Ba mất khi 92 tuổi, mất tại nhà, không bị bệnh gì cả. Hai năm trước, khi anh Hai mất, Ba buồn và khóc nhiều, rồi cứ nói với các con, “Ba muốn đi, để gặp anh Hai con, gặp lại Má con. Ba vui lắm. Các con không nên ép Ba ăn uống nữa. Nên để thì giờ đi làm việc, lo cho gia đình, con cái. Đừng bỏ thì giờ lo cho Ba nữa.”
Ngày Ba mất, vài tiếng đồng hồ trước đó, Ba yếu đi, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Khi con cầm tay Ba, thì Ba chỉ nhìn con, nhìn thật lâu, không nói lời gì. Rồi Ba nắm chặt và áp tay con vào ngực trái trên trái tim của Ba. Ba nấn ná đến khi các con cháu tề tựu đông đủ, nhìn từng khuôn mặt, rồi nắm hai tay đứa cháu ngoại, chấp lại và thầm thì: “niệm Phật đi con”. Nói xong, Ba nhắm mắt, xuôi tay, thở hơi cuối cùng. Không đau đớn, không buồn phiền, không luyến tiếc. Hình như Ba đã tự định cho mình thời khắc nào để ra đi.
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho. Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.
Ba nghiêm khắc với chính mình, nhưng luôn cởi mở, thông cảm, tử tế với tất cả mọi người, từ vợ con đến họ hàng, bạn bè và với cả nhân viên dưới quyền và những người giúp việc trong gia đình.
Ba thích làm việc vì Ba muốn làm người hữu dụng cho xã hội. Ba thành công trong công danh, sự nghiệp nhưng lại xem nhẹ tiền của. Ba hay tâm sự “Tình cảm là quý nhất. Tiền chỉ là một phương tiện để mình làm những gì mình muốn. Đồng tiền là để phục vụ cho mình. Đừng bao giờ để cho đồng tiền làm chủ, sai khiến mình.”
Dù bận rộn với công việc và chăm lo gia đình với 10 đứa con, nhưng Ba vẫn tìm ra thì giờ để làm công việc xã hội. Ba thích thú với những việc làm giúp người khác.
Là Hội Trưởng Hội Phụ Huynh HS, Ba hỗ trợ hết lòng cho trường Trung Học Ngô quyền từ ngày Trường thành lập đến tháng 4/75. Nhưng Ba vẫn nghĩ đến những học trò nghèo, đã phải bỏ học sớm vì không có phương tiện đi lên học trên Tỉnh. Nên Ba đã bỏ tiền bạc và công sức kêu gọi chú, bác cùng chung sức xây một trường Trung học Đệ nhứt cấp cho học sinh nghèo ở Cù Lao Phố, Biên Hoà. Lúc Trường Nam Hà khai giảng, Ba chỉ mới hơn 50 tuổi.
Ba còn ấp ủ một ước mong là xây một viện mồ côi, để các bà soeur điều hành, và gom các trẻ em mất cha mẹ để về nuôi cho đi học. Vì Ba luôn tin tưởng muốn cho xã hội được thăng tiến, thì phải đầu tư vào giáo dục. Ước mơ Ba chưa làm được thì thời thế đổi thay.
Khi rời Việt Nam sang Mỹ, Ba lập ra hai quỹ để giúp người dân ở tỉnh Biên Hoà. Một quỹ cho học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học ở Xã Hiệp Hoà . Quỹ này được điều hành bởi chị Quý, một người cháu gọi Ba bằng Cậu và cũng là giáo viên ở trường Trung học Nam Hà. Quỹ thứ hai đầu tiên là do người bạn của Ba là Bác Sĩ Trưởng bệnh viện BH điều hành, sau đó là cô Trúc, y tá tại BV, để giúp cho các bệnh nhân nghèo ở bệnh viện có tiền mua thuốc.
Trong 25 năm xa quê, Ba đều đặn gửi tiền về cho hai quỹ cho đến ngày ra đi. Mỗi năm, lễ Sinh Nhật, lễ Từ Phụ, Tết, Ba đều dặn các con cháu “Đừng mua quà cho Ba. Ba không cần gì nữa. Nếu cho quà, thì đưa Ba tiền để Ba gửi cho người nghèo. Tội nghiệp học trò muốn đi học mà nhà nghèo quá. Ba nhận được một lá thư cảm ơn, Ba vui hơn uống 10 viên thuốc bổ.”
Rồi Ba copy, gửi cho các con, các lá thư cảm ơn từ Hội Thương Phế Binh VNCH, từ những học trò nhận tiền giúp đỡ của Ba và cười vui “những lá thư này giúp Ba ngủ ngon. Vì Ba biết là Ba đã làm những việc cần phải làm. Ba biết là những điều này không thấm vào đâu, chỉ là muối bỏ biển nhưng nếu không ai làm thì sẽ không có ai được giúp.” Và cũng có những lá thư cảm ơn từ Hội Cựu Quân Nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam vì “người ta ở đất nước khác và đã đến quê hương mình, hy sinh tuổi trẻ và mạng sống để cho mình được sống yên ổn thì mình phải tỏ lòng để cảm ơn họ. Thọ ơn ai, con đừng bao giờ quên.”
Câu nói mà Ba luôn nhắc nhở các con “Mình cứ làm những điều tốt đi con. Ai người ta làm sai thì từ từ người ta sẽ tự biết và sửa đổi. Ba tin là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Ai cũng muốn sống hiền lương nhưng đôi khi vì hoàn cảnh bó buộc, không cho phép.”
Ba hay tâm sự với con cái, “Ba cố gắng sống làm sao để làm gương cho các con. Ba chỉ mong khi mọi người biết các con là con của Ba, thì ai cũng thương mến, có cảm tình tốt đẹp là Ba đã đủ vui rồi.”
Tết đến, nhớ Ba. Cũng nhớ luôn lời của một chị bạn khi được tin Ba mất “tuổi Chú cũng là được thượng thọ. Chị chỉ tiếc là Chú mất đi, là mình mất đi một người tốt, có tấm lòng và từ đây không còn có ai để mình được học hỏi, bảo ban.”
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó.
Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
thầy Nguyễn Kim Linh nguyên là giáo sư môn Vạn Vật trường trung học Gia Long. Năm 1965 thầy được Bộ giáo dục điều động về làm Giám học trường trung học Ngô Quyền
Cả hai con chim bằng đã gãy cánh trên vòm trời lửa đạn miền Đông khi tuổi đời chưa đến 25. Thương cho những kiếp sống ngắn ngủi trong thời chinh chiến.
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác,
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.