Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ "HUYỄN" TRONG ĐẠO PHẬT

05 Tháng Hai 20207:28 CH(Xem: 6756)
Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ "HUYỄN" TRONG ĐẠO PHẬT

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ

"HUYỄN" TRONG ĐẠO PHẬT

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

-huyen-mong

 

          Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na. Hiện tượng thế gian hiện hữu như trò ảo thuật tiếng Phạn gọi là Màyà, tiếng Anh là Illusion nghĩa là ảo ảnh. Bằng giác quan nhìn thấy hiện tượng thế gian như đang hiện hữu, nhưng tích tắc sau là thay đổi. Đó là đặc tính của Huyễn.

          Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

          Thí dụ: Bằng giác quan người ta nhận thấy sự thay đổi khi nắng, khi mưa, lúc lạnh lúc nóng. Nhìn đoá hoa lúc tươi thắm, lúc tàn phai, hoặc những ý nghĩ xảy ra trong đầu thay đổi hoài hoài. Hôm nay cảm thấy khoẻ mạnh yêu đời, tuần sau cảm thấy buồn bực chán đời vì đau ốm.

          Tuy nhiên, có những sự việc mà giác quan con người không nhận ra.

          Thí dụ: Nhìn con sông hay dãy núi... ngày này qua ngày khác..., tháng nọ qua năm kia... không thấy có gì thay đổi. Thực ra, nó đang thay đổi từng sát-na thời gian, nhưng vì hình tướng quá lớn và đời sống quá dài, nên mắt thường không thấy sự thay đổi đó, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

 

II. KHÁI NIỆM "HUYỄN" TRONG KINH "VỆ ĐÀ"

          Từ thời cổ đại khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch, khái niệm Huyễn đã được ghi lại thành nhưng bài kệ bằng tiếng Sanskrit trong kinh Vệ Đà của Bà-La-Môn Giáo. Như vậy khái niệm Huyễn của Bà-La-Môn có trước thời Đức Phật, nhưng ý nghĩa Huyễn của Bà-La-Môn khác với Huyễn do Đức Phật chứng ngộ.

          Trong kinh Vệ-Đà, người ta tin có đấng Brahman, là một đấng thần linh giống như Thượng đế, có quyền năng tạo ra vũ trụ và muôn loài, trong đó có con người. Sự biến hoá hay quyền năng của đấng Brahman trong kinh Vệ-Đà gọi là Huyễn. Do vậy chúng ta có thể xem Huyễn là không thật, nó chỉ như trò đùa, trò biến hoá của ông Brahman.

          Kinh Vệ-Đà cho rằng trong con người có linh hồn. Khái niệm linh hồn này gọi là tiểu ngã, là Atman. Còn Brahman là đại ngã. Thực ra Atman cũng trong sạch cao thượng không khác gì Brahman, nhưng vì bị bức màn Huyễn của Brahman che lấp nên con người tin tưởng cuộc đời của mình do Brahman xếp đặt.

          Người Ấn Độ thời cổ xưa bị khái niệm Huyễn đè nén, ức chế, khiến họ u mê không nhận ra đâu là thật đâu là giả, nên chấp nhận số phận an bài, chịu cảnh cha truyền con nối, họ tin rằng hễ sanh ra trong giai cấp nào, phải chịu giai cấp đó suốt đời. Chính vì sự u mê đó, vô hình chung củng cố thêm quyền lực cho Brahman tức Huyễn, giúp cho Brahman có cơ hội che giấu sự thật khiến con người không nhìn thấy Chân lý trong cuộc đời, không nhận ra chính mình từ đâu sinh ra và tin rằng mình có mặt ở thế gian này là do Brahman biến hoá, nên Huyễn ở đây đồng nghĩa với Vô Minh là không biết gì. Quyền năng khác của Brahman là phóng chiếu sự huyền ảo, bao trùm con người. Trong ý nghĩa này tạo nên hình ảnh Brahman như là Thượng đế.

          Từ đó, quan niệm con người và vũ trụ là kết quả của quyền năng Brahman. Con người và thiên nhiên phụ thuộc vào thần linh. Con người cúi đầu chấp nhận số phận đã an bài, gần như là nô lệ của thần linh, họ không vùng vẫy thoát ra, mà chỉ biết cúng bái, cầu nguyện van xin thần linh điều này, điều nọ.

          Tóm lại Huyễn là quyền năng của Brahman chứ không phải là Chân Lý Khách Quan. Hiểu Huyễn theo Bà-La-Môn Giáo, chúng ta nhận ra con người bị trói buộc trong những xếp đặt sẵn của thần linh. Từ đó, người ta sống với quan niệm "Có cái Ngã thường hằng bất biến trong ý nghĩa linh hồn trường cửu Àtman (tiểu ngã) khi chết sẽ nhập vào đại ngã Brahman."

 

 

III. Ý NGHĨA "HUYỄN" TRONG PHẬT GIÁO

          Qua sự chứng ngộ của Đức Phật thì hiện tượng thế gian trong đó có con người được thành lập do nhiều nhân nhiều duyên phụ thuộc vào nhau mà có mặt, cũng do nhân duyên mà hoại đi và biến mất. Nói cách khác hiện tượng thế gian, đủ duyên thì thành, hết duyên thì chấm dứt theo học thuyết "Lý Duyên Khởi-Pháp Duyên Sinh" dưới ảnh hưởng của quy luật "Tương Quan Nhân Quả: Cái này có cái kia có. Cái này sanh cái kia sanh. Cái này không cái kia không. Cái này diệt cái kia diệt". Và quy luật "Biến Dịch:  Sinh, trụ, hoại, diệt, thành".  Đây là những quy luật khách quan vận hành vạn pháp, dù có Phật ra đời hay không nó vẫn như thế!

          Con người và hiện tượng thế gian không có tự tánh, nên bản thể nó Vô thường, Vô ngã, Trống không. Nhưng nói vạn vật trống không, không phải là hoàn toàn không có. Nó hiện hữu qua giác quan của con người. Nhưng nó có mà thay đổi theo thời gian không gian, nên cái thực có này nằm trong vòng tương đối, trong kinh gọi bằng từ khác là "Huyễn Có".

          Huyễn Có là ngay bây giờ có, nhưng lát nữa thì thay đổi rồi. Nó không hoàn toàn "Có" thuộc Thường kiến, mà cũng chẳng hoàn toàn "Không" thuộc Đoạn kiến, mà nó thuộc về Trung đạo, tức "Chánh Kiến". Còn Thường kiến và Đoạn kiến bị Đức Phật xếp vào "Tà kiến".

          IV. ĐỨC PHẬT GIẢNG VỀ "HUYỄN" TRONG NHIỀU BÀI KINH

          - Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật dạy Con Người do năm yếu tố: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại mà thành. Do không thực chất tánh nên con người Vô thường, Vô ngã, Trống không. Hiện tượng thế gian cũng thế, nó có mặt là do nhiều điều kiện hợp lại mà thành, nên hiện tượng thế gian cũng Vô thường, Vô ngã, Trống không, trong kinh gọi hiện tượng này là "Huyễn Có".

          - Kinh Kim Cang có bài kệ nói về Huyễn như sau:

                                Tất cả pháp hữu vi,

                               Như mộng, huyễn, bọt, bóng,

                               Như sương, như điện chớp,

                              Nên quán tưởng như thế.

          - Pháp hữu vi: Các pháp do nhiều điều kiện thành lập được gọi là pháp hữu vi. Thí dụ như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, mặc quần áo, chải đầu, tắm rửa ... Các sự kiện này đều là các pháp hữu vi. Con người do năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp thành, nên con người là pháp hữu vi. Bốn đại đất, nước, gió, lửa là pháp hữu vi. Sáu căn, sáu trần (hiện tượng thế gian) là pháp hữu vi. Mười hai xứ, mười tám giới cũng là pháp hữu vi.

          Nội dung bài kệ ám chỉ tất cả các pháp hữu vi ở trên đời này đều như "mộng, huyễn, bọt, bóng" hay như "sương, như điện chớp". Chúng ta phải coi các pháp hữu vi như sáu thứ nói trên, nên theo như vậy mà quán. Vậy chúng ta quán như thế nào?

          - Mộng: Là chiêm bao không thật. Nếu chúng ta biết mình đang ở trong mộng, trong chiêm bao tức là không phải mộng, không phải chiêm bao, vì ngay lúc đó chúng ta đang tỉnh thức. Mộng là cõi mơ là chiêm bao. Bây giờ chúng ta nói đời người là mộng có nghĩa là chúng ta đang sống trong mộng trong mơ không thật, vì tất cả mọi hiện tượng xảy ra trong đời đều thay đổi như huyễn như mộng.

          - Huyễn: Là huyễn hoặc, hư ảo, phù du, ảo ảnh, giả dối. Thí dụ một nhà ảo thuật biểu diễn cưa một người làm ba khúc, đặt cái đầu ở chỗ này, thân hình ở chỗ kia, và tay chân ở chỗ nọ. Chúng ta là khán giả nhìn lên thấy cái đầu vẫn lắc lư, mắt vẫn mở to nhìn qua nhìn lại, và miệng thì cười toe. Loại thần thông này chỉ là một trò ảo thuật trông như thật, nhưng đó chẳng phải thật mà chỉ là cảnh ảo là phù phép của nhà ảo thuật biết giấu giếm và che mờ mắt khán giả.

          Nếu chúng ta hiểu thấu Phật pháp thì biết rằng mọi sự trên đời này thay đổi liên miên giống như trò ảo thuật. Cái thế giới này hư ảo, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, khi nhân duyên tan rả thì nó cũng tan rả theo. Nếu không hiểu rõ Phật pháp chúng ta cũng giống như khán giả đang xem xiếc, bị trò ảo thuật làm cho mê hoặc, nhìn cảnh ảo trên sân khấu cho là thật.

          Trong cuộc sống vui, buồn, hạnh phúc, thành công, thất bại, tuy là có thật ngay lúc đó, rồi sẽ đổi thay không ở mãi với mình, nên trong kinh gọi là "Huyễn Có". Nhận ra mọi sự vật trên đời đều huyễn thì chúng ta không bị các trò ảo thuật mê hoặc.

          - Bọt: Vừa xuất hiện thì tan rã ngay, nó như hư ảo chẳng thật, còn bóng tức là ảnh của một hình tướng, nhưng bóng người thì tuỳ thuộc theo thân người. Vì có hình mới có bóng. Hình là thật, bóng là hư giả. Hiểu sâu sắc hơn, thì hình tướng thật cũng là hư dối, chẳng phải thật có. Nếu không tin, chúng ta thử chấp vào hình hài này xem chúng ta có bảo trì, giữ nó đẹp đẽ khoẻ mạnh hoài hay là hình hài này vẫn phải chết?

          - Như sương, như điện chớp: Buổi sáng sớm, lúc thức dậy, chúng ta thấy trên hoa cỏ còn đọng lại những giọt sương, nhưng khi mặt trời ló dạng, ánh nắng chiếu xuống thì sương tan, không còn nữa. Điện chớp cũng là hiện tượng thoáng qua, bất thường như vậy.

          - Nên quán như thế: Nếu nhìn mọi sự theo cách đó, tức nhìn hiện tượng thế gian là "Huyễn Có" thì tâm chúng ta rổng rang quảng đại không bị sự vật gì ràng buộc. Bởi tâm không bị ràng buộc, không bị ngăn ngại, nên khi gặp sự cố buồn phiền đau khổ gì thì mình tự nhủ: "Cuộc đời là Huyễn. Chuyện gì rồi cũng qua, cũng thay đổi!"

          - Trong "Tương Ưng Bộ Kinh tập III - Thiên Uẩn, phẩm Hoa", Đức Phật nêu lên Tánh Huyễn của Con người (Ngũ uẩn) như sau:

                              Sắc như đống bọt

                              Thọ như bong bóng nước

                              Tưởng như ráng mặt trời,

                              Hành như thân cây chuối

                                    Thức như trò ảo thuật.

          Nội dung bài kệ như sau:

          - Sắc tựa như đống bọt: Đống bọt không có cái lõi cố định, vững chắc, nó tầm phồng, trống rỗng, nhẹ xốp, rất dễ tan vỡ không tồn tại lâu. So sánh sắc tức tấm thân ngũ uẩn với đống bọt, thực chất cả hai giống như nhau. Thân con người do nhiều điều kiện hợp thành, nó không có cái lõi cố định, nên nó thay đổi theo chu kỳ Sinh, Trụ, Hoại, Diệt, Trở thành cái khác. Do vậy thực chất Ngũ uẩn tuy hiện tại có nhưng rồi nó sẽ biến hoại. Cái có này là cái có tương đối, trong kinh gọi là "Huyễn Có".

          - Cảm thọ ví như bong bóng nước: Một bong bóng nước vô cùng yếu ớt, không ai có thể nắm bắt được, vì nó sẽ vỡ ra ngay sau khi mới thành hình. So sánh cảm thọ như bong bóng nước, ý nói cảm thọ thoáng hiện lên khi tiếp xúc đối tượng, chúng không tồn tại cố định lâu dài. Khi cảm xúc xuất hiện, nó chấm dứt trong thời gian của một cái búng móng tay. Ý nói tình cảm vui buồn của con người cũng Huyễn vì nó thay đổi nhanh chóng.

          - Tưởng như ráng mặt trời: Ráng nắng hiện lên làm sáng cảnh vật, rồi xụp xuống biến mất. Ráng nắng ẩn hiện rồi biến nhanh như ảo ảnh. Những thứ cảm xúc phát xuất từ cảm Thọ sẽ thay đổi không trường tồn. Do ảnh hưởng từ cảm Thọ mà tri giác, tư tưởng của con người cũng thay đổi giống như ráng nắng chiều.

          - Hành tựa như cây chuối: Thân cây chuối là một tập hợp của nhiều lớp vỏ, mỗi lớp vỏ dày mỏng có đặc trưng riêng của nó. Hành là một tập hợp của nhiều hiện tượng giống như thân cây chuối. Mỗi hiện tượng có đặc điểm riêng của nó như tâm hành vui, tâm hành buồn, thương, ghét v.v...

          - Thức như trò ảo thuật: Những suy nghĩ so sánh phân biệt sẽ thay đổi nếu tâm Hành thay đổi, cho nên Ý thức cũng không có cái cốt lõi riêng của nó. Sự suy nghĩ trong tâm thay đổi liên miên. Khi Tưởng điên đảo thì Hành cũng điên đảo và Ý thức cũng sai lệch điên đảo theo. Nên nói Ý Thức như trò ảo thuật là như vậy.

          Tóm lại, năm uẩn đều không có tự ngã nên con người là Vô ngã, Vô thường. Không chấp nhận quy luật này thì Khổ. Ngã là đầu mối của biển khổ, nếu nhận ra Ngã là không thật, chỉ giả danh, là Huyễn Có thì làm gì có Khổ.

          Trong kinh diễn tả con người và hiện tượng thế gian có mà không thật. Nếu chúng ta cho rằng hiện tượng thế gian hoàn toàn có thật thì cũng giống như trí tưởng tượng con rùa mà có lông và con thỏ mà có sừng như câu: "lông rùa sừng thỏ" hay tưởng tượng đứa nhỏ này là con của một người đàn bà không bao giờ có con như câu: "đứa con của người đàn bà không bao giờ có con" hoặc như tượng người đàn bà bằng đá sanh được con như câu: "đứa con của người đàn bà bằng đá". Những sự kiện này chỉ là sự tưởng tượng, một niềm tin mù quáng, một quan niệm sai lầm không thể có được.

          Huyễn không phủ nhận thế gian có. Thế gian có, nhưng không thường hằng, vì thế gian không thực chất tánh, chỉ là sự tập hợp của nhiều thứ, mà khi có sự tập hợp thì sẽ tan rã. Như vậy, hiện tượng thế gian hôm nay có mặt nhưng một ngày nào đó sẽ biến mất, nên nói thế gian là phù du, là ảo ảnh gọi chung là Huyễn. Nếu ai tin Huyễn là thật sự có, thì người đó Vô minh.

          Khi vén bức màn Huyễn tức bức màn Vô minh, mới thấy Chân lý thật của cuộc đời chỉ là một sự giả danh. Bờ ranh giữa Huyễn (Vô minh) và Giác ngộ là Biết Có Lời là cái Biết phân biệt, so sánh, trong kinh gọi là cái Biết nhị nguyên. Chấm dứt lời, là đi vào thế giới giác ngộ, tức là Nhận thức không lời. Không lời là nhận ra liền Tánh Không, Như Vậy, Như Huyễn của hiện tượng thế gian.

 

V. VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐỀ "HUYỄN" ĐỨNG Ở CHỖ NÀO?

          Huyễn đứng ở giữa Tánh (Chân đế) và Tướng (tục đế). Tánh là Trống Không, Trống Rỗng. Còn Tướng là hiện tượng thế gian có thật trước giác quan.

          Chủ đề Huyễn cho biết Tướng có nhưng hư ảo, giả dối, thay đổi từng phút giây nên Tướng như là bọt nước, chiêm bao sẽ thay đổi biến mất gọi là Huyễn Tướng.

          Cái nhìn Huyễn Có, cũng tương tự như cái nhìn của Bản Thể hiện tượng là Trống Không (Tánh Không). Vì Trống không nên hiện tượng khi thế này, khi thế khác gọi là Huyễn. Vai trò của Trống Không và Huyễn là đứng ở một chỗ nhìn hiện tượng thế gian thay đổi. Còn cái nhìn Chân Như về hiện tượng thế gian là nó Như Vậy là Như Vậy không diễn tả gì thêm.

          Ba chủ đề Tánh Không, Chân Như, Huyễn là thế chân vạt vững chắc để hình thành nên Trí huệ Bát-Nhã Ba-La-Mật. Nếu chúng ta thông suốt và sống được trong Nhận thức này, thì Trí tuệ Bát-Nhã phát huy cho đến lúc kiện toàn. Cả ba chủ đề đưa tới mục đích là tâm chúng ta không dính mắc bất cứ những gì xảy ra trong thế gian.

          - Về Chân Như: Khi thấy Như Vậy, biết rõ ràng không phản ứng gì hết thì tâm phẳng lặng trống không, định tĩnh, bất động, không có chỗ thương ghét hay xét đoán có mặt.

          - Tánh Không và Huyễn: Khi thấy hiện tượng thế gian là Trống không, là Huyễn thì mình cũng phủi hết bụi trần không còn dính mắc, chấp trước, không thủ, không hữu và sẽ không tái sanh (chặt đứt vòng luân hồi 12 nhân duyên trong học thuyết Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh).

          Ba chủ đề đưa tới mục tiêu dừng lại tại Thọ, không khởi mạng lưới Tưởng (tương ứng với cơ chế Hậu Hồi Đai trong bộ não. Hồi đai là vùng tri giác (Tưởng) có 3 phần: Tiền Hồi Đai, Trung Hồi Đai là 2 vùng khái niệm có lời, còn Hậu Hồi Đai là vùng yên lặng không lời). Từ Tưởng đưa tín hiệu đến Hành (tương ứng với cơ chế Dưới Đồi là nơi thành lập tâm phàm phu, tâm bậc Thánh hay tâm Phật) cất giữ vào Nhận thức không lời (tương ứng với cơ chế Precuneus).

          Chủ đề Huyễn có tầm quan trọng hơn nhiều so với Chân Như và Không. Chư Tổ tạm bày ra chủ đề Huyễn, Không, Chân Như để thể nhập Chân Như Định, Không Định hay Như Huyễn Định để có kết quả diệu hữu trên đường tâm linh. Hay bày ra con đường A-La-Hán đạo và Bồ-Tát đạo để đi đến mục tiêu rốt ráo của con đường tâm linh là phát huy trí huệ siêu vượt. Để rồi cuối cùng nhận ra Chân Như Định hay Không Định chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng. Muốn buông bỏ ngón tay thì phải nhờ tới Huyễn.

          Buông ngón tay tức buông chiếc bè đi, thì mới vào chỗ không lời (atakkàvacara), vì nếu không buông bỏ thì trong tâm vẫn còn cái Tướng chứ không hoàn toàn Vô tâm.

          Về chủ đề Không và Chân Như cũng do con người tạm đặt ra theo quy ước. Sau cùng phải bỏ văn tự, lời nói. Bát-Nhã Tâm-Kinh có câu: "vô Trí diệc vô Đắc" nghĩa là "Không có Trí mà cũng không có Đắc". Nếu nói mình đắc quả này, quả kia là còn trong tục đế, còn trong cái nhìn của thế gian. Cho nên khi diễn tả về Chân Như, các Tổ nói: "Thực tướng vô tướng". Cái tướng thật của hiện tượng thế gian là không có tướng. Nếu còn tướng trong thế gian thì đó chỉ là "huyễn tướng" nghĩa là có mà không có!

          Như vậy, cái nhìn sau cùng là xoá bỏ quy ước dựa trên khái niệm có lời, mới nhận ra Chân lý tối hậu. Hiện tượng thế gian do con người đặt tên, áp đặt như thế này thế nọ, che lấp bao phủ sự thật lên hiện tượng thế gian, nên không nhìn thấy Chân lý tối hậu của hiện tượng. Chứ tự nó chỉ là "như vậy" thôi!  Do đó, khi nhận ra Chân lý tối hậu, chỉ là sự trở về, chứ không phải khám phá ra cái gì mới mẻ.

          Đức Phật khi chứng ngộ "Tứ Diệu Đế" đã nói: "Giống như Ta đã tìm lại con đường mòn mà chư Phật đời quá khứ, chư Phật đời hiện tại và chư Phật vị lai đã đi và sẽ đi". Cũng vì thế khi mình quay trở về nhận ra cái Tâm Như hay Tâm Không, các vị Tổ gọi là "đi về nhà" hay "trở về nguồn" chứ không có chứng đắc gì cả.

          Kinh điển là quy ước. Còn lời là còn quy ước, còn tục đế. Chân lý tối hậu là không dùng văn tự chữ viết. Phật Giáo Phát Triển nói: "Kinh Vô Tự mới là Chân Kinh" ý muốn nói tới chỗ Atakkàvacara là chỗ ngoài lời trong Tâm, thuật ngữ gọi là Tâm Như. Từ Tâm Như nhận ra sự khách quan tĩnh lặng của hiện tượng thế gian gọi là Chân Như của hiện tượng. Bấy giờ hành giả thấy xung quanh hiện tượng hiển lộ bài kinh không lời, thuật ngữ gọi là "Vô tự Chân kinh". Chúng ta sẽ nhận ra hiện tượng thế gian đang thuyết giảng cái tối hậu Phật pháp từ thấp tới cao. Từ quy luật Vô Thường, Khổ/Xung đột, Vô ngã, đến Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sinh, đến Tương Quan Nhân Quả, đến Quy luật Biến dịch, Bình Đẳng tánh, đến sự Trống Không, Chân Như và Huyễn tánh.

          Khi thông suốt những chủ đề trên, thì lúc nào chúng ta cũng có thể dụng công cất giữ cái Biết Không Lời vào Nhận Thức (Precuneus).

          Khi chúng ta nhìn hiện tượng thế gian hoàn toàn không lời, mặc nhiên Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng đóng cửa. Lúc bấy giờ, vùng "Kiến giải tổng quát" (The General Interpretative Area hay Gnostic Area), tức vùng Tánh Giác sẽ bật ra kiến giải bất cứ lúc nào.

 

VI. TÁC DỤNG CỦA "NHƯ HUYỄN"

          - Sống ở đời, khi có những gì thích thú, thành công, nếu nhận ra Như Huyễn chúng ta sẽ bớt đam mê say đắm. Khi có nỗi khổ đau do người khác mang đến, nếu nhận ra Như Huyễn, chúng ta bớt dính mắc, bớt đau khổ và phát tâm tha thứ, đồng thời thương xót người hãm hại ta.

          - Cái thấy Như Thật và Như Huyễn cũng đóng cửa tiền trán khiến cho tâm chúng ta được thanh thản và chức năng kiến giải của Tánh Giác sẽ hoạt động giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

          - Khi chúng ta thấy Như Huyễn, những gì mất mát không đè nặng tâm tư của chúng ta.

          - Bên cạnh Như Huyễn, chúng ta áp dụng Như Thật để không suy luận, không tưởng tượng, vẻ vời, chụp mũ cho người xung quanh những điều xấu xa, thì tâm chúng ta sẽ được an ổn, thanh thản, sáng suốt, quyết định thích hợp với hoàn cảnh. Tâm từ, tâm bi biểu lộ trong lời nói, đó là từ trường của chúng ta lần hồi sẽ cảm hoá được những người sống bên cạnh chúng ta.

          - Trên con đường tu tập, Như Thật, Như Huyễn giúp chúng ta sống toàn tâm toàn ý ở giây phút đó. Thấy biết ngay bây giờ và ở đây là cái thấy sự vật đang là chính nó, không thêm không bớt, không đặt hay gọi tên, thì tâm chúng ta không bị vọng tưởng quấy rối.

          - Ngoài ra, "Như Huyễn định" còn là hành trang của các vị Bồ-Tát phát tâm đời đời thừa hành Bồ-Tát đạo. Phải có Như Huyễn Tam Muội để thấy cuộc đời vui buồn đau khổ hay hạnh phúc chỉ là giả, là ảo. Thấy người bị khổ và người không khổ, đều là Huyễn thì các Ngài mới thực hành Bồ-Tát được. Cho nên Từ Bi phải thấy Huyễn nằm bên dưới, nghĩa là phải có trí huệ về Như Huyễn.

 

VII. CÁCH THỰC HÀNH "NHƯ HUYỄN" TRONG ĐỜI SỐNG

          Chủ đề Huyễn được xếp là thiền Huệ, thực tập trong 4 oai nghi. Đối duyên xúc cảnh không dính mắc thì phải có Trí huệ để nhận biết tất cả đều là ảo, giống như trong chiêm bao. Trong văn chương Việt Nam, thi sĩ Tản Đà có câu:

                                        "Cuộc đời là đại mộng

                                        Khi nằm ngủ là tiểu mộng"

          Khi biết đó là mộng thì mình ra khỏi mộng. Những gì xảy ra khi mình đang sống mình tưởng là thật, nhưng qua đi thì như giấc chiêm bao, chỉ còn dư vị trong ký ức mà thôi!

          Tuy nhiên muốn thực tập để kinh nghiệm "Như Huyễn định" thì trước hết phải có trí huệ hiểu biết ý nghĩa Huyễn là gì? Nhận ra hiện tượng thế gian đều là Huyễn. Biết tướng của hiện tượng thế gian là chỉ Huyễn Tướng, tức là có tướng mà không thật có.

          Khi khái niệm Huyễn nội tại trong Nhận thức không lời vững chắc thì mặc nhiên đã trở thành định gọi là Như Huyễn Định. Dĩ nhiên là lúc đó tâm hoàn toàn yên lặng không dính mắc gì với hiện tượng thế gian. Tâm ba thời không hoạt động, chỉ có dòng Nhận thức Biết không lời, thì mới vào định.

 

VIII. "NHƯ HUYỄN" và "NHƯ THẬT"

          Cả hai thuộc về thiền Huệ. Một cái là Như Huyễn, một cái là Như Thật. Tuỳ nơi chỗ đứng Như Huyễn hay Như Thật mà cái nhìn và phương thức tu tập khác nhau, nhưng kết quả sau cùng đưa đến giống nhau là thoát khổ.

          - Về Như Huyễn, chúng ta hiểu rằng vạn vật trên thế gian thay đổi như ảo ảnh, như chiêm bao nên thế gian tuy có mà là Như Huyễn Có. Hành giả có nhận thức về Huyễn (Màyà) sẽ không bị dính mắc với hiện tượng thế gian. Khi vui không quá say mê với niềm vui với hạnh phúc. Khi đau khổ không quá bi lụy trầm cảm, vì mọi việc sẽ đổi thay.

          - Tu tập pháp Như Thật (Yathà Bhùta) để tâm không dính mắc với hiện tượng thế gian.Thế gian như thế nào, nhìn thấy y như vậy. Đó là nhìn thấy Như Thật. Nhìn Như Thật là nhìn thấy "Cái Đang Là" của hiện tượng thế gian. Tích tắc này thấy "Cái Đang Là". Tích tắc kế tiếp cũng thấy "Cái Đang Là"... thì hành giả có "Như Thật Trí" hay "Tuệ Trí", tức trí thấy biết như thật về đối tượng không phân biệt so sánh. Tâm ba thời hoàn toàn yên lặng không tác ý. Hành giả đang ở trong Tâm Bậc Thánh khách quan, trong sạch, tâm không dính mắc với 6 trần. Nhìn "Cái Đang Là" vững chắc sẽ trở thành Cái thấy "Như Vậy". Từ một bước đi từ Như Thật đến Như Vậy (Chân Như).

          Cảnh giới bên ngoài thế gian tức bên ngoài Huyễn là chỗ vắng lặng, tịch diệt, ra ngoài giác quan. Chỗ đó là trạng thái Niết Bàn, Chân Như. Tâm thế gian không nhận ra được mà phải do Trí tuệ Bát Nhã mới nhận ra. Vì ngoài không gian, ngoài thời gian nên gọi chỗ đó là "Thực tại tuyệt đối".

 

KẾT LUẬN

          Khi bước sang các chủ đề siêu vượt như Tánh Không, Huyễn hay Chân Như là bước vào thế giới của Chân lý tuyệt đối, không lời. Nó ở bên ngoài không gian, thời gian, nên không còn xử dụng giác quan để nhìn thấy. Chỉ có thể nhìn thấy nó bằng Nhận thức Biết Không lời, bằng trí huệ Bát-Nhã. Vì thế qua bài "Tìm Hiểu Khái Quát Về Huyễn" trên đây, chỉ là cách mượn lời, mượn từ ngữ, trình bày một khía cạnh nhỏ nhoi về Huyễn qua chương trình học Phật, còn nhiều khiếm khuyết của người viết. Dù sao thì lý thuyết có đơn sơ hay sâu sắc thì cũng chỉ là Chân lý tục đế. Sau đó phải buông cái bè, để đi vào Chân đế Bát Nhã, bằng cách hành trì hầu thể nhập vào Tánh Không, Chân Như hay Như Huyễn, và mỗi hành giả tự mình quan sát tâm của mình (phản quan tự kỷ) như quan sát một dòng sông lúc chậm lúc nhanh lúc sâu lúc cạn, mà tâm lúc nào cũng bình thản, không dao động. Con đường tu tập tâm linh là con đường dài hun hút. Nhưng có hành trì thì sẽ có kết quả. Chúc quý vị thành công.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

31/01/2020

 

Tài liệu tham khảo:

- "Thiền và Kiến Thức Thời Đại", tác giả Thích Thông Triệt, ấn hành: Phật lịch 2558 (2014).

- Dựa theo chương trình giảng dạy "Thiền Trung cấp 3", của cố HT Thích Thông Triệt.

 

 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 267)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 2024(Xem: 182)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
01 Tháng Ba 2024(Xem: 235)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 2024(Xem: 333)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 239)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
24 Tháng Hai 2024(Xem: 946)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
23 Tháng Hai 2024(Xem: 341)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 763)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 875)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
05 Tháng Hai 2024(Xem: 559)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 809)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1089)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 912)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 932)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1768)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1036)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1553)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1488)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1129)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2639)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
11 Tháng Chín 2023(Xem: 1817)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
24 Tháng Tám 2023(Xem: 2536)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3245)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1741)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5032)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
22 Tháng Tư 2023(Xem: 2247)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
08 Tháng Tư 2023(Xem: 2146)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2222)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 1610)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2197)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
19 Tháng Ba 2023(Xem: 1769)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3688)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 1978)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
03 Tháng Ba 2023(Xem: 2339)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
01 Tháng Ba 2023(Xem: 2050)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4313)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
14 Tháng Hai 2023(Xem: 2365)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 2455)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
31 Tháng Giêng 2023(Xem: 2844)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4257)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
13 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2406)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5670)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2494)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2744)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2679)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
17 Tháng Tám 2022(Xem: 2640)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 5394)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
12 Tháng Bảy 2022(Xem: 2991)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
13 Tháng Sáu 2022(Xem: 5524)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
22 Tháng Tư 2022(Xem: 2912)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
04 Tháng Mười Một 2021(Xem: 7326)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
26 Tháng Mười 2021(Xem: 7401)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
04 Tháng Chín 2021(Xem: 8239)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 3971)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
22 Tháng Tám 2021(Xem: 3833)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4903)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
17 Tháng Năm 2021(Xem: 4278)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
13 Tháng Ba 2021(Xem: 6646)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 5315)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13546)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12959)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4876)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
24 Tháng Mười 2020(Xem: 5488)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
29 Tháng Chín 2020(Xem: 5542)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
14 Tháng Chín 2020(Xem: 5849)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
21 Tháng Tám 2020(Xem: 5854)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 5461)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
19 Tháng Bảy 2020(Xem: 6420)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
09 Tháng Bảy 2020(Xem: 6361)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
05 Tháng Bảy 2020(Xem: 5360)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 5671)
Trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Kính cầu nguyện bình an đến với tất cả mọi người. Khi ra khỏi nhà xin nhắc quý vị nhớ mang khẩu trang và ráng giữ khoảng cách 2 mét
30 Tháng Năm 2020(Xem: 6403)
Biết đâu cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ vô cùng quan trọng không những cho Mỹ mà còn cho Trung Cộng, Việt Nam và nhân loại.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 5812)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp.
17 Tháng Năm 2020(Xem: 6570)
Hãy sống một đời đáng sống, nghĩa là sống đạo đức, sống thương yêu, sống đúng với tiêu đề “Chân Thiện Mỹ”, sống có lợi cho người và lợi cho mình trong hiện tại và tạo Nhân lành cho đời sống tương lai,
25 Tháng Tư 2020(Xem: 6014)
Trong tinh thần tôn trọng sự thực, tất cả chi tiết đưa ra dựa vào chủ trương "nói có sách mách có chứng" để mọi người đều có thể dễ dàng kiểm soát hư thực.
20 Tháng Tư 2020(Xem: 6509)
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình,
17 Tháng Tư 2020(Xem: 6427)
Nói tóm lại có nhiều tiến triển đầy hy vọng trong công cuộc chống nạn dịch Virus Corona Trung Cộng qua những thành quả chữa trị và phòng ngừa
25 Tháng Ba 2020(Xem: 8432)
Báo chí cho biết: Thuốc ký ninh trị sốt rét 'thần kỳ' được TT Trump đề nghị đã cứu 4 bịnh nhân khỏi coronavirus.
02 Tháng Ba 2020(Xem: 6163)
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
15 Tháng Hai 2020(Xem: 7114)
Biết đâu trận đại dịch Virus Corona sẽ biến đổi được bàn cờ thế giới như vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl Lamm tan rã toàn bộ thế lực cộng sản Liên Sô và Đông Âu.
08 Tháng Hai 2020(Xem: 6532)
Điểm nóng nhứt vẫn là chuyện Trung Cộng phải tử chiến với con virus Corona đang lan tràn khắp nước Tầu.
01 Tháng Hai 2020(Xem: 6447)
Qua nạn dịch này, ai cũng thấy rõ Trung Cộng chính là một đại hoạ cho loài người vì là nơi phát xuất những mầm mống đưa tới hủy diệt nhân loại.
29 Tháng Giêng 2020(Xem: 7030)
Bài này là một bài phiếm chủ ý vui xuân, nên có những từ ngữ có thể thiếu nghiêm túc, nhưng vì tôn trọng cổ văn, người viết để nguyên
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6298)
Về phía giới bình luận gia Tây Phương thì đã có quan điểm cho rằng nạn dịch viêm phổi Corona nay có thể là một thử thách sinh tử cho nhà độc tài Tập Cận Bình nói riêng...
21 Tháng Giêng 2020(Xem: 6621)
Để đạt được hạnh phúc ngoài đời hay trong đạo, Đức Phật đã trao cho chúng ta hai chiếc chìa khoá. Chúng ta chọn Hạnh phúc nào thì tra đúng chìa khoá vào cửa căn nhà Hạnh phúc đó.
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 6365)
Cái chết của Tướng Soleimani không phải chỉ làm rúng động xứ Iran đến nổi lãnh tụ tối cao Khamenei và bộ hạ phải khóc ròng mà còn ảnh hưởng cả bàn cờ thế giới.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6323)
Hôm nay người dân Hồng Kông chính thức làm kỷ niệm một nửa năm dám đứng dậy phản kháng chống Trung Cộng. Đây cũng là dịp để nhìn lại sự kiện tranh đấu kéo dài kỷ lục rất hy hữu này.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5880)
Nói tóm lại, kết quả của cuộc bầu cử Hồng Kông quả là là một "cơn sóng thần" vĩ đại và có thể báo hiệu một biến chuyển quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông.
07 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6763)
Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.
27 Tháng Mười 2019(Xem: 6082)
Đó chính là biểu tượng của cuộc tranh đấu tự do dân chủ tại Hồng Kông với tấm lòng kiên trì đầy hy vọng ...
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7743)
Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ Hồng Kông sẽ thành công tạo được một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6509)
Như vậy đó quả là tin mừng cho VN chúng ta có thể thoát được Đại Họa Mất Nước vào tay Trung Cộng!
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6922)
chánh phủ Đài Loan dưới quyền TT Thái Anh Văn đã, đang và sẽ khai thác triệt để vấn đề Hồng Kông để đánh vào tử huyệt của Trung Cộng.
05 Tháng Tám 2019(Xem: 7559)
Đây là điều ít ai ngờ nổi vì con số 300 tỷ đô la hàng hoá đó quá lớn và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế sản xuất của Trung Cộng.
22 Tháng Bảy 2019(Xem: 11275)
...Một nhân tài VN đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng.
14 Tháng Bảy 2019(Xem: 10728)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9261)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10607)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9106)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa