn Văn Lục

 

Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.

Nhà văn Mai Thảo — Một thời vang bóng


Ngày 1-10-1998, nhà văn Mai Thảo đã vĩnh viễn ra đi về miền cực lạc.

Mai Thảo tên là Nguyễn Đăng Quý, sinh tại chợ Cồn, huyện Hải Hậu, Nam Định. Cha là một điền chủ giàu có. Thuở nhỏ học trường làng, lớn lên học ở Nam Định, rồi ra Hà Nội học trường Đỗ Hữu Vị, sau là Chu Văn An.

 Năm 1946, chiến tranh bùng nổ, Mai Thảo vào Thanh Hóa.

image002Mai Thảo. Ảnh Jane Katz.

 Vào năm 1948, như nhiều thanh niên khác, ông đã đi theo kháng chiến và cũng như nhiều người khác, như Phạm Duy, ông đã giã từ kháng chiến, “dinh tê” về thành phố, rồi 1954 vào Nam.

 Những kỷ niệm quá khứ với Hà Nội, thời đi kháng chiến, thời từ Nam Định lên Hà Nội học, đã để lại nhiều dấu ấn và sau này đã làm nên sự nghiệp khởi đầu với tác phẩm “Đêm giã từ Hà Nội”.

Vì thế, xin được gọi chung đó là Một Thời Vang Bóng. Thời Vang Bóng ấy đã đeo đuổi ông từ 1960 đến sau 1975, rồi vượt biên năm 1977 đến Pulau Besa, Mã Lai, và điểm dừng chân cuối đời tại Mỹ.

Kỳ tích cuộc vượt biên sau này đã được ông kể lại cho Jane Katz trong cuộc phỏng vấn khi ông đến Mỹ được hai năm. Ông bị Hà Nội liệt vào loại “những tên biệt kích” nguy hiểm cần phải truy lùng. Nhưng may mắn là có nhiều người liều mạng chứa chấp và che dấu cho ông ở 8 căn nhà khác nhau trong vòng 2 năm trời. Cộng sản đã lục soát, nhưng không hiệu quả. Ông cho biết , hai năm đó ông sống như một con vật trong bóng tối với những ngày giống nhau buồn chán, đôi khi trong nỗi tuyệt vọng.

Ông kể lại,

“Vào cuối năm 1977, có các tổ chức tư nhân giúp người vượt biên.

Họ liên lạc với tôi và bảo tôi cứ chờ ở nơi đang ẩn náu. Nhưng hành trình ra được biển lớn, gặp sóng to gió lớn, thuyền bắt buộc phải quay về, tôi trở lại nơi ẩn náu.

Rồi có một chiếc xe máy khác, đến trong đêm tối, chuyến đào thoát thứ hai nguy hiểm hơn lần trước. Chiếc thuyền đánh cá nhỏ đưa tôi tới một chiếc chòi. Tôi phải núp ở đó suốt hai ngày trong vùng sình lầy có cây che khuất. Cuối cùng thì một chiếc ghe tới đưa tôi ra khơi và trong đêm tối, tôi được chuyển qua một chiếc tàu đánh cá lớn hơn. Bất chợt có một tín hiệu đèn và không tiếng động. Một toan tính kỹ lưỡng và cả nhiều may mắn. Tôi bước lên một con tàu sức chứa 20 người, nhưng số người lên tàu là 58.

Trên tàu gồm những người tỵ nạn chính trị, sinh viên, học sinh, người già, các gia đình với trẻ thơ. Chúng tôi trải qua 6 ngày đêm. Mọi người đói và khát, một số ngã bệnh. Khi chúng tôi tới gần Mã Lai, biển lặng trời trong và mọi người bắt đầu cất tiếng hát.

 Tới Mã Lai nhưng họ không muốn tiếp nhận chúng tôi. Các giới chức tỏ ra không thân thiện. Mỗi lần chúng tôi cố cập bến, họ đẩy chúng tôi ra xa, cuối cùng một ngư phủ Mã Lai ra dấu cho chúng tôi: họ bảo cứ ủi vào bãi, nếu tàu bị vỡ hư hại thì họ phải nhận chúng tôi.

Chúng tôi đã làm như vậy và có hiệu quả. Con tàu chúng tôi bị vỡ. Chúng tôi giúp trẻ em, người già bệnh hoạn lên bờ. Viên chức Liên Hiệp Quốc tới gặp chúng tôi tặng tiền để chúng tôi mua thục phẩm.

Món hàng đầu tiên tôi mua là một bao thuốc lá. Tôi được giữ chức chủ tịch trại. Tôi tới Mỹ vì có hai em ở đó.

Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có một tương lai. Xa quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn.”

Tóm lược “Jane Katz Phỏng Vấn Nhà Văn Mai Thảo” do Tâm Bình lược dịch, Hợp Lưu, 27 Tháng Tám 2014. Nguyên tác JANE KATZ, Artists in Exile, American Odyssey, Stein & Day Publishers, NY 1983, p.74 – p. 81

Di cư vào Nam

Nội dung tác phẩm Đêm giã từ Hà Nội nói lên tâm trạng dứt khoát của ông gửi những người còn lại bên kia vĩ tuyến 17 còn luyến tiếc say mê những ảo ảnh của một thời.

Hành lý mang theo trong Đêm Giã Từ Hà Nội vào miền Nam là cả một dĩ vãng và những hoài niệm mang về nơi  được coi là miền đất hứa. Và một cách gián tiếp, ông cũng nói lên những tâm trạng riêng tư mà lòng vẫn vấn vương những kỷ niệm của Hà Nội băm sáu phố phố phường thuở nào.



image003
Nguồn: NXB Kim Đồng


 Đó cũng là lẽ bình thường vì ai cũng có một quê hương để nhớ, để hoài niệm mà với ông là Hà Nội. Hà Nội với những ngõ hẻm chật hẹp lúc nhúc những người sống chen chúc hay năm cửa ô dẫn vào thành phố, hoặc những căn gác chật hẹp, hoặc những vỉa hè bẩn thỉu với cống rãnh hai bên vệ đường.

Hà Nội với những người bán hàng rong, gánh những rau quả, hoa tươi từ Ngọc Hà đem vào thành phố, gọi chung là những hàng quà với những lời rao reo vui buổi sáng. Họ bán đủ thứ, từ gói xôi, chè, kẹo bánh với tên gọi tùy theo xuất xứ của món ăn. Phải chăng ngày nay nó đang mất đần và chỉ còn là một thời vang bóng. Nó mất đi tất cả những nét mộc mạc, thân thương của một Hà Nội với tiếng kèn xe điện chỉ hai toa gỗ chạy chậm như rùa bò. Phở. Người bán phở rong chỉ cần gánh hai quầy trong đó có thùng nước lèo một bên, bên kia có tủ kính bày biện các miếng thịt đã thái sẵn. Tôi còn nhớ buổi sáng tinh mơ, sương mù còn lãng đảng, mùi nước phở bò quyện vào mũi. Giá thời đó là 5 đồng một tô. Nhưng bấy nhiêu thứ đó đã làm nên Hà Nội một thời như Thạch Lam đã viết lại trong: Hà Nội băm sáu phố phường.

Mai Thảo trước hết là một người sinh sống ở Hà Nội, mặc dầu  sinh ở Nam Định; ông lên Hà Nội học trung học; năm 1948, 21 tuổi, ông cũng như những thanh niên thời ấy, đi theo tiếng gọi non sông, rồi thất vọng, hồi cư rồi quyết định vào Nam như một sự dứt khoát lên đường, đi tìm tự do như một người lữ hành không đơn độc.

 Và sau này cái thời vang bóng ấy còn lãng đãng trong các tập truyện như trong Căn Nhà Vùng Nước Mặn hay cuốn Chuyến Tàu Trên Sông Hồng. Ở đấy, nó vẫn gợi nhớ đến một thời vang bóng.

Mai Thảo với nguyệt san Sáng Tạo và những nghi vấn chung quanh việc tài trợ của USIS.

Nhiều người coi Mai Thảo như ngọn cờ đứng đầu trong sinh hoạt văn học ở miền Nam. Tạp chí Sáng Tạo mở đường cho một thời kỳ đổi mới văn học trong một hoàn cảnh chính trị của một đất nước qua phân với sự lấn sâu sự có mặt của người Mỹ. Nhận xét ấy không sai. Nó ghi lại một thời điểm như dấu vàng son của một con người và của cả một thời kỳ đáng được trân trọng.

Nhưng, theo Nguyễn Văn Trung, trong một bài viết nhan đề: Văn học trong vòng tay chính trị. (Văn Học số 179, năm 2001) đã nêu bật một vài góc kín về sự hình thành tạp chí Sáng Tạo và sự tài trợ của Phòng thông tin USIS của Hoa Kỳ, tóm lược như sau.

“Mặc dầu nhan đề bài viết với dụng tâm coi văn học miền Nam đã bị chính trị hóa, nói trắng ra bị Mỹ chi phối và giật giây. Phần tôi không đơn giản nghĩ như vậy.

Tôi viết lại phần thông tin này vì một lẽ là không thấy giới truyền thông hải ngoại nhắc nhở xa gần đến điều này.

Do mặc cảm chăng. Do nghĩ rằng nhận sự tài trợ của Mỹ là một điều nên che đậy chăng. Đến độ  ngay những người trong nhóm Sáng Tạo như Doãn Quốc Sỹ, Trần Thanh Hiệp cũng không nhắc tới.

 Riêng người em ruột Mai Thảo Nguyễn Đăng Khánh khẳng định Mai Thảo không nhận tiền của Phòng Thông Tin Hoa Kỳ. Tiền chi phí cho tạp chí Sáng Tạo là do người anh của Mai Thảo là luật sư Nguyễn Đăng Thiện tài trợ.

Tôi xin được ghi rõ thêm về việc USIS tài trợ như thế nào.

Việc cho phép tờ Sáng Tạo được phát hành là do Bộ trưởng thông tin Trần Chánh Thành, thời Đệ I Cộng Hòa ký theo đơn xin của ông Robert P. Speer, giám đốc thông tin Hoa Kỳ đứng đơn. Những người Mỹ thuộc USIS này đều thông thạo tiếng Pháp để có thể giao thiệp với trí thức Việt Nam. Mục đích của ông Robert P. Speer là muốn coi Sài gòn là thủ đô văn hóa của giới văn nghệ và trí thức Việt Nam.

 Điều chính yếu là phải do chính người Việt Nam đảm nhiệm mà người Mỹ không can thiệp trực tiếp vào.

Trong văn thư còn nói rõ, “mục tiêu của tờ báo là để dành cho giới công chức, trí thức của Việt Nam gồm các sáng tác, truyện ngắn, phóng sự, không có tính cách chính trị, nhằm mục đích đề cao Sài Gòn là thủ đô văn hóa và trí thức của Việt Nam, vạch rõ tại Việt Nam tự do các học giả, trí thức, văn sĩ đứng đắn được hoạt động tự do trong phạm vi văn nghệ.” 

Sự ủy nhiệm ấy đã chính thức được nhìn nhận một cách  hợp pháp và thầm lặng.

Trong số Sáng Tạo ra mắt có bài “Sài Gòn, thủ đô Văn Hóa Việt Nam”. Mai Thảo viết: “Sài gòn thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước. Sài Gòn sáng tạo và suy tưởng.”

Nguyễn Văn Trung, Văn học trong vòng tay chính trị. (Văn Học số 179, năm 2001)

Cũng cần nói thêm, không phải chỉ mình Mai Thảo và tờ Sáng Tạo được Mỹ tài trợ. Các tờ khác như Hiện Đại (Nguyên Sa, chủ bút), Thế Kỷ 20 (Nguyễn Khắc Hoạch, chủ bút) được tài trợ trục tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian Trần Kim Tuyến. Nguyệt san Sáng Tạo ra được 31 số, từ tháng 10-1956 đến tháng 9-1959; Tạm đình bản khi hết tiền tài trợ. Tháng 7, 1960 tái bản lại kéo dài được 7 số thì ngưng hẳn.

Việc tài trợ ấy hầu như công khai ai cũng biết, nhưng khi viết người ta lại che dấu. Thực tế, không có sự tài trợ thì không cách gì tồn tại được. Trước sau gì báo cũng phải đóng cửa vì không có tiền trang trải mọi chi phí. Sau này, Nguyên Sa Trần Bich Lan đã nói huỵch tẹt ra, tờ Hiện Đại là thứ báo nhà nước tài trợ.

Thực tế mà nói, nếu không có sự trợ giúp ấy, liệu tờ báo nào có thể hoạt động lâu được. Cũng cần nói thêm cho rõ, Sau 1954, nền báo chí của miền Nam còn sơ sài và nghèo nàn lắm. Các tờ nhật báo như tờ Tự Do (Phạm Việt Tuyền, chủ bút), tờ Chính Luận của Đặng Văn Sung cũng gián tiếp được tài trợ.

Nói chi đến các nguyệt san như Văn Hóa Á Châu do cụ Nguyễn Đăng chủ nhiệm, hay tờ Quê Hương- bề dày mỗi số như một cuốn sách- do giáo sư Nguyễn Cao Hách và các giáo sư trường Luật chủ trương cũng được tài trợ.

 Trường hợp  báo Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang chủ trương, nhờ có sự quen biết được các ngân hàng và các công ty kỹ nghệ làm ăn ở Việt Nam tài trợ nên đã hoạt động lâu dài nhất trong tất cả các báo chí ở miền Nam, cho đến 1975.

Sau 1975, phải nhìn nhận rằng văn học miền Nam phong phú, đa dạng, phóng khoáng, tự do và nhân bản đến làm ngạc nhiên giới văn nghệ miền Bắc, chính là nhờ việc tài trợ gián tiếp và kín đáo của Hoa Kỳ và không bao giờ có sự kiểm soát hoặc can thiệp vào nội bộ một cách trực tiếp cả.

Xin nói lại một lần cho xong.

Trước khi ra tờ Sáng Tạo, Mai Thảo đã từng cộng tác với tờ Lửa Việt rồi tờ Người Việt của nhóm luật sư Trần Thanh Hiệp  và Nguyễn Sỹ Tế. Nhưng chỉ ra được vài số rồi cũng đình bản.

Về bản thân Mai Thảo. 

Nhờ có tài trợ, ngoài chuyện thuê tòa soạn, chi phí văn phòng và ấn loạt, ông còn có tiền túi dư thừa rộng rãi, rủng rỉnh để giải trí nào đi phòng trà, tiệm nhảy, bao gái nhảy, trong đó có vũ nữ Cẩm Nhung.

Nguyên Sa Trần Bích Lan thì khác; ông là một người tuyềnh toàng với cách ăn mặc áo bốn túi, đội mũ phở, đi đôi dép lẹt quẹt như một nghệ sĩ hơn một nhà giáo. Nguyên Sa xuề xòa với mọi người, nhưng lại nghiêm khắc với chính mình. Ông kể lại thường lái xe con cóc chở Mai Thảo đến chỗ này chỗ kia, như đến nhà vũ nữ Cẩm Nhung để đón cô này đi nhảy ở phòng trà Văn Cảnh hoặc vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do.

 Mai Thảo và Nguyên Sa khác nhau về nhiều mặt, mặt đời sống cũng như mặt văn học, chính trị.

Mai Thảo độc thân, ăn chơi đã đành, không nói làm gì. Ông là hiện thân của phòng trà, của vũ trường, của rượu. Chúng như những người bạn đường của ông. Chất nghệ sĩ, chất lãng mạn, chất phóng túng và sau này cộng thêm sự cô đơn, sự đơn độc và những nỗi u hoài thăm thẳm về một thời vang bóng cuốn hút ông.

Nguyên Sa nể bạn mà đi, nhưng không sa đà vào các chuyện ăn nhậu, gái gú. Ông rất mực vẫn là một là một nhà giáo mực thước. Chẳng hạn đến giờ ăn bao giờ ông cũng về nhà cơm tối bên vợ con.

 Sau này, vũ nữ Cẩm Nhung bị bà vợ trung tá công binh Trần Ngọc Thức ghen tuông, thuê người tạt át xít vào mặt, thành người phế tật phải đi ăn xin. Nguyên Sa  lại chở Mai Thảo đến kín đáo giúp đỡ. Mai Thảo bỏ một sấp tiền cho người phụ nữ xấu số vào nón và Cẩm Nhung vẫn cảm nhận ra người cho tiền là ai. Những tình cảm như thế thật đáng quý lắm

Những đóng góp tích cực của Sáng Tạo và Mai Thảo trong sinh hoạt văn học miền Nam.

Công bằng mà nói, nguyệt san Sáng Tạo đã giúp sinh hoạt báo chí miền Nam  khởi sắc, canh tân, đa dạng và đổi mới như một sự vươn lên, trổi bật tỏa sáng. Nhiều người đã tin tưởng và có cảm nghĩ như thế, nhất là nơi giới trẻ thành thị. Người ta cứ giả dụ rằng không có Mai Thảo, liệu có được thế không. Nó có hình thù hay méo mó không. Nó có là điểm sáng chói như ngọn hải đăng dẫn đường trong đêm tối chăng.

Nhưng mặt khác, thực chất nó là sự đóng góp và công sức của nhiều người. Nó không chỉ thu gọn vào con số 7 người, Mai Thảo, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Duy Thanh, Thái Tuấn. Nó còn có sự có mặt ngay từ đầu của Nguyên Sa Trần Bích Lan, Phan Mai, Hoàng Thái Linh (bút hiệu của Nguyễn văn Trung). Ngoài ra còn có thi sĩ Quách Thoại, mệnh yểu lúc mới 27 tuổi. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn), Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Thạch Chương (nhạc sĩ Cung Tiến), Viên Linh, Mặc Đỗ, Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu.

Trong ngững đóng góp ấy, có tinh thần muốn đổi mới, muốn cách tân, muốn vươn lên, muốn vượt trội. Tôi thật ngạc nhiên sau này biết Thạch Chương lại là nhạc sĩ Cung Tiến.

 Về văn, Mai Thảo đã có những phong cách mới trong cách viết văn, từ cách xử dụng từ ngữ mới, cách chấm câu đứt đoạn, phá cách văn phạm, đặt ngược chủ từ với túc từ.

 Cách viết ấy bàng bạc trong các tác phẩm của ông mà đọc lần đầu thấy lạ, thấy ngạc nhiên, thấy khác thường. Sự quyến rũ là có thật. Xin trích một đoạn trong tác phẩm “Tháng Giêng Cỏ Non”.

“Thời gian nghiêng đi (.…) Vậy mà xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những khói hương thơm ngát trong đêm giao thừa, của buổi gặp lại, của ngày trở về. Mùa xuân tự do nhất ở đây vẫn chứa đựng cái hình hài muôn đời đôn hậu của Đoàn Viên.” 

Mai Thảo, Tháng Giêng Cỏ Non”

Góc độ trong Tháng Giêng Cỏ Non, một trong những tác phẩm đầu đời còn mượt mà thẩm mỹ, đẹp như một bức tranh chấm phá, khơi mở một thế giới nghệ thuật ngoài biên độ. Nó mở ra một chân trời tình tự con người. Nó mời gọi và hấp dẫn như uống phải một ly chanh đường.

Ở một trích đoạn khác của một thứ ngôn ngữ khác người: “Mái nhà ngó xuống, cửa sổ nhìn ra, nước trong bể nhìn lên, quê hương vây lấy tôi.” 

Nhưng thảng hoặc những khác thường đến lập dị, lập đi lập lại, trong nhiều tác phẩm khác, liệu nó được bao lâu. Nghệ thuật thường đố kỵ với cái lặp lại, cái dư thừa như một nhàm chán.

Và đây là bằng chứng nổi cộm của chủ nghĩa hình thức, trống rỗng nội dung.

 Hãy khoan nói đến nội dung, như Trần Doãn Nho nhận xét gợi ý

thế gới của Mai Thảo là thế giới của chữ. Dường như đọc ông, ta bị rơi vào trong một vòng chữ. Chữ đưa lui, đẩy tới, chạy lòng vòng… (…) Khi thì đột ngột dừng lại. Như bị thắng gấp.

Với chữ, văn Mai Thảo tạo ra hiện thực. Hiện thực chỉ riêng của ông. Tôi đọc ông. Và cảm thấy mình mới hẳn ra. Cũng từ chữ.”

Trần Doãn Nho, “Tản mạn về văn Mai Thảo”, Hợp Lưu, số 100, tháng 5-6- 2008.

Tâm tình ấy cũng hiểu được và chia xẻ trong bối cảnh Văn Học lúc bấy giờ. Chê đấy mà cũng là một lời gợi ý khen ngầm.

Những mặt tỏ ra tiêu cực và yếu kém

Cá nhân Mai Thảo

Một trong những yếu kém của nhóm Sáng Tạo là chính phong cách viết của Mai Thảo. Thật ra cũng khó mà phê phán rốt ráo trong một vài dòng. Làm như thế tỏ ra bất công với trên 50 năm cầm bút, với 42 tác phẩm, từ trong Nam ra đến hải ngoại, nhất là giai đoạn điều khiển tạp chí Văn.

 Nhiều người chỉ nghĩ rằng Mai Thảo là Sáng Tạo và không là gì khác. Nhưng tạp chí Văn cũng là người bạn đồng hành từ trong nước ra đến hải trong nhiều năm tháng ông miệt mài và nơi giao lưu với bạn văn và người đọc trong những điều kiện tài chánh thu hẹp, bạn đọc lơi dần.

Người viết xin giới thiệu với người đọc bài viết phê bình của Bùi Vĩnh Phúc, “Văn Chương Mai Thảo, biên địa của cảm xúc và cái đẹp, giao thoa với ý thức hệ về đời sống”.

Bài viết này, tôi chỉ đồng ý một nửa với tác giả về sự phân biệt có hai dòng dư luận.

Một dòng dư luận cho rằng: “Văn chương Mai Thảo cầu kỳ làm dáng, hàm ý văn chương ấy không tự nhiên vì nó không có giá trị nội tại, vì nó được ‘may mặc’ và  ‘tô vẽ’ nhiều quá (…)” Và đi xa hơn nữa  “buộc  tội Mai Thảo như người bất tham dự, chỉ đứng vòng ngoài và quay mặt với thân phận chung của dân tộc.”

Một dòng văn học cho rằng: “Đây mới đúng là văn chương làm thăng hoa đời sống, hay rõ hơn từ ‘’ thăng hoa » đời sống được hiểu theo nghĩa hẹp, là làm cho đời sống với những góc cạnh bình thường của nó trở nên đẹp, lấp lánh và lãng mạn hơn, và như thế, giúp cho người ta quên đi những nỗi đau đớn, quên đi những thực tại cay đắng của xã hội.” 

Tôi hoàn toàn đồng ý với dòng văn học phê phán. Và tôi nhớ rằng đã có lần tôi viết,

“Mai Thảo cầm bút những năm 1956 đã là một lẽ. Những năm 60 vẫn là một Mai Thảo và nhất là thập niên 1970-1975 với những biến động xã hội chính trị một mất một còn với cộng sản vẫn là một Mai Thảo sống trong tháp ngà.”

Mai Thảo trước sau cũng vẫn là một Mai Thảo.

Tác giả Bùi Vĩnh Phúc còn sa đà vào việc xưng tụng tùy bút của Mai Thảo so sánh với tùy bút của Nguyễn Tuân và Thạch Lam. Thật ra mỗi nhà văn có bút pháp riêng, độc đáo, không ai giống ai. Nhất là trường hợp Nguyễn Tuân mà từng chữ, từng câu trở thành sự chọn lựa không thay thế được khi ông đã giáng bút. Ông Bùi Vĩnh Phúc so với Nguyễn Tuân và Thạch Lam và còn quả quyết rằng, tùy bút của Mai Thảo có phần còn vượt trội. Bùi Vĩnh Phúc viết:

“Về tính chất duy cảm, Mai Thảo vượt xa Nguyễn Tuân (..) Tôi chỉ muốn nói về khía cạnh cảm xúc, văn chương Mai Thảo cảm xúc tràn đầy, mà ở Nguyễn Tuân và Thạch Lam chỉ dâng tới một độ nào đó thôi.”

Bùi Vĩnh Phúc

Tôi cho rằng đó là một sự so sánh khập khiễng và vụng về.  

Trong giai đoạn từ 1955 đến 1975 biết bao nhiến đổi chính trị, xã hội với cường độ chiến tranh càng ngày càng ác liệt.. Tôi cảm thấy buồn vì Mai Thảo như thể “Đứng ngoài cuộc chiến”. Ký ức những ngày kháng chiến hay những ngày rời xa Hà Nội trong Đêm giã từ Hà Nội như nhòe nhoẹt đi, có mặt mà như không có mặt, mặc cho thế sự xoay vần. Ta vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn làm tình mà như thế mãi trong một vũng lầy nhầy không lối thoát. Hình như từ đây, có một khoảng cách chính trị mà ông  tự dựng lên cho mình trong sự bất lực của chính ông trước thời cuộc.

Phần ông, một thế giới phiền muộn với nỗi chán chường, nhức buốt và mệt mỏi, bất lực của một tâm trạng bất cần hay một thứ hiện sinh của một thứ hư vô chủ nghĩa.

Hiện sinh của Mai Thảo chút nào ảnh hưởng J.P. Sartre, A. Camus. Hiện sinh xuất hiện con người như một cái rễ cây xù xì, thô kệch như một vật thừa. Đời chẳng có gì đáng nói với những nỗi phiền đa, lang thang và vô định không lối về. Mà về đâu. Hướng nào.

Sự phủ nhận Văn Nghệ tiền chiến

Tuy nhiên, theo tôi, cho rằng việc phủ nhận tiền chiến là lỗi phạm ngông cuồng và mang tính triệt để hầu như muốn xóa bỏ, triệt tiêu chỗ ngồi của các nhà văn tiền chiến, trong đó đặc biệt có nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Đồng ý văn  chương là phủ nhận, đồng ý là phải vượt qua.

Nhưng phủ nhận như một phủ nhận với ý hướng triệt tiêu thì lại như đi vào một ngõ cụt hay một thứ con đường một chiều. Phủ nhận luôn đan xen cái cũ và cái mới như thế cài răng lược, ảnh hưởng qua loại, giao thoa.  Phủ nhận triệt để như thế vị tất đã được nhìn nhận như một cái mới cần có để thay cái cũ. Bởi vì cách phủ nhận trở nên cần thiết và thích đáng nhất là làm thế nào đưa ra được cái mới thật sự của văn nghệ hôm nay khác với văn nghệ đã qua.

Điều ấy Mai Thảo mới chỉ đưa ra một Tuyên Ngôn lý thuyết hơn là một thực tại có thật. Và cũng không một ai dứt khoát làm được việc phủ nhận ấy.

Thực tế Tự Lực Văn Đoàn với Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng đã có chỗ đứng vững chãi trong chương trình giáo dục tú tài Phần một. Mà không có sự dự phần của Mai Thảo.

Sau này như ông thú nhận trong cuộc phỏng vấn của Jane Katz ngày 10-07-1980 là không một cuốn sách nào của ông được dịch ra tiếng ngoại quốc, mặc dầu không thể đánh giá trị một tác phẩm chỉ vì lý do nó được dịch ra tiếng ngước ngoài.

Có lẽ sự phủ nhận công bằng nhất nên dành để dành cho người đọc tự thẩm định. Hay thì người ta đọc. Dở thì bị bỏ qua, bỏ quên như luật đào thải tự nhiên.

Cái cảm nhận của riêng cá nhân tôi khi đọc chữ nghĩa của Mai Thảo là một xảo thuật ngôn ngữ, biến nó thành một trò chơi chữ nghĩa mà tự nó không chuyên chở được một nội dung đích thực nào. Trò chơi chữ nghĩa ấy riết trở thành nhàm chán mà với 42 tác phẩm của ông, liệu có cứu vãn được trò chơi đó không.

Chữ nghĩa Mai Thảo làm tôi bắt nghĩ đến ca từ trong âm nhạc họ Trịnh. Nó cùng một điệu, cùng một cách thức chấm câu, nhảy từ ý nọ sang ý kia. Phân tích rạch ròi nó thật vô nghĩa.  Cùng lắm nó đánh động được cảm tính. Nó lạc lõng giữa các dòng chữ, xô đẩy nhau để trồi lên, để có mặt.

Nhưng ít ra trong âm nhạc họ Trịnh, chữ nghĩa ấy đã bị dòng nhạc khỏa lấp đi thành những âm thanh mượt mà đầy quái dị, ma thuật. Vì thế, người ta gọi Trịnh Công Sơn là ‘phù thủy âm nhạc’ cũng vì lẽ ấy. Ca từ cũng như điệu nhạc như cùng chấp cánh bay lên, hòa quyện vào nhau như một.

Một điều hầu như không một ai nhắc tới là Mai Thảo lấy rượu mạnh làm bạn, say túy lúy. Rượu phải chăng là loại thuốc an thần để quên đời hay để nhà văn mượn rượu như một sự hủy diệt cố ý.

Ở hải ngoại, ông ở tại căn nhà thuê số 209 rất nhỏ dành cho người cao niên, sau hẻm là nhà hàng Song Long. Căn nhà tuềnh toàng, nhếch nhác chỉ đủ kê có một chiếc giường đơn, một cái bàn nhỏ. Trên tường có treo vài bức ảnh trong đó có hình chụp với Vũ Hoàng Chương chụp trước 1975 trước hiên nhà. Và đặc biệt dưới gầm giường lỏng chỏng vài chai rượu mạnh. Ông đi đứng siêu đổ trong những ngày cuối đời thật đến tội nghiệp cho một đấng tài hoa đã một thời vang bóng. Phải chăng rượu đã một phần làm nên nông nỗi này.

Nguyên Sa Trần Bích Lan với Mai Thảo.

Họ là những người bạn đường tài hoa bạc mệnh, kẻ trước người sau chết chỉ cách nhau ít tháng. Mai Thảo mất ngày 10-01-1998. Nguyên Sa mất ngày 27-04-1998. Họ hẳn có dịp dắt tay nhau bên kia miền cực lạc miên viễn.

Nhưng Nguyên Sa có những nhận thức của một người trí thức dấn thân và nhập cuộc khác hẳn với Mai Thảo.

Nguyên Sa đã viết như một bản Tuyên Ngôn: Rời bỏ nền văn chương trú ẩn.

Ông cho rằng

“Trong cái hoàn cảnh vệ tinh chia cực mà chúng tôi chỉ là chầu rìa này như hoàn cảnh viện trợ, hoàn cảnh phân chia này để tìm một lối thoát.

 Chúng tôi có một dân tộc và chúng tôi yêu lắm chứ. Biết cầm bút, chúng tôi biết nỗi nhục, biết mơ ước dân tộc đang ước mơ, biết hãnh diện về một nền kiêu hãnh chưa đạt tới.

Rời bỏ nền văn chương trú ẩn, khuôn thước, rời bỏ động đá vững vàng. Hãy khởi đi về trước mặt. Đi đâu. Chưa biết.

Đó là một cuộc phiêu lưu. Có thể là một khám phá. Có thể là sự gục ngã trong dại khờ còn hơn khôn ngoan. Chết ở chân trời thử thách, chết trong cuộc phiêu lưu còn hơn sống mãi trong tầm gửi trong động đá trú ẩn êm ấm.”

Tạp chí Đất nước, số 5. Tháng 6-7-1968

Bài đầu tiên như một phát súng lệnh là: Lời cầu siêu thoát cho Nguyễn Quang Đại ở Khe Sanh. Nguyên Sa.

Tiếp theo là: Cắt tóc ăn thề:

Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Cắt cho ta sợi dài
Cắt cho ta sợi ngắn
Cắt cái sợi ăn gian
Cắt cái sợi nói dối
Sợi ăn cắp trên đầu
Sợi vu oan dưới gáy
Sợi bè phái đâm ngang
Sợi ghen tuông đứng dọc
Sợi xích chiến xa, sợi dây thòng lọng
Sợi hưu chiến mỏng manh, sợi hận thù buộc chặt

(...)
Hãy cắt cho anh
Hãy cắt cho vợ
Hãy cắt cho chồng
Hãy cắt cho con
(…)

Hãy cắt tóc và nhìn
Một quê hương đổi mới

Nguyên Sa. Tạp chí Đất Nước. Tháng 9-10- 1968

Cái hay và quyến rũ của thơ có thể để dành một bên để nói lên được cái khát vọng chua chát, cái mất mát hao hụt tuổi trẻ, mà cái sống cái chết gần kề mà sống đôi khi chưa kịp ra lời.

Hiểu được tâm tư ấy liệu chăng mới chia xẻ được bài thơ: Giã từ đàn anh của tác giả.

Những dòng thơ tuyệt mệnh để lại cho đời như bản chúc thư của một người sắp ra đi.

Nói về con bệnh rình rập ông.

Dỗ bệnh

Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho

Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng

Và sau đây là những câu thơ xuất thần

image006
Nguồn: Du Tử Lê


Không hiểu

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi

Rốt cuộc hiểu hay không hiểu cũng vậy thôi. Có khác chi đâu. 

Và cuối cùng là bài thơ 

Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền (1989)

Ta thấy tên ta những bảng đường 
Đời ta sử chép cả ngàn chương
Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên 

Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc Đẩu trở về ngôi
Sao không, một điểm lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy  thẳm khơi 
Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Dịa ngục ngươi là, kẻ khác ơi (…)


Bài thơ còn dài với nhiều soi rọi vào cõi người, cõi bên kia. Tâm thức siêu hình của thế giới cực tiểu và cực lớn mênh mang biển đời.

Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.

© 2023 DCVOnline

 

 

Tuesday, October 29, 2024(View: 1076)
Cho nên cuộc di cư 1954-1955 đối với nhiều người là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực. Cuộc di cư 1954-1955, phải chăng là cơ hội để con người có cơ may làm người?
Thursday, October 17, 2024(View: 543)
Số phận dân miền Nam nay tùy thuộc họ. Lúc đầu họ đến với những hào quang, lòng kính phục, lúc họ đi chỉ còn là cay đắng và miệt thị.
Friday, October 4, 2024(View: 686)
Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong thì thủ tướng Ngô Đình Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đã truyền tụng hai câu thơ như sau:
Sunday, September 22, 2024(View: 1491)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 2024(View: 1128)
Hãy thử so sánh cuộc đời của Trân Huỳnh Duy Thức, một nhà khoa học Việt Nam với Václav Havel, một nhà văn Tiệp Khắc,
Saturday, September 21, 2024(View: 671)
Sau này những khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền này được nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại rêu rao cùng khắp trên báo chí của họ.
Saturday, September 7, 2024(View: 637)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền.
Sunday, August 25, 2024(View: 1416)
Quả thực, Francoise Sagan là một hiện tượng văn học phổ biến một cách rộng rãi ở miền Nam. Sagan có lối viết thật ngắn, gọn.
Friday, August 23, 2024(View: 1441)
Năm 1970, chiếu theo giấy phép số: 3343/GD/KHPC/HD/7 thiết lập Nữ Học Viện bậc Đại Học, áp dụng mô thức một Viện Đại Học Cộng Đồng
Tuesday, August 20, 2024(View: 859)
Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.
Wednesday, August 7, 2024(View: 1973)
Với tôn chỉ Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng, nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà trong 21 năm tồn tại đã đào tạo những công dân Việt Nam hoàn thiện
Wednesday, August 7, 2024(View: 1450)
Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào "cõi chêt" vì bom Mỹ bỏ ngày đêm.
Tuesday, July 30, 2024(View: 1530)
Chiến tranh trước sau rồi cũng chấm dứt cách này cách khác như chúng ta đã thấy. Nhưng sau 1975, sự thật mới chính là sự thật được phơi bầy.
Saturday, July 13, 2024(View: 949)
Tóm lại, Quán Thân như lời Phật dạy thì có 6 đề mục để quán như đã nêu ở trên. Hành giả có thể thực hành thiền Quán bất cứ lúc nào trong ngày.
Tuesday, July 2, 2024(View: 1404)
Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng ngày càng tăng cao. Trung Cộng lên án Việt Nam đàn áp Hoa Kiều và muốn đem Hoa Kiều về nước.
Tuesday, June 25, 2024(View: 1121)
Thực hành Giới-Định-Tuệ, đời sống đạo đức của hành giả được thăng hoa, tâm định tĩnh, trí tuệ phát sáng. Kết quả sơ khởi của việc tu tập, giúp hành giả thoát khỏi một số ràng buộc
Monday, June 24, 2024(View: 1411)
Vậy thì có gì là lạ về hiện tượng khóc tập thể! Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu người dân trong các nước cộng sản cùng vỗ tay, cùng hoan hô, cùng đả đảo thì nay nếu có hàng triệu cùng khóc có điều chi khác biệt?
Sunday, June 23, 2024(View: 1309)
Không biết con số chính xác Sách Báo của Văn Hóa Miền Nam bị hủy diệt bao nhiêu, và sau này lại thấy những bộ Tự Điển quý giá
Friday, June 14, 2024(View: 1242)
Tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử..
Sunday, June 9, 2024(View: 1175)
Đọc cả bài viết này, có lẽ người đọc chỉ cần đọc đoạn kết trên là đầy đủ ý nghĩa.
Saturday, June 8, 2024(View: 2495)
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Friday, June 7, 2024(View: 1545)
“Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
Sunday, May 19, 2024(View: 1747)
Nhìn lại hơn 50 năm miền Bắc dưới chế độ cộng sản, người viết chỉ có thể thở dài và nghĩ mình còn may mắn – May mắn vì đã không phải sống dưới chế độ bạo tàn đó.
Sunday, May 19, 2024(View: 2716)
Lần đổi tiền này gây ra hậu quả kinh tế tai hại với nạn lạm phát lên hơn 700% năm 1986 và tiếp tục tăng cao trong 3 năm sau đó.
Saturday, May 11, 2024(View: 3221)
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
Monday, April 29, 2024(View: 1861)
Theo ông Hoàng Tùng xác nhận, vụ án Bà Nguyễn Thị Năm đã được bộ chính trị họp và quyết định. Riêng ông Nguyễn Minh Cần, Phó chủ tịch Hà Nội than:
Monday, April 22, 2024(View: 1787)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
Wednesday, April 10, 2024(View: 1785)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
Monday, April 1, 2024(View: 2335)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
Monday, March 18, 2024(View: 2339)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
Saturday, March 9, 2024(View: 1755)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
Saturday, March 9, 2024(View: 1541)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
Friday, March 1, 2024(View: 1555)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
Friday, March 1, 2024(View: 2247)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
Friday, March 1, 2024(View: 1598)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
Saturday, February 24, 2024(View: 4019)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
Friday, February 23, 2024(View: 1739)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
Friday, February 16, 2024(View: 3992)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
Friday, February 16, 2024(View: 4454)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
Monday, February 5, 2024(View: 1933)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
Sunday, January 28, 2024(View: 3369)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
Friday, January 26, 2024(View: 4131)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
Sunday, December 24, 2023(View: 2548)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
Saturday, December 23, 2023(View: 2423)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
Friday, December 1, 2023(View: 4583)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
Friday, December 1, 2023(View: 2606)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
Wednesday, November 22, 2023(View: 2812)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
Saturday, November 4, 2023(View: 2985)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
Friday, November 3, 2023(View: 2871)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
Saturday, September 23, 2023(View: 6098)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
Monday, September 11, 2023(View: 3278)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
Thursday, August 24, 2023(View: 4542)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
Saturday, August 5, 2023(View: 6596)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
Saturday, August 5, 2023(View: 3242)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
Wednesday, June 28, 2023(View: 9315)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
Saturday, April 22, 2023(View: 3886)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
Saturday, April 8, 2023(View: 3755)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
Friday, March 31, 2023(View: 3686)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
Thursday, March 30, 2023(View: 2939)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
Tuesday, March 21, 2023(View: 3688)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
Sunday, March 19, 2023(View: 3176)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
Monday, March 13, 2023(View: 7033)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
Monday, March 13, 2023(View: 3457)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
Friday, March 3, 2023(View: 3949)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
Wednesday, March 1, 2023(View: 3412)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
Monday, February 20, 2023(View: 7813)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
Tuesday, February 14, 2023(View: 4126)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
Friday, February 10, 2023(View: 4320)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
Saturday, December 31, 2022(View: 8167)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
Tuesday, December 13, 2022(View: 4105)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
Friday, December 2, 2022(View: 9554)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
Sunday, November 20, 2022(View: 4142)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
Tuesday, November 8, 2022(View: 4284)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
Thursday, September 22, 2022(View: 4501)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
Wednesday, August 17, 2022(View: 4197)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
Tuesday, July 26, 2022(View: 9251)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
Tuesday, July 12, 2022(View: 4606)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
Monday, June 13, 2022(View: 8554)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
Friday, April 22, 2022(View: 4503)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
Thursday, November 4, 2021(View: 11007)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
Tuesday, October 26, 2021(View: 10792)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
Saturday, September 4, 2021(View: 12021)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
Saturday, September 4, 2021(View: 5557)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
Sunday, August 22, 2021(View: 5319)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
Monday, June 7, 2021(View: 6468)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
Monday, May 17, 2021(View: 5435)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
Saturday, March 13, 2021(View: 8835)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
Friday, February 12, 2021(View: 6898)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
Monday, January 25, 2021(View: 18168)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
Thursday, December 31, 2020(View: 17719)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
Sunday, November 29, 2020(View: 6460)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
Saturday, October 24, 2020(View: 7042)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
Tuesday, September 29, 2020(View: 7291)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
Monday, September 14, 2020(View: 7348)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
Friday, August 21, 2020(View: 7296)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Sunday, August 2, 2020(View: 7383)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
Sunday, July 19, 2020(View: 8006)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
Thursday, July 9, 2020(View: 7713)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
Sunday, July 5, 2020(View: 6901)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!