Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - THẦY CHU LÂM

29 Tháng Mười 20221:11 SA(Xem: 4960)
Phan Phú Hiệp - THẦY CHU LÂM

THẦY CHU LÂM


ThayChuLam

 

Vào những năm 1971-4/1975, phía bên trong chợ nhỏ Kỷ Niệm đối diện với trường Trung học Ngô Quyền - Biên Hòa có một căn nhà nhỏ nằm ở góc ngoài bìa bên phải của dãy phố ngang. Trong phòng trước của căn nhà có kê 4 dãy bàn học, lúc nào cũng đông học sinh. Đó là lớp dạy Anh ngữ của Thầy Chu Lâm.

Thầy dạy Anh Ngữ theo bộ sách English for Today (EFT) từ lớp vỡ lòng Book 1 cho đến lớp nâng cao Book 5 theo sát với chương trình sinh ngữ chính bậc Trung học lúc bấy giờ. Tôi có theo học Thầy hai lớp Book 2 và Book 3.


EFT Books


Thầy có nhiều lớp học trong ngày, từ sáng đến tối. Mỗi lớp 2-3 giờ. Mỗi học sinh chỉ cần ghi danh tượng trưng cho một lớp và có quyền tham dự học tất cả các lớp khác của Thầy nếu có khả năng theo kịp. Do vậy, thời ấy có nhiều học sinh muốn trau dồi thêm tiếng Anh thường chọn cách học ”Thường Trực" , tức là học hết lớp này nối tiếp lớp khác từ sáng đến chiều, đặc biệt nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Thầy miễn học phí hoàn toàn với điều kiện duy nhất: phải siêng học.

Nhu cầu học tiếng Anh thời ấy rất cao, học trò của Thầy đa dạng với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau: học sinh trung học, sinh viên đại học, quân nhân, công chức, nhân viên làm việc tại các công sở ngoại quốc … trong tỉnh Biên Hòa.

Phương pháp dạy của Thầy là tập trung vào ngữ vựng (Vocabulary), luyện nghe (Listening), luyện cách phát âm (pronunciation) và đọc hiểu (Reading Comprehension).

Mỗi đầu giờ, Thầy cho cả lớp viết chính tả (Dictation) trích từ một đoạn trong sách EFT. Điểm đặc biệt vui nhộn là thầy đề ra qui định, nếu viết sai một từ, thầy “khẽ “ cho 2 cây thước bảng vào cánh tay (Tuy nhiên Thầy chỉ áp dụng cho các học sinh nhỏ bậc Trung học như tôi . Riêng các học sinh lớn tuổi hơn thì được Thầy cho miễn trừ). Tuy qui định nghiêm khắc như vậy, nhưng cả lớp đều vui vẻ không ai trách giận Thầy vì nhờ vậy họ nhớ từ và viết cẩn thận hơn cho đúng chính tả.

Sau đó thầy cho học một đoạn văn mới trong sách và học thêm nhiều thành ngữ có liên quan đến nội dung của bài học .Với từ mới, mỗi học sinh phải đọc và viết nhiều lần trên giấy. Vừa đọc vừa viết nhiều lần cùng lúc là phương pháp Thầy khuyến khích học sinh thực hiện để nhớ ngữ vựng, những câu thành ngữ hoặc những áng văn hay.

Tuy dạy Anh ngữ, nhưng Thầy luôn nhắc nhở học sinh phải giữ nề nếp, khuôn phép, lễ giáo, tôn ti trật tự theo tôn chỉ “Tiên Học Lễ, Hậu học Văn” từ trong gia đình, nơi chốn học đường cho đến ngoài xã hội. Trong lớp học có kê một bảng viết 3 chữ lớn: “Quân -Sư- Phụ “cách điệu theo kiểu Thư Pháp để nhắc nhở học sinh luôn giữ gìn truyền thống “Tôn Sư Trọng Đạo”.

Ngoài ra, Thầy hay kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về đời thường rất hay về lợi ích của việc học ngoại ngữ qua kinh nghiệm sống của Thầy và những tấm gương thành đạt trong thực tế.

Ngoài lớp học chính tại chợ Kỷ Niệm, Thầy còn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các học sinh vùng quê ở Quận Dĩ An và Công Thanh (Tỉnh Biên Hòa), đồng thời, Thầy cũng dạy thêm tiếng Pháp theo bộ sách “Cours de Langue et de Civilisation Francaises” tại trường trung học Phan Chu Trinh (Đường Trịnh Hoài Đức-BH).

Đầu năm 1975, Thầy dự định mở một lớp luyện thi Proficiency Michigan để lấy chứng chỉ Anh ngữ có giá trị quốc tế cho một số học sinh của lớp nâng cao, nhưng dự định này đã không thành hiện thực khi miền Nam VN buộc phải chuyển sang một Chapter khác.

Vào những năm đầu thập niên 1990s, Thầy có dạy vài nơi tại các công ty và cơ quan nhà nước có nhu cầu bổ túc ngoại ngữ cho nhân viên.Tôi rất vui khi có duyên được học lại Thầy trong một lớp tiếng Anh tại Sở VHTT & TT Đồng Nai năm 1992.

Cho đến khi rời VN vào cuối thập niên 1990s, tôi không có cơ hội được gặp lại Thầy.

Ở hải ngoại, những tin tức về Thầy từ những người quen của tôi ở VN thường mịt mờ không rõ ràng.  

Tuy vậy, gần đây, tôi nhận được nguồn tin khả tín nhưng rất buồn từ một người bạn ở VN là thuận theo quy luật vô thường, Thầy đã rời bỏ cõi tạm, giã từ gia đình và tất cả các học sinh thân yêu để về yên nghỉ nơi chốn vĩnh hằng.

Xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một người Thầy khả kính, uyên bác, mẫu mực hết lòng thương yêu học sinh. Thầy chính là người truyền lửa ham học cho học trò, và luôn khơi gợi lên trong họ những hoài bão, những ước mơ để vươn tới những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thời gian qua nhanh nhưng tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh uy nghi và giọng nói vang dội hào sảng, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương học trò của Thầy.

 

Hiep Phan-- 9/2022

28 Tháng Mười 2011(Xem: 113261)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 140075)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131469)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132087)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123461)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131570)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107430)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125063)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121118)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 103070)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104265)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104680)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113872)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101989)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109365)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113286)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121830)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118855)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 108205)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124693)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.