Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - ÂU CHÂU DU KÝ (II)

15 Tháng Mười 201912:24 SA(Xem: 10766)
GS. Huỳnh Công Ân - ÂU CHÂU DU KÝ (II)

Mt Chuyến Âu Du (II)

GS. Huỳnh công Ân



Ngày 29/8 : Munich, thủ đô xứ Bavière

Buổi sáng, Xuân chuẩn bị ăn sáng với bánh ích trần, bánh mì bơ tỏi và café.

Hôm nay, Xuân đi làm nên Kiệt chở chúng tôi đi dạo thành phố Munich. Chúng tôi viếng Khải Hoàn Môn, toà thị chính, nơi tổ chức lễ hội bia tháng 10, Olympiapark, hãng xe BMW và cửa hàng nội thất Segmuller ở Parsdorf.

Munich là nơi Hitler thành lập đảng Quốc Xã từ năm 1920. Đó cũng là nơi diễn ra Thế Vận Hội mùa hè năm 1972 và là nơi bọn khủng bố Palestine sát hại 11 lực sĩ và huấn luyện viên Do Thái tham dự Thế Vận Hội này.

Tối lại, chúng tôi được Xuân đãi món bún chả cá.

image009 

Ngày 30/8: Đi thăm lâu đài Neuschwanstein

Ngày thứ hai ở Munich, Kiệt chở chúng tôi đi thăm lâu đài Neuschwanstein ở cách Munich trên 100 km.

Đây là lâu đài cuối cùng do Ludwig II , vus xứ Baviẻre xây dựng và cư ngụ. Lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào ngày 5 tháng 9 năm 1869. Khi Vua Ludwig II qua đời gần lâu đài Berg vào ngày 13 tháng 6 năm 1886, lâu đài Neuschwanstein vẫn còn chưa hoàn thành. Sau 17 năm xây dựng tính đến thời điểm đó ông chỉ ở trong lâu đài vỏn vẹn có 172 ngày. Chỉ một phần ba các căn phòng trong dự tính là được hoàn thành cho đến thời điểm này. Sau khi Ludwig qua đời, tháp vuông và căn nhà hiệp sĩ được hoàn thành một cách đơn giản hơn. Không được xây dựng là ngôi nhà cầu nguyện như Christian Jank đã phác thảo trong bản vẽ năm 1871.

Ludwig II không bao giờ muốn cho người dân vào thăm viếng lâu đài, ông thà rằng phá hủy lâu đài đi chứ không muốn để cho người dân bình thường làm mất đi tính huyền thoại của nó. Thế nhưng chỉ 6 tuần sau khi ông qua đời, lâu đài đã mở cửa đón chào khách thăm viếng và ngày nay lâu đài Neuschwanstein đón tiếp đến 5.000 du khách hằng ngày trong mùa cao điểm (từ tháng 6 đến tháng 8). Các lâu đài trong các phim cỗ tích của Walt Disney mô phỏng theo lâu đài Neuschwanstein.

Chúng tôi mua 3 vé vào cửa cho người lớn tuổi, mỗi vé 12 Euro. Đoạn, chúng tôi lên xe ngựa (mỗi người 7 Euro) đi lên lâu đài. Tới trên đó, chúng tôi phải chờ đến 4:40 chiều mới được vào lâu đài theo nhóm. Mỗi người được phát một que âm thanh (barre de son) để nghe thuyết trình theo ngôn ngữ mình chọn. Kiệt chọn tiếng Đức, tôi và bà xã chọn tiếng Pháp. Một người nữ hướng dẫn viên dẫn đoàn người đi xem các khu vực trong lâu đài. Phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng làm việc... trang trí bằng những bức tranh vẽ lại những cảnh trong những vỡ kịch của nhà soạn kịch thiên tài Richard Wagner, bạn của nhà vua. Tên Neuschwanstein có nghĩa là Thiên nga đá mới (New Swan Stone), bắt nguồn từ một nhân vật hiệp sĩ “Swan Knight” trong vở nhạc kịch nổi tiếng của Wagner. Lâu đài là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp hài hòa nhiều nền kiến trúc, với những cửa sổ hình vòm Roman, tháp nhọn Gothic, trang trí bằng vàng và đá hoa kiểu Byzantine gợi lên một nét đẹp thơ mộng.

Chúng tôi trở về nhà Kiệt lúc 8 giờ tối và được vợ Kiệt đãi món bánh mì với cà ri gà.

image011

Ngày 31/8: đi thăm lâu đài, Nymphenburg, phố đi bộ và ăn tối ở phi trường Munich.

Buổi sáng, sau khi ăn điểm tâm và uống café ở nhà, Kiệt chở chúng tôi đi viếng lâu đài Nymphenburg nằm trong nội ô thành phố Munich. Kiệt nói trước kia, vùng này là ngoại ô nhưng thành phố phát triển nên dần dà quang cảnh thôn quê ở đây biến mất.

Lâu đài này là món quà của vua xứ Bavière là Ferdinand Maria tặng cho hoàng hậu Henriette Adelaide khi bà này sinh cho ông hoàng tử Max Emanuel vào năm 1662. Đây cũng là nơi sinh ra đời vua Ludwig đệ nhị, chủ nhân của lâu đài cổ tích Neuschwanstein. Trong lâu đài này, người ta chiêm ngưỡng những nức hoạ lộng lẩy và những châu báu quý giá dát khắp nơi. Rồi người ta xây tiếp nối những lâu đài nhỏ khác làm quang cảnh thêm tráng lệ.

Buổi trưa, Xuân đi làm về làm món bánh hỏi tôm càng cho mọi người ăn. Ăn xong, Kiệt chở chúng tôi đến phố đi bộ. Bà xã tôi và Xuân mua sắm chút đỉnh rồi Kiệt đón chúng tôi đi . Sau đó, chúng tôi đi phi trường Munich ăn tối.

image013

Ngày 1/9: một ngày ở Zurich, Thuỵ Sĩ

6 giờ sáng, tôi và Kiệt dứt điểm hai ly café rồi bốn người ra xe lên đường đi Zurich.

Chúng tôi đi hướng tây nam theo xa lộ 96. Đến thành phố Lindau là vùng 3 bên giới : Đức, Áo và Thuỵ Sĩ chúng tôi trông thấy hồ Constance mênh mông nằm giữa ba nước.

Gần 12 giờ trưa chúng tôi đến trung tâm thành phố Zurich. May mắn, Kiệt tìm được một chỗ đậu xe. Chúng tôi đi qua cầu, đi dọc bờ hồ Zurich, đến chụp hình nhà thờ Fraumünster, Grossmünster.

Đoạn chúng tôi đến quán café Motta, gọi café và bánh ngọt, ngồi nhìn ra hồ và trông các du khách qua lại. Dưới hồ các thuyền ghe đều đậu yên tại bến vì hôm nay là ngày chủ nhựt, mọi sinh hoạt thương mại đều nghỉ trừ nhà hàng.

Chúng tôi trở về đến Munich lúc 7:30 tối.


image015

 

 Ngày 2/9: Francfort, thủ đô tài chánh của nước Đức

Chúng tôi khởi hành từ Munich lúc 4 giờ sáng để đi Francfort. Dọc đường, chúng tôi nghỉ hai lần để vệ sinh và ăn uống.

Khoảng 9:30 sáng, chúng tôi tới Francfort. Đây là thủ đô tài chánh của nước Đức dù Francfort chỉ là thành phố đứng thứ 4 ở Đức sau Berlin, Hambourg và Munich. Thị trường chứng khoán của Francfort là chỉ dấu sự lên xuống của nền kinh tế Đức.

Chúng tôi đi dạo phố đi bộ , trông thấy các quán ăn ngoài trời đầy nghẹt khách trong giờ nghỉ ăn trưa của nhân viên văn phòng. Chúng tôi vào các cửa hàng mua sắm ở đây nhưng không mua được gì vì giá cả mắc hơn Munich.

Kiến trúc ở Francfort rất đẹp mắt vì tính cổ điển của nó. Những ngôi nhà thờ, những cao ốc và những biệt thự phản ánh nghệ thuật đặc thù của vùng Trung Âu.

Hôm nay, vừa ra khỏi thành phố Francfort thì chúng tôi bị kẹt xe vì một tai nạn lưu thông vừa xảy ra trên xa lộ dẫn về Munich, thành ra 10 giờ tối chúng tôi mới về đến nhà.

 

image017

 

Ngày 3/9: ngày cuối ở Munich

Sau khi ăn trưa với món phở gà của Xuân, Kiệt chở chúng tôi đi đến Beer Garden. Đó là một công viên nhiều cây cối và người dân đến đó uống bia, ăn cá nướng và gà nướng. Chúng tôi không có nhiều thời gian nên chỉ xuống xe quan sát. Công viên này rất rộng lớn nên có xe ngựa và xe lôi đạp chở khách chạy một vòng công viên.

Kiệt chở chúng tôi xuống phố đi bộ và thả chúng tôi ở đó và chạy xe về nhà. Xuân và bà xã tôi đi xem các kiosque bán trái cây. Chợ này giống như chợ trái cây Jean Talon hay Atwater ở Montreal. Giá cả ở đây mắc hơn bên Canada.

Chúng tôi trở lại các shop thời trang, Xuân và vợ tôi mua được một ít quần áo giá khá rẻ. Xuân dẫn chúng tôi xuống hầm để đến ga xe lửa. Chúng tôi không ngờ Munich lại có một hệ thống đường hầm đầy đủ các cửa hiệu, dịch vụ còn rộng lớn hơn ở Montreal!

Rời ga xe lửa nhộn nhịp, chúng tôi đi vào khu phố Thổ(Nhĩ Kỳ). Ở đây có một cộng đồng Thổ di dân sang đây từ nhiều thế hệ trước nên làm ăn khấm khá, một số làm chủ các siêu thị, tiệm vàng, cửa hàng dịch vụ...nhưng bên lề đường vẫn còn những bà quấn khăn ngồi xin tiền.

Kiệt lái xe đến đón chúng tôi về nhà. Vợ chồng tôi được Xuân đãi một chầu cá nướng rất ngon miệng.

image019

Ngày 4/9: Tạm biệt vợ chồng Kiêt-Xuân, tạm biệt Munich, tạm biệt nước Đức

Trưa nay Xuân cho chúng tôi ăn canh chua và cá kho tộ. 1:30 Kiệt chở chúng tôi đến ga xe lửa Munich sau khi vợ tôi và Xuân bịn rịn chia tay. Chúng tôi sẽ đi xe lửa đến Paris.

Xe lửa lăn bánh lúc 2:47 trưa, dự trù đến Karlsruhe Hbf lúc 5:53 chiều và chúng tôi sẽ đổi sang xe lửa tốc hành TGV của Pháp tại đó để đi Paris lúc 6:07 chiều, nghĩa là chúng tôi có 14 phút để đổi xe. Rủi thay, xe lửa từ Munich đến ga Karlsruhe Hbf trễ 11 phút thành ra vợ chồng tôi kéo 3 cái va li chạy hụt hơi để đến xe lửa TGV cho kịp 3 phút.

Tội nghiệp từ Munich, Kiệt gọi tôi để theo dõi cuộc chạy đua với thời gian của chúng tôi. May cho chúng tôi, khi đến nơi thì xe lửa huýt còi để chuẩn bị lăn bánh. Tôi hỏi lớn một anh nhân viên hoả xa đứng cách tôi hai toa: đây có phải xe lửa đi Paris không? Anh ta gật đầu, tôi ném các va li lên tàu và cùng vợ tôi nhảy lên xe. Xe lửa bắt đầu lăn bánh và chúng tôi thở phào nhẹ nhỏm.

Tàu rời bến và trực chỉ ga Strasbourg của vùng Alsace Lorraine, nơi nhiều lần đổi chủ giữa Pháp và Đức. Chúng tôi tới ga Paris de l’Est lúc 8:30 tối và Hưng đã chờ chung tôi ở ga. Hơn một giờ lái xe, Hưng đua tôi về nhà mà một bữa ăn tối có vịt quay, thịt quay đã dọn sẵn.

image021

(còn tiếp)

18 Tháng Ba 2014(Xem: 28393)
nhìn hình ảnh các bạn hôm nay tôi nghĩ đến 1 cuộc chiến mới mà chúng-ta phải đối-diện Cuộc chiến này khốc-liệt hơn mà phần thua chắc-chắn về chúng-ta, đó trận chiến tuổi-già và bệnh-tật...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 28318)
Một duyên may gặp gỡ đàn em, đàn anh, đàn chị Ngô Quyền, để cùng có một ước mơ “Mỗi năm chỉ có một ngày”
13 Tháng Ba 2014(Xem: 29842)
Em trai tôi, đàn giỏi hát hay, cờ tướng cũng hàng cao thủ, đá banh cũng được được, văn thơ cũng tàm tạm gọi là, nói chung theo như tôi biết chú ta có máu văn nghệ từ thuở nằm nôi.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30186)
Ngồi trong quán cà phê nghe nhạc và những dáng người qua lại, ly cà phê đã cạn và trà đá vẫn được châm đều. Trời chiều đã bắt đầu âm u… Hạnh phúc thay cũng còn những nụ cười…
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30562)
Một cơn sóng nhỏ, lướt qua trái tim tưởng chừng già nua cằn cỗi của An. Và cơn sóng khác nhỏ hơn, đang ngậm ngùi lăn trên khóe mắt – đã nhiều dấu vết chân chim – của cô bạn học ngày nào của Nguyễn
01 Tháng Ba 2014(Xem: 30051)
chuyện kể rằng, mùa xưa mưa nắng mong manh lỡ làm nhạt nhòa chia phôi mùi hương cũ, nên mỗi khi gió chở mùa về, người ta thường hay nhặt lại nỗi buồn xưa xa ngái thương ai... thương mình...
28 Tháng Hai 2014(Xem: 33032)
Cuộc sống của con người buồn nhiều hơn vui. Biết nhận ra để biết sống với tha nhân và đem niềm vui đến mọi người. Cái khổ cái đau không ai tránh khỏi…
28 Tháng Hai 2014(Xem: 27372)
Dựa trên những hiểu biết và những tin tức mà tôi nhận được, tôi tin chắc rằng nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng không mang cái nghiệp thật buồn của các nhà văn nhà thơ: sống trong sự quên lãng và chết dưới những vòng hoa.
28 Tháng Hai 2014(Xem: 66316)
xin được giới thiệu những bài viết của Thầy, Chs NQ và các Văn hữu về những kỷ niệm trong suốt thời gian Thầy đã gắn bó với nghiệp cầm bút và cầm phấn sẽ lần lượt đăng trên trang nhà...
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39919)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
27 Tháng Hai 2014(Xem: 28509)
Xin cám ơn bạn bè đã chẳng ngại thời gian, không gian để đến với ngày vui. Xin cám ơn mọi người đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn còn sót lại. Mùa Xuân nắng ấm còn trãi đều....
27 Tháng Hai 2014(Xem: 33095)
Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30139)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30039)
. Cũng lần đầu tiên, tôi bắt đầu học được một bài học từ người mẹ quê mùa chơn chất của mình: âm thầm chăm sóc, ban phát thương yêu, hằng ngày, hằng ngày…
21 Tháng Hai 2014(Xem: 27717)
Xin mạn phép được chia sẽ với các bạn ông bà anh chị em những điều sau đâyđể sức khỏe quí vị được an toàn khi đi về Việt Nam du lịch hay thăm viếng bà con gia đình.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 30326)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật!
14 Tháng Hai 2014(Xem: 34706)
Trước và sau Tết, các anh chị tuổi Giáp Ngọ tưng bừng họp mặt mừng … “ô – vơ – xít” (over sixty). Bước qua cột mốc tuổi 60, các anh chị có cơ hội tự hào mình sống “Thọ” rồi còn gì. Không màng thổi nhiều ngọn nến màu tượng trưng số tuổi, các anh chị dành hơi sức nâng ly “Dô, dô!...” chúc tụng lẫn nhau.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 36165)
May mắn hơn hai nhân vật lừng danh của Shakespeare, hai người bạn "trai tài gái sắc" của chúng tôi không "mang xuống tuyền đài" chuyện tình thời mới lớn, mà họ được gặp lại nhau,..
11 Tháng Hai 2014(Xem: 28302)
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên bởi vì còn có...
08 Tháng Hai 2014(Xem: 43461)
Xin kính chào Cô lần cuối. Em sẽ cầu nguyện cho Cô mỗi ngày đến giỗ đầu của Cô. Xin gởi đến Cô một cành lan màu tím như màu áo tím Cô hay mặc thủa xưa khi Cô đứng trên bục giảng NQ.