Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Bùi Thị Ngọc Lan - Tiệc Tiễn Đưa - NGÔ QUYỀN TRONG KÝ ỨC

26 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 104692)
GS. Bùi Thị Ngọc Lan - Tiệc Tiễn Đưa - NGÔ QUYỀN TRONG KÝ ỨC


Tiệc Tiễn Đưa


NGÔ QUYỀN TRONG KÝ ỨC


2011_nqtiectiendua_029-large

Hàng ngồi: Cô Bùi Thị Ngọc Lan (áo vest màu xám tro), Cô Đặng Thị Trí (áo bông nâu vàng) - 2011


 

“Ngô Quyền ơi! 55 năm mãi xanh màu kỷ niệm.

Ngô Quyền ơi! 55 năm tình nghĩa vẫn đong đầy”

 

Về nhà đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được. Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thm thía làm sao. Tôi ghi lại những kỷ niệm năm xưa dưới mái trường Ngô Quyền cũng không ngoài ý nghĩa “để thương để nhớ”.

 

“Xanh màu Kỷ Niệm”

 

Năm đó chúng tôi gồm có chị Luông, chị Thủy, chị Nga, chị Hồng, chị Hòa và tôi về Ngô Quyền sau khi ra trường. Năm sau có thêm chị Trí, chị Tâm và chị Bàn về. Phần đông chúng tôi chưa lập gia đình và rất trẻ. Lần lượt chúng tôi lập gia đình hết chỉ trừ chị Luông, chị ăn chay lúc còn đi học, chị là người hiền từ đạo đức.

Chị Vương Chân Phương lúc nào cũng nụ cười trên môi, chị đi rất mau. Chị Hà Bích Loan đẹp và vui tánh. Chị Hường, chị Diệu Dung, chị Thu Hà, chị Tốt, chị Còn và nhiểu chị khác mình quên tên.

 

Các anh có anh Võ, anh Đạt, anh Hưng, anh Phúc, anh Ân, anh Quãng v. v…

Đi dạy rất vui biết bao nhiêu là chuyện cười ở phòng giáo sư và phòng giám thị. Hiệu trưởng là ông Tuấn, ông Tuấn đi lính thầy Bảo lên thay, sau thầy Bảo là ông Thành. Thầy Bảo là một ông hiệu trưởng có một không hai. Nhìn hai cánh tay của ông, tôi đoán là ông tập tạ mỗi ngày. Học sinh sợ thầy Bảo lắm, ông rất tốt tôi không nghe ai than phiền về ông.

 

Có ba giáo sư bậc thầy của chúng tôi: Thầy Huệ, thầy Tiếng và thầy Sái. Tôi còn nhớ thầy Sái nói câu : “Nếu bạn bè mượn tiền, mình muốn từ chối khéo thì nói để tôi về hỏi lại bà xã rồi cho anh hay”. Tôi cũng hay áp dụng lối xã giao nầy.

Thầy Huệ rất thương cháu: “Nhà tôi bây giờ có cháu đi lững chững, nên tôi cưa hết bốn cạnh bàn, làm cho nó tròn tròn để cháu tôi đi khỏi đụng đầu”.

Thầy Tiếng rất thích ciné. Cuối tuần thầy đi Sàigòn xem bốn xuất ciné rồi mới về Biên Hòa. Khi thầy mất, cô Loan (con dâu của thầy) sai con đi mượn máy chiếu film về chiếu cho ông nội coi. Nàng dâu có hiếu, cô Loan rất đẹp, nên khi về dạy ở Biên Hòa, rất nhiều người để ý.

 

Chị N.Y: “ Em nói với ông xã em là lấy chồng cả đời không được đi đâu hết, tối ngày chỉ biết có con đường đi tới trường Ngô Quyền và con đường đi tới chợ” các chị biết ổng nói sao không? – Đi chợ sướng thấy mồ!”. Chị ơi! giặc giã tứ tung đi đâu bây giờ ?

Chị C: “Trời nắng, mình nhờ ổng đưa đi dạy, ổng không đưa ở nhà ngủ. Ngày xưa, mình không cho ổng tới trường đón mình, mà ổng cứ tới hoài, làm mình mắc cở thấy mồ.” 

Chị ơi, lấy nhau được rồi là thế đó!

Chị Luông, chị tu ăn chay trường mặc áo lam. Chị hỏi tôi: “Chị Lan, em N.T.T thấy mình thì nó chấp tay xá mình, không biết nó kính mình thiệt hay ngạo mình?”

Chị ơi có trời mà biết…

Chị Nguyệt Thu: “Chị Lan, thằng Nghiệp của chị nó sửa radio giỏi quá.”

Chị hên đó, nó làm hư mấy cái radio ở nhà rồi chị biết không?

Chị Bàn thì hiền quá.

Chị Nga - Chúng tôi hay chọc chị về chiều cao của chị: “Cao như con Nga khó lấy chồng.”

Khi đi dự đám cưới chị Nga và anh Ẩn, một giáo sư nói: “Tôi thấy anh Ẩn cao hơn chị Nga, tôi thở một cái khì.”. Đồng nghiệp ai cũng lo cho chị khó tìm người xứng với chị, Anh Ẩn rất hiền và ít nói.

Chị Hòa hiền lành thùy mị, ít nói hay mắc cở đỏ mặt. Chị Thủy và tôi hay chọc chị Hòa và chị Nga bằng những chuyện tiếu lâm làm hai chị cười đỏ mặt.

Chị Hương – Thương chị quá. Khi đưa đám tang chồng chị là Bác sĩ Hiệp, giám đốc Dưỡng Trí Viện, không biết tại sao tôi khóc sướt mướt, một người bạn của ông xã tôi để ý, mấy ngày sau gặp lại anh nói “Hôm đám ma Bác sĩ Hiệp, làm gì bà khóc dữ vậy bà ?” Tôi cũng không biết tại sao ngày hôm đó tôi khóc ngon lành. Có lẽ thấy chị Hương còn trẻ quá và các con chị còn nhỏ quá.

Chị Hội – Nghe nói chị ở tận New Guinée? Chị rất vui tánh.

Chị Tốt - Chị rất đặc biệt, Chúng tôi học cùng lớp với chị, chị Hòa, chị Nga ở tiểu học, chị rất thông minh, lúc nào cũng đứng nhứt lớp. Một người bạn trong lớp nói “Nhìn cặp mắt nó là biết nó thông minh rồi.”. Cặp mắt chị đen huyền lóng lánh tròn như hột nhãn, ăn nói gọn gàng, không dài dòng. Nói đến chị tôi nhớ tới cô Hữu dạy chúng tôi lớp nhứt. Một hôm cô giảng bài, có lẽ là toán, chớ việt văn thì dễ hiểu quá. Cô giảng đi giảng lại mà mặt học sinh cứ ngơ ngơ không hiểu, nên cô giáng cho một câu “Không học mà biết là thần đồng, học mà biết là người ta, còn học mà không biết là con bò”, chúng tôi im lặng không dám hó hé… Chúng tôi rất thương cô.

 

Tôi là một học sinh vô tình đáng trách. Ra trường rồi, không bao giờ trở lại thăm thầy cô cũ. Nếu có gặp đâu đó thì chạy trốn, mặc dù trong lòng lúc nào cũng nhớ đến thầy cô.

Ở Việt Nam ngày bãi trường là ngày học sinh bày tỏ lòng biết ơn thầy cô. Chúng ta có buổi tiệc chia tay, có quà tặng thầy cô, trưởng lớp đứng lên đọc diễn văn để nói lên lời cám ơn và xin thầy cô tha lỗi chúng em đã bao lần làm thầy cô buồn.

Các cô của chúng tôi là:

Cô Nhan ở Cù lao phố lớp năm

Cô Liêng vợ thấy Lô lớp tư

Cô Lượm bà ngoại em Phẩm lớp ba.

Cô Loan người Bắc lớp nhì,

Cô Hữu lớp nhứt.

 

Anh Nguyễn Xuân Hoàng và chị Liên Chi. Anh Hoàng cao và đẹp trai, lúc nào cũng vui vẻ. Chị Liên Chi bạn của tôi mất ở Pháp, chị rất hiền.

Anh Phúc chị Còn – Anh Phúc cũng đẹp trai, cao. Chị Còn hiền.

Anh Hiệp - trẻ đẹp, đạo mạo, mấy em thích thầy Hiệp lắm đó.

Anh Võ lúc nào cũng vui cười

Anh Quãng – Cao đẹp trai, vẽ thật tài.

Chị Dung anh Cát – Anh chị có giàn cây trái gấc thật đẹp. Cựu học sinh Ngô Quyền hay tham vấn thầy cô. Anh chị rất hiền.

Anh Phố - Quá hiền.

Chị Trí - Tôi với chị gặp nhau thường ở những buổi họp mặt với các em và họp mặt đầu tháng của giáo sư. Có lần họp mặt đầu tháng anh Hoài chỉ địa điểm làm sao mà chị tới không gặp ai, chị về… cự nự quá.

Chị Diệu Dung – Tôi gặp lại chị kỳ họp mặt Ngô Quyền năm 2009? Chồng chị và chồng tôi là hai bạn “nhậu” ở Biên hòa. Chị không thay đổi mấy, vẫn đẹp như ngày xưa nên dễ nhận ra.

Chị Thư anh Đạt - Tôi gặp lại anh chị ở chùa An Lạc Ventura CA, tôi nhìn ra anh chị liền. Anh chị lại không nhìn ra tôi.

Chị Oanh – tôi gặp lại chị ở Phước Lộc Thọ, chị không thay đổi, vẫn đẹp như thuở nào. Còn rất nhiều anh chị tôi nhớ mặt mà quên tên, thành thật xin lỗi.

Các anh chị Ban Giám Đốc, Giám Thị.

Ông Sanh – Vui tánh, hiền: “Cô biết không, cái xe hơi khi nó đậu coi nó hiền lành, còn nó chạy, nó là một hung thần, chớ sao”

Ông Chẫn kế toán - Mỗi lần có tin vui về lương bổng, ông cho biết với nụ cười trên môi như lên lương, tiền mượn tết được cho luôn.

Ông Tý - Kể tôi nghe chuyện khổ của người dân dưới thời bị Pháp đô hộ “Người dân nghèo lắm cô ơi, tới năm không tiền đóng thuế thân phải chạy trốn, mà nếu Tây bắt được thì nó bỏ tù khổ lắm. Ở nhà quê có người không tiền mua vải phải mặc bao bố”. Ông kể về ông là “Tôi cực khổ tới đâu cũng được miễn vợ con tôi được no ấm là tôi mãn nguyện.” . Thật là một người chồng, người cha gương mẫu.

Ông Tân chồng cô Hiệp - Ông ít nói, hiền hậu, các con của ông đều thành công và giàu có.

Cô Giàu – Lúc nào cô cũng cầm một xâu chìa khóa trong tay. Cô hay nói “Trong đời chưa ai khổ bằng tôi: mấy lần chồng bị bắt, mấy lần…, mấy lần…” tội cho cô, người ta bị một lần cũng đủ chết rồi, còn cô thì “mấy lần”, một người đàn bà can đảm trong thời loạn. Cô còn là một “người mẹ tinh thần” của nữ sinh. Bất cứ chuyện gì, các em cũng tới nói với cô. Cô hay nói: “Tụi con về lớp đi, để rổi cô tính; hoặc tao mệt với tụi bây quá.”. Cô rất thương và che chở cho học sinh.

Ông Hảo, Ban Giám Đốc – Hôm đó nhìn ông có vẽ tiều tụy, râu mọc lún phún, ông choàng một cái mền trên vai, ông nói: “Mấy ngày nay tôi đau chị Lan, rồi ông kể chuyện tình của ông là cha mẹ người ông yêu không chịu gả con gái cho ông. Ông buồn và bịnh. Ông kết luận một câu xanh rờn “Bây giờ tôi mới biết thế nào là “con tim rạn nứt” đó chị Lan.”. Tôi nói để vừa chọc vừa an ủi ông: “Vâng, yêu nhau lấy nhau không được thì con tim rạn nứt, còn lấy nhau được rồi thì rướm máu con tim đó ông, rồi từ đó con tim sẽ rỉ máu dài dài ông ạ, đàng nào con tim cũng bị thương”.

“Ủa sao kỳ vậy?”. Ông ngạc nhiên hỏi. Không biết sau nầy ông có cưới được cô ấy?

 

“Tình Nghĩa đong đầy”

 

Tháng 5, 1975 gia đình tôi qua trại tỵ nạn Florida. Một em nữ sinh Ngô Quyền lại nhìn tôi, “Em là học sinh Ngô Quyền.” Tôi mừng quá vì có em giúp đỡ giấy tờ thông dịch. Em là tình nguyện viên giúp trại tỵ nạn. Xe bus chở chúng tôi tới trại lúc 2, 3 gìờ sáng, những người thiện nguyện ngủ trên xe hơi của họ để đợi tỵ nạn tới dẫn chúng tôi về lều rồi mới về, sáng hôm sau họ trở lại. Hôm họp mặt “55 năm”, tôi có gặp lại em, em nhìn ra tôi và tôi cũng nhớ ra em, người giúp gia đình tôi ở trại tỵ nạn. Tôi thật vô tình không hỏi điện thoại và tên em. Nếu em có đọc bài nầy xin em liên lạc với cô.

 

Về Oklahoma, tôi lại gặp một em nữ sinh Ngô Quyền khác, tên em là Thanh Vân Anderson, em Thanh Vân nhường cho tôi việc phụ giáo ở trường tiểu học. Em giới thiệu tôi đi phỏng vấn và được mướn.

 

Hai em là ân nhân của tôi. Xin cám ơn và nhớ hoài hai em. Tôi nhớ Biên Hòa, nhớ trường xưa, nhớ các anh, các chị và các em học sinh Ngô Quyền. Kính chúc các anh, các chị và các em “Một Đời Hạnh Phúc Bên Người Yêu” “Trăm Năm Tình Nghĩa vẫn Đong Đy”

 

co_bnlan-content

 GS. Bùi Thị Ngọc Lan

12 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127867)
Cô giáo đưa tay lên sửa lại gọng kiếng. Tay cô bỗng chạm vào giọt nước mắt lành lạnh trên má. Chưa có một bài luận văn nào làm cô chạnh lòng đến vậy.
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 124168)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 125458)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122106)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99474)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106697)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 113270)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 140092)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131494)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132111)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123489)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131592)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107467)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125090)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121143)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 103083)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104274)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113889)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101998)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109380)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.