Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đỗ Thế Vinh - MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH PHẢN BIỆN, ÓC SÁNG KIẾN, ĐỨC DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC.

28 Tháng Hai 20193:39 CH(Xem: 10608)
GS. Đỗ Thế Vinh - MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH PHẢN BIỆN, ÓC SÁNG KIẾN, ĐỨC DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC.

Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan, có nhiều thiên kiến, và có thể gây tranh cãi.

 

Một số nhận định chủ quan về tư duy phê bình phản biện,
tư duy sáng kiến, đức dục, và triết lý giáo dục

 

A) Nhận định về tư duy phê bình phản biện và tư duy sáng kiến

Một số người cho rằng giáo dục Trung Hoa và Việt Nam không dạy học sinh và sinh viên tư duy phản biện do giáo dục Khổng Tử không cho học trò phê bình phản biện thày giáo của mình vì những giá trị trật tự từ trên xuống dưới quá cứng nhắc. Đôi khi có người còn kết án Nho giáo đã tạo ra một dân tộc Trung Hoa và Việt Nam rụt rè, nhu nhược, không thể phê bình phản biện những người ở vị trí bên trên (quân, sư, phụ) nhất là chỉ trích phản biện những người cầm quyền bạo ngược và làm cách mạng được. Ông Nguyễn Gia Kiểng đã phê bình chỉ trích Khổng Tử rất mạnh mẽ. Tôi không đồng ý với lời chỉ trích quá đáng của ông Nguyễn gia Kiểng (3C5), và nhất là phong trào cải cách văn hoá tàn bạo ngu xuẩn của Mao Trạch Đông đối với Khổng Tử.

Tôi đồng ý với GS Đàm Trung Pháp về những điều quý giá Đức Khổng Tử, với tư cách người thầy muôn thủa, đã để lại cho người Việt Nam và nhất là người Trung Hoa như những đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nền giáo dục nhân bản của ông như GS Pháp đã viết dạy mọi học trò không phân biệt giai cấp, học và hành phải đi đôi với nhau, dạy mỗi học sinh một lối khác nhau tùy theo trình độ và sở thích, và dạy suy tư chính chắn. (1bis)  Tôi chỉ xin thêm ý về điều thứ tư của GS Pháp là tôi cho rằng "suy tư chính chắn" chưa phải là "suy tư phê bình phản biện". Tôi thấy Khổng Tử là một nhà giáo đạo đức theo văn hoá Trung Hoa  và một nhà viết sử tài có công soạn sách Tứ Thư Ngũ Kinh (Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu) cẩn thận, giỏi, rất ích dụng thời trước nhưng không phải là một triết gia giáo dục vĩ đại gây cảm hứng (inspire) cho người học trong xã hội hiện tại. Trong bối cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng của Khổng tử đã giúp Trung Hoa và cả Việt Nam sau đó giữ được hoà bình và nếp sống hài hoà trong giao tế xã hội, tuân theo trật tự trước sau, không loạn lạc và bạo động như thời Xuân thu chiến quốc trong quá khứ. Tuy vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với GS BS Trần Ngọc Ninh  (3C7) là sử gia Trần Trọng Kim đã là một sử gia đáng kính phục khi ông viết là vua Gia Long nhà Nguyễn đã làm chuyện quá đáng đối với nhà Tây Sơn dù ông đang sống và có chức vụ dưới triều Nguyễn. Trần Trọng Kim dùng phê bình phản biện ngay cả với vua chúa, và  hơn Khổng Tử (có lẽ vì sanh sau), vượt lên được "vòng kim cô tư tưởng Khổng Tử" thời đó tại Việt Nam quả là đáng kính phục xứng danh là một sử gia, một nhà giáo vĩ đại "tuyệt vời".  Tôi cũng đồng ý với Chomsky là một nhà giáo giỏi phải chia sẻ kiến thức với học trò nhưng luôn luôn phải tránh cho học trò nể sợ mà không thể thấy chỗ mình thiếu xót để có thể tìm ra cái mới bổ xung kiến thức cho ngày một hoàn mỹ hơn. Chomsky cho rằng việc làm cho học trò nể sợ, tin hoàn toàn vào mình hoặc sách thánh hiền đời trước như Khổng Tử đã làm, là một hình thức áp đặt bạo động. (6L5) Dạy theo lối này làm học trò  mất dần tinh thần độc lập, tự chủ và không thể phát triển óc phản biện phê bình được.

 Khổng tử ca ngợi thời Nghiêu Thuấn và viết về vua Nghiêu: "Làm vua như Nghiêu thật là vĩ đại thay! Thật là cao quý thay! Chỉ có trời là cao lớn nhất, cũng chỉ có Nghiêu là người biết dựa vào đạo trời. Công đức của Nghiêu to lớn không cùng, dân chúng không thể ca ngợi cho xiết. Công lao của Nghiêu vô cùng vĩ đại. Chế độ lễ nhạc do Nghiêu đặt ra vô cùng sáng tỏ, chiếu tỏa hào quang khắp mọi nơi. (1bis)

Tuy nhiên, theo "Trúc thư kỷ niên" có phản biện cho rằng vua Nghiêu đã dại ngây thơ tin vào vua Thuấn để bị giam cầm: (1ter)

Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương rồi cướp lấy ngôi vua.

Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha.

 

Tại Việt Nam, Nguyễn Trãi, một vị khai quốc công thần dưới triều Hậu Lê bị tru di tam tộc năm 1442 một cách phi lý tàn nhẫn và bất công trong vụ án Lệ Chi Viên theo thủ tục kỳ quái vô nhân đạo của văn hoá Trung hoa. (1 quater)  Tuy những sử gia Việt Nam sau này đã nghiên cứu minh oan cho Nguyễn Trãi nhưng chưa có ai phản biện mạnh mẽ sai lầm, khuyết điểm của Lê Thái Tông. Trái lại, giáo dục và lịch sử Hoa Kỳ vì thoát hẳn khỏi ảnh hưởng kiểm soát của La Mã luôn luôn được tranh cãi liên tục để tìm ra những sự kiện trong lịch sử càng gần sự thật càng tốt, ngay cả đối với những tổ phụ như vụ liên hệ giữa Tổng Thống Jefferson và bà Hemings (3C8) từ năm 1802 cho tới đầu thập niên 2010's. Cuối cùng sau những chứng cứ DNA tests, mọi sử gia đều đồng ý là TT Jefferson đã có con với bà Hemings và để lại rất nhiều cháu chắt lai đen trắng.

Hơn nữa, giống như cụm từ "nhân quyền" mà triết gia hậu hiện đại (Postmodernism) Derrida đã phân tích và làm đầy đủ hơn (deconstruct) cho đúng hơn trong bối cảnh toàn cầu của thế kỷ thứ 21 này, (6M2), nếu ta phân tích và làm đầy đủ hơn (deconstruct) những sách vở của Khổng Tử  theo thuyết hậu hiện đại thì ta thấy Khổng Tử có rất nhiều bất công đối với phụ nữ và những người bị trị thấp cổ bé miệng trong xã hội. Theo quan điểm chủ quan, tôi thấy ông Chu Văn An của Việt Nam có lẽ vì sinh sau Khổng Tử đã vượt xa ý niệm phải làm quan và phục vụ vua chúa. Ông đã không cần phục vụ một vị vua lú lẫn, rũ áo từ quan sau khi ông dâng sớ xin chém bảy tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Tôi rất tự hào Việt Nam đã có một " vạn thế sư biểu" như ông Chu Văn An với tinh thần phê phán phản biện cả với vua ngay từ thế kỷ thứ XIV. (1A) Xa hơn một bước gần đây, thánh Gandhi, Mục sư tiến sỹ King và ông Mandela đã không ngại chỉ trích phản biện và chống lại chính phủ cường quyền bất công bằng những phương pháp bất bạo động và cũng đã đem lại công lý mà không gây bạo loạn và đổ máu.

 

Về  phương pháp giáo dục ở Á Châu, khác với Khổng Tử, đức Phật Thích Ca đã nói: "Tất cả những kinh sách và những điều ta giảng dậy chỉ như "ngón tay chỉ mặt trăng" nếu các đệ tử chỉ chú ý học kinh sách và bài giảng của ta sẽ không bao giờ tới được mặt trăng". Như vậy tôi đoán ngài muốn nói nếu không tự nhẩy vọt hoặc bằng "Thiền", hoặc bằng tu học và tư duy nát óc mà chỉ nghe lời giảng và dùng kinh sách Phật dạy sẽ không bao giờ ngộ (trực giác) ra chân lý được. GS Chu Hảo cho rằng sau tư duy phối hợp phải có tư duy lý luận gồm logic biện chứng, phê phán rồi mới sáng tạo. Tư duy sáng tạo phải mới lạ, độc đáo, phải hoài nghi lành mạnh như  hoài nghi khoa học rồi phải có tính liên đới, biết kết nối những cái ta đã biết và cuối cùng phải có trực giác là quà tặng thiên nhiên của Thượng Đế. (4H3) Chính đức Phật đã tự kiên trì tu tâp, suy nghĩ phản biện phê bình những lý thuyết, các cách giải quyết khổ đau, phiền não của nhiều vị thày đức Phật đã theo học nhiều năm trước để cuối cùng sau 49 ngày tư duy phản biện qua rất nhiều cố gắng, kiên trì lâu dài ngài đã trực giác "ngộ" (tư duy sáng tạo) ra chân lý. Trực giác không như GS Chu Hảo nói là tính "thiên bẩm" quà tặng thiên nhiên của Thượng Đế tự biết ngay, biết thẳng biết tức khắc" nhưng thiên tài là cả một cố găng bền bỉ lâu dài suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu mới dẫn tới sáng tạo được. Theo tôi sáng tạo không thể dạy những loại suy luận như GS Chu Hảo giảng giải, hiểu mà làm được. Trước tiên thày cô giáo phải tìm cách tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc với những điều các em rất thích học và tìm hiểu để kích thích tính tò mò của mình. Dạy theo lối này, người dạy phải biết tâm lý giáo dục là mỗi học sinh đều khác nhau về cá tính, năng lực và sở thích. Sau đó trong những nhóm có sở thích tương tự nhau phải được cơ hội làm việc chung để bàn bạc thảo luận những vấn đề các em muốn tìm hiểu với sự giúp đỡ của thày cô giáo (đóng góp ý kiến hoặc chỉ cách tìm tài liệu).  Sau đó phải tạo cơ hội để các em bàn bạc thảo luận những điều đã được viết về các vấn đề đó của tiền nhân. Trong gia đoạn này, phải giúp các em thấy được những giả định khác nhau, đôi khi chống đối nhau để các em hoài nghi và đóng góp sự đồng ý hay không đồng ý với tác giả đó nhằm phát triển tư duy lý luận phê bình phản biện. Khi giảng về tư duy sáng tạo, GS Hảo cũng nhắc tới Đức Phật Thích Ca và những đức tính nhờ đó ngài trực giác (ngộ) ra chân lý giải thoát được đau khổ. Theo tôi, như Đức Phật đã nói, mọi người đều có phật tính chỉ cần tự mình kiên trì tìm tòi tu luyện sẽ đều ngộ ra chân lý và thành Phật được. Xin lấy một số thí dụ khác về tư duy sáng tạo như vị sư sau nhiều năm kiên trì tu tập, đang quét sân chùa, nghe tiếng lá rơi rồi đắc đạo "ngộ" ra chân lý cũng tương tự như Newton sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu tìm tòi, nhìn thấy quả  táo đang rơi xuống đất mà tức khắc khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn; Archimedes suy nghĩ nát óc về vấn để "trọng khối và vật nổi" cho tới lúc đang tắm chợt trực giác tìm ra điều mình muốn biết, reo lên "Eureka!"

 

Sở dĩ giáo dục Hoa kỳ dẫn đầu thế giới về những phát minh sáng chế vì giáo dục Mỹ luôn luôn áp dụng lý thuyệt giáo dục của Humboldt và Dewey ngay từ ở mẫu giáo, cho học sinh cơ hội tự chọn điều muốn học theo năng khiếu sở thích của mình, từ đó phát triển được động lực học, khả năng sáng tạo, và tính say mê tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết. Khi sở thích được cung cấp cơ hội để thấu hiểu những điều mình thích sẽ rất dễ trở thành đam mê để khi lớn lên học sinh Mỹ có thể tiếp tục học và nghiên cứu sâu rộng tại những đại học nghiên cứu loại Carnegie R1 của Hoa Kỳ. Giả định của giáo dục Mỹ này cho học sinh cơ hội tự chọn điều muốn học theo năng khiếu, ý thích và  tài  năng của mình, từ đó phát triển động lực học, tính say mê tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết và có thể dẫn tới tính đột phá, sáng tạo và suy nghĩ không bị gò bó trong khuân vàng thước ngọc của sách giáo khoa hay sách thánh hiền (thinking out of the box). Sau đó họ sẽ có thể đứng lên vai những tiền nhân vĩ đại trong lãnh vực đam mê của mình để vươn lên những từng cao mới.

B. Nhận định về vấn đề đức dục

 

Theo nhận định chủ quan của tôi, đức dục không thể bao gồm được mọi  tín ngưỡng của từng cá nhân nên ngay cả kinh sách đức Phật, đức Chúa Jesus, và những vị lãnh đạo tôn giáo khác cũng cần phải dùng óc phán đoán và thời gian (2019), không gian (thế giới ngay bây giờ "thế giới co cụm lại "the shrinking world" "Thế giới phẳng" (the flat world) để nhìn vấn đề đạo đức một cách chính xác và tổng hợp hơn. Hơn nữa, những kinh sách viết lại thường "tam sao thất bổn" và thường có thêm ý kiến của những vị thánh và tu sỹ thêm thắt những thiên kiến của mình vào. Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa, Phật giáo Zen của Nhật và những giáo phái Tin Lành bên Âu Châu đều đã dùng phán đoán và phản biện của mình để tìm về những lời giảng dạy đích thực của Đức Chúa, Đức Phật. Các hệ thống đạo đức này đúng hay sai tùy vào niềm tin của từng cá nhân, có thể chia sẻ nhưng tuyệt đối không thể áp đặt cho người khác. Những sai lầm trong lịch sử khi muốn áp đặt đạo đức tôn giáo cho người khác đã dẫn đến thánh chiến, chiến tranh khủng bố, tàn sát người Hồi giáo tại Nam Tư, Miến  Điện và tội ác cộng sản với niềm cuồng tín vào vô  thần và chủ nghĩa Mác Lê, nhất là cuộc cách mạng văn hoá của Mao Trạch Đông đã giết hại hàng triệu người. Russell cũng bàn tới việc đức dục liên quan tới những giả định của tâm lý là :"nhân tri sơ tính bản thiện hay nhân tri sơ tính bản ác" (Rousseau vs. Hobbs and Freud) (6B & 6C) mà bên văn hoá Trung Hoa và Việt Nam đã thường nói tới trong hai giả định khác nhau của Mạnh Tử và Tuân Tử (6D & 6E).  Trước đây không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Anh, phụ huynh và thầy cô thường có niềm tin là "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" hoặc "If you spare the rod, you spoil the child". Theo nhận định của tôi một số không nhỏ phụ huynh và thầy cô Việt Nam thường chỉ  dùng kinh nghiệm cá nhân hay thói quen văn hoá để dạy dỗ trẻ em với lòng thương trẻ thật sự và vẫn ấm ức với lối giáo dục mới của Âu Mỹ quá nuông chiều trẻ em. Tuy nhiên, tôi nghĩ phải bỏ kinh nghiệm bản thân và nhìn vào những con số thống kê, dùng sự kiện và dữ kiện (facts) để kiểm chứng lối dạy con như Russell đề nghị. Russell đề nghị phải hết sức cẩn thận dung hoà chú ý tới tính hướng thiện và đam mê của trẻ con để phát triển óc sáng tạo đồng thời cũng phải biết điều chế tính hướng ác thích bắt nạt dùng bạo lực nơi trẻ con trong việc dạy trẻ em quan tâm đến người khác trong những sinh hoạt nhỏ nhặt hàng ngày. (6A; 6F) Một điểm quan trọng nữa cần nhấn mạnh ở đây là thầy cô dạy tiểu học ở Việt Nam phải được huấn luyện tâm lý giáo dục để biết kiềm chế và điều hoà chính sự giận dữ phẫn nộ chính đáng (righteous indignation) của chính mình khi thấy học sinh quá hư hay quá ác với bạn trong lớp. Ngay cả khi thầy cô giáo Mỹ dùng phương pháp phạt "time out" khá hiệu quả để ngừng những hành vi trái quấy của trẻ em cũng bị chỉ trích nặng nề là rất có hại cho tâm lý trẻ con (6J3)

Về đức dục, qua những tranh cãi của những triết gia và những nhà giáo như cuộc tranh cãi lừng danh giữa Chomsky và Foucault về đạo đức của con người là tuyệt đối bẩm sinh hay tương đối vì khác nhau do tôn giáo, văn hoá và xã hội tạo nên, ta thấy rất khó để biết đâu là chân lý khách quan. (6L9) Chomsky tin rằng đạo đức tính cũng như ngôn ngữ nội tại (Internal language "I-language") đã có sẵn trong đứa bé lúc sinh ra nhưng rất cần môi trường để phát triển nếu không có thể bị mai một. Bác bỏ thuyết luân lý tương đối của những lý thuyết gia phê bình phản biện (critical theorists), Chomsky khẳng định giá trị luân lý hoàn vũ (universal values) cũng giống như ngôn ngữ hoàn vũ  (universal language) là bẩm sinh. (6L7) Chomsky đã xác định ông vẫn có thể vượt lên những khó khăn để xuất bản sách của ông sau nhiều năm bị đa số nhà xuất bản chống đối không cho in. Ông cũng bác bỏ quan niệm lạc quan của tâm lý gia Pinker (6F1) về sự tiến hoá đạo đức của nhân loại qua những dữ kiện thống kê ít có chiến tranh và giết hại nhau như những thế kỷ trước. Chomsky chỉ chấp nhận có một lãnh vực đúng của Pinker là quyền phụ nữ và dân quyền tiến bộ hơn trước. (6F2) Ngay cả triết gia hậu hiện đại Derrida (6M2) cũng xem xét phân tích lại (deconstruct) những ý niệm "thiện" của thời hiện đại và triết lý anh sáng không phải để bác bỏ mà sửa chữa làm giầu hơn, tốt hơn và đúng hơn, thí  dụ như cho quan niệm "nhân quyền" từ thời Magna Carta rồi cách mạng Pháp cho tới bây giờ. Derrida đề nghị phải thêm và bao gồm cả trẻ con, phụ nữ, những người ở Châu Á và Châu Phi vào ý niệm "nhân quyền". Các nghiên cứu phê phán của thuyết Hâu Hiện Đại (Postmodernism), (6M; 6M2) theo tôi hiểu, không phải là để phá bỏ, phủ nhận (destroy or destruction) tất cả mọi triết lý thời khai sáng nhưng là để đọc lại và tìm hiểu sâu xa hơn, đúng hơn những lý thuyết đó (deconstruction) với những thay đổi và hiểu biết hơn thời hiện tại .

 

Tóm lại đức dục tại Hoa Kỳ cũng không độc quyền dạy đạo đức Ky Tô Giáo là tôn giáo của những tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ. Tuy đức dục luôn được tranh cãi thí dụ như trong trường nên chúc nhau trong dịp Giáng Sinh là "Merry Christmas" (chân thật (authenticity) vì đúng là lúc Đức Chúa Jesus ra đời) hay "Happy Hollidays" (để mọi người có tôn giáo khác cũng được bao gồm (inclusive). Người Mỹ  thường gọi những tranh cãi này là muốn đúng về chính trị (politically correct). Ngược lại tại VNXHCN ngay trong hiến pháp đã  áp  đặt  đạo đức xã hội chủ nghĩa lên toàn thể nhân dân Việt Nam một cách độc đoán và chỉ "ban" hay "cho" họ dạy dỗ đức dục con cái tại nhà hoặc ở những nơi thờ phượng. Đức dục tại Hoa kỳ vẫn phỏng theo đề nghị của Russell, tuy luôn luôn được tranh cãi, xem xét, cập nhật, sửa đổi theo những biến chuyển mới, hiểu biết mới cũng như những khám phá mới về tâm lý của con người. Nhân viên và thày cô giáo trong trường tuy không giảng dạy đức dục nhưng luôn luôn làm gương phải tôn trọng hiến pháp, luật pháp, công lý, tôn trọng những mục đích không gây tổn thương bảo tồn lâu dài môi trường sống cho loài người, và cân bằng uyển chuyển giữa hai giả định của tâm lý là :"nhân tri sơ tính bản thiện hay nhân tri sơ tính bản ác". Theo tôi, khi nói về đức dục" có nhiều tôn giáo và lý thuyết đạo đức khác nhau nên nếu chính phủ áp đặt một loại đức dục cho mọi học sinh trong nước đã là bất công và phản đức dục rồi! Tính siêu việt của đức dục Hoa kỳ nằm ở chỗ là tránh được sự độc quyền của một tôn giáo hay một lý thuyết đạo đức áp đặt từ chính phủ hay bộ giáo dục xuống toàn thể học sinh có nhiều tôn giáo khác nhau, kể cả vô thần, do đó hợp thời, nhân đạo và hơn xa những chính sách đức dục tại những nước độc tài khác. Như vậy về đức dục, tôi đồng thuận và  ủng hộ như nhiều nhà giáo dục tại Mỹ là đề nghị của Russell vẫn còn hợp thời và tốt nhất.

 

C) Nhận định về triết lý giáo dục

Nói về triết lý giáo dục tại Hoa Kỳ, ông Lưu Văn Vịnh đưa ra ba mục tiêu, lấy lại hai mục tiêu nhân bản, khai phóng của Hoàng Xuân Hãn và thay mục tiêu "Dân tộc" bằng mục tiêu "Khoa học" (3A4) để cho hợp với thời thế và hoàn cảnh hiện tại của người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi là vẫn không nói lên được trào lưu của thế giới hiện nay đang được Hoa Kỳ khuyến khích là hướng dân chủ phải từ dưới lên trên. Những nhà trí thức, giáo dục và triết gia có thể đề nghị và vận động người Việt mình ở hải ngoại để đa số đồng thuận vì thấy hợp và đúng với họ nhưng không thể áp đặt những  điều mình nghĩ là đúng lên người khác. Cũng vậy, theo hướng dân chủ đó, nhà cầm quyền trong nước không thể áp đặt triết lý giáo dục trên toàn quốc như nhiều trí thức trong nước  nhận xét: "Xã Hội Chủ Nghĩa trong cơ chế thị trường hoàn toàn mâu thuẫn gượng ép và không tưởng, triết lý giáo dục VNXHCN không giải quyết ổn thoả được vì lỗi hệ thống và mâu thuẫn nội tại". Triết lý giáo dục là một cụm từ cũng cần phải nghiên cứu, xem xét để bổ sung cho đúng hơn, hợp thời hơn và đầy đủ hơn (deconstruct). Ngày xưa trong văn minh La Mã và quyền lực của nhà thờ La Mã, mục đích và triết lý giáo dục đều từ La Mã đưa xuống. Sau đó tới thời kỳ Ánh Sáng khi những đạo Tin Lành, Anh giáo đã lần lượt đặt vấn đề với nhà thờ La Mã, chủ nghĩa dân tộc dần dần trở trở thành định hướng và triết lý trong giáo dục. Ở phương  đông vì không phát triển khoa học kỹ thuật được, Ấn Độ và Trung Hoa đã bị đô hộ và nền giáo dục do giai cấp quý tộc Ấn độ và hoàng đế Trung Hoa đã dần dần bị lỗi thời và càng ngày càng suy yếu. Chủ nghĩa Cộng sản với chiêu bài giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc bắt dầu trở thành phương hướng và triết lý cho giáo dục tại Liên Xô, Trung Hoa, những nước Đông Âu và Bắc Việt. Trong Nam, Việt Nam Cộng Hoà vẫn duy trì chủ nghĩa dân tộc theo kiểu Pháp quốc. Theo thiển ý chủ quan của tôi, hai bài viết của GS Nguyễn Thanh Liêm (VNCH), (2) Lưu Văn Vịnh (VNCH hải ngoại) (3A4), và của Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng GD-ĐT (4B) (VNXHCN) về triết lý giáo dục đều cần phải nghiên cứu, xem xét để bổ sung cho đầy đủ hơn qua đối chiếu với giáo dục Hoa Kỳ. Trước tiên, tại Hoa Kỳ sở dĩ triết lý và những mục tiêu giáo dục đứng hàng đầu thế giới từ năm 1945 cho đến tận bây giờ nhờ những lý do sau đây: Dân chủ Hoa Kỳ từ dưới đi lên, không để cho bất cứ thành phần ưu tú nào trong xã hội tự quyết  định chính sách giáo dục cả. Những danh từ hoa mỹ như "nhân bản", "dân tộc", "khai phóng", "khoa học" hoặc "định hướng xã hội chủ nghĩa", "khẳng định niềm tin của Đảng và nhà nước về giáo dục với cơ sở là triết học giáo dục VNXHCN và tư tưởng Hồ Chí Minh", hoặc "triết lý giáo dục của VN là Giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực hội nhập và giàu lòng yêu nước" (4B) v.v... đều không thể áp đặt từ chính phủ, những nhà trí thức hay những tập đoàn doanh thương lên dân chúng Mỹ với quyền lực là lá phiếu của mình. Họ có thể tuyên truyền, quảng cáo những điều hay tốt của mình, tuyên truyền có thể lệch lạc mà những người thiên hữu như Tổng Thống Trump gọi là "tin giả" (fake news) hay nhà trí thức khuynh tả tự do cấp tiến (liberal) Chomsky gọi là tạo dựng sự đồng thuận (manufacturing consent), nhưng quyền quyết định vẫn nằm trong tay lá phiếu của đa số nhân dân Mỹ dùng lương tri (common sense) của mình quyết định triết lý và chính sách giáo dục từ địa phương mình ở lên tới tiểu bang rồi mới tới liên bang. Vì thế, tại Mỹ bộ giáo dục của chính phủ liên bang và tiểu bang không áp đặt một triết lý giáo dục lên mọi thày cô giáo và dân chúng Mỹ vì có quá nhiều triết lý, cách giáo dục và những giả đinh khác nhau nhưng có thể rất tốt cho một số người này mà lại không thích hợp cho một số người khác. Mỗi thày cô giáo đều có một triết lý giáo dục riêng cho mình tùy theo giả định về bản chất con người, làm thế nào để dạy dỗ học sinh tốt nhất và làm thế nào để thích hợp với mong đợi của phụ huynh và người đại biểu cho học sinh (school district board members) tin tưởng ủy nhiệm việc dạy dỗ cho mình. Rất nhiều thày cô giáo chọn phương pháp chiết trung (eclectic), có người thiên về thuyết duy lý (rationalism), có người dùng thuyết học viên trong tâm (Student-centered), để ý nhiều đến tình cảm, cảm xúc, đam mê (emotion, feeling, passion), một số ít vẫn còn dùng thuyết động thái (behaviorism) hoặc phối hợp động thái với lý trí hay lý trí với tình cảm (rational-emotive theory). Trong ngành khải đạo, khải đạo viên trong buổi gặp mặt đầu tiên, phải nói rõ triết lý khải đạo của mình cho thân chủ biết. Vào khoảng cuối thập niên 1990's và đầu thập niên 2000's, có phong trào mục đích giáo dục phải thực tiễn, chú trong đến kết quả học tập hay còn gọi là "chuẩn đầu ra" (outcome) của việc mình dạy, tuy rất thịnh hành những cũng bị chống đối rất mạnh mẽ bởi những nhà giáo dục cho giáo dục là đời sống (education is life) mà không phải là để sửa soạn cho đời sống (education is preparation for life).

Tôi thấy chủ nghĩa cá nhân (individualism) của Tự Lực Văn Đoàn mà những người Cộng Sản phê bình (1F) là một sai lầm lớn vì chưa hiểu rõ tầm mức dân chủ quan trọng của nó tại những nước phương tây và nhất là Hoa Kỳ theo mô hình đại học Humboldt (6; 6 bis) đã manh nha từ thời kỳ khai sáng. Mô hình này nhấn mạnh giáo dục chính là đời sống (Education is life) dẫn tới phát triển óc suy luận phản biện (critical thinking) và sáng kiến (creativity) của mỗi cá nhân vượt lên trên những khuân khổ ràng buộc xã hội và ý tưởng của những nhà giáo dục, triết gia, khoa học gia v.v... thế hệ trước. (6L1; 6L2) Nhà cầm quyền ở Việt Nam chỉ giải thích triết lý giáo dục theo chủ nghỉa Mác Lê, dùng kinh tế  giai cấp (quý tộc, tư bản, vô sản) và tôn giáo (Thiên Chúa Giáo, tam giáo, vô thần) đã bị đặt vấn đề từ thời kỳ khai sáng với Galileo khi ông nói lên được mục đích quan trọng nhất của giáo dục là phát triển óc phê phán và sáng tạo của từng con người can đảm chống lại cường quyền để tìm ra chân lý. Chomsky nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghiên cứu độc lập, phê phán kiến thức đang có sẵn của từng nghiên cứu sinh để sáng tạo tìm ra được nhiều điều hay hơn và đúng hơn. (6L5) Ông cũng thừa nhận mục đích giáo dục của nhà cầm quyền và những thế lực kinh tế, tài chính luôn luôn song hành tranh đua với mục đích nghiên cứu độc lập sáng tạo. Trên thực tế những đại học bậc cao học sau cử nhân (graduate), nhất là tiến sỹ trở lên loại Carnegy R1 và R2 (6 ter) của Mỹ, thường hướng theo mô hình đại học Humboldt, độc lập nghiên cứu, và sáng tạo tuy vẫn phần nào bị ảnh hưởng bởi  những nguồn cung cấp tài chính.

 

Tuy giáo dục Mỹ nhấn mạnh từ sở thích của từng học sinh, nhu cầu thực tại và kinh tế của từng địa phương nhưng vẫn có những tiêu chuẩn bắt buộc từ tiểu bang và sau hết từ liên bang thí dụ như Anh văn và toán, những kỳ thi SAT hoặc ACT v.v.. Chính sách và triết lý giáo dục của Hoa Kỳ luôn luôn thay đổi thích ứng với hoàn cảnh mới nếu được toàn dân Mỹ ưng thuận qua lá phiếu của mình. Theo Chomsky, hai khuynh hướng triết lý giáo dục chính trong giáo dục Mỹ cạnh tranh ráo riết và ít khi để triết lý kia độc tài kiểm soát. Một bên cho mục đích là giáo dục để sửa soạn thành công trong cuộc sống (Education is preparation for life) trên cả phương diện kinh tế, nghề nghiệp hợp với khả năng học vấn của mình; bên kia là giáo dục chính là đời sống (education is life) vì từ thời khai sáng, giáo dục nhằm phát triển sự hiểu biết của mỗi người theo đam mê, sở thích và khả năng của mình mà không bị ràng buộc bởi bất cứ mọi quyền lực xã hội bên ngoài nào. Xin xem thêm utub bằng tiếng Anh của Chomsky nói về giáo dục và làm thế nào để tạo cảm hứng cho người học phát triển khả năng sáng tạo. (6L5; 6L8)

 

Nhìn chung, giáo dục Mỹ không nhắm đào tạo mọi học sinh phải rắp khuân học tất cả những lớp đòi hỏi từ trên bộ giáo dục liên bang xuống để tốt nghiệp trung học. Trái lại học sinh bỏ học (drop out) có thể sang học những trường dạy nghề (vocational schools) hoặc bỏ ra đi làm lao động và sau đó lấy bằng trung học tương đương (GED). Người trưởng thành có thể xin thẳng vào học những ngành nghề kỹ thuật không đòi hỏi khả năng Anh văn và toán nhiều ở những trường đại học cộng đồng. Triết lý của giáo dục Mỹ đi từ dưới từng học viên đi lên cho đến bộ giáo dục liên bang, cho quyền học sinh, sinh viên muốn theo đuổi bất cứ điều gì họ thích dù ngay từ bậc tiểu học và trung học. Giả định của triết lý giáo dục này là nếu con người được tư do học hỏi điều mình thích và đam mê và được cung cấp phương tiện và môi trường để phát triển và theo đuổi đam mê của mình, họ sẽ không bị ràng buộc theo sách thánh hiền và những kiến thức có sẵn mà sẽ có thể vượt bỏ thông lệ suy nghĩ cao và xa hơn những kiến thức cũ (thinking out of the box). Họ có thể đứng lên vai những thiên tài đi trước để phát mình và tìm ra những kiến thức hay và mới chưa ai nghĩ tới. Hơn nữa tính dân chủ dành quyền định đoạt cho phụ huynh học sinh bầu chọn thành viên ban quản trị (board members) từng học khu (school district) do dân trực tiếp để làm những quyết định quan trọng cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của địa phương mình rất thực tiễn và hiệu quả. Những đại học chuyên nghiệp (professional) phân loại theo Carnegie loại D/PU tại Hoa Kỳ (6 ter) thường chú trọng việc chuẩn bị cho sinh viên có khả năng và tay nghề để sinh tồn và phụng sự xã hội thường  áp dụng triết lý" giáo dục để sửa soạn cho đời sống" (eduacation is preparation for life).

 

 Ngay cả trong hướng triết lý giáo dục "sủa soạn cho đời sống" này thì triết lý giáo dục VNXHCN cũng vá víu với phong trào đổi mới và hội nhập đang bùng nổ ở Việt Nam một cách lệch hướng vì muốn phát triển theo kịp những nước phương tây, Nhật, Nam Hàn và Mỹ theo mô hình kinh tế và giáo dục "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Trong giáo dục VNXHCN, việc tranh cãi "có hay không có thị trường giáo dục?" (4I) đầy mâu thuẫn nội tại, đã gây ra nạn tham nhũng trầm trong, mua bán bằng cấp gần như không thể sửa chữa được nữa. (4K) Theo tôi tại Việt Nam, giảng dạy phương pháp dân chủ của Dewey (Dewey, 2011) và nhân vị trọng tâm của Rogers (Rogers, 1993) rất khó và không thích hợp vì triết lý giáo dục của VNCH đã có những cứu cánh và mục tiêu ấn định sẵn từ trung ương (bộ giáo dục) như nhân bản, dân tộc, khai phóng (3A4) và nhất là giáo dục VNXHCH với định hướng xã hội chủ nghĩa, và mục tiêu là xã hội cộng sản không tưởng (4B). Tôi đồng ý với GS Hoàng Tụy khi ông kết luận là giáo dục Việt Nam hoàn toàn lạc hướng và phải làm lại từ đầu mới dần dần đúng hướng bắt kịp giáo dục Mỹ được.

Tôi rất thích lối học theo kiểu Chomsky gọi "giáo dục là đời sống" (education is life) vì bản tính tự nhiên thính tìm tòi học hỏi điều mình muốn biết để mở mang kiến thức theo thuyết duy lý (rationalism). Tuy nhiên, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn tại VNCH không như ở Mỹ làm việc gì cũng sống được, nên khi chọn môn học tôi đã chọn ĐHSP để được bảo đảm có việc lúc ra trường. Khi làm việc và dạy khải đạo tại Mỹ, tôi bắt đầu hiểu và rất thích triết lý giáo dục "Học viên trọng tâm" của Roger có thể xếp vào một trong các thuyết nhân bản (humanism), hướng nhiều về phát triển thông minh cảm xúc (emotional intelligence) mà nhà "radio talk" chính trị nổi tiếng cực hữu Rush Limbaugh chỉ trích gọi là muốn "cảm thấy thích và vừa lòng nhưng không làm được tốt" (feeling good but not doing well). Trí thông minh cảm xúc đã giúp tôi thành công nhiều lần trong công việc tại Hoa Kỳ.  Khi tôi theo học Ph. D tại Oregon State University, tuy đa số đều rất tự hào và thích thuyết thực dụng (pragmatism) của Dewey, thuyết nhân bản (humanism) hoặc thuyết học viên trọng tâm (student-centered). Tuy nhiên, có một số sinh viên nguồn chính theo học Ph. D in education và Ed.D cũng rất thích nghiên cứu và làm luận án về những lý thuyết và triết lý giáo dục phê bình phản biện, kiến tạo (critical theory, constructivism) từ những trường phái thiên tả thí dụ như của paulo Freire, một giáo sư người Ba Tây với quyển sách lừng danh thế giới của ông "Pedagogy of the Oppressed" (Friere; 1972) dùng phân tích giai cấp để ví giáo dục của xã hội tư bản như kiểu nhà Băng vì loại giáo dục này coi học sinh và sinh viên như những con lợn để dành tiền (piggy bank) được nhét đầy kiến thức (nhồi sọ). Friere cho rằng giáo dục phải  coi học sinh và sinh viên như những người cùng kiến tạo ra trí thức mới. (6M; 6M1)

Gần đây với mạng internet, giáo dục và cách học  trực tuyến (distance learning or e-learning) và lối học mới với các khóa học mở miễn phí trên mạng (Massive Open Online Courses 'MOOC') cũng đã bắt đầu và càng ngày càng mở rộng tại Hoa Kỳ cũng như một số nước khác. Như vậy những triết lý giáo dục tại Hoa Kỳ đều được tự do lựa chọn từ từng sinh viên chứ không phải từ bộ giáo dục hay những trí thức giáo dục chọn rồi bắt buộc mọi người phải tuân theo. Khi chọn triết lý giáo dục dể dạy, mọi thày cô giáo đều được lựa chọn hoàn toàn tự do là họ muốn được trường học nhận cho làm việc hay muốn tìm hiểu học hỏi điều mình thích hơn. Đa số đều dung hòa cả hai mục đích. Tuy nhiên có người chỉ muốn học điều mình muốn tìm hiểu và ngược lại có người chọn triết lý giáo dục chiết trung (eclectic) để dễ vừa lòng tất cả những người phỏng vấn tuyển họ vào trường dạy. Ở Mỹ, gần như bắt buộc mỗi giáo viên phải xây dựng riêng cho mình một triết lý giáo dục cá nhân thường có 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu (objective), nội dung chuyên môn (subject matter), phương pháp và tổ chức (method and organization) và cách đánh giá (evaluation) của mình. Những điều này được trình bày thành văn bản trong hồ sơ tuyển dụng và được định kỳ cập nhật, bổ sung trong quá trình dạy học. Giáo viên phải trình bày một cách khúc chiết, ngắn gọn niềm tin của mình vào một số quan điểm triết học giáo dục, từ đó đề cập cách nhìn riêng của mình về việc dạy, việc học, các mục tiêu mong muốn và những việc cần để giúp học sinh. (5C) Như vậy mỗi phụ huynh, học khu, tiểu bang và thầy cô đều có những giả định và triết lý giáo dục khác nhau luôn luôn tương tác, kềm chế lẫn nhau nhằm mục đích dạy tốt nhất cho con em của địa phương mình. Mọi tiểu bang đều cho phép cha mẹ dạy con tại nhà (home school) nếu không muốn cho con đến trường học với một số luật lệ khác nhau. Chính phủ liên bang và tiểu bang chỉ giữ vai trò tư vấn và kiểm soát xem giáo dục đia phương có hợp với Hiến Pháp và luật pháp liên bang và tiểu bang cũng như một số ít chính sách giáo dục quốc gia như giáo dục đặc biệt, ESL v.v... Trong môi trường học, phải trình bày được nhiều lý thuyết và giải pháp đã có để giải đáp những thắc mắc học sinh muốn tìm hiểu và khuyến khích học sinh tìm tòi ra những giải đáp và vấn đề mới qua thảo luận với nhiều nhóm trong lớp và với giáo viên.

Tóm lại tôi cho rằng không cần phải có một chính sách giáo dục từ chính phủ trung ương áp đặt xuống từng địa phương, từng thầy cô giáo và từng học sinh. Trái lại, mỗi con người dù là học sinh hay thầy cô giáo đều khác nhau về cách dạy và cách học phải tìm cách cung cấp môi trường thuận lợi để mỗi học sinh được dạy và học một cách hiệu quả nhất cho học sinh đó. Động lực học (motivation) của học sinh có thể là học để tìm hiểu thỏa mãn trí tò mò của minh hay có thể là để đạt được nghề nghiệp hợp với năng khiếu, sở thích và giá trị chủ quan của mình để nuôi thân, giúp đỡ gia đình, và phục vụ người khác trong xã hội. 

Đỗ Thế Vinh, Ph.D

 

Sách tham khảo (References)

Dewey, J. (2011) Democracy and Education. Milton Keynes: Simon and Brown.

Freire, P. (1972) Pedagogy of the Oppressed, London: Penguin.

Rogers, C. and Freiberg, H. J. (1993) Freedom to Learn (3rd ed.), New York: Merrill. Freedom to Learn takes the principles that Carl Rogers developed in relation to counseling and reworks them in the context of education.

Tất cả những websites sau đây truy cập lại được từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 22 tháng 2 năm 2019. Nếu click vào liên kết cầu nối "link"  mà không dẫn tới địa chỉ trên mạng (I address), xin làm nổi bật (highlight) rồi right click để copy và "paste" vào địa chỉ trên internet.

 

 (1) http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD

(1bis) http://viethocjournal.com/2018/03/cua-khong-cai-noi-cua-nen-giao-duc-nhan-ban/

(1ter) http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_th%C6%B0_k%E1%BB%89_ni%C3%AAn

(1 quater) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i

(1A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_V%C4%83n_An

(1B) http://ongvove.wordpress.com/2015/06/05/giao-duc-o-nam-viet-nam-tu-xua-den-het-de-nhat-cong-hoa/

 (1C) http://chimviet.free.fr/giaoduc/lainhubang/lnb_aymonier_TiengphapVaHCDD1_GD.htm

 (1D) http://chimvie3.free.fr/16/nqdn054.htm

(1E) http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Kinh_Ngh%C4%A9a_Th%E1%BB%A5c

(1F) http://voer.edu.vn/m/tu-luc-van-doan/cc612795

(1G) http://viethocjournal.com/2019/01/luoc-su-che-do-khoa-cu-viet-nam-thoi-nho-hoc/

(2) http://son-trung.blogspot.com/2017/04/ts-nguyen-thanh-liem-giao-duc-vioet-nam.html

hoặc:

http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/

 (2A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_S%C3%A0i_G%C3%B2n

(2B)  http://ongvove.wordpress.com/2011/02/13/d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-mi%E1%BB%81n-nam-tr%C6%B0
%E1%BB%9Bc-1975-h%E1%BB%93i-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-va-nh%E1%BA%ADn-d%E1%BB%8Bnh/

(2C) http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a

 (2D) http://trinhhoaiduc.netfirms.com/sangtac/caohoc1.html

 (2E) http://www.youtube.com/watch?v=ShzIjzgh6So&feature=em-lsp

(2F) http://nsvietnam.blogspot.com/2015/10/giao-chuc-thoi-viet-nam-oc-lap-9-thang.html

(2G) http://www.kieumauthuduc.org/index.php/kmtd

 (3) http://www.viethoc.com/

hay

http://viethocjournal.com/bientap/

3A)  http://viethocjournal.com/ban-chu-bien/

 (3A1) http://www.viethoc.com/tap-chi/dong-viet

(3A3)  http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_H%C3%B2a

(3A4) http://viethocjournal.com/2018/12/giao-duc-viet-nam-nhan-ban-khai-phong-khoa-hoc/

 (3B) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-44466002

(3B1) http://www.oregonlive.com/portland/index.ssf/2014/10/portland_public_schools_vietna.html

(3B2) http://eric.ed.gov/?id=ED445516

(3B3) http://www.bbc.com/vietnamese/forum-47028662

(3B4) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-46292952

(3B5) http://www.vanlangoregon.org/vschedule.php

(3B6) http://viethocjournal.com/2018/11/tai-lieu-viet-hoc-tai-dai-hoc-cornell/

(3C) http://www.youtube.com/watch?v=Vn_m9WCd-88

(3C1) http://www.youtube.com/watch?v=HC1cQCtbEBo

(3C2) http://www.youtube.com/watch?v=dJMYhtYwwJM

 (3C3) http://www.youtube.com/watch?v=kBoGEx55eyA&t=1123s

 (3C4) http://www.youtube.com/watch?v=RD_XAj4NGWA

 (3C5) http://www.vinadia.org/to-quoc-an-nan-nguyen-gia-kieng/

 (3C6) http://www.wattpad.com/story/166962997-nh%E1%BA%ADt-k%C3%BD-%C4%91%E1%BA%B7ng-th%C3%B9y-tr%C3%A2m-full

(3C7) http://www.youtube.com/watch?v=eKEUK1ksZmM&t=326s
(3C8) http://en.wikipedia.org/wiki/Jefferson%E2%80%93Hemings_controversy

(4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam

(4A) http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam

(4B) http://web.archive.org/web/20071010143226/http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/09/743503/

(4C) http://web.archive.org/web/20071218204841/http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/657493/

(4D) http://web.archive.org/web/20071228014559/http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/656655/

(4E) http://web.archive.org/web/20071228014609/http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/657803/

(4F) http://web.archive.org/web/20071229021156/http://vietnamnet.vn/nhandinh/2006/12/646897/

(4F1) http://web.archive.org/web/20071105204025/http://www2.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/540758/

 (4F2) http://www.bbc.com/vietnamese/forum-45623019

(4G)  http://duongtrongtan.wordpress.com/2012/02/09/kinh-di%E1%BB%83n-dan-ch%E1%BB%A7-va-giao-d%E1%BB%A5c

 

 (4H) http://www.youtube.com/watch?v=ShzIjzgh6So&feature=em-lsp

(4H1) http://www.youtube.com/watch?v=mLoKRXAWR70

(4H2) http://www.youtube.com/watch?v=YHZiDJ4Bcr0

(4H3) http://www.youtube.com/watch?v=EZtgh6YI47w

(4I) http://web.archive.org/web/20080130010935/http://vietnamnet.vn/giaoduc/2004/12/353237/

(4J) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45318544

(4K) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/ai-mua-bang-tien-si-khong-111052/

(4L) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/neu-duoc-chon-lai-toi-khong-chon-su-pham-148722/

(4M) http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chung-toi-kich-liet-phan-doi-de-xuat-cap-chung-chi-day-hoc-cho-nha-giao-post194765.gd

(4O) http://www.youtube.com/watch?v=3okFbDKHlEE&feature=youtu.be

 (4P) http://vietbao.com/a81533/di-san-tong-thong-john-f-kennedy-de-lai

(4Q) http://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/su-chuyen-nghiep-va-trai-tim-nguoi-thay-121640/

 (5) http://ballotpedia.org/Education_policy_in_the_United_States

(5bis) http://www.academia.edu/10239647/Gi%C3%A1o_tr%C3%ACnh_GI%C3%81O_D%E1%BB%A4C_%C4%90%E1%BA%A0I_H%E1%BB%8CC_VI%E1%BB%86T_NAM_V%C3%80_TH%E1%BA%BE_GI%E1%BB%9AI

 (5A) http://www.acf.hhs.gov/ecd/early-learning/head-start

(5B) http://www.pps.net/head-start

(5C) http://www.thoughtco.com/design-your-educational-philosophy-2081733

(5D) http://ctle.hccs.edu/facultyportal/tlp/seminars/tl1071SupportiveResources/comparison_edu_philo.pdf

(5D1) http://en.wikipedia.org/wiki/Philosophy_of_education

(5D2) http://www.researchgate.net/publication/254570477_School_Reform_Strategies_and_Normative_Expectations_for_Democratic_Leadership_in_the_Superintendency

(5D3) http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/14683/13185/

(6) http://www.talawas.org/?p=25676

(6 bis) http://en.wikipedia.org/wiki/Humboldt_University_of_Berlin

(6 ter) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_research_universities_in_the_United_States

(6 quater) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Nobel_laureates_by_university_affiliation

(6A) http://www.dkn.tv/the-gioi/giai-nobel-van-chuong-bertrand-russell-ban-ve-giao-duc-va-ky-luat.html

(6B) http://www.telegraph.co.uk/science/2016/09/29/science-shows-thomas-hobbes-was-right--which-is-why-the-right-wi/

(6C) http://www.cairn-int.info/article-E_RDM_037_0243--freud-judge-of-sigmund-narcissism-and.htm

(6D) http://www.baodanang.vn/channel/5433/201204/cua-so-tri-thuc-tinh-ban-thien-va-tinh-ban-ac-2162450/

(6E) http://sjjs.edu.vn/blog/2018/08/12/quan-niem-cua-tuan-tu-ve-tinh-ban-ac-noi-con-nguoi/

(6F) http://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-46858187

(6F1) http://www.youtube.com/watch?v=o5X2-i_poNU

(6F2) http://www.youtube.com/watch?v=zy0n4dbHbdA

(6F3) http://www.youtube.com/watch?v=i63_kAw3WmE

 (6G) http://www.bartleby.com/essay/The-Developmental-Theories-of-Jean-Piaget-Sigmund-FK28PKE36YY
 

(6G1) http://ntweb.deltastate.edu/vp_academic/cbranton/vygotskybrunerpiaget.htm

(6G2)
http://www.ibe.unesco.org/sites/default/files/vygotske.pdf

(6G3)  http://vforum.vn/diendan/showthread.php?82874-Chi-so-IQ-EQ-co-nghi-a-la-gi-

(6G3bis) http://vnexpress.net/khoa-hoc/eq-sq-cq-nhung-chi-so-cua-nguoi-thanh-dat-2015222.html

(6G4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Henry_Ford

 (6G4bis) http://tailieu.vn/doc/de-tai-cap-dhqg-quan-ly-chat-luong-cua-w-edwards-deming-triet-ly-noi-dung-va-y-nghia-1930097.html

http://en.wikipedia.org/wiki/W._Edwards_Deming

(6G4 Ter) http://vi.wikipedia.org/wiki/Bill_Gates

http://vi.wikipedia.org/wiki/Steve_Jobs

http://vi.wikipedia.org/wiki/Mark_Zuckerberg

(6G5) http://saigonhomeschooling.com/sach-hay-montessori-mien-phi/

(6G5Bis) http://en.wikipedia.org/wiki/Montessori_education

(6G6) http://chungta.vn/tin-tuc/kinh-doanh/giao-duc-theo-constructivism-tat-yeu-se-lan-toa-35206.html

(6G7) http://www.edutopia.org/envision-schools-rigor

(6G8) http://ncgdvn.blogspot.com/2015/10/xin-ung-goi-learning-outcomes-la-chuan.html

(6H) http://www.ibe.unesco.org/sites/default/files/rogerse.PDF

(6H1) http://www.mhhe.com/cls/psy/ch14/encount.mhtml

 (6H2) http://www.instructionaldesign.org/theories/experiential-learning/

(6H3) http://www.youtube.com/watch?v=UzqZffjl4D8

(6H4) http://www.youtube.com/watch?v=2k_bVHUS9rA

(6H5) http://www.youtube.com/watch?v=iMi7uY83z-U

(6I1) http://www.youtube.com/watch?v=2N1I6sOhDiw

(6I2)  http://www.youtube.com/watch?v=dwUOfeZ7BRo

(6I3)  http://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Placement

(6J) http://vietpsy.wordpress.com/2011/10/08/vi-sao-nguoi-ay-van-chua-ngo-loi-hen-ho/

(6J1) http://trangtamly.blog/2018/07/31/the-nao-la-dieu-kien-hoa-tu-ket-qua-operant-conditioning/

(6J2) http://www.learning-theories.com/behaviorism.html

(6K) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_de_Saussure

(6L) http://www.youtube.com/watch?v=-QkhJTHp5r8

(6L1) http://www.youtube.com/watch?v=e_EgdShO1K8

 (6L2) http://www.youtube.com/watch?v=br8n_3x6MDo

(6L3) http://www.youube.com/watch?v=2Ll6M0cXV54&t=414s

(6L4) http://www.youtube.com/watch?v=e_EgdShO1K8&t=39s

 (6L5) http://www.youtube.com/watch?v=aDx2-mdInhI
(6L6) http://www.youtube.com/watch?v=DbMP-cy1INA

(6L7) http://www.youtube.com/watch?v=0hzCOsQJ8Sc

(6L8) http://www.youtube.com/watch?v=uBVb6wRdwV4&t=7143s
(6L9) http://www.youtube.com/watch?v=3wfNl2L0Gf8

(6L10) http://en.wikipedia.org/wiki/Manufacturing_Consent

(6M) http://www.youtube.com/watch?v=v4UL-IXAAHE

(6M1) http://puente2014.pbworks.com/w/file/fetch/87465079/freire_banking_concept.pdf

 (6M2) Derrida: section 1; 2; 3; and 4

http://www.youtube.com/watch?v=7s8SSilNSXw

http://www.youtube.com/watch?v=ps-CqdIRL40

http://www.youtube.com/watch?v=0B-gzOQLzJk

http://www.youtube.com/watch?v=AdHObzYpIFA

(6M3) http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/Khuynh-huong-liberal-la-gi-tai-Hoa-Ky-2845/

(7) http://www.usni.org/magazines/proceedings/2016-02/dod-20-high-tech-eating-pentagon

(7A)  http://en.wikipedia.org/wiki/DARPA

(7B) http://en.wikipedia.org/wiki/G.I._Bill





 

 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 268)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 2024(Xem: 183)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
01 Tháng Ba 2024(Xem: 236)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 2024(Xem: 334)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 240)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
24 Tháng Hai 2024(Xem: 946)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
23 Tháng Hai 2024(Xem: 341)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 763)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 876)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
05 Tháng Hai 2024(Xem: 559)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 809)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1089)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 912)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 932)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1769)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1036)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1553)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1488)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1129)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2639)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
11 Tháng Chín 2023(Xem: 1817)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
24 Tháng Tám 2023(Xem: 2537)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3245)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1741)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5032)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
22 Tháng Tư 2023(Xem: 2247)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
08 Tháng Tư 2023(Xem: 2146)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2222)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 1610)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2197)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
19 Tháng Ba 2023(Xem: 1769)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3688)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 1978)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
03 Tháng Ba 2023(Xem: 2339)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
01 Tháng Ba 2023(Xem: 2050)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4315)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
14 Tháng Hai 2023(Xem: 2365)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 2456)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
31 Tháng Giêng 2023(Xem: 2844)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4311)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
13 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2406)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5671)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2494)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2744)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2680)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
17 Tháng Tám 2022(Xem: 2640)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 5394)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
12 Tháng Bảy 2022(Xem: 2991)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
13 Tháng Sáu 2022(Xem: 5524)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
22 Tháng Tư 2022(Xem: 2912)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
04 Tháng Mười Một 2021(Xem: 7326)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
26 Tháng Mười 2021(Xem: 7402)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
04 Tháng Chín 2021(Xem: 8239)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 3971)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
22 Tháng Tám 2021(Xem: 3833)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4903)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
17 Tháng Năm 2021(Xem: 4278)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
13 Tháng Ba 2021(Xem: 6646)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 5315)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13546)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12959)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4876)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
24 Tháng Mười 2020(Xem: 5488)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
29 Tháng Chín 2020(Xem: 5542)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
14 Tháng Chín 2020(Xem: 5849)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
21 Tháng Tám 2020(Xem: 5854)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 5461)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
19 Tháng Bảy 2020(Xem: 6420)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
09 Tháng Bảy 2020(Xem: 6361)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
05 Tháng Bảy 2020(Xem: 5360)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 5671)
Trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Kính cầu nguyện bình an đến với tất cả mọi người. Khi ra khỏi nhà xin nhắc quý vị nhớ mang khẩu trang và ráng giữ khoảng cách 2 mét
30 Tháng Năm 2020(Xem: 6403)
Biết đâu cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ vô cùng quan trọng không những cho Mỹ mà còn cho Trung Cộng, Việt Nam và nhân loại.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 5812)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp.
17 Tháng Năm 2020(Xem: 6570)
Hãy sống một đời đáng sống, nghĩa là sống đạo đức, sống thương yêu, sống đúng với tiêu đề “Chân Thiện Mỹ”, sống có lợi cho người và lợi cho mình trong hiện tại và tạo Nhân lành cho đời sống tương lai,
25 Tháng Tư 2020(Xem: 6014)
Trong tinh thần tôn trọng sự thực, tất cả chi tiết đưa ra dựa vào chủ trương "nói có sách mách có chứng" để mọi người đều có thể dễ dàng kiểm soát hư thực.
20 Tháng Tư 2020(Xem: 6509)
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình,
17 Tháng Tư 2020(Xem: 6427)
Nói tóm lại có nhiều tiến triển đầy hy vọng trong công cuộc chống nạn dịch Virus Corona Trung Cộng qua những thành quả chữa trị và phòng ngừa
25 Tháng Ba 2020(Xem: 8432)
Báo chí cho biết: Thuốc ký ninh trị sốt rét 'thần kỳ' được TT Trump đề nghị đã cứu 4 bịnh nhân khỏi coronavirus.
02 Tháng Ba 2020(Xem: 6163)
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
15 Tháng Hai 2020(Xem: 7114)
Biết đâu trận đại dịch Virus Corona sẽ biến đổi được bàn cờ thế giới như vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl Lamm tan rã toàn bộ thế lực cộng sản Liên Sô và Đông Âu.
08 Tháng Hai 2020(Xem: 6532)
Điểm nóng nhứt vẫn là chuyện Trung Cộng phải tử chiến với con virus Corona đang lan tràn khắp nước Tầu.
05 Tháng Hai 2020(Xem: 6757)
Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.
01 Tháng Hai 2020(Xem: 6447)
Qua nạn dịch này, ai cũng thấy rõ Trung Cộng chính là một đại hoạ cho loài người vì là nơi phát xuất những mầm mống đưa tới hủy diệt nhân loại.
29 Tháng Giêng 2020(Xem: 7030)
Bài này là một bài phiếm chủ ý vui xuân, nên có những từ ngữ có thể thiếu nghiêm túc, nhưng vì tôn trọng cổ văn, người viết để nguyên
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6298)
Về phía giới bình luận gia Tây Phương thì đã có quan điểm cho rằng nạn dịch viêm phổi Corona nay có thể là một thử thách sinh tử cho nhà độc tài Tập Cận Bình nói riêng...
21 Tháng Giêng 2020(Xem: 6621)
Để đạt được hạnh phúc ngoài đời hay trong đạo, Đức Phật đã trao cho chúng ta hai chiếc chìa khoá. Chúng ta chọn Hạnh phúc nào thì tra đúng chìa khoá vào cửa căn nhà Hạnh phúc đó.
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 6365)
Cái chết của Tướng Soleimani không phải chỉ làm rúng động xứ Iran đến nổi lãnh tụ tối cao Khamenei và bộ hạ phải khóc ròng mà còn ảnh hưởng cả bàn cờ thế giới.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6323)
Hôm nay người dân Hồng Kông chính thức làm kỷ niệm một nửa năm dám đứng dậy phản kháng chống Trung Cộng. Đây cũng là dịp để nhìn lại sự kiện tranh đấu kéo dài kỷ lục rất hy hữu này.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5880)
Nói tóm lại, kết quả của cuộc bầu cử Hồng Kông quả là là một "cơn sóng thần" vĩ đại và có thể báo hiệu một biến chuyển quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông.
07 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6763)
Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.
27 Tháng Mười 2019(Xem: 6084)
Đó chính là biểu tượng của cuộc tranh đấu tự do dân chủ tại Hồng Kông với tấm lòng kiên trì đầy hy vọng ...
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7745)
Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ Hồng Kông sẽ thành công tạo được một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6509)
Như vậy đó quả là tin mừng cho VN chúng ta có thể thoát được Đại Họa Mất Nước vào tay Trung Cộng!
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6923)
chánh phủ Đài Loan dưới quyền TT Thái Anh Văn đã, đang và sẽ khai thác triệt để vấn đề Hồng Kông để đánh vào tử huyệt của Trung Cộng.
05 Tháng Tám 2019(Xem: 7559)
Đây là điều ít ai ngờ nổi vì con số 300 tỷ đô la hàng hoá đó quá lớn và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế sản xuất của Trung Cộng.
22 Tháng Bảy 2019(Xem: 11275)
...Một nhân tài VN đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng.
14 Tháng Bảy 2019(Xem: 10728)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9262)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9106)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa