Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Ly kỳ: Sẽ đắc cử TT Pháp nhờ có "Vòng Tay Học Trò"?

06 Tháng Năm 20175:58 SA(Xem: 10069)
Ly kỳ: Sẽ đắc cử TT Pháp nhờ có "Vòng Tay Học Trò"?

Phiếm luận thời cuộc 

Ngưòi Xứ Bưởi

05 Tháng 05, 2017

 

Ly kỳ: Sẽ đắc cử TT Pháp nhờ có "Vòng Tay Học Trò"?

 

 NQ17-1-LePenMacron

 

Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp sẽ bước vào vòng "chung kết" vào chúa nhựt cuối tuần này và được dư luận coi như "ly kỳ & tàn bạo" nhứt trong lịch sử quốc gia này.

 

I/ Ly kỳ

Ly kỳ bởi vì chưa bao giờ có cặp ứng cử viên độc đáo như vậy.

1/ Thực vậy, nam ứng cử viên Emmanuel Macron là một nhân vật trẻ tuổi nhứt - mới 39 tuổi - mà đã dám ra tranh cử và bất ngờ được lọt vào vòng chung kết. Phải nói là bất ngờ bởi vì trước nay vài năm hầu như còn "vô danh tiểu tốt" trong chính trường nước Pháp. Ông này được Tổng Thống Pháp Hollande đắc cử năm 2012 mời làm cố vấn và sau đó vào năm 2014 làm bộ trưởng kinh tế lúc mới có 36 tuổi. Đây là sự kiện hi hữu và dư luận tin là có sự yểm trợ đắc lực của giới tài phiệt Pháp bởi vì lúc đó ông Macron đang làm việc cho ngân hàng đầu tư nổi tiếng Rothschild (gốc Do Thái).

Đánh mùi đoán thấy thế đứng của mình quá yếu trong đảng cầm quyền Xã Hội  (PS) nên khó có thể được tín nhiệm ra tranh cử, ông Macron rất bất ngờ đứng ra thành lập phong trào chinh trị mang tên là En Marche (Tiến Bước) vào tháng 4 năm ngoái. Quyết định này - giống y hệt như TT Mỹ Obama đã làm vào năm 2008 -  cho thấy ông Macron lộ tham vọng chính trị muốn vượt qua mặt TT Hollande để ra tranh cử Tổng Thống Pháp vào năm 2017. Trong nội bộ đảng cầm quyền Xã Hội (PS) đã có phản đối mạnh mẽ và đã khiến ông này phải xin từ chức và rút lui ra khỏi đảng Xã Hội  vào tháng 8/2016. Ngay sau đó, Thủ Tướng Manuel Valls & nhiều nhân vật quan trọng khác đã công khai chỉ trích và coi hành động này là phản đảng.

Chuyện này đã khiến uy tín của TT Hollande tụt dốc và phải từ bỏ ý định ra tái ứng cử. Đây là chuyện hiếm có & nhục nhã cho một Tổng Thống đương nhiệm mà không dám ra tái ứng cử. Chính vì vậy TT Hollande từng tâm sự công khai than rằng ông Macro đã "phản bội tôi có phương pháp" (xem nguồn 1 phía dưới). Nên nhớ rằng TT Holland coi ông Macro là một "đệ tử ruột" và hết lòng nâng đở cho làm bộ trưởng kinh tế với niềm hy vọng sau này sẽ "nối nghiệp" mình. Mặt khác phải công nhận ông Macron mặc dù trẻ tuổi nhưng tài cao mà lại được nhiều may mắn bất ngờ. Cho nên dù phải bỏ đảng Xã Hội Pháp ra thành lập một phong trào chính trị riêng "Tiến Bước", ông Macron vẫn đủ sức đánh bại tất cả những ứng cử viên khác có cùng khuynh hướng tả phái để lọt vào vòng bầu cử chung kết. Nhìn lại cho thấy chính vì hành động bỏ đảng của ông Macron đã khiến cho ứng cử viên Hamon của đảng này thua nhục nhã với số phiếu kỷ lục thấp nhứt trong lịch sử đảng chỉ có 6,4 %.

 

2/ Tương tự, nữ ứng cử viên Marine Le Pen cũng là một nhân vật đặc biệt.

Tốt nghiệp luật sư, nhưng bà này hầu như suốt đời đam mê làm chính tri. Đến năm 2011, cô con gái út Marine Le Pen dám gồng mình đứng ra thay thế thân phụ Jean Marie Le Pen đễ lãnh đạo tổ chức chính trị "Mặt Trận Quốc Gia" (FN) lúc 42 tuổi. Từ đó tổ chức này được cải tổ sâu rộng biến thành lực lượng "không hữu không tả" đễ được tín nhiệm của các từng lớp cử tri mà trước đây không thèm đếm xỉa tới. Chẳng hạn như giới công chức, phụ nữ, công giáo ... và cả Do Thái nữa . Kết quả cho thấy, từ năm 2011, Mặt Trận Quốc Gia đã luôn luôn đạt được kết quả khả quan hơn trước. Điển hình kỳ bầu cử TT Pháp 2012, bà Marine Le Pen chỉ đạt được số phiếu 17,9 % không được vào vòng chung kết, nhưng kỳ này lại đạt đến 21,6 % được vào vòng chung kết.

Ông bà mình thường ca ngợi "Con hơn Cha là nhà có phước" nhìn ra rất đúng với trường hợp bà Marine Le Pen. Ly kỳ nhứt là lần này bà Marine Le Pen được ủng hộ công khai của nhiều nhân vật rất nổi tiếng của nước Pháp. Chẳng hạn như nữ minh tinh điện ảnh lừng danh Brigitte Bardot tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho và đưa văn thư chỉ trích nặng nề ông Macron (xem nguồn 2). Bên cạnh đó lại được sự ủng hộ của nữ chính trị gia Marie-France Garaud từng nổi tiếng có ảnh hưởng lớn trong chính trường Pháp  trong suốt thập niên 1970 với  khuynh hướng De Gaulle (xem nguồn 3).

Cũng như gần đây nhứt lại được thoả thuận hợp tác với ứng cử viên Nicolas Dupont-Aignan (khuynh hướng De Gaulle) từng đạt số phiếu 4,7 % trong vòng đầu. Đặc biệt, ông này đã công khai lên tiếng biện hộ cho rằng bà  không có lập trường chính trị cực hữu (xem nguồn 4).

Những sự kiện này  cho thấy bà Marine Le Pen đã nổ lực gạt bỏ tai tiếng xấu để tiến đến lập trường trung chính. Điển hình có một số tổ chức Pháp gốc Do Thái đã lên tiếng ủng hộ và sẽ bỏ phiếu cho bà Marine Le Pen (xem nguồn 5).

 

II /  Tàn bạo

Đây là nhận xét của nhật báo Pháp nổi tiếng Le Figaro sau cuộc tranh luận truyền hình tay đôi giửa 2 ứng cử viên Marine Le Pen và Emmanuel Macron vào ngày thứ tư vừa qua. Hai bên đã gác bỏ mọi quy luật lịch sự ngoại giao tối thiểu để dùng mọi lý luận - kể cả chụp mũ - cố tấn công đè bẹp đối thủ.   

 

NQ17-2-TVLePenMacron

 

Sự kiện này có phần nào giống như đã xảy ra trong cuộc bầu cử TT Mỹ vào năm ngoái. Bà Marine Le Pen chủ trương "tấn công là phương thức phòng thủ hữu hiệu nhứt" nên đã không ngừng chỉ trích những nhược điểm của đối thủ. Chẳng hạn thái độ quá thân thiện của ông Macron đối với Nữ Thủ Tướng Đức Merkel, mà đa số cử tri Pháp không hài lòng khi thấy nước Pháp phải "quỵ lụy" thua "dưới tay" nước Đức. Phía ông Macron cũng không vừa đã tố cáo chủ trương kỳ thị Hồi Giáo của bà Marine Le Pen sẽ tạo hậu quả gây nội chiến tại Pháp.

Nói chung thì lập trường của 2 bên khắc biệt như nước với lửa, hầu hết trên mọi lãnh vực, y hệt như đã xảy ra giửa bà Clinton và ông Trump.

 

1/ Phía ông Macron có một lợi thế rất lớn. Đó là được giới tài phiệt và truyền thông Pháp ủng hộ hết mình. Nhứt là qua vụ dùng tiểu xảo "đốn ngã" ứng cử viên Fillon để ông này có thể dể dàng lọt vào vòng chung kết. Ngoài ra vô số những nhân vật nổi tiếng đã lên tiếng kêu gọi cử tri dồn phiếu cho ông Macron. Chẳng hạn như cựu TT Mỹ Obama, TT Pháp Hollande ... Đáng chú ý nhứt là đại diện 3 tôn giáo Do Thái, Tin Lành và Hồi Giáo đã đưa ra bản Tuyên Bố Chung kêu gọi bỏ phiếu cho ông Macron để ngăn chặn Mặt Trận Quốc Gia (FN) nắm quyền.

 

2/ Mới nhìn qua thì có vẽ bà Marine Le Pen yếu thế trước những ủng hộ ào ạt dành cho đối thủ. Nhưng trong năm qua đã xảy ra ít nhứt có 2 cuộc bỏ phiếu tương tự đưa đến kết quả trái ngược lại. Đó là cuộc bầu cử TT Mỹ mà ông Obama với tư cách đương kim TT đã lên tiếng nhiệt tình ủng hộ bà Clinton. Nhưng rốt cuộc bà này thất cử, có lẽ vì cử tri thấy thành tích cầm quyền thất bại của ông Obama nên sợ không thèm nghe lời. Tương tự trong cuộc bỏ phiếu Brexit, từ TT Obama  đến TT Hollande …. đều mong chống lại, nhưng kết quả cử tri Anh đã quyết định đồng ý Brexit. Đặc biệt lời kêu gọi của TT Hollande ủng hộ ông Macron có thể lại có tác dụng làm lợi cho bà Marine Le Pen hơn vì cử tri Pháp đã chán chường ông TT này trước hành động "đầu hàng" không dám ra tái tranh cử. Đằng khác phần đông cử tri Pháp theo đạo Công Giáo thì chắc gì họ chịu đã theo ý kiến của đại diện 3 tôn giáo Do Thái, Tin Lành và Hồi Giáo, mà đôi khi còn có tác dụng trái ngược lại.

 

III / Sẽ đắc cử TT Pháp nhờ có "Vòng Tay Học Trò"

Bình thường thì chưa chắc gì ông Macron dễ dàng thắng được bà Marine Le Pen. Nhưng nếu ông này đắc cử thì nhờ có một yếu tố rất đặc biệt "hơn người". Đó là có một chuyện tình đầu quá lãng mạn, quá đẹp dễ thu phục lòng hâm mộ của phần lớn cử tri.

Thực vậy, chỉ mới 15 tuổi còn học lớp đệ tứ (lớp 8), ông Macron đã "chiếm đoạt trái tim" của cô giáo Brigitte Trogneux lớn hơn mình đến 24 tuổi và đã có chồng với 3 người con đều lớn bự rồi. Cả thành phố xôn xao và bố mẹ phải "tống cổ" cậu quý tử "tuổi trẻ tài cao" đi học xa hầu cắt đứt mối tình quá lãng mạn này. Nhưng "vòng tay học trò" quá tuyệt vời thành ra cô giáo Brigitte Trogneux dứt ra không nổi. Nhứt là cậu học trò Macron thề thốt lúc thành tài: "sẽ cưới bà". Mà chuyên xảy ra thiệt, đến năm 2007 họ chính thức làm đám cưới, khi ông Macron thành công rực rỡ trên đường học vấn và thăng tiến trong nghề nghiệp.

 

TELEMMGLPICT000127157494_1-large_trans_NvBQzQNjv4BqoNNSexKcI53-HHJW8z5oHENNw5DSvP8yooNkqXrSuVo

 

Nhìn kỹ cho thấy dân tộc Pháp nổi tiếng có dòng máu lãng mạn thể hiện rõ ràng qua văn chương, âm nhạc và nhứt là quan niệm sống về tình yêu. Dân Pháp "nhắm mắt" làm ngơ chấp nhận những vụ tình ái lãng mạn công khai của cấp lãnh đạo.

Chẳng hạn TT Mitterrand có vợ con đàng hoàng, nhưng vẫn "bán công khai" có con với cô bồ nhí. Tương tự TT Hollande còn "giỏi hơn" có tới 2 cô bồ cùng một lúc. Cả nuớc Pháp biết mà đều làm ngơ. Không chừng trong bụng họ còn thán phục nữa. Không như TT Mỹ Clinton mới "lạng quạng" chút xíu chưa được gì cả (?) mà quốc hội biểu quyết suýt bị "truất phế".

 

IV / Kết luận 

So sánh thật kỹ thì thấy quả thực về lãnh vực tình yêu, bà Marine Le Pen không địch nổi ông Macron với thành tích quá giỏi về chuyện tình "Vòng Tay Học Trò". Chắc cũng không sai xa với thực tế khi tiên đoán nếu ông này thắng cử vào chủ nhựt nầy thì yếu tố "vòng tay học trò" đóng vai trò quan trọng quyết định khiến nhiều cử tri - nhứt là ở lứa tuổi mơ mộng đôi mươi - dồn phiếu cho người có cuộc tình hi hữu quá đẹp.

Tuy nhiên, ông Macron không phải là nhân vật "sáng chế" được ra chuyện tình "vòng tay học trò" đầu tiên. Mà thực ra chuyện này đã xảy ra lần đầu tại Việt Nam trước đó khoảng 30 năm. "Vòng Tay Học Trò" là nhan đề tác phẩm đầu tay của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng dưới bút hiệu Hoàng Đông Phương. Đây là một tiểu thuyết viết dựa vào chuyện tình giữa cô giáo Nguyễn Thị Hoàng / 23 tuổi  (trong chuyện VTHT là Tôn Nữ Quỳnh Trâm)  và học trò Mai Tiến Thành / 18 tuổi (trong chuyện là Nguyễn Duy Minh) tại Đà Lạt vào năm 1962. Tác phẩm này được đăng dưới hình thức nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa và phát hành thành sách vào năm 1966. Theo lời tiết lộ của Giáo sư Nguyễn Văn Lan (trong chuyện là Giáo sư Lưu) từng dạy môn Triết tại trường trung học Ngô Quyền / Biên Hòa cho đám học trò chúng tôi biết hồi năm 1968 là chuyện tình này có thật đến 80 % (xem Phụ đính 1).

Biết đâu cậu học trò Emmanuel Macron và cô giáo Brigitte Trogneux "tình cờ" biết được nên làm bản copy "đẹp hơn & hấp dẫn hơn" cho lịch sử nước Pháp ?

Chắc gì Pháp đã lãng mạn hơn Việt Nam chúng ta !

 

Ngưòi Xứ Bưởi

05 Tháng 05, 2017

 

 

--------  ----  -------

 

Nguồn 1: Hollande :  « Emmanuel Macron m’a trahi avec méthode »

http://www.lemonde.fr/politique/article/2016/08/31/hollande-emmanuel-macron-m-a-trahi-avec-methode_4990333_823448.html

 

Nguồn 2: Brigitte Bardot votera Marine Le Pen / Brigitte Bardot urges French voters not to support Macron

https://www.lesalonbeige.fr/brigitte-bardot-votera-marine-le-pen/

http://sites.co/~zmboduse/news/brigitte-bardot-urges-french-voters-not-to-support-macron

 

Nguồn 3: Marie-France Garaud, gaulliste historique, soutient Le Pen : "La seule à pouvoir rétablir notre souveraineté"

http://www.lalibre.be/actu/france/marie-france-garaud-gaulliste-historique-soutient-le-pen-la-seule-a-pouvoir-retablir-notre-souverainete-5902ff61cd70e805131ffb14

https://en.wikipedia.org/wiki/Marie-France_Garaud

 

Nguồn 4: Nicolas Dupont-Aignan soutient Marine Le Pen pour le 2nd tour / "Marine Le Pen n'est pas d'extrême droite"

http://www.lexpress.fr/actualite/politique/elections/presidentielle-nicolas-dupont-aignan-soutient-marine-le-pen-au-2nd-tour_1903643.html

 

Nguồn 5: Ces Organisations Juives Françaises qui appellent à voter Marine Le Pen

http://lesobservateurs.ch/2017/04/27/organisations-juives-francaises-appellent-a-voter-marine-pen/

 

 

 

 

--------  ----  -------

 

Phụ đính 1

 NQ17-5-VongTayHocTro

 

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng tiết lộ về Vòng Tay Học Trò

 

Đành phải nhắc nhở vài hàng về sự tích VTHT (Vòng Tay Học Trò) ngày xưa. Chán chương trình, không khí ở Văn khoa, Luật, bỏ học, đi làm không lâu lại bỏ việc này (thư ký riêng của một tỉ phú) 1960, tìm việc khác 1961.

Được bổ nhiệm về Nha-Trang dạy học, trường nơi đây từ chối; chuyển lên Đà-Lạt. Trường nữ dư giáo sư, trường nam thiếu nên xảy chuyện “hoa lạc giữa rừng gươm”, 1962. Năm sau bỏ Đà-Lạt. Mùa hè 1964, một xấp pelure5 ố vàng, một cây bút gì đó, viết một hơi một tháng, VTHT. Bách khoa in mấy kỳ, thiên hạ xôn xao. Nhưng sau đó chuyển cảnh qua chồng con, bản thảo VTHT xếp lại. Đến 66, một nhóm tìm kiếm VTHT, xuất bản. Tái bản 4 lần trong vòng mấy tháng.

Sóng gió nổi lên từ mọi phía, vì những lý do và động lực khác nhau. 5 tờ báo, cùng nhất loạt lên tiếng phê phán, chỉ trích, tóm lại là chửi bới. Rất tiếc cuộc biển dâu cuốn trôi không còn một mảnh tài liệu nào, còn trí nhớ NTH (Nguyễn Thị Hoàng) thì chỉ gạn lọc lưu trữ những gì tốt đẹp. Hình như nhân danh hay đại diện phụ huynh học sinh, nhà trường gì đó có lên tiếng trong một bài báo. Không có những phản ứng trực tiếp tương tự như trong phim đối với cuốn truyện, còn gián tiếp thì không biết.

Khi viết, với không phải viết cái gì đã sống, mà trên khung cảnh, sự kiện, nhân vật của khoảnh khắc thoáng qua “trong vai” cô giáo ấy, tăng giảm biến đổi để đúng vóc dáng một câu chuyện. Đã không tính đến chuyện viết tiểu thuyết hay hình thành một tác phẩm với dụng ý, mục đích nào mà chỉ góp nhặt lại những mảnh vụn của một khúc đời đã vỡ.

Thế mà nó trở thành tác phẩm, tác giả với hàng loạt những hệ quả sinh khắc liên hồi từ ấy.

Được lồng bóng trong một giai đoạn thời sự bất an, những ngộ nhận phê phán không thuần túy qua lăng kính văn học nghệ thuật mà nhiều vấn đề ngoài nó. Cái nhãn hiệu độc dược hiển nhiên dễ dán là vô luân lý đạo đức, hay một chữ gì đó tương đương hoặc nặng nề hơn.

Nhưng nó là như thế nào so với hàng loạt những tác phẩm đã dịch và in ra, những câu chuyện có thật trong đời thật. Trong VTHT hay bất cứ đâu, nếu cô giáo yêu một học trò ngoài lớp mình dạy bị kết án thì những mối tình hay hôn nhân giữa thầy giáo với học trò (chuyện thường thấy), lớp mình hay lớp khác trong trường, thì được phép, tại sao?

Nên hình như chủ đề chỉ là cái khiên, những mũi tên nhắm phần sau là một trường hợp, của một giai đoạn.

Nó là cái chìa khóa mở cửa vào một thế giới, nhưng hơn mười năm sau, cũng là thứ chìa khóa đóng kín thế giới ấy lại để có mặt bỗng nhiên vắng mặt.

Nó là cái khởi đầu muốn chấm dứt tất cả những gì trước và sau nó, nhưng thật phản tác dụng, nó lại là cái tín hiệu, là mối nối của những tương giao, hiệu ứng hai mặt của một tính cách định mệnh. Bởi, nó gián đoạn, chôn vùi gần kín thời gian một đời người hay một đời viết, nhưng bù đắp, cái gián đoạn chôn vùi này lại lắng đọng và tích lũy một tố chất cuồn cuộn khác trong hồn nhiên tự tính.

Trên tất cả, nó đem đến những kiếm tìm gặp gỡ và bù đắp cái không là gì cả mà là tất cả của hôm nay, như giọt lửa sau cùng dưới đám tro vùi, thắp lại được một phần còn mong manh mà kỳ thực là cái khởi đầu chờ mong của SỐNG và VIẾT.

Khoảng 71, 72 gì đó, Kiều Chinh và Đặng Trần Thức có tìm gặp NTH định làm phim VTHT. Về sau lại thôi, hình như vì sợ đọ sức với Mourir d’aimer của Pháp. Sau đó (sách hay phim) ai làm gì liên quan đến VTHT, NTH hoàn toàn không hay biết, cho đến nay. NTH vẫn vấp phải những thứ tương tự oan khiên như vậy. Sự thật, những thứ kia là thuần túy phim ảnh, tiểu thuyết, phía mình thì trích dẫn và phóng tác bằng chính những mảnh vỡ đời mình. Ví dụ, một thời gian sau cuốn Ngày Qua Bóng Tối, NTH xem Un Certain Sourire của F. Sagan. Những nhân vật trong NQBT của NTH lại giống như Luc (với Rossano Brazzi Ý), Bertrand, Dominique và Francoise, chỉ khác ở F.S thì phá phách, ở NTH thì rã rời (trong truyện này).

Tấm ảnh nào trên HL? Có người về khi đi mang theo mấy tấm hình NTH trong thời gian viết VTHT, sau khi ra khỏi vai trò cô giáo thoáng qua. Có phải trên trận biến hóa liên hồi của những vai trò và tính cách, con người (hoặc NTH) không thể khoác áo sai lúc và nhầm vai? Chỉ mỗi một điều ngàn muôn năm không thay đổi, cái là tự tính bất biến, hoặc “luyện tập” (không phải luyện tập để có ma lực!), để trở thành bất biến hoại, để có ai còn tìm kiếm kiếp nào sau, còn nhận ra và gặp lại.

NTH xin lỗi về những lời đáp lại không vừa ý những câu hỏi; trong phạm vi bài này và từ mọi phía thắc mắc chưa gặp được nhau. Bởi vì NTH đã không thu nhỏ hoặc phóng lớn mình theo thói thường của một phỏng vấn xưa kia. Chỉ vì những câu hỏi trên đã “chạm mối thương tâm”, nhức nhối mấy mươi năm trời nên đành phóng tỏa không đắn đo suy nghĩ gì hậu quả những lời mình. Cám ơn, MN (Mai Ninh) và “ai đó” (biết có chữ nào qua giới hạn chữ nghĩa?) đã giúp người câm- câm thời khí, không phải bẩm sinh- bỗng được nói “sau ngần ấy năm trời”. Còn gì nữa không? Còn. Vẫn còn. Vẫn còn những gì không bao giờ có thể hết.

 

Nguồn:

http://amvc.fr/Damvc/MaiNinh/LinhTinh/MaiNinhphongvannguyenthihoang.htm

 

 

-----------------

Phụ đính 2

 

Ai thật sự cai trị nước Pháp ?

Tổng thống đắc cử hay một hệ thống quyền lực khác ?

 

Nguyễn thị Cỏ May

 

Trong bài trước, Cỏ May nêu câu hỏi « Ai sẽ làm Đệ Nhứt Phu nhơn Pháp ? » thì nay, qua kết quả bầu cử vòng I, bà con ta có thể biết người đó chắc chắn sẽ là Bà Brigitte Macron . Bởi theo kinh nghiệm chánh trị Pháp thì trong vòng chung kết, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen đảng « Mặt trận Dân tộc » chủ trương « Nước Pháp của người Pháp » sẽ bị loại . Nếu đó là cực tả, cộng sản Staline hay Strotsky hay Mao Trạch-đông, còn hi vọng thắng cử . Pháp và  âu châu chưa cởi bỏ được nổi ám ảnh Quốc xã Đức . Nỗi ám ảnh này lại còn được tiếp tục bồi dưởng bỡi truyền thông đều nằm trong tay do thái . Tội ác tày trời của cộng sản ít khi được báo chí nhắc tới bởi nếu nhắc tới thì tội ác cộng sản sẽ làm cho người ta kinh tởm mà quên đi tội ác của Đức Quốc xã .

 

Ông Emmanuel Macron sẽ làm Tổng thống Pháp . Một trường hợp đắc cử ly kỳ, có một không hai trên chánh trường Pháp từ ngày có phổ thông bầu cử . Nhưng làm Ông Tổng thống, Ông Macron sẽ cai trị nước Pháp như thế nào ? Hay nước Pháp sẽ bị cuốn theo một hệ thống quyền lực khác mà ông chỉ là người chấp hành thuần túy ? Một thứ chong chóng, gió không phải là ông . Cử tri Tả và Hữu bỏ phiếu cho ông sẽ bị cấm sừng (Jean d’Ormesson, Hàn Lâm Viện Học sĩ Pháp) .

 

Chánh trị là phức tạp . Tạm thời, ta đi tìm biết vài nét về Bà Brigitte Macron . Và đôi uyên ương này thành hình như thế nào ? Tưởng cũng nên nhơn cơ hôi này nhắc lại vài nét chánh trước khi nói lại lần nữa chuyện chẳng vui gì, chuyện chánh trị xứ Tây !

 

Vợ già, chồng trẻ là duyên ba đời

 

Bà Brigitte Macron sanh trưởng trong một gia đình tư sản làm nghề sản xuất sô-cô-la có tiếng ở Amiens, nhứt là bánh macaron nổi tiếng ở Amiens, thành phố miền Bắc nước Pháp . Tên thiệt của bà là Brigitte Trogneux, lớn hơn Ông Emmanuel Macron 24 tuổi, có 3 người con với chồng trước nay đã trưởng thành, và 6 cháu nội ngoại .

 

Sự quan hệ của họ tuy chánh thức nhưng được rất ít người biết . Hai người xuất hiện bên nhau lần đầu tiên ngày 2 tháng 6 năm 2015 trong bửa quốc yến khoản đải vua Tây-ban-nha lúc Macron làm Tổng trưởng Kinh tế . Hôm Ông Macron dẩn đầu vòng I, cặp này mới xuất hiện công khai để chia sẻ vinh quang !

 

Chuyện tình của Emmanuel và Brigitte, khi được tiết lộ, đã làm say đắm không biết bao nhiêu người . Nàng dạy văn chương pháp và cổ ngữ la-tinh ở Trung học tư, công giáo, La Providence, Amiens . Chàng là học sinh lớp Đệ Nhứt ( Première – tương đương Đệ Nhị hay Lớp 11 việt nam) . Chính nàng đã truyền lại cho chàng cái thú đam mê văn chương và kịch nghệ . Sau cùng hai người, cô giáo và học trò, đã yêu nhau . Cô giáo thấy kỳ, và phía cha mẹ của cậu học trò cũng can thiệp, nên cô giáo xô đẩy cậu học trò dang ra, thì cô giáo lại sa chặc vào vòng tay của học trò . Emmanuel quyết liệt « Bà có làm gì mặc kệ, tôi cưới bà ! » . Thế là sau cùng họ cưới nhau tại ngôi nhà nghỉ mát của họ trên bờ biển La Mnche năm 2007 sau thời gian dài kín đáo hạnh phúc bên nhau .

 

Emmanuel không có con, rất gần gủi với các con của vợ . Ngày cưới, ông có vài lời rât cảm động cảm ơn các con của vợ « Tôi cảm ơn các bạn đã chấp nhận chúng tôi, đã thương yêu chúng tôi như chúng ta đã đối đải nhau trước giờ » .

 

Nhiều người để ý lấy làm lạ Ông Emmanuel Macron mang 2 chiếc nhẫn ở ngón áp út tay trái và tay mặt tuy ông chỉ làm đám cưới có một lần và với Bà Brigitte Trogneux . Điều này từ vài tháng nay trở thành đề tài để nhiều người bàn ra tán vào . Phải chăng cuộc đời của ông có hai mặt ? Ông vừa chánh thức sống với Bà Brigitte Trogneux, đồng thời kín đáo liên hệ ái ân với một người đàn ông nữa tên Mathieu Gallet, Chủ tịch Tổng Giám đốc Radio France . Tin xầm-xì hành lang này đã được đương sự cực lực đính chánh nhiều lần « Tôi không có đời sống hai mặt . Tôi thiết tha với đời sống gia đình của tôi và đời sống vợ chồng chúng tôi » . Trong một cuộc mít-tin hồi tháng 2 vừa qua, Ông Macron nhắc lại lời đính chánh lần nữa vừa ngụ ý châm biếm ứng cử viên cực tả Mélenchon « Nếu có ai bảo tôi đi với Ông Mathieu Gallet thì đó là cái bóng của tôi chớ không phải tôi » (Ông Mélencho dùng kỷ thuật 3 chiều chiếu trên màn ảnh để dân chúng ở ba nơi khác nhau đều thấy như mình đối diện với ứng cử viên) .

 

Khi được báo chí hỏi về 2 chiếc nhẫn, Macron trả lời « 2 chiếc nhẫn cho cùng 1 bà vợ !» .

 

Ông Macron sẽ làm Tổng thống

 

Sau bầu cử vòng chung kết ngày 7 tháng 5 tới, chắc chắn Ông Emmanuel Macron sẽ đắc cử để làm Ông Tổng thống thứ 8 của Đệ V Cộng hòa và thứ 25 kể từ Tổng thống đầu tiên năm 1848 Louis-Napoléon Bonaparte . Và Ông Tổng thống trẻ nhứt từ trước tới giờ . Với nhiều thế lực ủng hộ .

 

Qua vòng I, ông nhận được 23, 7% phiếu, người thứ nhì, Bà Marine Le Pen, nhận được 21, 7% ( Theo Ipsos) . Trường hợp của Ông Macron sẽ đắc cử Tổng thống hoàn toàn lạ lùng . Chỉ trong vòng 2 năm rưởi, từ trong bóng tối, ông xuất hiện với Phong trào vận động ứng cử “ Tiến bước ” (En Marche), tập hợp được khá đông đảo cử tri hai cánh lớn của Pháp Tả và Hữu. Tâm trạng chung dân chúng đều chán ngán tận cổ những biểu văn vận động ứng cử quá cổ xưa với những lời hứa xạo, những chánh trị gia chuyên nghiệp sơ cứng, tách ra khỏi thành tích thảm hại của Ông Tổng thống Xã hội François Hollande qua 5 năm cầm quyền và nhứt là biết khéo léo khai thác tánh “chịu chơi” qua chuyện tình “ Vợ già chồng trẻ là duyên ba đời” của ông .

 

Tuổi trẻ, có tài ăn nói thuyết phục, đem lại sự lạc quan cho quần chúng . Ông còn biết khai thác thời cơ thuận lợi hiếm hoi cho sự vận động ứng cử : Ông Tổng thống cánh tả Hollande sáng suốt từ chối tái ứng cử, Ông Thủ tướng Valls bị loại ở vòng sơ bộ, Ông François Fillon bị báo chí tấn công vì thuê vợ con làm trợ lý “ kiểng ” cho Dân biểu làm cho cánh Hữu bất mản, tách ra không ủng hộ gà nhà nữa trong lúc đó trên đường tới Elysée, Ông Fillon có nhiều triển vọng đắc cử hơn hết . Chính điều này đã làm cho đối phương đều lo sợ, nhứt là đảng xã hội, nên ông bị “thế lực thù địch” ngầm ám hại ông . Hơn nữa, thay vì kết nạp rộng rải phe ta, ông lại giới hạn lực lượng vận động trong vòng thân tín mà thôi nên khi gặp khó khăn, ông bị cô đơn và mất sức .

 

Sức mạnh đàng sau

 

Hơn phân nửa ứng cử viên, trong thời gian vận động tranh cử, đều lập đi lập lại điệp khúc “Tôi chủ trương chống lại hệ thống” (anti-système) nhưng mỗi người quan niệm “ hệ thống ” đều không giống nhau . Chống lại hệ thống ở đây, nói chung, có nghĩa là “chống lại thế lực tiền bạc thao túng, các đảng phái chánh trị già nua, sự chi phối của  u châu làm mất tính độc lập quốc gia, sự toàn cầu hóa, di dân ồ ạc hưởng trợ cấp quá cao, ….” . Riêng Ông Macron quan niệm “Chống hệ thống” là chống lại đảng phái già nua và Tả/Hữu, chủ trương “tự do và tự do tới bến” (libéral-libertaire) nhưng giới hạn chừng mực nào đó trong đời sống xã hội . Nhưng ông lại xuất thân từ Quốc Gia Hành chánh nơi đào tạo quan lại (Đốc Phủ sứ), cố vấn Tổng thống, Tổng trưởng Kinh tế, chưa từng nắm chức vụ dân cử .

 

Lộ trình vào Dinh Elysée của ông dường như được xắp đặt hay do “định mệnh” an bài . Rời Thanh tra Tài chánh, ông làm ngân hàng do thái Rotchschild, bỏ túi, ngoài lương, bổng được hơn 3 triệu € . Không khai vì xài hết rồi . Từ đây, ông được tài phiệt do thái ủng hộ . Nhà tỷ phú Pierre Bergé, đảng xã hội, chủ báo Le Monde và tuần báo Le Nouvel Observateur của đảng xã hội, chi tiền cho Mitterrand trước đây, cho bà bồ của Hollande, Ségolène Royal, và giờ đây ủng hộ Macron . Ông Patrick Drahi, gốc do thái, quôc tịch do thái và pháp, chủ nhóm kinh tài Altice, TV, điện thoại numéricable, nhựt báo Libération, tuần báo L’Express, tiền bạc để ở ngoại quốc, cư ngụ ở Thụy sĩ, cũng nhiệt tình ủng hộ Macron . Nhờ vậy mà báo chí, TV, đồng loạt tấn công hạ bệ Ông Fillon để đưa Ông Macron trở thành ứng cử viên duy nhứt sáng giá .

 

Tuyên bố “chống hệ thống ”, Ông Macron lại kẹt sâu vào hệ thống . Ngoài thế lực tài phiệt và truyền thông đứng sau kín đáo ủng hộ hết mình, ông còn là lãnh tụ Thanh niên Thợ Hồ . Do đó, ông được Thợ Hồ vận động ủng hộ . Bảy lãnh tụ Thợ Hồ, tạm thời để qua một bên những dị biệc, cùng ký một thỏa hiệp để ủng hộ ứng cử viên nào chủ trương tôn trọng “những giá trị cộng hòa và nhơn bản” (Sophie Coignard, 14/04/2017, Le Point) trong lúc đó Ông Fillon chủ trương phục hồi những giá trị văn hóa truyền thống của nước Pháp và ông lại là người công giáo thuần thành nên tự nhiên không được Thợ Hồ ủng hộ . Xưa nay, Thợ Hồ chống Vatican và bị Giáo hội lên án là những kẻ “ xơi tái ” các Cha xứ (les bouffeurs des Curés) .

 

Ông Hollande cũng là người được Thợ Hồ ủng hộ thắng cử năm 2012 vì Ông Sarkozy, năm 2007 vừa đắc cử, qua Vatican, đọc một bài diển văn trong đó ông cho rằng, ở trong làng xã, giá trị của công giáo ( Ca sứ) cao hơn giá trị của chánh quyền (Thị xã) đã bị Thợ Hồ kịch liệt công kích . Trái lại, Ông Hollande không tiếp xúc Vatican, còn tới Trụ sở Thợ Hồ ở Paris (Grand Orient de France, bộ phận lớn và quan trọng bậc nhứt Pháp) đọc diển văn và ông là vị Tổng thống đầu tiên được Thợ Hồ mời độc diển văn . Trong chánh phủ của ông còn có 11 Tổng Bộ trưởng là Thợ Hồ .

 

Ông Hollande làm Tổng thống dở nhứt của Đệ V Cộng hòa nhưng có tiếng là người bất ngờ có những suy tính tài tình . Ông thừa biết đảng xã hội của ông nay đã hết thời, tới đây là hết, Ông Benoit Hamon được đảng đề cử làm ứng viên chỉ lấy có 6% phiếu, vừa đủ khỏi đền tiền, nên ông chọn Macron làm con gà ruột . Khi Macron đắc cử Tổng thống thì chánh phủ Macron sẽ là chánh phủ Hollande không có Hollande .

Giờ đây, Ông Macron kiếm người lập chánh phủ . Ông chọn mời một số người phe Hữu nhưng chưa được trả lời, tuy đã có vài người “ chuyên nghiệp ” như Estrosi, Le Maire đã sẳn sàng. Cựu thủ tướng Manuel Valls, đảng xã hội, đã chìa tay ra từ lâu nhưng vẫn chưa được chiếu cố . Vấn đề gay gốc hơn, chính là có đa số trong Quốc hội nếu không sẽ gặp cảnh đồng sàng dị mộng khó tránh đưa đất nước chao đảo .

 

Nhưng nếu hội đủ điều kiện để dễ cầm quyền, liệu Ông Tổng thống Emmanuel Macron sẽ đưa nước Pháp theo hướng nào, trong đó người Pháp biết thương nước Pháp của mình có làm chủ thật sự đất nước của mình hay không ?

Cử tri gốc Việt thắm thía hơn ai hết vì đất nước của họ không do đảng cộng sản “ lãnh đạo toàn diện và triệt để ” mà do Bắc kinh !

 

 

Nguyễn thị Cỏ May

 

 

 

19 Tháng Tám 2017(Xem: 16746)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?
18 Tháng Tám 2017(Xem: 18622)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
13 Tháng Tám 2017(Xem: 19114)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.
11 Tháng Tám 2017(Xem: 17253)
Huế là sân khấu chính trị của biết bao biến cố lớn nhỏ. Vậy mà nay nó để lại gì? Ai muốn đi tìm di tích đồn Mang Cá thì tìm ở đâu?
05 Tháng Tám 2017(Xem: 18226)
Sống trọn vẹn trong tính xác thực và tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa. Hãy sống phút này đây như là phút cuối.
04 Tháng Tám 2017(Xem: 18717)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người.
29 Tháng Bảy 2017(Xem: 10916)
Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Bảy 2017(Xem: 8988)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 12377)
có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 10171)
Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9256)
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
08 Tháng Bảy 2017(Xem: 9784)
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19377)
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
24 Tháng Sáu 2017(Xem: 18415)
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 19513)
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn.
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 20293)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
25 Tháng Năm 2017(Xem: 19846)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
20 Tháng Năm 2017(Xem: 9690)
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 19649)
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8230)
Tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay, Đừng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như Hoàng Trọng Miên.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 17034)
Sau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 18689)
Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 17658)
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 8746)
Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp.
30 Tháng Ba 2017(Xem: 17543)
Chẳng những trong giai đoạn này, Quốc Trưởng đã bị loại ra khởi trò chơi quyền lực, mà nó còn xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 10894)
Tiếc thay, Bảo Đại trên thực tế đã không bao giờ trực tiếp điều hành chính phủ trong vai trò Thủ tướng. Và như thường lệ,
16 Tháng Ba 2017(Xem: 9074)
Tôi nhận xét là trong giai đoạn từ 1947 trở đi, ông Bảo Đại mới bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt đến chính trị mà trước đây ôngi xem ra lơ là.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 4152)
Không biết phải lặp lại gọi những hoạt động của Bảo Đại là gì? Ông có phải là một thứ con buôn chính trị hay con buôn thời cuộc? Ông nhận công khai nhiều món tiền của người Pháp, nhưng đồng thời cũng không từ chối tiền của Hồ Chí Minh?
02 Tháng Ba 2017(Xem: 9147)
Sự chia rẽ là mầm mống của sụ bị lệ thuộc làm suy yếu tiềm lực dân tộc. Nhìn trong nước hiện nay cũng như ở hải ngoại, chúng ta đều thấy có chung mẫu số: sự chia rẽ và phân hóa.
25 Tháng Hai 2017(Xem: 18466)
Đối với tập thể VN còn nhiều ưu tư đến đất nước thì nay rất hoan hỉ thấy chính phủ TT Trump đã chuẩn bị ngay sau khi đắc cử kế hoạch đối phó với Trung Cộng tại Biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 17168)
Trong dịp ở Hà Nội, Bảo Đại đã có dịp đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Vũ Trọng Khanh,
15 Tháng Hai 2017(Xem: 4764)
Nếu vai trò vua của Bảo Đại là bù nhìn như đã nhận định ở trên thì vai trò cố vấn tối cao, tệ hơn một bực, là trò hề.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 11673)
Những đau thương của Huế không bút nào tả hết. Có một gia đình Huế, trong biến cố đài phát thanh Huế đã mất đi một người con, hai người cháu.
01 Tháng Hai 2017(Xem: 16991)
Một điều cần ghi nhận là trong Hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại. Ông không đả động gì đến chuyện tịch thu tài sản cả.
25 Tháng Giêng 2017(Xem: 7998)
Bài báo trên tờ Trường An, xuất bản tại Huế trong dịp này càng tường thuật đầy đủ bao nhiêu, càng đánh bóng Đức Hòang Thượng bao nhiêu càng cho thấy nó dơ dáy, thối tha bấy nhiêu!
21 Tháng Giêng 2017(Xem: 30760)
Phụ Lục: Toàn bộ bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump."Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8222)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng ...
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 17332)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng khi ...
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 20201)
Bài này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 11 năm 1993 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo - mặc dù đã 73 tuổi - là người có khả năng sinh ngử "hiếm có"
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 18257)
Cái may mắn thứ hai cho Bảo Đại là ông đã kịp thời lên máy bay về nước trước khi cuộc chiến tranh thứ hai bùng nổ để khỏi bị kẹt lại trong vòng lửa đạn.
30 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 26801)
Trước hết nói về chữ "đánh" không phải chỉ phương diện tấn công bằng quân sự, mà bao gồm mọi phương diện, miễn sao đối thủ phải chịu thua thảm bại
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13523)
Thất bại trong chương trình muốn cải cách hành chánh dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Bảo Đại không có cách gì khác hơn là giao Bộ Nội vụ cho Phạm Quỳnh,
23 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21564)
Ngày hôm nay có lẽ là ngày quan trọng nhứt trong cuộc đời của ông Trump . Bởi vì sau 28 năm (1988 – 2016) tuyên bố ra tranh cử Tổng Thống
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17323)
Thật sự người ta biết rất ít về giai đoạn tuổi thơ của ông Bảo Đại cũng như của bà Nam Phương. Nhưng nhờ có cuốn Hồi ký của ông
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17411)
Trong chương Hai cuốn S.M. Bao Daï Le Dragon D’Annam, nxb Plon, 1980, Bảo Đại đã viết: Empereur D’Annam. [Hoàng đế Annam, 1926-1945].
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21123)
Không ai đoán trước nổi: Ô. Tillerson được chọn làm ngoại trưởng Mỹ - Giải mã: Tại sao Ô. Trump lại có quyết định ly kỳ như vậy?
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 22148)
Bài biên khảo này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 4 năm 1992 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo mặc dù đã 72 tuổi nhưng vẫn có tấm lòng rất lớn với tuổi trẻ và nền giáo dục VN
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15864)
Qua bài viết này, hy vọng độc giả có thêm một cách nhìn khác về chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Người viết nhận thấy nhờ mặt tích cực của thực chất chế độ thực dân ...
05 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 20908)
Có thể khẳng định: ngày thứ sáu mùng 2 tháng 12, 2016 là khúc quanh lịch sử quan trọng cho liên hệ giửa Mỹ và Trung Cộng
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17201)
Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu.
26 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13474)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tính cách "di sản báo chí" của Thày hiệu trưởng Phạm Đức Bảo với tựa đề "Ý Dân Là Ý Trời" dưới bút hiệu Bảo Hà.
24 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17367)
Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai đoạn trước thời kỳ thuộc địa Pháp.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 19353)
Miền Nam mà tôi muốn nói ở đây là khoảng thời gian từ 1954-1975. Một miền Nam đầy triển vọng và tốt đẹp. Tôi vốn nặng lòng với miền Nam ngay từ khi di cư năm 1954.
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 26643)
I / Vô tiền khoáng hậu - II / Mưu sâu: Trọng điểm tranh thủ cử tri của ông Trump - III / Kế độc: "Nói toạc móng heo" những bí ẩn - IV / Đòn sát thủ vào giờ chót của ông Trump
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 19104)
Chính ngay những người Pháp hoặc những kẻ theo Pháp, hoặc kẻ chống Pháp, ngay cả những người đi làm cánh mạng chống Pháp đều nhìn thấy ở chữ quốc ngữ một lợi khí truyền đạt.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17704)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 17898)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 18154)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 18701)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 17082)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
29 Tháng Chín 2016(Xem: 20132)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 19220)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17817)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
08 Tháng Chín 2016(Xem: 19893)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 18528)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
24 Tháng Tám 2016(Xem: 18512)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
17 Tháng Tám 2016(Xem: 18028)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 12841)
Thầy trường công và nhất là học trò trường công thì khác xa về trình độ học vấn so với học trò trường tư. Một đằng trình độ tương đối đồng đều, có chọn lọc khi thi tuyển vào lớp đệ thất.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 21828)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
04 Tháng Tám 2016(Xem: 17141)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 17947)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 19341)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10103)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
15 Tháng Bảy 2016(Xem: 18754)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 21657)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
28 Tháng Sáu 2016(Xem: 17580)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
22 Tháng Sáu 2016(Xem: 18909)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 17464)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 18147)
Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến...
04 Tháng Sáu 2016(Xem: 23095)
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, 2 bài thơ đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi đạt kỷ lục trên internet.
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 17955)
Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ.
27 Tháng Năm 2016(Xem: 18312)
Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18276)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 16970)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
05 Tháng Năm 2016(Xem: 18126)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 9013)
Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia,
29 Tháng Tư 2016(Xem: 30522)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17779)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
16 Tháng Tư 2016(Xem: 18069)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
08 Tháng Tư 2016(Xem: 17859)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
01 Tháng Tư 2016(Xem: 20236)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).
31 Tháng Ba 2016(Xem: 19021)
Tiếc thay, Việt Nam đã mất nhiều cơ hội để hội nhập với bạn bè thế giới bằng lối đi ra biển, vượt thoát áp lực của nước láng giềng khổng lồ.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 18491)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu nữ họa sĩ Nguyễn Thị Phấn qua bài báo của ký giả Alan D. Mcnarie đăng trên KeOla Magazine số tháng 11/12 năm 2013.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 15675)
Trong khoảng thời gian bị đô hộ hơn 10 thế kỷ, người Việt chịu sức ép nặng nề nhất có thể không phải là kinh tế, quân sự mà là chính sách đồng hóa của người Tầu
18 Tháng Ba 2016(Xem: 17025)
Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 14237)
Nói chung, theo tôi, người Việt Nam thường nhìn người Tầu một cách không mấy có thiện cảm,
04 Tháng Ba 2016(Xem: 18794)
Tội của họ là tội bán nước? Công của họ là công nô bộc cho một chủ nghĩa ngoại lai. Họ vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14612)
Tập Cận Bình thất bại đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc . ...
30 Tháng Mười 2015(Xem: 19727)
Bài viết nầy, tạm gọi là chút tình tri ngộ, tri tình, tri ân cùng ông giữa cõi đời và cõi người rất mong manh, mộng ảo nầy.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 18992)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu