XIN CÁM ƠN
Đã 3 tuần qua sau ngày hội ngộ mà sao trong lòng còn những vương vấn lao xao như cây lá mùa hạ xào xạc trong cơn gió hiu hiu mát lạnh của miền bắc
Nhìn qua song cửa, những ngọn đồi phía xa và mây trắng lững lờ trong một không gian tĩnh mịch của những vườn nho ở Livermore trong ngày cuối tuần, để thấy thời gian đến và đi như bốn mùa trôi qua, Xuân mới vừa về đó với hoa anh đào và wisteria nở rộ trong sân, mà bây giờ trời đã vào hạ với hoa hồng sặc sỡ bên hong nhà. Những giờ phút vui qua mau.
Gặp lại những người bạn cũ, có những người học chung lớp ngày xưa, những người biết mà chưa bao giờ có dịp nói chuyện. Gặp lại để có dịp tâm sự, nhớ về một kỷ niệm nào đó nằm sâu trong tiềm thức tưởng đã quên, tưởng như không có dịp nhìn lại, nhớ lại. Để nghe lại những "tiếng sóng xưa trong tâm hồn vọng lại". Để nghe lại những chuyện tình bé nhỏ, thật dễ thương của những ngày vừa mới lớn như là một kẻ bàng quang bên lề của "lịch sử tứ 2". Bàng quang là vì tôi không thể nào share được những kỷ niệm mà mình không góp mặt với các bạn trong cái không gian và thời gian đó. Dù bạn Phẩm có ý tốt cho tôi được "tứ 2 theo". Cám ơn bạn. Hãy để "tứ 2" sống trong tiềm thức của các bạn như nó là. Cũng như không ai có thể biết được và nhớ hoài những kỷ niệm của 1A2 năm 1968 ngoài những bạn học 1A2 ngày xưa như Thông, Nho, Mẫn, Toản, Nhỏ, Liên, Sang, Ngân, Lan Phương, Nga, Nuôi, Hưng, Lê Đỗ Thụy Châu. Những kỷ niệm rất đơn sơ như Nhỏ viết tên một người mà Nhỏ thích trên cây mít trong vườn của một người bạn ở Dĩ An trong một buổi tiệc nhỏ mừng thi đậu Tú II. Hay đi Sài Gòn coi kết quả thi Tú Tài bị QC bắt vì chở ba. Cả ba chúng mình cùng đậu đó, Thông, bạn nhớ không, Nho, bạn nhớ không? Nó đơn sơ và nho nhỏ như thế, nhưng tôi nhớ hoài như lần đầu tiên cảm thấy mình thích một người…
Nắng bờ sông như màu trang vở cũ
Thuở học trò em làm khổ ai chưa?
(Thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Nhớ lại không phải để có những món quà trong tay, mà nhớ lại để cám ơn thượng đế đã cho chúng ta những món quà đẹp để làm hành trang cho cuộc đời.
Gặp lại thầy cô, để cảm thấy mình muốn quỳ xuống để nói lên "Thưa thầy, thưa cô, em muốn nói những lời cám ơn thầy, cám ơn cô, đã dạy dỗ chúng em để chúng em được như ngày hôm nay". Để thấy thầy cô vẫn nhớ, vẫn thương đám học trò xưa. Dù tuổi đời chồng chất, thầy cô vẫn không ngại đường xa về đây cùng chia xẻ những kỷ niệm, những ngày tháng cũ với đám học trò mà bây giờ mái tóc đã điểm sương.
Gặp lại thầy Quýnh, thầy vẫn vui và khỏe như ngày xưa. Thầy là người mà tôi nói đùa với các bạn là "Kẻ ở Miền Xa" vì thầy nói thầy settle down ở
Nói đến thầy Quýnh, thì không thể không nhắc đến thầy Hiệp. Có nhiều bạn nói với tôi, "đã mấy chục năm rồi không gặp thầy, thấy thầy vẫn như xưa. Tao nhận ra thầy liền." Điều đó chứng tỏ thầy vẫn còn trẻ và khỏe dù tóc thầy có bạc đi. Có nhiều thầy cô và học trò vì bận bịu với sinh kế, những nét xưa đã phai dần theo gió bụi thời gian. 40 năm sau gặp lại, cả thầy lẫn trò không nhận ra nhau. Thầy Hiệp tham dự hầu hết các sinh hoạt từ tất niên, tân niên, picnic mùa hè của chs Ngô Quyền Bắc Cali. Thầy là mentor của anh chị em chúng tôi ở Bắc Cali. Trong một email thầy gởi cho chúng tôi gần đây, thầy viết :
"Thầy hy vọng các em thường xuyên liên lạc với nhau để xây dựng hội của chúng ta càng rộng lớn và vững mạnh hơn".
Để thấy thầy lúc nào cũng quan tâm đến trường cũ và những người học trò năm xưa.
Còn thầy Mai Kiến Phúc, lúc nào thầy cũng nở nụ cười trên môi. Thầy là một trong số ít thầy gần gũi với học trò nhiều nhất. Tôi có nhiều kỷ niệm với thầy không những trong lớp học với "vận tốc đều”, với " từ trường" đã giúp tôi ưa thích môn Vật Lý và thành công trong kỳ thi Tú Tài mà còn là cơ bản cho tôi trong những năm về sau ở Đại học khi tôi học về "Ứng Dụng Toán Học Trong Vật Lý". Ngoài lớp học, tôi còn nhớ những buổi rong chơi với thầy, với Thông, với Nho, với Mẫn (nay ở Đức), với Toản và một số bạn ở 1A2 trên sông Đồng Nai ở cù lao Phố, ở Chợ Đồn.
Trong những ngày đi học xa xứ, tôi vẫn mơ về trường xưa nơi tôi có biết bao kỷ niệm của ngày vừa mới lớn. Mơ ước được trở về thăm lại trường, ngồi trong lớp học cũ, như thống chế Phillippe Pétain (1856-1951) của Pháp khi ông trở về thăm quê cũ, ông ghé qua trường học năm xưa, ngồi lại trong lớp học cũ, để muốn nghe lại lời thầy dạy như khi ông còn bé.
Tôi vẫn mơ ước viết một câu chuyện ngắn (như giáo sư Nguyễn Xuân Vinh viết trong "Thầy Còn Nhớ Tôi Không") để cám ơn các thầy, các cô ở Việt
Cũng tại ngày hội ngộ, gặp Võ Thị Ngọc Dung, một trong những nhân vật chính cho đặc san Ngô Quyền. Nếu không có Ngọc Dung và một số anh chị em khác như Diệu Hương, Lữ Công Tâm, Tô Anh Tuấn và một số anh chị khác mà tôi không có cơ hội được biết, chúng ta sẽ không có được quyển đặc san mà tôi gọi là "chuyến xe mang chúng ta về với những kỷ niệm của tuổi học trò". Ngọc Dung có nói: "anh viết bài mượt mà, giống như làm thơ". Cám ơn Ngọc Dung về những lời khen tặng đó. Tôi chỉ viết những gì có thật trong lòng và viết những gì mình muốn viết về, cho một người thầy, cho một người bạn ở xa. Những tình cảm đẹp đó, như một giọt sương còn đọng trên một bông hồng, lung linh trong ánh nắng ban mai.
Cũng trong những ngày chờ đợi cho ngày Hội Ngộ, Bắc Cali đã cơ hội gần nhau hơn, hiểu nhau hơn qua những buổi rehearsal ở văn phòng của bạn Huỳnh Quan Minh. Nếu không có những hy sinh, chịu khó kêu gọi của Minh, của chị Khanh, chúng ta sẽ không có buổi hát mở đầu chương trình thật đẹp, thật hay. Cám ơn Minh, cám ơn chị Khanh (bà xã của Minh, dù là dân Gia Long, nhưng chị Khanh đã chu đáo lo từ thức uống, chụp ảnh, record, cùng hát với tất cả như là một dân Ngô Quyền). Cũng nhờ những buổi rehearsal, chúng ta được ăn bánh bò nướng của
Sau buổi ăn sáng với Nguyễn Ngọc Ẩn E, gia đình Xương và gia đình tôi trở về miền Bắc Cali ngày 4 tháng 7, ngày lễ độc lập Hoa Kỳ. Khi xe đi ngang qua Bolsa, tôi thoảng nghe một bài hát quen thuộc ngày xưa từ xe bên cạnh:
Xin cám ơn thành phố có em
Xin cám ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì
để nhớ để quên
Chúng tôi rời thành phố, bỏ lại sau lưng những giây phút êm đềm bên cạnh thầy cô, bạn bè cũ "mới". Xin cám ơn thành phố Anaheim, thành phố Garden Grove.
Chỉ còn một đám bụi nhỏ bay mờ phía sau.
Nguyễn Anh Tuấn
Khóa 6, 1A2 (1968)