Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 1)

11 Tháng Giêng 20241:53 SA(Xem: 1452)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 1)


NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975

 

Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được. Là một người từng ở trong ngành giáo dục của miền Nam, nhìn thấy sự vong thân của hệ thống trường học xà hội chủ nghĩa ngày nay ở Việt Nam, tôi không thể nào không luyến tiếc những ngôi trường của miền Nam trước 1975 đã đi đúng ba mục tiêu trên. Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Mỹ Tho. Tuy nhiên các trường trung học ở các địa phương khác cũng hoàn thành nhiệm vụ không thua kém các trường được nêu tên.

 

Phần 1

Những ngôi trường hậu thân của các trường thuộc địa Pháp để lại:

 

- Trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
image002

 

 

Đây là ngôi trường trung học đầu tiên có tên là Collège de Mytho dành cho con em người bản xứ (người Việt Nam) mà chính quyền thuộc địa Nam Kỳ ra nghị định ngày 17/3/1879 và thành lập ngày 14/6/1880 chỉ sau Collège Chasseloup Laubat dành cho con em người Pháp hay người có quốc tịch Pháp. Chính thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là ông Le Myre de Vilers cho thành lập trường này (vì vậy sau nầy Collège de Mytho đổi tên là Collège Le Myre de Vilers).

 

 

Collège de Mỹ Tho hoạt động được 10 năm, đến ngày 11 tháng 12 năm 1889, vì thiếu ngân sách nên Thống đốc Nam Kỳ ra lệnh đóng cửa hệ trung học, còn hệ tiểu học vẫn tiếp tục, vì thế một số học trò trung học phải lên Sài Gòn học ở trường Collège D'Adran. Đến năm 1894, Collège D'Adran ngưng hoạt động nên Thống Đốc Nam Kỳ phải mở lại trường Collège de Mỹ Tho để thu nhận học trò trung học Nam Kỳ Lục tỉnh và quyết định dùng ngân sách của trường Collège D’Adran để mở lại Collège de Mỹ Tho.

 

Ngày 2 tháng 12 năm 1942, trường đổi tên là Collège Le Myre de Vilers. Năm 1953, Tổng trưởng giáo dục Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Thành Giung ký Nghị định 179-NĐ ngày 22 Tháng 3 năm 1953 đổi tên trường thành trường trung học Nguyễn Đình Chiểu tới nay.

 

Hiệu trưởng từ khi thành lập đến năm 1975:

  • 1882: André, Alfred ( là giáo sư trường tỉnh lỵ)
  • 1885: Roucoules, Émile-Joseph
  • 1887: Carlier, Pierre-Joseph
  • 1888: Ferru, Louis
  • 1889- 1895: trường ngưng họat động vì thiếu ngân sách
  • 1896-1904: không rõ
  • 1905: Potier, Jean-Rodolphe
  • 1912: M. Ourgaud, Edmond François Léon
  • 1915: Sentenac, Jean-François
  • 1917: Petit, Jean-Pierre Auguste
  • 1924: Lafuste, Jean-François Siméon
  • 1925: Madec, Eugène
  • 1928: Ourgaud, Edmond François Léon
  • 1932: Carricaburu, Jean
  • 1934: Jalat, Auguste
  • 1942: Nguyễn Thành Giung
  • 1945: Nguyễn Văn Cang, Lê Văn Kim, De LaGoutte
  • 1946: Henri Truchet
  • 1948: Hồ Văn Trực (HT), Đinh Căng Nguyên (GH), Trần Văn Vạng (TGT)
  • 1952: Dương văn Dỏi (HT), Đinh Căng Nguyên (GH), Trần Văn Vạng (TGT)
  • 1955: Phạm Văn Lược (HT), Võ Quang Định (GH), Lê Văn Chí (TGT)
  • 1961: Lê Ngọc Toản (HT), Lâm Văn Trân (GH), Lê Văn Chí (TGT)
  • 1964: Trần Thanh Thủy (HT), Lâm Văn Trân (GH), Trương Công Sâm (TGT)
  • 1966: Phan Văn Huấn (HT), Lâm Văn Bé (GH), Lê Chí Nhơn (TGT)
  • 1970: Lâm Văn Bé (HT), Trẩn Quang Minh (GH), Nguyễn Văn Miêng (TGT)
  • 1973: Lê Kim Hải (HT), Từ Hữu Đán (GH), Nguyễn Văn Miêng (TGT)

 

Trường Nguyễn Đình Chiểu dưới thời chế độ VNCH có những vị thầy nổi tiếng như: thầy Nguyễn Vỹ (1912-1971) là nhà văn, nhà thơ, nhà báo và chủ biên nguyệt san Phổ Thông (giống như tạp chí Reader’s Digest), thầy Phạm văn Lược (hiệu trưởng) sau làm hiệu trưởng trường Pétrus Ký và Tổng Giám Đốc nha trung tiểu học và bình dân giáo dục, thầy Lê Văn Ất sau dạy trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn, thầy Trần Văn Thử sau làm hiệu trưởng trường Pétrus Ký, thầy Phạm Mạnh Cương nhạc sĩ, thầy Tô văn Lai giám đốc sáng lập trung tâm ca nhạc Thuý Nga ở hải ngoại…

 

Trường này cũng đào tạo các học sinh thành đạt.

 

Thế hệ trước có những nhân vật nổi tiếng như:

  • ·              Trần Hữu Thế, cựu Tổng trưởng Giáo dục thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam.
  • ·             Nguyễn Thành Giung, Hiệu trưởng trường niên khóa 1942, Tổng trưởng Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1952.
  • ·             Nguyễn Văn Trường, giáo sư, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
  • ·             Ngô Quang Trưởng, (1929-2007), cựu trung tướng, cựu tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1 chiến thuật Việt Nam Cộng Hòa.
  • ·             Trần Văn Hương (1902 - 1982), Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà.
  • ·             Dương Văn Minh (1916 - 2001): Đại tướng quân đội VNCH, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

 

Thế hệ sau có:

Lê Tấn Lộc làm hiệu trưởng trường Trịnh Hoài Đức, Bình Dương rồi làm Trưởng khu 3 Học Chánh, Lâm Võ Huỳnh là Giám Đốc Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng, Sài Gòn, Lâm Văn Bé hiệu trưởng Nguyễn Đình Chiểu sau là Chánh sở Học chánh Định Tường, Nguyễn Tấn Phát, cựu phó tỉnh trưởng Vĩnh Bình (Trà Vinh), ca sĩ, bác sĩ Trung Chỉnh…

 

Năm 1957, bộ Giáo Dục VNCH tách riêng các nữ sinh ra khỏi trường Nguyễn Đình Chiểu để thành lập trường nứ trung học Lê Ngọc Hân.

 

Trường Quốc Học, Huế

image003

 

Trường Quốc Học Huế thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp.[2] Quốc Học được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà. Địa điểm trường của nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ XX.

Pháp tự Quốc học Đường (1896-1915): Lúc mới lập, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với mục đích giảng dạy tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ và chữ Nho ở bậc tiểu học. Trưởng giáo đầu tiên tức hiệu trưởng là Ngô Đình Khả; phụ tá trưởng giáo là Nguyễn Văn Mại.

Collège Quốc học (1915-1936): Khi chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 8), và đệ tứ (lớp 9) thì trường cũng đổi tên thành Collège Quốc học. Cũng vào thời điểm đó những tòa nhà dùng làm trường sở được xây cất lại bằng gạch ngói.

Lycée Khải Định (1936-1955): Năm 1936, trường mở rộng và thêm các lớp đệ Tam (lớp 10), đệ Nhị (lớp 11), và đệ Nhất (lớp 12) dưới tên Lycée Khải Định

Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956): Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, trường mang tên tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng chỉ được một năm thì đổi lại tên cũ là Quốc Học nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

Trường Quốc Học đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước như ông: Ngô Đình Diệm, tổng thống thời đệ nhất VNCH, Phạm Văn Lộc giám mục giào phận Kontum, bác sĩ Tôn Thất Tùng, các nhà thơ, nhà văn Xuân Diệu, Lưu Trọng Lưu, Huy Cận, Tế Hanh, Thanh Tịnh…, các nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương , Trần Hoàn

                                

 

- Trường Nữ trung học Gia Long, Sài Gòn
image004

 

Năm 1913, ngôi trường dành riêng cho nữ sinh được khởi công trên khu đất rộng đường Legrand de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ, quận 3), vật liệu xây dựng được đưa từ Pháp qua.

 

Sau hai năm xây dựng, trường được khánh thành và mở khóa khai giảng đầu tiên với 42 nữ sinh. Trong buổi lễ, Toàn quyền Đông Dương Doumer và Thống đốc Nam Kỳ Courbeil chọn đồng phục là áo dài màu tím cho nữ sinh. Sở dĩ màu tím được chọn bởi đây là biểu tượng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của phụ nữ Việt. Từ đó, trường có tên Nữ sinh Áo Tím nhưng tên chính thức là Collège de Jeunes Filles Indigèges (1915).

 

Ban đầu trường dạy cấp tiểu học, từ lớp đồng ấu đến cao đẳng. Học sinh phần lớn là con nhà giàu ở Sài Gòn, dần dần có thêm nhiều em ở các tỉnh lên học nên trường mở thêm nội trú.

 

Mùa hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng cơ sở trường rồi sau đó đến quân đội Anh, trường dời về tiểu học Đồ Chiểu tại vùng Tân Định. Cũng trong năm này, trường đổi tên: Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long.

 

Niên khóa 1950-1951, Cô Nguyễn thị Châu, cựu nữ sinh Áo Tím, được bổ nhiệm làm vị hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên của trường. Kể từ năm 1952, hệ thống giáo dục bắt đầu thay đổi và chương trình Pháp được đổi dần qua chương trình Việt. Trong hệ thống giáo dục mới, Pháp và Anh ngữ là những ngoại ngữ được giảng dạy và là môn học bắt buộc cho các nữ sinh trường Gia Long.

 

Từ năm 1953, khi tiếng Việt được dùng trong mọi cơ sở của người Việt Nam, trường đã được đổi tên là trường Nữ Trung Học Gia Long. Đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường - hoa mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp cũng được hoàn toàn đổi sang tiếng Việt.

 

Danh Sách Các Vị Cựu Hiệu Trưởng
 Sau đây là danh sách các vị cựu hiệu trưởng từ lúc sáng lập trường đến năm 1975:
Cô Lagrange, Cô Lorenzi, Cô Pascalini, Cô Saint Marty, Cô Fourgeront, Cô Malleret, Cô Dubois, Cô Nguyễn Thị Châu, Cô Hùynh Hữu Hội, Cô Nguyễn Thu Ba, Cô Trần Thị Khuê, Cô Phạm Văn Tất, Cô Trần Thị Tỵ.

 

 

- Trường trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ

image005

Trường trung học Phan Thanh Giản, tiền thân là Collège de Cần Thơ là một trường trung học tại Cần Thơ. Thành lập năm 1917, trường là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất Cần Thơ với tên gọi Collège de Cần Thơ.

 

Ngày 17 tháng 3 năm 1879, Collège de Mỹ Tho (nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho) được thành lập. Vì số học sinh quá đông, nên đến năm 1917, trường Mỹ Tho mở một chi nhánh ở Cần Thơ lấy tên là Collège de Cần Thơ.

 

Bắt đầu từ tháng 8 năm 1945 trường chính thức lấy tên là trường Trung học Phan Thanh Giản. Giai đoạn 1956-1975 là giai đoạn có số lớp học cao nhất trong lịch sử của trường, gồm 112 lớp Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp với hai môn sinh ngữ Anh văn và Pháp văn. Đến niên học 1963-1964, khu trường Đệ Nhất cấp Nam chuyển sang khu trường Phan Thanh Giản cũ để giao trường mới (dùng từ năm 1942, khi trường cũ bị sung công) lại và Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa thành lập trường Nữ trung học Đoàn Thị Điểm, từ đó trường Phan Thanh Giản là trường chỉ còn có học sinh nam.

 

Danh sách hiệu trưởng qua các thời kỳ:

 

    1921-1924: Ông Paul Espelette

     1924-1925: Ông Louis Reybouder

     1926-1926: Ông Louis Boulliard

     1927-1929: Ông Pierre Manière

     1930-1930: Ông C. Cadilion

     1931-1931: Ông A. Bizot

     1931-1934: Ông Charles Paquier

     1934-1935: Ông Gabriel Jalat

     1935-1936: Ông Charles Paquier

     1936-1937: Ông V. Vincenti

     1937-1944: Ông P. de Fautereauvassel

     1944-1945: Ông Maurice Lamarre

     1946-1946: Ông Nguyễn Bá

     1947-1947: Ông Trương Vĩnh Khánh

     1947-1949: Ông Nguyễn Bá Cường

     1950-1951: Ông Dương Văn Dỏi

     1952-1957: Ông Nguyễn Băng Tuyết

     1957-1957: Ông Bửu Trí

     1957-1962: Ông Nguyễn Văn Kính

     1962-1964: Ông Lưu Khôn

     1964-1967: Ông Phạm Văn Đàm

     1967-1970: Ông Nguyễn Trung Quân

     1970-1971: Ông Phạm Duy Khiêm

     1971-1973: Ông Trương Quang Minh

     1973-1975: Ông Võ Văn Trí

Các nhân vật nổi tiếng xuất thân trường này:

Nguyễn Phan Long Luật sư, thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (1950)

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, nhà thực vật học, bộ trưởng Giáo dục

Nguyễn Bá Cẩn, chủ tịch quốc hội , thủ tướng Việt Nam Cộng hòa

Sơn Nam, nhà văn

 

- Trường nữ trung học Đồng Khánh, Huế

image006

 

Trường nữ sinh Đồng Khánh là trường dành cho nữ sinh duy nhất ở miền Trung. Trường đặt tại Huế, miền đất của nét trữ tình và lãng mạn.

 

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 1917, với sự hiện diện của Vua Khải Định, Toàn Quyền Đông Dương Albert Sarraaut, Khâm Sứ Trung Kỳ J.E. Charles, quyền Khâm Sứ Bắc Kỳ J.Le Galler, các hoàng thân, các vị Thượng Thư và một số quan chức cao cấp người Pháp tại Đông Dương.

Trong buổi lễ này, vua Khải Định đã cho đặt xuống móng ngôi trường một số hiện vật để làm kỷ niệm, gồm một cái hộp kim loại chứa 10 đồng Khải Định thông bảo và hai tờ giấy ghi biên bản của buổi lễ bằng tiếng Pháp. Dưới sự điều khiển của nhà thầu Leroy, gần hai năm sau, ngôi trường khánh thành.

Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học. Theo thời gian, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau:

– Từ 1919 – 1954, trường mang tên Cao Đẳng Tiểu Học Đồng Khánh

– Từ 1955-1975, trường mang tên Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp.

 

Nhắc đến trường Đồng Khánh là gợi lại sự trẻ trung, duyên dáng đáng yêu. Hôm nay nhìn lại lịch sử, trường đã ngót hơn 80 niên khóa. Bà Yvonne Lebris – người hiệu trưởng đầu tiên (1917) và bà Martin – người hiệu trưởng Pháp cuối cùng (1945). Từ ngày được bàn giao cho chính quyền Việt Nam, trường Đồng Khánh đã được các vị nữ hiệu trưởng kế tiếp nhau điều hành như sau: Bà Võ Thị Thể, bà Hồ Thị Thanh, bà Nguyễn Đình Chi, bà Nguyễn Thị Quýt, bà Nguyễn Thị Tiết, bà Đặng Tống Tịnh Nhơn, bà Tôn Nữ Thanh Cầm, bà Thân Thị Giáng Châu, bà Lê Thị Tường Loan, bà Phan Thị Bích Đào. 

 

 

- Trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn
image007

                                                                                                                        

Sau sự ra đời của trường Collège Chasseloup-Laubat (năm 1874) và trường Collège de Jeunes Filles Indigèges (1915), chính quyền thuộc địa Nam Kỳ mở thêm trường bậc trung học thứ 3 tại Sài Gòn.

Năm 1925, kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa xây cất cho ngôi trường mới tại Chợ Quán.

Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne ra nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.

 

Năm 1928, khi các khu trường mới xây dựng xong, ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robin ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée). Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên trường là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký. Do đó, trường còn có tên gọi là Petrus Ký, và tên này được sử dụng đến 1975.

 

Năm 1940, Câu lạc bộ học sinh trường Pétrus Ký được thành lập. Câu lạc bộ đã tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thể thao, cắm trại, với những sinh hoạt rất phong phú, tập hợp được đông đảo học sinh của trường và nhiều trường khác. Cũng tại đây, Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ viết bài hát La Marche des Étudiants, tiền thân của bài Tiếng gọi thanh niên và Tiếng gọi Công dân, Quốc ca của Việt Nam Cộng Hoà.

 

Năm 1942, trường di chuyển về trường sở Sư phạm Sài Gòn vì chiến cuộc nhưng không lâu sau lại mở cửa dạy học vào năm ấy tại trường sở cũ. Nhưng đến năm 1945, trường sở bị trưng dụng làm doanh trại của quân đội Nhật. Trường phải dời về khu tiểu học Tân Định và sau đó ngưng hoạt động.

Ngày 1 tháng 4 năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, trường mở cửa dạy lại trong Chủng viện đường Lucien Mossard và đến năm 1947, trở lại hoạt động nơi trường sở hiện tại.

 

Năm 1951 Ông Phạm Văn Còn, một viên chức cao cấp của xã Tây, được ân thưởng Légion d’honneur cấp officier, được cử làm Hiệu Trưởng của trường thay thế Thầy Lê Văn Kiêm. Ngoài công ơn đem trật tự cho trường Ông Phạm Văn Còn chỉnh trang trường sở như xây dựng cổng trường, dựng hàng rào gạch thay thế hàng rào bông bụp ở trước trường, xây nhà để xe đạp cho học sinh.

Cũng vào năm 1951 Thầy Ưng Thiều, giáo sư Hán văn, trong buổi học về thơ Đường, thầy có làm bài thơ tứ tuyệt sau đây:

“Trường tôi ở tại lối Nancy,
“Trung học đường kia có bảng ghi.
“Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký,
“Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì”.

Thầy Ưng Thiều còn đặt hai câu đối để chỉ rõ đạo đức học tập và trí dục cho học sinh, được Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn chọn khắc trước cổng trường như sau:

“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
“Tâu Âu khoa học yếu minh tâm”

 

Sau hiệp định Genève từ tháng 5 năm 1954 trường Pétrus Ký bị trưng dụng cho di dân miền Bắc đến tạm trú. Đến tháng 10 năm 1954 trường mới được trả lại để khai giảng năm học mới và bắt đầu học chương trình Việt từ lớp đệ thất, các lớp học theo chương trình Pháp trước đây vẫn tiếp tục học theo cuốn chiếu và kỳ thi Tú Tài I và Tú Tài toàn phần Pháp vẫn tồn tại đến năm 1960. Bên cạnh trường Petrus Ký ở trong sân vận động Lam sơn, một dãy nhà tre lá cất tạm cho học sinh trường Chu Văn An ở Hà Nội chuyển vào học.

Ngày 30 tháng 3 năm 1955, xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên nổ ra. Công an xung phong của Bình Xuyên vào đóng tại trường Pétrus  Ký. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1955, quân chính phủ đánh bật được quân Bình Xuyên ra khỏi trường Pétrus Ký và các điểm khác.

Năm 1961, trường được hợp thức hóa để trở thành trường Trung Học Đệ Nhị Cấp theo hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hòa.

 

Danh sách các hiệu trưởng qua các thời kỳ:

1927-1929: Sainte Luce Banchelin

1929-1931: Paul Valencot

1931-1933: Andre Neveu

 

1933-1938: Paul Valencot

1938-1944: Le Jeannic

1944-1847: Taillade

1947-1951: Lê Văn Khiêm

1951-1955: Phạm Văn Còn

1955-1957: Phạm Văn Kính

1957-1958: Nguyễn Văn Thơ

1958-1960: Nguyễn Văn Trương

1960-1963: Phạm Văn Lược

1963-1964: Nguyễn Thanh Liêm

1964-1966: Trần Ngọc Thái

1966-1969: Trần Văn Thử

1969-1971: Trần Ngọc Thái

1971-1971: Trần Văn Nhơn

1971-1973: Bùi Vĩnh Lập

1973-1975: Nguyễn Minh Đức                                                  

 

Trường Pétrus Ký qua nhiều thời kỳ từ khi nước ta còn là thuộc địa của Pháp đến chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã đào tạo những nhân tài cho đất nước: Trần Văn Lắm ngoại trưởng,, Trần Ngươn Phiêu tổng trưởng xã hội Việt Nam Cộng Hoà, giáo sư Trần Văn Khuê tiến sĩ âm nhạc, giáo sư Lưu Khôn dạy Hán Nôm ở đại học Văn Khoa, Vạn Hạnh..của thế hệ trước và rất nhiều quân, cán, chính, trí thức và nghệ sĩ danh tiếng của chế độ Việt Nam Cộng Hoà.

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

Collège de Mytho: Trường trung học đầu tiên ở Nam kỳ. Lâm Văn Bé (Đăng trong trang nhà namkyluctirnh.org)

Wikipedia tiếng Việt

Nhìn lại các trường nữ trung học nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975 (nhacxua.vn)

LƯỢC SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC LÊ NGỌC HÂN Hoài Văn(http://banhoc12c6mytho.blogspot.com)

Bốn ngôi trường 100 tuổi ở Sài Gòn (vnexpress.vn)

Hội ái hứu cựu nữ sinh Gia Long Bắc California (gialong.org) Trang nhà Khám phá Huế (vísithue.com)

Hội ái hữu Pétrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu (petruskyaus.net)

 

(Còn tiếp)

 

 

 

 

 

 

23 Tháng Tư 2024(Xem: 273)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 193)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 238)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 338)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 232)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 638)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 487)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 553)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 769)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1261)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 919)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 855)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 811)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1596)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1172)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1304)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1238)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1107)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1145)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1420)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…