Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (P2)

24 Tháng Mười Một 201610:00 CH(Xem: 17376)
GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (P2)

Cuộc sống người dân miền Nam thời kỳ trước và sau thuộc địa Pháp (P2)


Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa

Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai đoạn trước thời kỳ thuộc địa Pháp. Có hàng trăm tác giả, tài liệu đầu nguồn qua các tên tuổi như Henri Cordier, Launay, Alexis Faure, các thừa sai như Baldinotti, Bori, Charles B. Maybon, Koffler, De Rhodes, La Bissachère, v.v.

Chỉ cần đọc Alexis Faure với “Les Francais en Cochinchine au XVIII siècle”, đặc biệt viết về Mgr Pigneau de Behaine, giám mục Adran (1891) đã là một kho tài liệu về giai đoạn Nguyễn Ánh Gia Long khôi phục giang sơn về một mối như thế nào rồi.

Một cuốn khác không kém quan trọng như “Histoire moderne du pays d’Annam (1592- 1820)” của Charles B. Maybon, Docteur ès-lettres, viết khá đầy đủ về giai đoạn mở đầu bang giao giữa Pháp-Việt Nam với Trịnh-Nguyễn, rồi Tây Sơn-Nguyễn Ánh và nhất là giai đoạn Bá Đa Lộc-Nguyễn Ánh cho đến khi Nguyễn Ánh băng hà.

Histoire moderne du pays d’Annam (1592- 1820), Charles B. Maybon, Docteur ès-lettres. Nguồn:

Histoire moderne du pays d’Annam (1592- 1820), Charles B. Maybon, Docteur ès-lettres. Nguồn: Librairie Plon, Paris

Maybon biết cuốn này vì nghĩ rằng người Pháp không mấy quan tâm đến sử Việt Nam, trừ cuốn “Cours d’hístoire d’Annamite” của Trương Vĩnh Ký viết năm 1875, vì thế, Maybon đã viết đầy đủ với nhiều chứng dẫn tài liệu mà Trương Vĩnh Ký đã không có đủ tư liệu để viết được.

Chưa kể đến các cuốn hồi ký lý thú của Barrow, Crawfurd, Hamilton, Dampier, Poivre. Trước đây ít người có cơ hội đọc những tác giả này, trong đó có người viết bài này, nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng rằng họ biết rõ về đất nước mình mà thực sự chẳng biết gì cả.

Cả một quá khứ được mở toang ra cho thấy cha ông chúng ta thực sự đã sống như thế nào? Nếu căn cứ vào những tài liệu vừa kể trên, phải nói thật với nhau, xã hội của cha ông chúng ta chỉ vừa ra khỏi xã hội bầy đoàn, chưa có khái niệm chính xác về đất nước, quốc gia dân tộc. Một xã hội còn bán khai, cùng lắm vượt qua thời kỳ hái luợm, du mục, săn bắn.

Tính chất nổi bật nhất là cha ông chúng ta vẫn chưa thực sự được khai hóa.

Cái văn hóa Trung Hoa truyền vào Việt Nam, từ nhiều đời, trải qua nhiều giai đoạn cuối cùng trước những thử thách phải đương đầu với thế giới Tây Phương, nó cho thấy sự yếu kém trước sức mạnh của tàu đồng, của súng thần công và kim địa bàn!

Đây là giai đoạn cho thấy thực chất chế độ vua quan là gì? Và nó cũng cảnh báo một sự suy tàn do sự ngu dốt, bảo thủ của họ.

Ở đây, xin chỉ giới hạn vào một vài cuốn tiêu biểu.

Tôi xin chọn các cuốn Hồi ký nhờ đó biết được đời sống thực, con người Việt Nam thực, nếp sinh hoạt thực của dân mình trước thời kỳ thuộc địa. Nó cho thấy sự thật là người Việt Nam trong giai đoạn các Chúa Nguyễn được gọi chung là La Cochinhchine, Đàng trong so với xứ Tonkin, Đàng ngoài còn ở một tình trạng bán khai ở nhiều mặt. Nếp sống văn minh chưa được khai hóa. Nói chung, nó cho thấy con người Việt Nam vóc người nhỏ bé, dị hình còn đi chân đất, đóng khố. Đời sống dân chúng cực nghèo khổ, bữa đói bữa no cộng thêm sự ngu dốt về mọi mặt cũng như mê tín dị đoan trước nếp sống văn minh của người Tây Phương.

Xin tóm tắt một vài đoạn trong cuốn hồi ký sau đây, bạn đọc sẽ thấy rõ điều đó.

Đó là cuốn “Voyage de Pierre Poivre en Cochinchine”. Transcrit et présenté par Henri Cordier. Cordier đã sao chép lại và đăng trong Revue de l’Extrême-Orient, năm 1887,t3, pp 81-121, 364-510.

Pierre Poivre  (1719-1786). Nguồn: La Galerie Napoleon

Pierre Poivre (1719-1786). Nguồn: La Galerie Napoleon

Những hồi ký của ông đã đưa ra rất nhiều nhận xét khá trung thực những gì ông đã quan sát, đã tiếp xúc với triều đình nhà Nguyễn với cái nhìn xa trông rộng. Nhưng qua cuốn hồi ký, tôi có cảm tưởng có nhiều điều cần xem xét lại. Riêng Bộ trưởng hải quân Pháp đã giao hai sứ mạng cho ông khi sang xứ Đàng Trong: một là làm sao tạo được mối quan hệ buôn bán với các Chúa Nguyễn. Hai là về mặt thương mại, cần thu thập những loại cây gia vị.

Về điểm này, Poivre được coi là người đi mở đường sớm nhất cho việc liên lạc buôn bán giữa Pháp và Việt Nam bên cạnh người Bồ Đào Nha và người Anh.

Tài liệu của Pierre Poivre đã được sao chép thành hai tập; Tập thứ nhất nhan đề “Voyage de Pierre Poivre en Cochinchine (Suite): Journal d’une voyage a la Cochinchine depuis le 29 aoust 1749, jour de notre arrivee, jusqu’au 11 fevrier 1750”. Tập thứ nhất từ trang 1-78, Tập tài liệu thứ hai từ trang 79-99 với nhan đề “Description de la Cochinchine (1749-1750)- Voyage du vaisseau de la compagnie le “Machault”, à la Cochinchine en 1749 et 1750”.

Cuốn sách tuy đề tên tác giả là Poivre, nhưng thật sự người viết là một sĩ quan tùy tùng của Poivre viết. Vì thế, có những đoạn nhắc đến Poivre ở ngôi thứ ba.

Nếu tính thời điểm của chuyến đi của Pierre Poivre vào năm 1749-1750 đến xứ Cochinchina thì đó là dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, cho đúc ấn Quốc Vương và được gọi là Võ Vương. Trong tài liệu của Poivre, ông cũng đích danh đề cập đến con người của Võ Vương, (Viou Gouvon), vị vua thứ 10 triều Chúa Nguyễn. Theo Poivre, hình dáng bề ngoài của Võ Vương là bình thường, có cái mũi quặp, đôi mắt đẹp, nước da tương đối không đen như phần đông dân chúng. Giọng nói dễ nghe, vui vẻ, nhưng có vẻ hơi tầm thường. Nói nhưng chuyện tầm phào. ( Xin xem tiếp ở phần sau)

Sau đây là tóm lược một số đoạn của cuốn sách, giúp hiểu rõ thực trạng dân xứ Đàng Trong thời đó như thế nào.

“Ngày 29 tháng 8 năm 1749 thì tầu cập bến Tourane và ở lại cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1750. (Poivre rời nước Pháp ngày 23 tháng 10, năm 1748, mất gần một năm mới đến Việt Nam.) Tại đây, đã có một ông đội, một ông xếp về quan thuế, tiếp đón. Poivre đã nhờ viên đội chuyển thư cho vua và một vài lá thư cho các thừa sai Pháp cũng như một hai người thông ngôn. Viên đội đã cho phái đoàn của Poivre một số tiền Việt Nam, một con bò, một số gà và hoa quả. Hôm sau thì phái đoàn của Poivre phải đi Faifo (Hội An) để gặp một vị quan lớn trông coi các thuyền bè ngoại quốc. Poivre đã khai báo số quà dùng để biếu tặng lên vua và khai số hàng hóa trên tàu. Sau đó, họ có dựng một căn nhà bằng tranh ở Tourane cho thủy thủ đoàn trú ngụ.”

(Pierre Poivre, “Journal d’un voyage à la Cochinchine”, 29-8-1749, trang 2-3. Những trích dẫn Poivre về sau sẽ chỉ ghi số trang.)

Giải thích thêm. Các tàu biển ngoại quốc đến Đàng Trong bắt buộc phả bỏ neo ở Tourane mà không thể ra thẳng Huế được. Đây cũng là một trong những lý do Pháp chiếm Sài Gòn sau này.Theo một tài liệu của tác giả Robert Kirsop, một người đã đến Đàng Trong và đã sống khoảng hai năm ở đấy cùng một thời với Poivre đã đưa ra một số chi tiết quan trọng giúp hiểu rõ công việc làm của phái đoàn Pháp hơn. Nhan đề tài liệu là “Oriental Repertory”, vựng tập Phương Đông, do Ngô Bắc dịch, Gio-o.com. Chúng tôi sẽ trích dẫn đầy đủ phần tài liệu này trong phần cuối viết về Poivre.

Theo sự tường trình của Robert Kirsop, các tàu đều bỏ neo ở vịnh Đà Nẵng. Sau đó phải mất hai ngày đường đến Hội An để đóng cước phí tùy theo tầu lớn nhỏ. Tàu của Poivre chính ra phải đóng 3000 quan, nhưng đã được miễn phí. Có ba người thông dịch mà họ gọi là nhà ngôn ngữ là: Miguel, dịch tiếng Pháp. Người khác dịch tiếng Bồ Đao Nha. Và một mùa phải trả cho họ chừng 200-300 quan tiền công.

Ngoại giao quà tặng

Việc buôn bán thuở xưa trước hết khởi đầu bằng quà tặng, chưa kể thuế bến đậu tùy theo trọng lượng của tàu, nhất là nguồn gốc của tầu. Không có lễ vật, coi như việc buôn bán không thành. Lễ vật đút lót từ trên xuống dưới không trừ một người nào. Phải chăng nó trở thành một thứ triết lý sống, một thứ văn hóa trong một xã hội còn kém cỏi mọi mặt. Các chúa được đút lót theo thứ bậc, ngay cả họ hàng, quan lại, tùy chức vụ và ai cũng có phần của mình. Việc “đánh thuế” rất tùy tiện, tùy theo tàu nước nào. Tàu ở Hải Nam, ở Ma Cao, ở Siam, ở Java chịu thuế khác tàu từ Tây Phương đến.

Theo nhận xét của Chaigneau viết vào ngày 3 tháng sáu 1819 như sau:

“Dans ce pays-ci, il n’est plus possible qu’aucun navire y vienne: ce sont tous les jours de nouveaux moyens de vexations poussés à l’excès”.

(Ở xứ sở này, không một tàu bè nào có thể đến đây được. Mỗi ngày lại có những sự sách nhiễu mới đến chỗ quá mức).

(Charles B. Maybon, “Histoire moderne du pays d’Annam”, Paris, Librairie Plon, trang 362)

Chưa kể các chúa Nguyễn cấm xuất khẩu các gỗ quý, kim loại quý, gạo và muối.

Đường bộ hầu như chưa có, mọi sự di chuyển đều bằng tàu bè, thuyền đủ loại. Trong đoạn văn dưới đây, phái đoàn Pháp phải mất bốn ngày đường để đi từ Tourane ra Huế, lúc dùng đường bộ, lúc dùng đường biển, rồi đường sông khi vào đến Huế.

“Poivre đã tặng vua một số ngựa và súc vật, cộng thêm 13 thùng lớn tặng vật và thư giới thiệu của vua nước Pháp mong muốn có trao đổi thương mại giữa hai nước. Sau khi mở một vài thùng quà thì viên quan lớn cho chở tất cả những thùng quà đó trên một chiếc tầu lớn bằng đường biển đến nhà vua. Còn các món quà nhỏ có thể chở bằng đường bộ thì giao cho một đội trưởng canh gác trông nom. [13 thùng quà này không biết vì sao không được chở vào Huế, theo như Poivre viết sau này. NVL]

Giờ buổi trưa thì ngưng mọi hoạt động vì trùng vào giờ sinh đẻ của vua.

Ngày 18 tháng 9, phái đoàn bắt đầu chuyến khởi hành đến triều đình nhà vua ở Huế. Chi phí chuyên chở do triều đình trả. Họ cho đánh mõ và dân làng ở đó gửi đến 100 cu li để khuân đồ trèo núi. Đường lên núi đã có lối đi, qua một vài cái vực và có cầu bắc qua. Nhưng những cầu này không vững chãi và rất nguy hiểm. Buổi trưa dừng lại ở một quán ăn trên núi và đến buổi chiều thì xuống núi. Đêm đó chúng tôi đã ngủ tại một làng bên bờ biển.

Dưới chân núi đã có một số gái điếm trực chờ sẵn ở đó để đón khách. Từ đây, đi thêm vài làng nữa trên những cánh đồng có trồng trọt, sau đó tới một làng có tên là “Cho mehe” nhưng dân làng đã bỏ trốn để khỏi phải khuân vác. Và phái đoàn đã phải thuê cu li khác trả tiền hậu hĩ, rồi phải trèo qua hai rặng núi thấp, nhưng dốc núi thẳng đứng mà phía sau nó là một cánh đồng có một con suối chẩy qua. Cuối cánh đồng này là một cửa sông, cửa ngõ vào Huế. Chúng tôi đã nghỉ trưa và ăn cơm sau đó lại thuê 4 thuyền tam bản lớn. Thuê người chèo thuyền và đi cả đêm. Tất cả đoạn đường từ Tourane đến đây, chúng tôi đều đi dọc theo bờ biển.

Mãi tới 10 giờ sáng ngày 22 mới tới Huế, ở “Chottiam”, rồi buổi trưa đến “Chôlé”.

(Trang 5-8)

Con đường từ Đà Nẵng-Huế phải đi mất 4 ngày. Việc di chuyển ở triều đình Huế củng như tại đất Nam Kỳ phần lớn là dựa trên thuyền bè, vì đường bộ hầu như chưa có.

Thế nhưng vào năm 1830, John Crawfurd, trong “Journal of an Embassy”, và đoàn tùy tùng người Anh, 80 năm sau, đã dùng tàu thủy một cách không khó khăn gì.

Khác hẳn thái độ tiêu cực của Pierre Povre, John Crawwfurd khi rời Huế ngày 17-10 để vào Tourane, ông nhìn quang cảnh thiên nhiên hai bên bờ sông một cách thích thú. Nhà cửa, ruộng vườn hai bên bờ sông, đời sống sinh hoạt của dân chúng nhiều chỗ nhộn nhịp. Ông đếm ra có đến 255 lò gạch ở hai bên bờ sông. Vì đây là mùa nước lụt, nhiều thuyền di chuyển ngay trên ruộng lúa để bắt cá trong khi chờ đợi mùa gặt tới trong vài tháng nữa. Trong khi thuyền dừng, ông được cho ở trong những căn nhà đầy đủ tiện nghi dành cho khách vãng lai.

(John Crawfurd, “Journal of An embassy”, From the Governor-general of India to the Courts of Siam and Cochinchina. London, 1830, tóm lược từ trang 427-435).

Tiếp tục đọc hồi ký của Pierre Poivre:

“Ngày 23 đến bái kiến nhà vua lúc 11 giờ. Để thêm trang trọng cho phái đoàn, Poivre đã cho 8 lính đi mở đường, ăn mặc chỉnh tề, súng đeo vai. Tiếp đến là Poivre và các sĩ quan, rồi đến các thủy thủ trên tàu. Cuối cùng là hai đầy tớ gốc Ấn Độ ăn mặc theo kiểu lính cipaye của Ấn Độ, đeo kiếm cạnh sườn cùng với các đầy tớ khác.

Buổi trưa, phái đoàn được dẫn vào cung điện. đến một tòa nhà lớn thường được gọi là nhà voi, vì vua thường có thú tiêu khiển với mấy con voi.

Trên dường vào cung điện là hàng rào lính đứng hai bên, tuốt gươm dơ cao. Còn độ 50 thước thì tới một cửa lớn, trong đó nhà vua ngồi trên một ngai có vương niệm bên trên, vua mặc áo của hoàng gia. Khi chừng còn độ 10 thước thì phái đoàn làm lễ cúi đầu theo lối người Pháp. Riêng viên thông ngôn tên Ruộng thì cúi gập đầu xuống đất ba lần.

Poivre đã trình bày lý do đến đây theo lệnh của vua nước Pháp, một vị vua mạnh nhất của Âu Châu và để dâng lên những lễ vật và mong có một thỏa ước thân hữu giữa nước Pháp và vua nhà Nguyễn. Nhà vua tỏ ra nhã nhặn và khả ái đã tò mò hỏi cả ngàn câu hỏi, đủ thứ chuyện. Nhà vua hỏi đoạn dường từ Âu Châu sang đây là bao xa. Poivre trả lời là 6000 dặm và phải mất 10 tháng trời để đi. Rồi hỏi thăm về tuổi vua nước Pháp, sức khỏe, gia đình, về quân lính, về hải quân. Rồi nhà vua tiến lại gần và ra dấu cho Poivre tiến lại để xem xét quần áo từng cái một và đặc biệt xem các bộ tóc giả và các chất bột rắc trên đầu làm cho tóc khô và dính cứng. Vua có vẻ không mấy ưa bộ tóc giả. Sau đó nhà vua ra lệnh đãi tiệc cho chúng tôi và phần ông cũng rút lui vào bên trong để ăn. Trong khi chờ đợi bữa ăn thì những quan hầu cận xúm lại chung quanh chúng tôi và tò mò một cách thô bạo, vừa nhìn xem, vừa sờ mó từng thứ, cởi cả cúc áo để xem, nhấc bỏ tóc giả, cởi giầy một cách thô bạo không ngượng ngùng gì.” (Trang 8)

Và sau đây là những nhận xét của Poivre về những gì ông quan sát thấy:

“Những người lính thì đều mang gươm dài chừng hơn một thước. Chuôi gươm thường trạm chổ và dược đánh bóng, một số được nạm bạc và khoảng 40 người lính có chuôi gươm nạm vàng. Những người này thuộc lính canh ở trong nội cung. |Họ phần đông đều gầy ốm yếu, quần áo thường bẩn thỉu. Chúng tôi phải chịu đựng trả lời những câu hỏi xấc láo và ngu dốt của họ. Sau đó, bốn người lính bê ra một cái bàn, trên đó bầy các món thịt và thịt hầm theo lối ăn uống của họ. Rồi vua cũng ra lại để xem và nói chuyện với chúng tôi. Họ cũng cho xử dụng dao muỗng bên cạnh các đôi đũa như người Trung Hoa. Rồi vua bắt chúng tôi phải nếm thử tất cả các món ăn đã được bày ra trên bàn và hỏi chúng tôi về mỗi món ăn ấy. Nhiều khi phải cố nhăn mặt nhăn mũi cố nuốt những món thịt hầm mà nhiều phần bị nhiễm độc. Phải nhìn nhận là người miền Đàng Trong là những tên đầu bếp dở. Đôi khi chúng tôi phải nhổ những gì đã ăn vào và vua cho là không vệ sinh vừa ăn vừa nhổ như thế. Nói chung thì bữa ăn vui vẻ và vua thì luôn cười nói.” (Trang 8)

Chúng ta đã quen với lối viết sử của các triều vua thời trước chỉ viết về triều đại các vua chúa. Đó là lối viết một chiều và thường thiếu khách quan và sự trung thực. Sự hiểu biết về sử của chúng ta thực sự là nghèo nàn và giới hạn, thiếu nhiều chi tiết và sự kiện cụ thể. Nhưng từ thế kỷ 17 khi có mặt của người Tây Phương đến Việt Nam thì có một khuynh hướng viết thứ hai do người Tây Phương viết, đặc biệt là do các giáo sĩ đi truyền giáo và các nhà buôn hoặc các nhà thám hiểm.

Poivre là một trong số những người ấy. Mặc dầu cuốn hồi ký của ông viết cách đây cả ba thế kỷ mà nhiều sự việc được nêu ra đọc thấy sống động, linh hoạt mà ngày nay ta vẫn có thể mường tượng được lối suy nghĩ, lối sống của vua Nguyễn. Nhiều khi ông đã không ngần ngại phơi bày trắng trợn nhiều tính nết xấu của các quan và của Võ Vương.

Cái cảm tưởng còn đọng lại nơi người viết là thấy tính cách vô tích sự, vô trách nhiệm của một thể chế vua chúa, quan lại. Họ chỉ lo tích thu hưởng thụ trên cái lưng khốn khổ của người dân thường trước nạn đói, nạn lụt lội, mất mùa. Họ tỏ ra bất cần.

Mình nhà vua đã có đến 300 cung phi, cung nữ để hầu hạ cung phụng. Vua đam mê tửu sắc nên phần đông các thế hệ hoàng tử, công chúa được sinh ra thường yểu mệnh. 30-40 người hầu chỉ lo truyện ăn uống, tắm rửa, đấm bóp, lo áo quần và vệ sinh cho mình nhà Chúa.

Nhà vua chỉ có mỗi công việc ăn và ngủ.

Mọi công việc triều chính giao vào tay hai ba vị quan và những người này mặc tình thao thúng vơ vét thêm một lần nữa.

Xin được trích nguyên văn đoạn này như sau:

“Ce prince est vain, ignorant, paresseux, avare, superstitieux et fort adonné aux femmes. Il a un séral de trois cents concubines d’où il ne sort jamais. Les affaires du royaume ne l’occupent point; il les abandonne à trois ou quatre mandarins qui abusent de l’autorité qui’il leur donne pour tyraniser le peuple.”

(Vị hoàng tử này là thứ vô tích sự, dốt nát, lười biếng, hà tiện, mê tín và mải mê phụ nữ. Ông có cả thẩy 300 nàng hầu nên không bao giờ ông ra ngoài. Công việc triều chính không làm ông bận tâm; ông phó mặc cho ba hoặc bốn vị quan, những vị này lợi dụng quyền thế có được trong tay hà hiếp dân chúng). (Trang 81).

Thú chơi như săn hổ, săn voi của ông thì có hàng trăm người phục dịch. Khi biết có con hổ thì một đám người lo giăng lưới. Đám người khác lo đánh trống, gõ mõ, nổi lửa để con mồi hoảng sợ chạy về phía có chăng lưới, ở đây đã sẵn có đám người túc trực chăng lưới bắt hổ. (Trang 25).

Săn voi đực thì cho vài con voi cái đã được thuần, bắt chúng chạy vào rừng tìm voi đực. Voi đực tìm đến thì voi cái chạy hướng dẫn nó vào một nơi có một vài voi đực được thuần hóa quây chung quanh. Rồi những người thợ săn tìm cách trói voi lại. Con voi đực bị trói sau đó bị bỏ nhịn đói cho đến khi voi yếu mệt. Sau đó họ cho nó tiếp tục ăn trở lại và cho bốn voi đực đã thuần kềm con voi đực đến tận bờ sông và ở nơi này voi được huấn luyện để thuần hóa.

Hổ Quyền là một di tích hết sức đặc biệt trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế. Nguồn:  http://www.huefestival.com/

Hổ Quyền là một di tích hết sức đặc biệt trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế. Nguồn: http://www.huefestival.com/

Có lần nhà vua còn tổ chức một buổi chiến đấu giữa hổ và đàn voi. Người ta chở những con hổ bị nhốt ở trong cũi đến một nơi gần con sông lớn của Huế. Phía đối diện, người ta cho 40 con voi đứng xếp hàng như thể đang chiến đấu. Nhà chúa cho lệnh chiến đấu bàng cách gõ nhiều lần vào một thanh tre. Nghe hiệu lệnh, một binh lính mở củi cho một con hổ ra khỏi chuồng. Con vật khốn nạn này trước đó đã bị rút hết móng và bị buộc mõm, yếu ớt nửa sống nửa chết, chân bị cột vào một cái cột. Rồi một con voi được ra hiệu lệnh tiến đến gần con hổ, nhấc bổng con hổ lên không đụng đậy, quất lên cao và cứ thế trò chơi, dơ lên quật xuống cho đến khi con hổ hoàn toàn chết. Sau đó lính đến dùng rơm đốt những cái râu con hổ vì sợ dân chúng đến bứt những sợi râu này để tẩm thuốc độc.

Trò chơi nhàm chán cứ thế tiếp tục cho đến con hổ thứ 18. Sở dĩ có trò chơi không công bằng này, vì nhà vua sợ những con voi bị giết, vì giá trị một con voi rất đắt tiền hơn một con hổ. Vả lại, voi vốn là con vật được như sức mạnh chính của triều đình. (Trang 57)

Poivre cho rằng đó là sự đánh giá sai lầm. Những con voi này chẳng có chút giá trị gì cả trước tiếng súng nổ của pháo đội Pháp. Chúng có hại hơn là có lợi. Nó cũng chẳng khác gi dàn súng đại bác được trưng bày trước dinh của chúa. Mà cũng không một ai có khả năng điều khiển khi cần. Cũng chẳng trông thấy bất cứ một viên đạn nào ở đó mỗi khi cần xử dụng. Chỉ khi nào nhà vua cần bắn biểu diễn hay thị uy thì mới ra lệnh chuẩn bị thuốc súng mà thôi.

Ngoài những người phục vụ như thế, còn có khoảng 10 ngàn quân lính đủ loại canh gác khắp nơi. Cộng chung có khoảng 40.000 người sống bám vào ngai vàng của vị chúa.

Sự tham lam của cải vật chất thì vô độ. Có lần có một vị quan lớn trong triều qua đời. Ông quan này thuộc loại giàu có để lại vô số của và gia tài, đất đai, vàng bạc. Nhà vua tự nhận là họ hàng và quyền thừa kế, không một ai dám cãi lại, mặc dầu mọi người đều biết vị quan này có nhiều bà con rất gần gũi mới là những kẻ thừa kế chính thức. Ông vua đã lấy hết số tiền là 200.000 quan, 6000 bánh vàng (pain d’or) của người quá cố để lại.(Trang 24).

Ngoài ra, nhà vua còn có tính tò mò quá thô kệch và quê mùa như khi nhà vua hỏi Poivre các cung điện ở đây có to lớn và đẹp hơn ở cung điện của vua bên Tây không? Dĩ nhiên,, Poivre nói khéo là các cung điện ở đây cũng đẹp, nhưng không thể so sánh với cung điện bên Tây vì hai lối kiến trúc khác nhau. Poivre thừa hiểu các cung điện bên Tây đều rộng bát ngát, xây cất kiên cố bằng đá, trần thiết quá công phu sang trọng làm sao cung điện nhà vua có thể so bì được. Ngoài ra nhà vua cũng như hàng quan lại đều có tính tham lam vô độ, việc tráo trở mua bán không sòng phẳng. Ngoài ra việc ăn ở thường thiếu vệ sinh và dơ bẩn từ quần áo đến nhà cửa cũng như sự ngu dốt về nhiều mặt cũng như việc mê tín. (Trang 7)

Theo Poivre, nhà vua cho xây dựng nhiều đền thờ, cạnh các bờ sông chỉ để thờ đủ các loại thần. Các chùa này do tiền của nhà vua bỏ ra xây cất đôi khi nhằm để vinh danh tổ tiên nhà vua. Bởi vì, các vì vua chúa xứ này sau khi qua đời trở thành thần thánh. Chùa được xây cất ở một nơi đẹp đẽ nhất, có tường xây bao bọc, có vườn rộng rãi. Muốn vào chùa có hai cửa nhỏ, còn cửa lớn dành cho nhà vua. Có đến bảy chùa được xây cất theo hàng như thế. Trong chùa có nhiều tượng những con sư tử cũng như rồng và tượng thần. Dưới mắt Poivre, các tượng này thường xấu xí, hình thù dị hợm, ở giữa có đốt một lò hương khói, cháy suốt ngày đêm cũng như những đèn và những ngọn nến mà mùi hương tỏa ra khắp nơi. Có khoảng 60 nhà sư sống nhờ bổng lộc của nhà vua cung cấp phần gạo, còn rau hoa quả thì có sẵn trong vườn. Công việc của họ là hát kinh kệ suốt đêm với sự hỗ trợ của tiếng trống và chuông. (Trang 17)

Poivre cũng dành nhiều thời gian để đi thăm các quan trong triều, nhất là hàng quan lại có họ hàng với nhà vua. Theo Poivre nhà cửa của các vị quan này thì thường quá nghèo nàn và tầm thường xem ra không xứng đáng với chức vụ của họ. Ông viết:

“Je remarque chez ce mandarin une vanité grossière, beaucoup d’indolence, un grand soin de s’ajuster, mais peu de dignité et de noblesse.” (Trang 9).

(Tôi nhận xét thấy nơi vị quan này một sự khoa trương kệch cỡm, biếng nhác, cố gắng thích nghi nhưng vẫn thiếu sự trang trọng và thanh cao)

Theo tục lệ nhà vua không nuôi dạy một đứa con nào của mình, trừ một đứa con sẽ kế thừa ngôi vua. Những đứa khác đẻ ra là được giao ngay cho các quan cận thần, giàu có. Họ có bổn phận nuôi dạy con của vua và được coi như bố nuôi của đứa trẻ. Vì thế, coi như nhà vua tránh được trách nhiệm nuôi dậy vô số con của các cung phi. Khi đứa trẻ được giao cho vị quan chăm sóc thì vua không còn quan tâm đến đứa trẻ đó nữa. Chính vị quan này phải lo chăm sóc và nuôi dạy đứa trẻ. Khi đã lớn thì đôi lần cho đứa trẻ vào cung để gặp mẹ nó. (Trang 12).

Poivre cũng dành một số cơ hội nói về dân tình. Theo ông, nhiều người dân quá khốn khổ đã bỏ xứ mà đi, nhiều người trốn sang xứ Cam Bốt hay Xiêm la. Có người đi đến tận đảo Pulo-condor. Tuy nhiên, đàn ông lại có quyền lấy nhiều vợ nếu có đủ tiền cấp dưỡng. Đa thê được cho phép. Nếu cần phải ly dị, người đàn ông chỉ cần mời viên quan và họ hàng đến chứng kiên đến dự một bữa tiệc, rồi tuyên bố bỏ vợ là xong. Con thì chia, nếu một con thì người chồng được giữ đứa con, hai con thì chia đôi, nếu ba con thì người chồng giữ hai đứa. Nếu người đàn bà ngoại tình thì bị kết án tử hình. Họ bỏ người đàn bà vào một cái rọ với một con heo và cho trôi sông. Người ta cũng dùng những con voi để trừng phạt người đàn bà phạm tội bằng cách cho voi giầy. (Trang 85)

Thành phố Huế là thủ đô của nhà vua, nằm trên một cánh đồng rộng và đẹp được vây quanh bằng những rặng núi và một con sông cắt ngang thành phố. Đường phố thì hẹp và lầy lội khi vào mùa mưa. Khu phố người Tầu tương đối rộng và sạch sẽ hơn. Dân số trong thành phố tương đối đông đảo, khoảng 60 ngàn người.

Mùa mưa ở xứ Huế kéo dài ngày nọ sang ngày kia, kéo dài vài tháng, gây lụt lội khắp nơi. Mọi sinh hoạt đều đình trệ. Mái nhà ẩm mốc mọc rêu xanh.

Chính John Crawfurd cũng ngao ngán chứng kiến cảnh những trận mưa liên tục và kéo dài trong suốt ba ngày. Bờ sông ngập nước. Nhà cửa chìm trong biển nước. (Crawfurd, ibid, trang 420-421).

Việc ngập lụt như thế kéo dài hàng bao thế kỷ và cho đến nay cảnh đó cũng vẫn diễn ra hàng năm.

Người dân họ có những hủ tục man rợ. Chẳng hạn, con gái làm điếm công khai và những người có tiền cũng như quan lại thường lấy những người này về làm vợ. Hoặc dùng những người đàn bà này làm quà tặng như thể người ta mời uống một tách trà hay ăn một miếng trầu. Trong khi người đàn bà có chồng mà ngoại tình có thể bị tử hình. Trong khi những cô gái điếm có thể công khai ngủ với bất cứ ai. Tuy nhiên, người thụ hưởng có nhiều phần liều lĩnh vì có thể mắc bệnh.

Luật phát cũng lỏng lẻo trong việc ăn trộm, ăn cắp. Việc cho vay lãi nặng nề bằng 100% vốn vay. Chưa kể hàng ngàn hủ tục độc hại khác nữa và được tuân thủ do thành kiến và sự ngu dốt. (Trang 88).

Cổ tục còn cho phép cha mẹ có quyền tuyệt đối trên những đứa con của mình. Con cái chỉ được phép ăn chung với cha mẹ khi đã trưởng thành. Sự tùng phục đi đến chỗ tuân thủ như một sự tôn thờ. Những lời nói cuối cùng của người cha trở thành lời trối trăng linh thiêng. Anh em thường không yêu thương nhau mà kèn cựa nhau, nghi ngờ nhau. Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu lợi những gì họ không lấy cắp được.

Dù cho giàu có, họ ăn uống hà tiện chỉ có cơm và cá mặn. Họ chỉ ăn thịt khi có dịp lễ lạc hoặc chỉ ăn thịt khi con vật già ốm yếu, hoặc chết. Thay vào đó, họ thích ăn thịt chó. Họ ăn uống dơ bẩn và thường ăn những món ăn mùi vị ghê tởm.

(Còn tiếp)


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
19 Tháng Tám 2017(Xem: 16759)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?
18 Tháng Tám 2017(Xem: 18634)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
13 Tháng Tám 2017(Xem: 19133)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.
11 Tháng Tám 2017(Xem: 17275)
Huế là sân khấu chính trị của biết bao biến cố lớn nhỏ. Vậy mà nay nó để lại gì? Ai muốn đi tìm di tích đồn Mang Cá thì tìm ở đâu?
05 Tháng Tám 2017(Xem: 18243)
Sống trọn vẹn trong tính xác thực và tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa. Hãy sống phút này đây như là phút cuối.
04 Tháng Tám 2017(Xem: 18740)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người.
29 Tháng Bảy 2017(Xem: 10926)
Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Bảy 2017(Xem: 8995)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 12389)
có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 10180)
Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9263)
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
08 Tháng Bảy 2017(Xem: 9794)
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19396)
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
24 Tháng Sáu 2017(Xem: 18429)
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 19532)
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn.
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 20304)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
25 Tháng Năm 2017(Xem: 19859)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
20 Tháng Năm 2017(Xem: 9698)
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 19665)
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật
06 Tháng Năm 2017(Xem: 10077)
Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp sẽ bước vào vòng "chung kết" vào chúa nhựt cuối tuần này và được dư luận coi như "ly kỳ & tàn bạo" nhứt trong lịch sử quốc gia này.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8236)
Tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay, Đừng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như Hoàng Trọng Miên.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 17042)
Sau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 18705)
Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 17679)
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 8750)
Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp.
30 Tháng Ba 2017(Xem: 17565)
Chẳng những trong giai đoạn này, Quốc Trưởng đã bị loại ra khởi trò chơi quyền lực, mà nó còn xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 10900)
Tiếc thay, Bảo Đại trên thực tế đã không bao giờ trực tiếp điều hành chính phủ trong vai trò Thủ tướng. Và như thường lệ,
16 Tháng Ba 2017(Xem: 9079)
Tôi nhận xét là trong giai đoạn từ 1947 trở đi, ông Bảo Đại mới bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt đến chính trị mà trước đây ôngi xem ra lơ là.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 4158)
Không biết phải lặp lại gọi những hoạt động của Bảo Đại là gì? Ông có phải là một thứ con buôn chính trị hay con buôn thời cuộc? Ông nhận công khai nhiều món tiền của người Pháp, nhưng đồng thời cũng không từ chối tiền của Hồ Chí Minh?
02 Tháng Ba 2017(Xem: 9152)
Sự chia rẽ là mầm mống của sụ bị lệ thuộc làm suy yếu tiềm lực dân tộc. Nhìn trong nước hiện nay cũng như ở hải ngoại, chúng ta đều thấy có chung mẫu số: sự chia rẽ và phân hóa.
25 Tháng Hai 2017(Xem: 18476)
Đối với tập thể VN còn nhiều ưu tư đến đất nước thì nay rất hoan hỉ thấy chính phủ TT Trump đã chuẩn bị ngay sau khi đắc cử kế hoạch đối phó với Trung Cộng tại Biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 17180)
Trong dịp ở Hà Nội, Bảo Đại đã có dịp đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Vũ Trọng Khanh,
15 Tháng Hai 2017(Xem: 4767)
Nếu vai trò vua của Bảo Đại là bù nhìn như đã nhận định ở trên thì vai trò cố vấn tối cao, tệ hơn một bực, là trò hề.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 11676)
Những đau thương của Huế không bút nào tả hết. Có một gia đình Huế, trong biến cố đài phát thanh Huế đã mất đi một người con, hai người cháu.
01 Tháng Hai 2017(Xem: 17004)
Một điều cần ghi nhận là trong Hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại. Ông không đả động gì đến chuyện tịch thu tài sản cả.
25 Tháng Giêng 2017(Xem: 8003)
Bài báo trên tờ Trường An, xuất bản tại Huế trong dịp này càng tường thuật đầy đủ bao nhiêu, càng đánh bóng Đức Hòang Thượng bao nhiêu càng cho thấy nó dơ dáy, thối tha bấy nhiêu!
21 Tháng Giêng 2017(Xem: 30784)
Phụ Lục: Toàn bộ bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump."Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8227)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng ...
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 17351)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng khi ...
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 20215)
Bài này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 11 năm 1993 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo - mặc dù đã 73 tuổi - là người có khả năng sinh ngử "hiếm có"
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 18275)
Cái may mắn thứ hai cho Bảo Đại là ông đã kịp thời lên máy bay về nước trước khi cuộc chiến tranh thứ hai bùng nổ để khỏi bị kẹt lại trong vòng lửa đạn.
30 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 26818)
Trước hết nói về chữ "đánh" không phải chỉ phương diện tấn công bằng quân sự, mà bao gồm mọi phương diện, miễn sao đối thủ phải chịu thua thảm bại
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13534)
Thất bại trong chương trình muốn cải cách hành chánh dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Bảo Đại không có cách gì khác hơn là giao Bộ Nội vụ cho Phạm Quỳnh,
23 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21583)
Ngày hôm nay có lẽ là ngày quan trọng nhứt trong cuộc đời của ông Trump . Bởi vì sau 28 năm (1988 – 2016) tuyên bố ra tranh cử Tổng Thống
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17334)
Thật sự người ta biết rất ít về giai đoạn tuổi thơ của ông Bảo Đại cũng như của bà Nam Phương. Nhưng nhờ có cuốn Hồi ký của ông
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17442)
Trong chương Hai cuốn S.M. Bao Daï Le Dragon D’Annam, nxb Plon, 1980, Bảo Đại đã viết: Empereur D’Annam. [Hoàng đế Annam, 1926-1945].
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21143)
Không ai đoán trước nổi: Ô. Tillerson được chọn làm ngoại trưởng Mỹ - Giải mã: Tại sao Ô. Trump lại có quyết định ly kỳ như vậy?
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 22174)
Bài biên khảo này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 4 năm 1992 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo mặc dù đã 72 tuổi nhưng vẫn có tấm lòng rất lớn với tuổi trẻ và nền giáo dục VN
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15895)
Qua bài viết này, hy vọng độc giả có thêm một cách nhìn khác về chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Người viết nhận thấy nhờ mặt tích cực của thực chất chế độ thực dân ...
05 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 20927)
Có thể khẳng định: ngày thứ sáu mùng 2 tháng 12, 2016 là khúc quanh lịch sử quan trọng cho liên hệ giửa Mỹ và Trung Cộng
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17206)
Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu.
26 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13485)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tính cách "di sản báo chí" của Thày hiệu trưởng Phạm Đức Bảo với tựa đề "Ý Dân Là Ý Trời" dưới bút hiệu Bảo Hà.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 19373)
Miền Nam mà tôi muốn nói ở đây là khoảng thời gian từ 1954-1975. Một miền Nam đầy triển vọng và tốt đẹp. Tôi vốn nặng lòng với miền Nam ngay từ khi di cư năm 1954.
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 26663)
I / Vô tiền khoáng hậu - II / Mưu sâu: Trọng điểm tranh thủ cử tri của ông Trump - III / Kế độc: "Nói toạc móng heo" những bí ẩn - IV / Đòn sát thủ vào giờ chót của ông Trump
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 19120)
Chính ngay những người Pháp hoặc những kẻ theo Pháp, hoặc kẻ chống Pháp, ngay cả những người đi làm cánh mạng chống Pháp đều nhìn thấy ở chữ quốc ngữ một lợi khí truyền đạt.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17722)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 17910)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 18169)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 18715)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 17094)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
29 Tháng Chín 2016(Xem: 20155)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 19232)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17830)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
08 Tháng Chín 2016(Xem: 19909)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 18542)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
24 Tháng Tám 2016(Xem: 18528)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
17 Tháng Tám 2016(Xem: 18036)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 12849)
Thầy trường công và nhất là học trò trường công thì khác xa về trình độ học vấn so với học trò trường tư. Một đằng trình độ tương đối đồng đều, có chọn lọc khi thi tuyển vào lớp đệ thất.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 21841)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
04 Tháng Tám 2016(Xem: 17149)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 17963)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 19359)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10110)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
15 Tháng Bảy 2016(Xem: 18773)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 21670)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
28 Tháng Sáu 2016(Xem: 17598)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
22 Tháng Sáu 2016(Xem: 18922)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 17476)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 18165)
Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến...
04 Tháng Sáu 2016(Xem: 23115)
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, 2 bài thơ đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi đạt kỷ lục trên internet.
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 17967)
Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ.
27 Tháng Năm 2016(Xem: 18319)
Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18284)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 16979)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
05 Tháng Năm 2016(Xem: 18140)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 9020)
Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia,
29 Tháng Tư 2016(Xem: 30541)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17785)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
16 Tháng Tư 2016(Xem: 18078)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
08 Tháng Tư 2016(Xem: 17880)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
01 Tháng Tư 2016(Xem: 20253)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).
31 Tháng Ba 2016(Xem: 19035)
Tiếc thay, Việt Nam đã mất nhiều cơ hội để hội nhập với bạn bè thế giới bằng lối đi ra biển, vượt thoát áp lực của nước láng giềng khổng lồ.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 18501)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu nữ họa sĩ Nguyễn Thị Phấn qua bài báo của ký giả Alan D. Mcnarie đăng trên KeOla Magazine số tháng 11/12 năm 2013.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 15694)
Trong khoảng thời gian bị đô hộ hơn 10 thế kỷ, người Việt chịu sức ép nặng nề nhất có thể không phải là kinh tế, quân sự mà là chính sách đồng hóa của người Tầu
18 Tháng Ba 2016(Xem: 17036)
Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 14252)
Nói chung, theo tôi, người Việt Nam thường nhìn người Tầu một cách không mấy có thiện cảm,
04 Tháng Ba 2016(Xem: 18802)
Tội của họ là tội bán nước? Công của họ là công nô bộc cho một chủ nghĩa ngoại lai. Họ vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14618)
Tập Cận Bình thất bại đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc . ...
30 Tháng Mười 2015(Xem: 19747)
Bài viết nầy, tạm gọi là chút tình tri ngộ, tri tình, tri ân cùng ông giữa cõi đời và cõi người rất mong manh, mộng ảo nầy.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 19004)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu