Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Voi Trầm Tĩnh - Mai Quan Vinh - MẸ ƠI, CON ĐÃ GIÀ RỒI…

14 Tháng Năm 20232:02 CH(Xem: 6919)
Voi Trầm Tĩnh - Mai Quan Vinh - MẸ ƠI, CON ĐÃ GIÀ RỒI…


MẸ ƠI, CON ĐÃ GIÀ RỒI…

VINH_MOM

                   

Như bao thiếu nữ khác của miền quê Bắc bộ, năm 1952 mẹ của tôi làm vợ chàng trai cùng làng theo sự sắp đặt của mẹ cha. Theo lời kể của bố tôi, tuy giấy hôn thú ghi năm kết hôn của bố mẹ là vậy, nhưng thực tế mẹ của tôi đã về làm dâu ông bà Nội trước đó vài năm. Vào độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” mà có chồng là lính chiến xa nhà, Thiên Chúa đã rước đứa con đầu lòng của mẹ ra đi khi anh tôi mới vài tháng tuổi. Bố của tôi khi ấy đang đóng quân tại Thừa Thiên Huế, mỗi năm bố chỉ có được mươi ngày về phép thăm nhà.

 

Di cư vào Nam năm 1954 cùng gia đình chồng, mẹ tôi đến sinh sống tại đơn vị bố đang đồn trú. Do đơn vị của bố tôi di chuyển nhiều nơi, nên 8 anh em chúng tôi mỗi đứa chào đời một xứ khác nhau: Huế, Phan Thiết, Bảo Lộc, Biên Hòa… đủ cả. Lương lính của bố được tăng theo số giấy khai sinh con đẻ, thế nhưng tiền nuôi con bố gửi cho mẹ theo năm tháng vơi dần. Bản tính hiền lành nhẫn nhịn, ít nói hay cười… nên mẹ không nửa lời than van hay thắc mắc, bố tôi đưa bao nhiêu là mẹ biết bấy nhiêu. Thiếu đủ gì mẹ tôi dốc sức làm lụng, xoay sở đủ cách để bù đắp cho các con của ông bà được no cơm ấm áo.

 

Gánh nặng cuộc đời đổ dồn hết lên đôi vai yếu gầy của mẹ, đến giờ tôi vẫn không sao hiểu nổi mẹ lấy đâu ra từng ấy sức lực và thời gian, để có thể lo toan cho 8 anh em tôi cái ăn cái mặc cả chuyện học hành. Ngày ngày mẹ trở dậy từ sáng tinh mơ, lội ruộng cắt rau bó thành lọn rồi gánh ra chợ bán. Đến trưa mẹ mua sĩ bán lẽ mùa nào thức nấy, hết khoai nướng đến sắn lùi bắp luộc dưa cà… mẹ chắt chiu nhặt nhạnh từng đồng tiền lời, đong từng bữa gạo nuôi nấng đàn con. Không sao kể hết những vất vả nhọc nhằn, mà mẹ đã trãi suốt 88 năm dài nơi trần thế.

 

Chính đức tính tận tụy cùng sự hy sinh của mẹ, đã truyền cho tôi sức mạnh của niềm tin. Để trên bước đường lạc mẹ vào buổi trưa ngày 29/4/1975, tôi mạo hiểm băng qua làn tên mũi đạn giao tranh khốc liệt tại cầu Cỏ May – Bà Rịa Vũng Tàu, hướng đến lá cờ Hồng Thập Tự trên con tàu neo đậu ngoài khơi đón người di tản. Chúa đã che chở tôi xuyên suốt hải trình phiêu bạt, để cuối cùng tôi đến được bến đỗ bình an.

 

Hơn 40 năm mẹ tôi vất vả vô cùng với bầy con còn ở Việt Nam bao gồm 4 trai 3 gái, ngoại trừ tôi đã trưởng thành trên đất nước Hoa Kỳ. Năm 1993 ba mẹ và các em tôi chuyển đến thành phố San Diego theo diện đoàn tụ gia đình, tôi những tưởng cuộc đời của mẹ được sang trang khi các con của bố mẹ đều khôn lớn. Thế nhưng với bản tính chịu thương chịu khó, mẹ đã “tranh phần” gánh vác thêm 30 năm nữa, để chăm đàn cháu Nội - Ngoại gồm 27 đứa được sinh trưởng tại Hoa Kỳ.

 

Phẩm chất đáng quý nhất tôi học được từ mẹ là đức tin, là lòng kiên trì trọn đời hiến dâng Thiên Chúa. Phẩm chất đáng quý khác của mẹ tôi hằng ngưỡng mộ, đó là tình yêu thương, sự tốt bụng và lòng trắc ẩn đối với mọi người. Sau hành trình 88 năm dài xuôi ngược chốn trần gian, người mẹ đáng kính của anh em chúng tôi - Bà quả phụ Mai Xuân Sinh, nhũ danh Maria Vũ Thị Lan - đã được Chúa gọi về lúc 12 giờ 08 phút ngày 29/4/2023 tại nhà riêng ở San Diego California.

 

Tôi biết ơn mẹ ngàn lần đã sinh ra anh em chúng tôi, tôi cảm tạ muôn đời công lao dưỡng dục và sự hy sinh vô bờ bến của mẹ. Mẹ đã nuôi nấng, đã đùm bọc đàn con nheo nhóc bằng bản năng mãnh liệt của một phụ nữ đáng kính xuất thân từ chốn quê nghèo. Đứa con trai bé bỏng ngày xưa của mẹ - bây giờ đã là một thằng đàn ông luống tuổi - không thể ngăn dòng nước mắt, mỗi khi nó hồi tưởng lại hành trình sống của người mẹ nó hằng yêu quý trong những ngày qua.

 

Buổi trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975 bên kia cầu Cỏ May, tôi lạc Mẹ…

Để rồi 48 năm sau cũng vào buổi trưa ngày 29 tháng 4 năm 2023 tại San Diego, tôi mất Mẹ. Tôi đang nhớ Mẹ, nhớ thật nhiều…

Mẹ ơi con đã già rồi, con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ thơ… (*)

 

Mother's Day - May 14, 2023

Voi Trầm Tĩnh - Mai Quan Vinh

              

                                    

                            

(*) Lời bài hát Mẹ tôi (nhạc sĩ Trần Tiến)    

 

 

 

12 Tháng Tư 2024(Xem: 597)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 435)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 494)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 699)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1194)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 851)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 798)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 766)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1519)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1132)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1234)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1192)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1066)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1097)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1381)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1136)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1236)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 837)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1057)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1131)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.