Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phong Châu - LẠI NÓI CHUYỆN TẾT

31 Tháng Ba 20241:37 SA(Xem: 807)
Phong Châu - LẠI NÓI CHUYỆN TẾT



 LẠI NÓI CHUYỆN TẾT


Đã là tháng hai âm lịch. Nhân cái chân bị què, không lái xe đi đâu được nên ngồi trước máy gõ lốc cốc kể thêm chuyện ba ngày tết vì thời tiết đang là mùa xuân, hoa vẫn nở, hội hè họp mặt lai rai diễn ra đây đó…

Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây. Tết Tây vừa rồi là tết của năm 2024, còn tết Ta năm nay là năm Giáp Thìn. Tết ta đã có từ ngàn xưa và cứ thế, từ thế hệ này sang thế hệ khác, người Việt khắp các miền Trung Nam Bắc đều coi tết Ta là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Tết là tết chung nhưng mỗi miền lại có những tập tục riêng làm nổi bật sắc thái đặc thù của từng địa phương. Về cách ăn uống, trang phục, lễ nghi, các thú vui ngày tết nói chung không có gì khác biệt nhiều. Vì vậy người Việt Nam từ bé tới lớn không ai là không biết đến tết Ta truyền thống của người Việt Nam.

Ở Việt Nam từ xưa đến nay, trước tết Ta cả tháng, thiên hạ đã lo chuyện sắm tết, từ cái ăn cái uống cho đến cái mặc, dọn dẹp nhà cửa, mua bông hoa để chưng bày trong nhà, lại phải mua quà cáp để biếu tặng người thân và người quen. Người thân là ông bà cha mẹ chú bác cô dì hay con cháu. Người quen là bạn bè, đồng môn, đồng liêu và cả những người có liên quan đến công việc làm của mình. Vào thời mà các cụ ta còn mặc áo dài đội khăn đóng thì thế nào vào dịp tết, nhà nào cũng có một hai câu đối tết viết trên giấy đỏ thắm để treo trong nhà. Các thầy Nho nhiều chữ thì tự viết câu đối để treo ở nhà mình, người ít chữ thì đi nhờ người khác viết hộ, đôi khi phải trả tiền hay quà cáp cho phải phép.

Nhà thơ Vũ Đình Liên cho ta thấy rõ nhất hình ảnh của một ông đồ ngồi viết câu đối tết cho khách:

                                                Mỗi năm hoa đào nở                                                                                 
                                               Lại thấy ông đồ già                                                                                                                                                        Bày mực tàu giấy đỏ                                                                                                                                                      Trên phố đông người qua…

Đó chính là những nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam vì nó nằm trong phạm trù văn học thi ca như các loại văn phú, văn tế, văn ca trù…mà trong đó chứa chất hồn thơ tao nhã mang nhiều hình ảnh của cuộc sống thường nhật mà chúng ta đã từng nghe, từng học qua cách nay hơn nửa thế kỷ. Cuộc đời thăng trầm của cụ Nguyễn Công Trứ là hình ảnh của một nhà nho không gặp thời trên đường hoạn lộ, lúc lên làm quan to, khi xuống làm lính thú khiến đời sống của Cụ khá vất vả bần hàn, khiến cho Cụ, khi tết về đã thả câu đối nghe ra không mấy gì vui:

                                       Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa                       
                                     Sáng mồng một, rượu say lúy túy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà

Không biết Cụ có còn đủ sức để “đạp thằng bần” ra khỏi cửa nhà Cụ hay không? Lại không biết có ông Phúc nào đang lảng vảng trước của để Cụ ẵm ổng vào nhà hay không? Thương thay!

Đối với Cụ Trần Tế Xương chắc cũng chẳng khá gì so với Cụ Nguyễn Công Trứ vì chuyện thi cử gặp nhiều trắc trở nên đưa đến cái nghèo “thâm căng cố đế”. Câu đối tết của Cụ Trần Tế Xương cho phép ta được kết luận trong thời buổi ấy, thiên hạ đa phần phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, xơ xác để từ đó sinh ra những cảnh ngộ mà ta thường gọi là “nhân tình thế thái” như câu đối Cụ đã viết:

                                    Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo                                                                                                                                           Nhân tình trắng thế lại bôi vôi

Trần Tế Xương nhìn cuộc đời thấy thiên hạ “xơ xác” và “bạc lòng bạc nghĩa” nhưng bản chất là một kẻ sĩ, nhà thơ họ Trần đã nêu cao tính cách phong nhã ung dung với những thú vui vượt ra ngoài hai chữ “vật chất”, có lẽ để tự an ủi và bù đắp lại những gì mình không có:

                       
Cực nhân gian chi phẩm gia phong nguyệt tình hoài                                                
Tối thế thượng chi phong lưu giang hồ khí cốt

(Phẩm giá cao nhất của người là thú vui trăng gió                                        
Phong lưu đệ nhất trên đời là nay đây mai đó)

Nói chung, rất nhiều thế hệ cha ông của chúng ta ngày trước rất trọng cái tết cổ truyền Việt Nam nhưng trong xã hội không phải ai ai cũng được hưởng mấy ngày tết trọn vẹn về mặt vật chất lẫn tinh thần qua câu đối:

                                    Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ                                                                                                                                     Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

“Thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh” là nhu cầu vật chất cần trong ba ngày tết. “Câu đối đỏ” thể hiện nhu cầu mang tính chất văn hóa. “Cây nêu” biểu trưng cho tinh thần bác ái và “tràng pháo” nói lên bầu không khí mừng xuân rộn rã và hướng về tương lai thịnh vượng an vui.

image002

Không phải chỉ trong ba ngày tết các câu đối mới được nghe được thấy, mà câu đối cũng được xuất hiện trong việc “quan hôn tang tế”. Viết câu đối để chúc mừng những người thành đạt trên con đường “hoạn lộ” của thời mà các nhà Nho còn tiếng nói trong xã hội. Vào những dịp cưới hỏi cũng thấy có những câu đối chúc mừng cho lứa đôi “trăm năm hạnh phúc”. Những gia đình có người qua đời thời xưa cũng cần có câu đối để nhắc tới công lao đức hạnh của người quá cố. Tập tục “làng xã” qua việc tế lễ chắc chắn không thiếu những câu đối với nội dung cầu cho mọi người có cuộc sống an vui thịnh đạt. Trong chùa chiền cũng không thiếu câu đối nhằm “hướng thiện” thiện nam tín nữ. Vài năm gần đây, tại một số nhà thờ cũng có treo các câu đối chúc mừng năm mới. Như vậy, câu đối mặc nhiên được xem như là một hình thái văn chương chữ nghĩa đã được “quần chúng hóa” chứ không còn là “độc quyền” của các nhà Nho ngày xưa vì các câu đối được viết bằng chữ quốc ngữ chứ không còn mấy ai viết bằng chữ Hán nữa. Hiện nay lối viết “thư pháp” rất phổ biến với những nét chấm phá rất bay bướm.

Về câu đối thì trong văn chương Việt Nam có nhiều giai thoại nói về việc này, xin nhắc lại vài mẫu chuyện đã được ghi trong sách sử. Chẳng hạn như vào đời nhà Trần, Mạc Đỉnh Chi đi sứ nhà Nguyên, triều đình Nguyên ra vế đối:

                                   
          Nhật hỏa vân yên bạch thái thiêu tàn ngọc thỏ

          (Lửa mặt trời, khói đám mây ban ngày đốt cháy thỏ ngọc “mặt trăng”)      
          
               Nhà Nguyên ví mình như mặt trời, nước Việt như mặt trăng.           

Mạc Đỉnh Chi đối ngay:

                                 
             Nguyệt cung tinh đạn hoàng hôn xạ lạc kim ô

             (Trăng là cung, sao là đạn (tên) hoàng hôn bắn rụng quạ vàng).

Vào thời Lê Trịnh có sứ giả Giang Văn Minh đi sứ sáng Tàu, triều đình Tàu ra câu đối:

                                    Đồng trụ chí kim đài dĩ lục

                        (Cột đồng đến nay rêu đã phủ xanh)                                                      

Sứ giả Việt Nam đối ngay:

                                    Đằng giang tự cổ huyết do hồng

                                    (Sông Bạch Đằng từ xưa mà máu còn đỏ)

Trong sách sử và sách văn chương Việt Nam còn ghi lại nhiều giai thoại về các câu đối giữa các quan Tàu và các kẻ sĩ Việt Nam cho thấy các câu đối không những là thú vui của các nhà Nho, kẻ sĩ… mà còn là khí giới tinh thần sắc bén để đối đầu với kẻ thù phương Bắc lúc nào cũng coi nước Việt như là một chư hầu của chúng.

Vào thời Lê Trung Hưng, bà Đoàn Thị Điểm (Hồng Hà nữ sĩ) là dịch giả của trường thi “Chinh Phụ Ngâm” từ 412 câu thơ bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn “Chinh Phụ Ngâm Khúc”. Bà có người anh là Đoàn Luân, môt hôm ông đi xa về thấy em gái mình đang soi gương vẽ lông mày. Để thử tài em, ông bèn ra vế đối:

                        Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm

                        (Soi gương vẽ lông mày một chấm thành ra hai chấm)

Bà Đoàn Thị Điểm đối ngay vế thứ hai:

                        Lâm trì ngoạn nguyệt, độc luân chuyển tác song luân

                        (Đến ao ngắm trăng, một vành chuyển thành hai vành)

Tài ứng đối của các nhà Nho học (nhà giáo, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn…) xưa khi gặp những vế đối bất ngờ như những trường hợp trên xem ra không phải ai cũng thủ đắc được. Kẻ hậu bối vô cùng kính phục…

 

                                                          ***

 

Cách nay chừng hai tuần có một người quen (tạm gọi là anh A) gửi lên diễn đàn message của nhóm bốn câu thơ dưới hình thức của câu đối tết, nguyên văn như sau:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua                                                                                  
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà                                                                            
Vài lời cầu chúc tân niên mới                                                                                        
Vạn sự an khang vạn sự lành

Chỉ trong vòng một hai giây sau, anh B (tạm gọi như thế) viết ba chữ “nghe quen quen…”. Rồi vài giây sau có anh bạn C viết: “Đó là hai câu thơ của ông hồ chí minh ra lệnh cho quân Bắc việt tấn công Miền Nam vào tết Mậu thân 1968 và anh ghi lại bốn câu thơ của hcm như sau:

 Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua                                                                                  
Thắng trận tin vui khắp nước nhà                                                                            
Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mỹ                                                                                
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta

Tôi cũng viết trên message như sau: “Bài thơ chúc tết của hcm là lệnh tấn công vào toàn cõi Miền Nam Việt Nam khiến hơn sáu nghìn người vô tội tại Huế bị thảm sát, trong đó có hai bậc tiền bối của tôi là Trưởng Võ Thành Minh và Trần Điền”                                                                                                                   
Cuối cùng thì anh A viết: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…”

Thực chất của vấn đề là, mấy “đồ” ở trong nước đủ mọi loại: đồ già, đồ trẻ, đồ trai, đồ gái, đồ nhóc, đồ nhí…cứ mỗi dịp xuân về đều dựng lên cả trăm căn lều khắp đầu đường kẻ chợ gọi là “phố ông đồ” để bán chữ của “thiên hạ” cho “thiên hạ” mang về nhà chưng tết cho vui. Đối với bốn câu thơ của hcm, các ông đồ hay mợ đồ vẫn giữ nguyên câu đầu tiên “xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”. Câu thứ hai hcm viết “Thắng trận tin vui khắp nước nhà” thì được sửa lại “Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà” và hai câu cuối là sự sáng tạo tuyệt vời của các ông bà đồ nước Việt thế hệ hcm.

Xét về hình thức lẫn nội dung bốn câu được gọi là “câu đối” cóp thơ của hcm  hoàn toàn không phải là câu đối.

Cũng chuyện câu đối tại xứ Việt mình. Chắc nhiều vị độc giả chưa quên là vào năm 2017 có một ông được gọi là “phó giáo sư, phó tiến sĩ, phó hiệu trưởng” trường đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội tên là Bùi Hiền có “đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ”. Sau khi tài liệu được công bố thì hầu hết các tiến sĩ, phó tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà quần chúng… đều phản đối ông ta, phản đối một cách thậm tệ mà báo chí trong nước lúc bấy giờ gọi là “cuộc ném đá” ông Bùi Hiền. Nhiều người còn gọi ông phó-phó-phó này là “thằng điên”. Để chứng minh “công trình nghiên kíu” trong 20 năm của ông Bùi Hiền, mời quý độc giả đọc vài dòng dưới đây xem có hiểu gì hay không (copy lại nguyên văn trên báo chí Việt Nam):

Qôn qữ zùq coq n’à cướq và kơ sở záo zụk xák, zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số, zạy qoại qữ. Tiếq Việt là qôn qữ cin wứk zùq coq n’á cướq và kơ sở záo zụk xák….

N’à cướk tạo diều dể qười zân tộk wiểu số. Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cin’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq…

Tưởng chừng câu chuyện ông “3 phó” sau vài tháng tranh cãi ồn ào đã chìm vào quá khứ. Nhưng không! Mới đây nhân sắp tết Giáp Thìn, tại Việt Nam lại xuất hiện nhiều “phố ông bà đồ” để bán chữ cho thiên hạ thì đồng thời cũng xuất hiện một câu đối thuộc loại hiếm có trên thi đàn chữ nghĩa Việt Nam. Thì ra đó là câu đối tết của ông “tam phó” Bùi Hiền như dưới đây, nếu quý vị nào hiểu được thì xin chia xẻ cho kẻ viết bài này biết với… Xin cám ơn.

                                               image003

                                                                                                                                                 

                             

                   Phong Châu                                                                                                                                                                                                                    

 

23 Tháng Tư 2024(Xem: 238)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 172)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 225)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 321)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 224)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 634)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 484)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 551)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 764)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1256)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 914)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 851)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1588)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1168)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1300)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1235)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1104)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1143)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1419)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1180)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.