Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Kim Anh - NHỚ BA

05 Tháng Hai 202311:54 CH(Xem: 4256)
Lê Kim Anh - NHỚ BA



NHỚ BA

LV Nhon
Mùng 6 Tết là ngày giỗ Ba.
Ba mất khi 92 tuổi, mất tại nhà, không bị bệnh gì cả. Hai năm trước, khi anh Hai mất, Ba buồn và khóc nhiều, rồi cứ nói với các con, “Ba muốn đi, để gặp anh Hai con, gặp lại Má con. Ba vui lắm. Các con không nên ép Ba ăn uống nữa. Nên để thì giờ đi làm việc, lo cho gia đình, con cái. Đừng bỏ thì giờ lo cho Ba nữa.”
Ngày Ba mất, vài tiếng đồng hồ trước đó, Ba yếu đi, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Khi con cầm tay Ba, thì Ba chỉ nhìn con, nhìn thật lâu, không nói lời gì. Rồi Ba nắm chặt và áp tay con vào ngực trái trên trái tim của Ba.  Ba nấn ná đến khi các con cháu tề tựu đông đủ, nhìn từng khuôn mặt, rồi nắm hai tay đứa cháu ngoại, chấp lại và thầm thì: “niệm Phật đi con”. Nói xong, Ba nhắm mắt, xuôi tay, thở hơi cuối cùng. Không đau đớn, không buồn phiền, không luyến tiếc. Hình như Ba đã tự định cho mình thời khắc nào để ra đi. 
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho. Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.
Ba nghiêm khắc với chính mình, nhưng luôn cởi mở, thông cảm, tử tế với tất cả mọi người, từ vợ con đến họ hàng, bạn bè và với cả nhân viên dưới quyền và những người giúp việc trong gia đình.
Ba thích làm việc vì Ba muốn làm người hữu dụng cho xã hội. Ba thành công trong công danh, sự nghiệp nhưng lại xem nhẹ tiền của. Ba hay tâm sự “Tình cảm là quý nhất. Tiền chỉ là một phương tiện để mình làm những gì mình muốn. Đồng tiền là để phục vụ cho mình. Đừng bao giờ để cho đồng tiền làm chủ, sai khiến mình.”
Dù bận rộn với công việc và chăm lo gia đình với 10 đứa con, nhưng Ba vẫn tìm ra thì giờ để làm công việc xã hội. Ba thích thú với những việc làm giúp người khác. 
Là Hội Trưởng Hội Phụ Huynh HS, Ba hỗ trợ hết lòng cho trường Trung Học Ngô quyền từ ngày Trường thành lập đến tháng 4/75. Nhưng Ba vẫn nghĩ đến những học trò nghèo, đã phải bỏ học sớm vì không có phương tiện đi lên học trên Tỉnh. Nên Ba đã bỏ tiền bạc và công sức kêu gọi chú, bác cùng chung sức xây một trường Trung học Đệ nhứt cấp cho học sinh nghèo ở Cù Lao Phố, Biên Hoà. Lúc Trường Nam Hà khai giảng, Ba chỉ mới hơn 50 tuổi. 
Ba còn ấp ủ một ước mong là xây một viện mồ côi, để các bà soeur điều hành, và gom các trẻ em mất cha mẹ để về nuôi cho đi học. Vì Ba luôn tin tưởng muốn cho xã hội được thăng tiến, thì phải đầu tư vào giáo dục. Ước mơ Ba chưa làm được thì thời thế đổi thay.
Khi rời Việt Nam sang Mỹ, Ba lập ra hai quỹ để giúp người dân ở tỉnh Biên Hoà. Một quỹ cho học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học ở Xã Hiệp Hoà . Quỹ này được điều hành bởi chị Quý,  một người cháu gọi Ba bằng Cậu và cũng là giáo viên ở trường Trung học Nam Hà. Quỹ thứ hai đầu tiên là do người bạn của Ba là Bác Sĩ Trưởng bệnh viện BH điều hành, sau đó là cô Trúc, y tá tại BV, để giúp cho các bệnh nhân nghèo ở bệnh viện có tiền mua thuốc.
Trong 25 năm xa quê, Ba đều đặn gửi tiền về cho hai quỹ cho đến ngày ra đi.  Mỗi năm, lễ Sinh Nhật, lễ Từ Phụ, Tết, Ba đều dặn các con cháu “Đừng mua quà cho Ba. Ba không cần gì nữa. Nếu cho quà, thì đưa Ba tiền để Ba gửi cho người nghèo. Tội nghiệp học trò muốn đi học mà nhà nghèo quá. Ba nhận được một lá thư cảm ơn, Ba vui hơn uống 10 viên thuốc bổ.” 
Rồi Ba copy, gửi cho các con, các lá thư cảm ơn từ Hội Thương Phế Binh VNCH, từ những học trò nhận tiền giúp đỡ của Ba và cười vui “những lá thư này giúp Ba ngủ ngon. Vì Ba biết là Ba đã làm những việc cần phải làm. Ba biết là những điều này không thấm vào đâu, chỉ là muối bỏ biển nhưng nếu không ai làm thì sẽ không có ai được giúp.” Và cũng có những lá thư cảm ơn từ Hội Cựu Quân Nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam vì “người ta ở đất nước khác và đã đến quê hương mình, hy sinh tuổi trẻ và mạng sống để cho mình được sống yên ổn thì mình phải tỏ lòng để cảm ơn họ. Thọ ơn ai, con đừng bao giờ quên.”
thu LVN


Câu nói mà Ba luôn nhắc nhở các con “Mình cứ làm những điều tốt đi con. Ai người ta làm sai thì từ từ người ta sẽ tự biết và sửa đổi. Ba tin là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Ai cũng muốn sống hiền lương nhưng đôi khi vì hoàn cảnh bó buộc, không cho phép.” 
Ba hay tâm sự với con cái, “Ba cố gắng sống làm sao để làm gương cho các con. Ba chỉ mong khi mọi người biết các con là con của Ba, thì ai cũng thương mến, có cảm tình tốt đẹp là Ba đã đủ vui rồi.”
Tết đến, nhớ Ba. Cũng nhớ luôn lời của một chị bạn khi được tin Ba mất “tuổi Chú cũng là được thượng thọ. Chị chỉ tiếc là Chú mất đi, là mình mất đi một người tốt, có tấm lòng và từ đây không còn có ai để mình được học hỏi, bảo ban.”

Lê Kim Anh 
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 111369)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82028)
Người Mỹ có phong tục rất hay, có ngày Thanksgiving để tạ ơn trời, để tạ ơn gia đình, tạ ơn bạn bè, tạ ơn những người chung quanh đã giúp mình. Tôi nhận lấy phong tục nầy.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 123939)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 95904)
Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa....ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái....bên ly cà phê,ly bia....thì vui biết chừng nào ! Một thời học sinh trong sáng....nhiều mộng mơ....nhiều ước vọng....dã qua....!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 86110)
...Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa,
13 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82507)
Nhưng trong buổi chiều buồn hôm nay, bên đường vắng, trong cái nghĩa trang hiu quạnh, ông đã rơi lệ chỉ vì… tiếc thương vĩnh biệt Ly Ly!
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116269)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95224)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 280259)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
29 Tháng Chín 2010(Xem: 123579)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
25 Tháng Chín 2010(Xem: 114766)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119100)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100072)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
26 Tháng Tám 2010(Xem: 97568)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
24 Tháng Tám 2010(Xem: 97034)
Hôm nay, nhân Lễ Vu Lan xin gởi đến một cảm thông chân tình với tất cả những người phải cài hoa trắng...
07 Tháng Tám 2010(Xem: 107705)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 95730)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93446)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96734)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95363)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.