Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Kim Anh - NHỚ BA

05 Tháng Hai 202311:54 CH(Xem: 4729)
Lê Kim Anh - NHỚ BA



NHỚ BA

LV Nhon
Mùng 6 Tết là ngày giỗ Ba.
Ba mất khi 92 tuổi, mất tại nhà, không bị bệnh gì cả. Hai năm trước, khi anh Hai mất, Ba buồn và khóc nhiều, rồi cứ nói với các con, “Ba muốn đi, để gặp anh Hai con, gặp lại Má con. Ba vui lắm. Các con không nên ép Ba ăn uống nữa. Nên để thì giờ đi làm việc, lo cho gia đình, con cái. Đừng bỏ thì giờ lo cho Ba nữa.”
Ngày Ba mất, vài tiếng đồng hồ trước đó, Ba yếu đi, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Khi con cầm tay Ba, thì Ba chỉ nhìn con, nhìn thật lâu, không nói lời gì. Rồi Ba nắm chặt và áp tay con vào ngực trái trên trái tim của Ba.  Ba nấn ná đến khi các con cháu tề tựu đông đủ, nhìn từng khuôn mặt, rồi nắm hai tay đứa cháu ngoại, chấp lại và thầm thì: “niệm Phật đi con”. Nói xong, Ba nhắm mắt, xuôi tay, thở hơi cuối cùng. Không đau đớn, không buồn phiền, không luyến tiếc. Hình như Ba đã tự định cho mình thời khắc nào để ra đi. 
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho. Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.
Ba nghiêm khắc với chính mình, nhưng luôn cởi mở, thông cảm, tử tế với tất cả mọi người, từ vợ con đến họ hàng, bạn bè và với cả nhân viên dưới quyền và những người giúp việc trong gia đình.
Ba thích làm việc vì Ba muốn làm người hữu dụng cho xã hội. Ba thành công trong công danh, sự nghiệp nhưng lại xem nhẹ tiền của. Ba hay tâm sự “Tình cảm là quý nhất. Tiền chỉ là một phương tiện để mình làm những gì mình muốn. Đồng tiền là để phục vụ cho mình. Đừng bao giờ để cho đồng tiền làm chủ, sai khiến mình.”
Dù bận rộn với công việc và chăm lo gia đình với 10 đứa con, nhưng Ba vẫn tìm ra thì giờ để làm công việc xã hội. Ba thích thú với những việc làm giúp người khác. 
Là Hội Trưởng Hội Phụ Huynh HS, Ba hỗ trợ hết lòng cho trường Trung Học Ngô quyền từ ngày Trường thành lập đến tháng 4/75. Nhưng Ba vẫn nghĩ đến những học trò nghèo, đã phải bỏ học sớm vì không có phương tiện đi lên học trên Tỉnh. Nên Ba đã bỏ tiền bạc và công sức kêu gọi chú, bác cùng chung sức xây một trường Trung học Đệ nhứt cấp cho học sinh nghèo ở Cù Lao Phố, Biên Hoà. Lúc Trường Nam Hà khai giảng, Ba chỉ mới hơn 50 tuổi. 
Ba còn ấp ủ một ước mong là xây một viện mồ côi, để các bà soeur điều hành, và gom các trẻ em mất cha mẹ để về nuôi cho đi học. Vì Ba luôn tin tưởng muốn cho xã hội được thăng tiến, thì phải đầu tư vào giáo dục. Ước mơ Ba chưa làm được thì thời thế đổi thay.
Khi rời Việt Nam sang Mỹ, Ba lập ra hai quỹ để giúp người dân ở tỉnh Biên Hoà. Một quỹ cho học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học ở Xã Hiệp Hoà . Quỹ này được điều hành bởi chị Quý,  một người cháu gọi Ba bằng Cậu và cũng là giáo viên ở trường Trung học Nam Hà. Quỹ thứ hai đầu tiên là do người bạn của Ba là Bác Sĩ Trưởng bệnh viện BH điều hành, sau đó là cô Trúc, y tá tại BV, để giúp cho các bệnh nhân nghèo ở bệnh viện có tiền mua thuốc.
Trong 25 năm xa quê, Ba đều đặn gửi tiền về cho hai quỹ cho đến ngày ra đi.  Mỗi năm, lễ Sinh Nhật, lễ Từ Phụ, Tết, Ba đều dặn các con cháu “Đừng mua quà cho Ba. Ba không cần gì nữa. Nếu cho quà, thì đưa Ba tiền để Ba gửi cho người nghèo. Tội nghiệp học trò muốn đi học mà nhà nghèo quá. Ba nhận được một lá thư cảm ơn, Ba vui hơn uống 10 viên thuốc bổ.” 
Rồi Ba copy, gửi cho các con, các lá thư cảm ơn từ Hội Thương Phế Binh VNCH, từ những học trò nhận tiền giúp đỡ của Ba và cười vui “những lá thư này giúp Ba ngủ ngon. Vì Ba biết là Ba đã làm những việc cần phải làm. Ba biết là những điều này không thấm vào đâu, chỉ là muối bỏ biển nhưng nếu không ai làm thì sẽ không có ai được giúp.” Và cũng có những lá thư cảm ơn từ Hội Cựu Quân Nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam vì “người ta ở đất nước khác và đã đến quê hương mình, hy sinh tuổi trẻ và mạng sống để cho mình được sống yên ổn thì mình phải tỏ lòng để cảm ơn họ. Thọ ơn ai, con đừng bao giờ quên.”
thu LVN


Câu nói mà Ba luôn nhắc nhở các con “Mình cứ làm những điều tốt đi con. Ai người ta làm sai thì từ từ người ta sẽ tự biết và sửa đổi. Ba tin là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Ai cũng muốn sống hiền lương nhưng đôi khi vì hoàn cảnh bó buộc, không cho phép.” 
Ba hay tâm sự với con cái, “Ba cố gắng sống làm sao để làm gương cho các con. Ba chỉ mong khi mọi người biết các con là con của Ba, thì ai cũng thương mến, có cảm tình tốt đẹp là Ba đã đủ vui rồi.”
Tết đến, nhớ Ba. Cũng nhớ luôn lời của một chị bạn khi được tin Ba mất “tuổi Chú cũng là được thượng thọ. Chị chỉ tiếc là Chú mất đi, là mình mất đi một người tốt, có tấm lòng và từ đây không còn có ai để mình được học hỏi, bảo ban.”

Lê Kim Anh 
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100839)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95859)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92000)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75314)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84344)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76048)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93336)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86892)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58622)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77606)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74851)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81939)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69540)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 87983)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72255)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 65938)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64055)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65494)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 62427)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64965)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.