Tôi
vẫn thường thức dậy bằng tiếng
chim hót ríu rít phía sau nhà. Tiếng chim hót nghe rất gần, tôi đoán chừng, lũ chim đang chuyền trên những cành cây mận tôi trồng ở phía sau nhà.
Tôi bỗng dưng nghe mắt mình ngấn nước, tôi muốn khóc khi vừa chợt nghĩ đến chị tôi, một người chị của nhà bên cạnh, của tuổi thơ tôi... Chị tôi vừa mới qua đời!
Tôi
vẫn nhớ rất rõ vẻ thanh mảnh dịu dàng của chị ngày xưa, dù rằng tôi vẫn
luôn nhìn thấy chị bằng những hình ảnh rất gần gũi (vì nhà sát cạnh nhau), rất đời thường. Tỉ dụ như ngay bây giờ đây, tôi nhắm mắt lại... tôi vẫn có thể nhìn thấy chị tôi tay
cầm tô cơm, ngồi đong
đưa trên ghế xích đu (lúc ấy chị tôi thường mặc quần ngắn lấp lửng trên mắc cá chân) đặt trước nhà, để đút cơm cho em mình... hay chị tôi với cây chổi trên tay, nghiêng người cố quét ra mấy miếng vải vụn (mà tôi hay qua nhà chị lượm mang về để dành, có cả những hột nút màu rơi rớt mà thuở ấy tôi cho là rất đẹp...) vướng vào gầm chân máy may... hay cảnh chị tôi ngồi thong thả với kim chỉ trên tay phụ với nhà mình (nhà chị là tiệm may Mỹ Dung ở Biên Hòa), thậm chí cả những lúc chị la hét mấy đứa em nghịch như giặc dậy của mình, tôi đều thấy chị rất đẹp... Chị tôi vừa mới qua đời!
... Em muốn được gọi tên chị lần cuối "chị Mai
ơi!", tiếng em gọi tên chị không xé lòng, không não nuột... Bởi khi gọi lên tên chị, chị đã giúp đưa em về bờ bến của tuổi thơ em, của những ước mơ hồn nhiên thơ dại, của những khoảng thời gian mà cả cuộc đời ai cũng chỉ có một lần... Nên
tiếng em gọi chị, nó chỉ chở đầy những yêu thương mà em 9 luôn dành cho
chị, bên trong, nơi trái tim mình... Ở đấy em thắp nén hương lòng dành cho chị!
Em cảm ơn chị. Cảm ơn chị đã cho em may mắn được cầm tay, được gặp chị lần cuối ở nhà cậu mợ Tám, khi chị đã cố sang đây để dự tiệc hội ngộ Ngô Quyền năm rồi... Và em cảm ơn chị, với email cuối cùng chị gửi chúc tết cho em vào tết Nhâm Thìn 2012 vừa
rồi. Em hạnh phúc biết sao cho vừa, chị Mai ơi...
Em 9 (Tuyết Mai Bùi)
Cuối cùng thì chị T. Mai cũng kết thúc chuỗi ngày "sống hồn nhiên” bằng cái “chết bình yên”, đúng
như điều chị ấy từng mong khi … kiếp người mỏi mệt. Dù biết qui luật sinh tử đời người ai cũng một lần, nhưng em vẫn ngỡ ngàng mỗi khi nhận tin người thân của em về cùng cát bụi chị ạ!
Em
chỉ hối tiếc, duyên xưa nghĩa cũ của em với chị T.Mai quá muộn màng. Khi em với chị T.Mai tình cờ tìm được nhau, thì không gian thời gian không cho phép hai chị em một lần hội ngộ. Ngày chị Dung cho em biết tin
chị T.Mai nhập viện vì căn bệnh K chuyển giai đoạn cuối, em chỉ còn biết cầu mong căn bệnh đừng hành hà chị T.Mai đau đớn thân xác mà thôi.
Em
nhớ hoài hình ảnh chị T.Mai đẹp mong manh trong tà áo dài trắng, solo bài “Những vòng hoa trắng” trên sân khấu ca nhạc học trò, hát tặng chiến
sĩ miền xa. Chị T. Mai hồi đó rất dễ thương, khiến nhiều anh lớp lớn trong trường… liêu xiêu theo đuổi. Đám học trò nghịch ngợm tụi em, không bỏ lỡ cơ hội trêu ghẹo chị. Chị chỉ biết … tự vệ bằng nụ cười hiền lành, hoặc thỉnh thoảng phản ứng yếu ớt: “Mấy em đừng có ghẹo chị vậy nghen!...”. Phút
giây này, có lẽ chị T.Mai đang giã biệt những người thân yêu để về cùng
cát bụi. Em ở xa, nên đành ngậm ngùi viết những dòng này, thay nắm đất tiễn biệt chị T.Mai bình yên về chốn vĩnh hằng. Chị T.Mai ơi! Chị hãy nở
nụ cười tươi, trong khi những người thân thương chị đang nghẹn ngào rơi
nước mắt … Chị Dung ơi! Chị cho em gửi lời chia buồn cùng gia đình nha chị.
Khi tôi nhìn bức hình hai cha con đang ngủ. Trong lòng tôi một cảm xúc dâng trào. Một kiểu nằm, hai gương mặt giống nhau. Sự yên tịnh, an bình thanh thoát
Nhân dịp giỗ đầu của Hà Bích Loan, tôi xin thắp nén tâm hương gửi đến bạn hiền, cũng là một người thầy tận tâm, người bạn thâm giao học rộng hiểu nhiều, hết lòng với bạn bè...
Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường … Thương tặng tất cả những người hiện diện trong tuổi thơ tôi.
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng...
Thảng thốt, nhìn khá lâu vào mắt anh, tôi chợt thấy lại những ngày thật xa, cũ… những ngày cùng anh và đám học trò tập múa, hát cho các tiết mục văn nghệ của trường trong các dịp lễ …
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
nay em, mai tôi bỏ sân trường trơ trọi nơi quê người hàng phượng vĩ trổ đoá sầu đông có ai trả lời giùm tôi một câu hỏi sao chiều nay buồn tím ngắt cả rừng thông ?
Một lần nữa xin cám ơn Buổi Họp Mặt Truyền Thống Ái Hữu Ngô Quyền Biên Hòa đã cho tôi cơ hội hiếm có trong đời, được gặp lại Thầy Cô, Bạn Bè...Thật như một giấc mơ...
Hội ngộ trùng phùng, San Jose dậy nắng. Rộn rã tìm về, khách đến tứ phương. Bao người trong tim, ngập đầy kỷ niệm. Nhớ về trường xưa. Bóng dáng Ngô quyền.
Đến các bạn 1A2 năm xưa (1968): Đỗ Cao Thông (Pháp) , Nguyễn Thị Sang (Thụy Sĩ) , Nguyễn Thị Kim Hoàng (Đức) , Trần Thị Kim Ngân (Canada) , Trương Thị Liên (Úc) , Nguyễn Kim Phố (Đức)
Bà cầm "Cẩm Nang Kontum" ngần ngừ một chốc rồi đưa vào lò, nhưng kịp rút lại. Bà do dự... hồi lâu rồi cất vào hồ sơ cá nhân của mình để mang qua Mỹ. Vẫn còn vương tơ! Hành trang của mẹ tôi đó, nhẹ như tơ trời nhưng cũng nặng ngàn cân.
Gia Phả Hướng Đạo Sinh Biên Hòa - mà cụ thể là cựu HĐS của hai đơn vị “anh em ruột thịt ” Trấn Biên và Bửu Long - đã có hơn hai trăm anh chị em “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…” rồi.
Tình bạn là như thế đó. Nhất là tình bạn chung trường, chung lớp của Trung Học Ngô Quyền, Biên Hòa. Từ những mái tóc xanh giờ đã bạc màu theo mưa nắng thời gian.
Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học sớm, giúp đỡ cha mẹ để các em được ăn học.
Riêng tôi, đá banh đã là phần hồn, đã ăn sâu trong lòng và đã cho tôi vô khối kỷ niệm, vô khối buồn vui lẫn lộn và có lẽ tôi sẽ đá bóng mãi cho đến cuối cuộc đời, cho đến khi “mỏi gối, chồn chân”!
Em ngồi học bài, Bên kia khung vách, Tôi ngồi bên ngoài, Nỗi buồn ai hay... Lá răm, lá răm ơi! Em đẹp như sương khói, Tôi phiêu bạt cả đời, Mắt em dìm đời tôi.
Hỡi những người còn mẹ, hãy dành một phút nhấc điện thoại lên gọi về thăm người mẹ ở xa. Hãy gửi một bông hoa, một tấm thiếp đơn giản nhưng đầy ắp tình thương.
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.