Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Minh Ngọc - NHẬT KÝ CHỐNG DỊCH (P. 4)

24 Tháng Tư 202011:26 CH(Xem: 6539)
Minh Ngọc - NHẬT KÝ CHỐNG DỊCH (P. 4)



Minh Ngoc - P. 4


4.
- Ngày 14 tháng 4:

Hôm nay khá yên tĩnh. Các nhóm trực cuối tuần cũng tường trình rất ít bệnh nhân cần đặt ống thở. Giữa ngày mình phải xuống phòng mổ ASU làm một ca PEG (percutaneous endoscopic gastrostomy), tức là đặt ống nuôi ăn vào dạ dày qua nội soi. Bệnh nhân là một ông lão 84 tuổi ung thư thực quản giai đoạn cuối. Từ đầu dịch tới nay, các khoa phòng trong bệnh viện chia ra khu nhiễm (COVID-19) và khu sạch. Tất cả bệnh nhân nhập viện đều thử COVID-19 ngay để chia ra nằm đúng chỗ, tránh lây lan thêm. Khu mổ chính trên lầu 4 đã được trưng dụng thành lầu COVID-19, bệnh nhân cần mổ có COVID-19 dương tính được làm trên đó, hồi sức hậu phẫu tại chỗ. Khu phòng mổ ASU (ngoại trú) ở tầng trệt được chỉ định làm khu mổ sạch cho bệnh nhân âm tính. Phòng hậu phẫu của ASU dành 2/3 số giường cho khoa ICU "sạch" (COVID-19 âm tính), còn 1/3 làm hồi sức hậu phẫu. Ông này thử COVID-19 âm tính nên được làm ở đây. Khi đặt ống nội soi vào thực quản, khối u quá to, hoại tử mủn nát, BS Tiêu hóa phải dùng ống nội soi nhi mới qua được. Nhìn khối u, mọi người dường như có chung cảm nghĩ là sự may mắn không nhiễm COVID-19 có ý nghĩa gì đối với ông chăng?

Các con số tiếp tục giảm đều trong buổi họp báo hàng ngày của Thống đốc. Hôm qua là Phục sinh, Thống đốc vẫn họp báo mặc dù ông gốc Ý, Công giáo La Mã. Trong buổi họp báo, các phóng viên nhắc tới khả năng nới lỏng lệnh cấm cửa hiện nay, ông nói ông cần phối hợp với các tiểu bang lân cận để lên kế hoạch chung vì những tiểu bang khối Đông Bắc có liên hệ giao thông, thương mại và hoạt động xã hội văn hóa, nếu không cẩn thận dịch có thể lây lan khắp nơi. Một phóng viên hỏi sao không mở lại drive-in theaters, Thống đốc bật cười thích thú. Drive-in theaters là những điểm chiếu phim ngoài trời ở bãi đất rộng, người xem lái xe qua cổng trả tiền, vào trong đậu thành hàng trước màn ảnh, có fast food đem đến tận xe. Đây là một ký ức đẹp của nhiều thế hệ người Mỹ, nhất là hồi hẹn hò đưa nhau vào đây, coi phim thì ít mà tình tự thì nhiều. Tiếc thay, thể loại giải trí nên thơ này đã chấm dứt sau năm 2001 khi đợt khủng bố 9/11 khiến các giới chức lo ngại về vấn đề an ninh (bom xe). Quý vị nào có xem phim Grease (John Travolta đóng cặp với Olivia Newton-John) hẳn nhớ cảnh này. Bài hát Casablanca của Bertie Higgins cũng nhắc lại kỷ niệm xem phim Casablanca (Humphrey Bogart đóng với Ingrid Bergman) ở một điểm drive-in: "I fell in love with you watching Casablanca, Back row of the drive-in show in the flickering light, Popcorn and cokes beneath the stars, Became champagne and caviar, Making love on a long hot summer's night". Thống đốc cho đó là một ý kiến hay, ông sinh trưởng ở Queens, chắc chắn trong đầu ông đang gợi lại kỷ niệm đưa bạn gái vào drive-in theaters những đêm mùa hè đẹp trời.

- Ngày 15 tháng 4:

Khi Thống đốc Cuomo cho biết kế hoạch phối hợp 7 tiểu bang Đông Bắc để lên chương trình trong thời gian tới về mọi mặt: hệ thống trường học, giao thông công cộng, doanh nghiệp, thương mại.., dân chúng đều đồng thuận, cho rằng đó là phương cách hợp lý và cẩn trọng trong tình hình dịch hiện nay - tuy bắt đầu chựng lại ở NY nhưng những con số còn khá cao, New Jersey tăng chậm nhưng đều đặn mỗi ngày, một số điểm dịch nổi lên đây đó ở Connecticut và Massachussetts. Nếu mở cửa trở lại không có kế hoạch thì con Corona sẽ chạy lòng vòng như trò chơi video cổ điển Pac-Man (hồi thập niên 80-90, không biết mấy ai còn nhớ?) có những con tròn tròn đủ màu chạy lung tung, người chơi rượt bắt hụt hơi. Không ngờ TT Trump nổi cơn thịnh nộ, cho rằng các Thống đốc hè nhau chống lại ông. Dĩ nhiên như thường lệ ông không kiềm chế mà tung lên twitter, gọi đó là "mutiny". 

TT Trump vốn không được lòng dân Đông Bắc, trừ một số vùng trung thành ủng hộ ông như miền Bắc NY (upstate) và Long Island (đa số BS và điều dưỡng trong BV mình bênh vực ông tuyệt đối qua mọi cơn sóng gió, ngồi nghỉ trong lounge toàn nghe nhiếc móc bà Pelosi). Tuy nhiên các Thống đốc, dù thuộc Đảng Dân chủ, đều theo đường lối ôn hòa, trong đại dịch này đang hợp tác hết mình với TT Trump và PTT Pence mỗi ngày, khi họp báo luôn luôn đề cao vai trò chủ đạo của TT và cảm ơn sự hỗ trợ của ông. Hầu hết họ đang được dân chúng tín nhiệm cao độ vì khả năng điều khiển chống dịch, nhất là Thống đốc Cuomo. TT Trump không cần phải vồ vập với họ, chỉ cần tỏ thái độ tôn trọng thẩm quyền của các Thống đốc và lắng nghe kinh nghiệm của họ thì chắc chắn sau vụ dịch này, uy tín của ông ở vùng Đông Bắc sẽ tăng vùn vụt, người dân sẽ nhìn ông với nhiều thiện cảm. Nhưng với bản tính bốc đồng cố hữu, TT Trump đã tự phá mất cơ hội bằng vàng thu phục lòng dân khối Đông Bắc, ngược lại dân chúng càng tức giận hơn khi ông công kích Thống đốc của họ, gọi là "bọn phản loạn".

Thống đốc Cuomo từ trước tới nay luôn dành những lời tốt đẹp cho TT Trump khi các phóng viên cố tình gài bẫy ông, mong ông chỉ trích TT trước công luận. Ông lại là Phó Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Quốc gia (Chủ tịch là một Thống đốc Cộng hòa), chủ tịch khối Thống đốc Dân chủ, các Thống đốc Dân chủ vẫn noi theo ông mà có thái độ hòa hoãn với TT. Khi công kích Cuomo, TT Trump đã đánh mất luôn đồng minh đắc lực nhất của mình trong khối Dân chủ. Đến nước này, chính Cuomo cũng nổi dóa, ám chỉ Trump hành xử như vua chứ không phải là tổng thống nước dân chủ. Tuy nhiên, đến giờ họp báo buổi trưa, ông đã lấy lại thái độ điềm tĩnh cố hữu khi tuyên bố giữ vững phương án phối hợp 7 tiểu bang chống dịch. Khi các phóng viên hỏi về cuộc khẩu chiến với TT, Cuomo đáp "Nếu TT muốn gây lộn thì ông ấy chẳng moi được từ tôi đâu" (If he wants to fight, he won't get it from me", coi như chấm dứt.

- Ngày 16 tháng 4:

Hôm nay mình được đặc ân cho nghỉ cấp cứu đường thở, ngồi phòng mổ "sạch" ASU, làm các ca mổ ung thư vú. Bệnh nhân đầu tiên đáng lẽ bắt đầu lúc 7 giờ, nhưng không tìm thấy kết quả COVID-19 trên computer dù cô đã đến thử hôm qua. Vậy là phải gửi mẫu khác, chờ 45 phút có kết quả âm tính mới đưa vào phòng mổ. Cô này quá xui, mới 42 tuổi đã bị ung thư di căn hạch, chỉ có cái hên là COVID-19 âm tính. Ở đây phụ nữ bắt đầu 40 tuổi phải đi làm mammogram hàng năm để truy tầm ung thư. Khi cô 40 tuổi thì đang mang thai nên không làm được, một năm sau sanh con ổn định xong, đi làm mammogram phát hiện khối ung thư to di căn hạch, phải hóa trị cho nhỏ lại rồi mới mổ. May mà chương trình mổ ung thư vẫn tiếp tục trong mùa dịch chứ không hoãn như đa số bệnh mổ thường quy khác.

Xong mổ ung thư vú, mình được gọi lên lầu mổ chính làm một ca nội soi có COVID-19 dương tính. Lên trên đó, đóng bộ kín mít như phi hành gia sẵn sàng ứng chiến thì một chị trong khoa tình nguyện làm, phải nói là giành thì đúng hơn, nhất quyết không cho mình làm. Mình ái ngại vì chị lớn tuổi, không nên tiếp xúc bệnh này nhiều, nhưng chị đuổi mình xuống văn phòng. Mình lóc cóc nhập vào đội cấp cứu đường thở, nhưng họ bảo hôm nay êm lắm, chỉ có buổi sáng làm 4 bệnh, sau đó chẳng ai gọi nữa.

Về nhà ngồi coi buổi họp báo đặc biệt của TT, PTT cùng hai cố vấn y khoa Dr. Fauci và Dr. Birx trình bày các phương án nới lỏng chương trình cấm túc chống dịch. TT Trump hôm nay nhũn nhặn khác thường (chắc có uống thuốc!), trình bày rành mạch và cẩn trọng, đặc biệt đề cao vai trò các Thống đốc trong kế hoạch mở cửa, khiến ai nấy ngạc nhiên. Khi các phóng viên gặng hỏi, ý nhắc ông về trận khẩu chiến ngày hôm qua, ông một mực trả lời "50 tiểu bang có tình hình rất khác nhau, do đó phải tùy các Thống đốc lên kế hoạch riêng cho phù hợp". Chắc là các cố vấn của ông cũng thấy như mình, hoặc là chính ông nhận ra sai lầm sau khi nguội lại nên muốn cứu vãn quan hệ với các Thống đốc Đông Bắc.

Quebec là vùng có dịch bệnh cao nhất Canada. Người trẻ tuổi nhất chết vì bệnh này, cũng là nhân viên y tế đầu tiên, là một bác sĩ gốc Việt 44 tuổi tên Đào Huy Hào. Anh tốt nghiệp bằng PhD (tiến sĩ) khoa Dược Đại học Montreal rồi học Y khoa Đại học Sherbrooke. Khi còn là sinh viên anh đã nhận được nhiều giải thưởng về nghiên cứu khoa học. Anh là đồng tác giả nhiều công trình nghiên cứu y học đăng tải trên các tạp chí y khoa hàng đầu. Vì làm công việc nghiên cứu khoa học, anh không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nên có lẽ bị nhiễm bệnh từ nguồn khác. Trung tâm y tế nơi anh làm việc đã có một số nhân viên nhiễm bệnh.

- Ngày 17 tháng 4:

Hôm nay đi qua làm ở khoa Ung thư Nhi xong, về lại BV làm tiếp 2 ca ERCP (endoscopic retrograde cholangio-pancreatography), đơn giản là nội soi đường mật. Người đầu tiên là bà cụ 91 tuổi có stent ống mật bị nhiễm trùng phải lấy ra, người thứ hai bị ung thư tụy giai đoạn cuối. Cả hai bệnh nhân đều có chung cái may mắn âm tính COVID-19 trong khi nguy kịch vì bệnh khác. 

Vì số bệnh nhân nhập viện và bệnh nhân ICU giảm nhiều, BV bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị mở lại mổ thường quy khi hai khu hậu phẫu chuyển hết bệnh nhân về ICU. Hiện giờ khu hậu phẫu lầu mổ chính dành cho ICU COVID-19, khu hậu phẫu ASU (ngoại trú) dành cho ICU "sạch". Tuy nhiên ngày hôm nay đội cấp cứu đường thở bị gọi liên tục, mặc dù tình hình rất yên tĩnh suốt 10 ngày qua, khiến mọi người e dè trở lại. Hy vọng chỉ có một ngày xấu mà thôi. 

Thống đốc đã gia hạn cấm túc cấm cửa tới 15 tháng 5, dân chúng có phần thất vọng nhưng vẫn tuân thủ nghiêm chỉnh. Phải nói là mình rất ngạc nhiên trước tinh thần kỷ luật của dân NY trong vụ dịch này. Hôm 15 tháng 3, Thống đốc ban hành lệnh đóng cửa, ngay ngày hôm sau tất cả cửa hàng, cơ sở, dịch vụ cửa đóng then cài, cảnh sát không cần tuần tra xét phạt như ở các tiểu bang khác. Đi chợ, họ chỉ cho 10 người vào một lần, có ai ra mới cho thêm người vô, mọi người xếp hàng dài bên ngoài cách nhau 6 feet (có vẽ lằn vạch trên mặt đất), mang khẩu trang kín mít, thản nhiên chờ đợi không hề sốt ruột than van, mặc dù dân NY thường ngày hối hả đã quen. Các tiểu thương, chủ nhà hàng, dịch vụ, đóng cửa hơn tháng nay, lỗ lã biết là bao nhiêu, có lẽ cụt vốn luôn, tuy lo âu buồn rầu nhưng vẫn tôn trọng quyết định của Thống đốc, trong khi các tiểu bang khác biểu tình la lối om sòm. Tuần trước Thống đốc ra đạo luật các chủ doanh nghiệp phải cung cấp khẩu trang cho nhân viên (trước đây họ tự mua nếu muốn mang), tuần này ai nấy mang khẩu trang đồng phục răm rắp.

Được tin ca sĩ Christophe vừa mất tại Pháp vì COVID-19. Có ai lớn lên ở VN (hay Pháp) mà chưa từng nghe Christophe. Chương trình nhạc ngoại quốc theo yêu cầu của đài phát thanh sáng chủ nhật nào cũng có ca khúc của Christophe, nhiều bài đã dịch qua tiếng Việt với tiếng hát Elvis Phương, Thanh Lan. Tiếng hát thời thơ ấu và tuổi trẻ của mình!

- Ngày 18 tháng 4:

Hôm nay mình trở lại đội cấp cứu đường thở. Chưa 7 giờ sáng mà đã bị gọi lia lịa. Nhóm trực tối qua cũng bận lắm. Chẳng lẽ con virus này lại nổi chứng sao ta? Một khu ICU có BS chuyên khoa critical care tình nguyện từ Georgia lên, giỏi cực kỳ, sắp đặt trong khoa ngăn nắp, vận hành trôi chảy, bọn mình tới cấp cứu đường thở phải ngạc nhiên thán phục. Các khoa khác cũng có nhiều BS, điều dưỡng tình nguyện từ nhiều tiểu bang, họ làm việc tháo vát nhanh nhẹn, giúp sức rất nhiều.

Canh giờ họp báo buổi trưa, Thống đốc NY cho các số liệu tiếp tục giảm nhưng New Jersey tiếp tục tăng. Cứ kiểu này thì không biết khi nào mới mở cửa trở lại, vì nhiều người sống ở New Jersey đi làm ở NY mỗi ngày và ngược lại. Trong buổi họp báo, Thống đốc muốn có đủ xét nghiệm cho dân trước khi nới lỏng cho các doanh nghiệp, mà như vậy cần có thêm tài trợ từ chính phủ. Ông còn đang trả lời các phóng viên, TT Trump ngồi xem TV không nhịn được, bấm tweet chỉ trích Cuomo không lo làm việc mà ngồi đó than van, nào là ông đã hỗ trợ NY biết bao nhiêu không nhận được một lời cảm ơn (trong khi Thống đốc Cuomo ngày nào họp báo cũng cảm ơn TT và PTT). Các phóng viên thấy vậy đem hỏi Cuomo ngay tại chỗ, ông vẫn điềm tĩnh, cười nhẹ "Thế ông muốn tôi cảm ơn bằng gì, tặng hoa hả?". Mình có cảm giác từ chỗ làm việc hòa thuận và tỏ lòng khâm phục người đồng hương cũ (hai người cùng sinh trưởng ở Jamaica, Queens), TT Trump bắt đầu ghen tức uy tín càng ngày càng tăng của Cuomo, nhất là khi có dư luận đòi Cuomo thay Biden tranh cử, ông nhìn Cuomo như là một đối thủ tương lai.

Ngày hôm nay TT Trump không để cái điện thoại được yên. Chửi xéo Cuomo xong, ông bấm tweet ủng hộ những đám biểu tình đòi mở cửa ở các tiểu bang khác. Các Thống đốc dở khóc dở cười. Mới hôm kia ông bảo giao toàn quyền Thống đốc quyết định, hôm nay ông xúi dân biều tình, thật là trên đe dưới búa.

Chiều, mình gọi thử nhà hàng Ý quen đã ăn gần 20 năm nay, tạm đóng cửa 2 tuần rồi. Ông chủ bắc máy, mình mừng quá reo lên "Ô ông mở cửa rồi hả?" Ông phì cười, nói "Chưa, chắc thứ tư tuần sau mới mở trở lại" Mình nói hứa chắc nghe, mong lắm đó. Các nhà hàng có mở cửa cũng chỉ giao món ăn mà thôi, không còn ngồi ăn được nữa, nhưng có còn hơn không. Ghé nhà hàng Ý khác, phải đặt món trên điện thoại, ngồi chờ ở trong xe, bà chủ đem túi đồ ăn ra giao và tính tiền.

- Ngày 19 tháng 4:

Mở email đọc tường trình của nhóm trực hôm qua, thở phào nhẹ nhõm. Tình hình yên tĩnh trở lại. Tường trình từ các chi nhánh NYU khác cũng cho các con số sáng sủa: số nhập viện giảm nhiều, số bệnh nhân ICU giảm nhiều, số xuất viện tăng nhiều. Vậy có lẽ chỉ có 2 ngày nhận bệnh nhân nặng mà thôi. Buổi trưa Thống đốc họp báo với những con số còn khả quan hơn hôm qua. Một phóng viên hỏi về các vấn đề gia đình trong giai đoạn cấm túc, ông nửa đùa nửa thật bảo "Số kết hôn giảm, số ly dị tăng". Trợ lý của ông tiếp lời, cho biết tiểu bang có dịch vụ làm thủ tục kết hôn online, có nhân viên tòa thị chính làm lễ qua video. Cuomo cười nói "Vậy là hết có cớ hoãn cưới rồi nhé, cứ mở video lên trả lời I do là xong".

Trước đó, trong diễn từ của Thống đốc, ông nhấn mạnh sự hòa hợp hòa giải để cùng nhau chống dịch và tái thiết kinh tế. Ông nhắn nhủ những dư luận đang chỉ trích chính phủ nên bình tĩnh và tuân thủ các phương án của Tổng thống. Ông nhắc mọi người rằng tên nước là "UNITED States", chúng ta phải sát cánh cùng nhau, bỏ qua những bất đồng. Khi các phóng viên gặng hỏi ông nghĩ gì về kế hoạch mở cửa của Tổng thống và những lời ủng hộ của Tổng thống với dân biểu tình, Cuomo đáp rằng TT đã nói các Thống đốc phải lập kế hoạch riêng cho từng tiểu bang, và về điều đó thì TT rất đúng, còn bản thân ông là Thống đốc NY ông không thể phán xét tình hình các tiểu bang khác. Cuomo giữ vững nguyên tắc của ông là không chỉ trích chính phủ trước công luận, mặc cho các phóng viên cố tình gài bẫy.

Có lẽ ông tâm niệm phương pháp đối phó với ông TT bốc đồng này là "Đừng nghe những gì TT nói, chỉ nhìn những gì TT làm", không cần nổi giận làm chi cho tổn thọ. Nhìn những gì TT Trump làm thì còn cho được mấy điểm son, chớ nghe ông nói dương đông kích tây loạn cào cào chóng mặt quay lơ luôn.

- Ngày 20 tháng 4:

Sáng nay đi BJ's sớm. BJ's (giống Costco) sáng chủ nhật mở cửa sớm lúc 8 giờ cho nhân viên y tế và cấp cứu (chữa lửa, cảnh sát...) vào mua không cần thẻ, 9 giờ mới cho khách hàng khác vào. Nhờ vậy mới mua được nhiều thứ cần thiết không sợ hết hàng. Hoan hô BJ's! Mua được khăn giấy Bounty, trứng, mấy thứ bánh ăn vặt cho hai đứa ở nhà học online. Ông xã qua bên má mình coi sóc tình hình, đem cho khẩu trang để ra ngoài thì mang theo lệnh Thống đốc (từ tuần này ai không mang khẩu trang là bị phạt). Trong khi tụi mình mỗi ngày chiến đấu với con virus, chứng kiến bao nhiêu người bệnh nguy kịch sinh tử, ông xã vừa nhận được tin mất 2 bệnh nhân vì COVID-19, má mình ở nhà có đồ ăn đưa tới mỗi ngày, không phải lo lắng gì, gặp ông xã mình là túm lấy, phàn nàn về mấy thằng làm vườn giờ này chưa phun thuốc diệt cỏ dại để nó ra bông nhảy tùm lum. Thiệt là quá rảnh, hết biết nói gì luôn!


Tuần sau NY bắt đầu thử kháng thể rộng rãi trong dân chúng để phát hiện người bị nhiễm không triệu chứng. Các tiểu bang khác đã lần lượt áp dụng. Mùa bóng chày (baseball) lẽ ra khai mạc cuối tháng 3 nhưng đã bị hoãn vô thời hạn, các cầu thủ rảnh rang, tình nguyện thử kháng thể, đến nay tất cả các đội bóng trên khắp các tiểu bang đã đăng ký. Hy vọng khoa học sẽ rút ra được những điều gì đó về cách phòng chống con virus này.

* Nhân đây mình muốn cải chính vài điều sai lạc trong dư luận:

- Con số dương tính cao là vì ở Mỹ, đặc biệt NY, có nhiều điểm xét nghiệm lưu động, và các BV xét nghiệm tất cả bệnh nhân nhập viện vì bất cứ lý do gì (gãy tay chân, stroke, đau tim, nhức đầu chóng mặt...) để phân chia nằm ở khu nhiễm hay không nhiễm. Đặc biệt tất cả thai phụ ở BV mình được xét nghiệm, ra gần 50% dương tính mặc dù hoàn toàn khoẻ mạnh không triệu chứng. Hầu hết các nước khác (kể cả VN) không xét nghiệm đại trà như vậy nên con số thống kê thiếu mất những người không được xét nghiệm dù có nhiễm virus không triệu chứng, mà số người này lại đông hơn những người nhiễm có triệu chứng. Do đó kêu là Mỹ nhiễm bệnh nhiều hơn là không chính xác, đúng ra là xét nghiệm dương tính nhiều hơn. Và xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho tất cả, không phân biệt có bảo hiểm hay không.

- Dù ở cao điểm dịch có số lượng lớn bệnh nhân nhập viện, bệnh nhân vẫn được chăm sóc đầy đủ, không hề có chuyện bỏ bê bệnh nhân vì quá tải. Thông thường ở ICU mỗi điều dưỡng chăm sóc 4 bệnh nhân, trong trại COVID-19 mỗi điều dưỡng có 2 bệnh nhân, riêng mỗi bệnh nhân thở máy có 2 điều dưỡng. Số điều dưỡng trong các trại được tăng cường từ các cơ sở ngoại trú và phòng khám vì họ hoạt động chủ yếu qua video không cần nhiều nhân viên, cho nên không thiếu, và sau này nhận thêm khá đông nhân viên tình nguyện từ miền bắc NY (upstate) và các tiều bang khác. Lực lượng BS tăng cường từ các chuyên khoa Nội Ngoại và cả Gây Mê. Mỗi khu có từ 2-4 BS mỗi ca trực, chưa kể resident, fellow, PA.

- Tất cả bệnh nhân suy hô hấp cần máy thở đều được đặt ống thở, không phân biệt già trẻ giàu nghèo, và cho tới nay chưa hề có chuyện 2 bệnh nhân xài chung một máy thở hay phải chọn lựa bệnh nhân nào, bỏ bệnh nhân nào, ngay cả ở các bệnh viện gọi là "quá tải" nhất của thành phố. Khi thiếu máy thở, BV dùng máy của gây mê tạm thời, thường thì tiểu bang gửi thêm máy thở trong vòng 24 giờ, số lượng dư dùng.


- Bệnh nhân vào bệnh viện gần nhất, không kể công hay tư, có bảo hiểm hay không, chi phí được TT Trump hứa sẽ do chính phủ đài thọ.

- Trong thời gian chống dịch, các phòng khám nội ngoại khoa vẫn hoạt động, chỉ thay đổi bằng cách dùng video trò chuyện với bệnh nhân, các cơ sở chạy thận, điều trị ung thư... vẫn giữ nguyên lịch trình. Không có chuyện vì lo chống dịch mà bỏ rơi các bệnh nhân khác như lời đồn đại.


- Tình trạng thiếu hụt trang thiết bị tuy có xảy ra ở một vài nơi trong cao điểm dịch vì không kịp tiếp viện, nhưng đều nhận được đầy đủ trong vòng từ 24 giờ đến 2-3 ngày tùy bệnh viện đó có báo lên kịp thời hay không.

- Người dân nghỉ làm không lương được lãnh trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, bảo hiểm y tế của tiểu bang, ngoài tiền trợ cấp dịch của chính phủ ($1200/người, gia đình 4 người được gần 4000 thì phải?), dân NYC được phát ba bữa ăn mỗi ngày và nhận thêm hàng trợ cấp ở các điểm phát hàng của National Guard, ngoài ra có thêm các cơ sở từ thiện và nhà thờ.


- Các cơ sở dịch vụ, tiểu thương được lãnh tiền hỗ trợ kinh doanh để có thể mở cửa trở lại sau này, không có chuyện chỉ tài trợ các "ông lớn".

- COVID-19 chưa có thuốc diệt được nó, hiện thời chỉ điều trị triệu chứng, hỗ trợ hô hấp, thử nghiệm nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chưa có kết quả xác định. Con số tử vong cao hay thấp giữa các nước chỉ chứng tỏ họ có nhiều bệnh nhân nặng, không thể gọi là y bác sĩ nước nào giỏi hơn nước nào, cho là "nếu về đây chữa thì đã không chết". Các báo cáo của Mỹ và thế giới chỉ gọi là "recovered" chứ không gọi là "cured", không có khái niệm "chữa khỏi" với virus này. Cho đến nay, các khoa học gia nhận thấy dường như con virus ở luôn trong cơ thể, đa số trường hợp "nằm vùng" đợi thời cơ vùng dậy tổng tiến công gây bệnh. Con số người mang virus trong cộng đồng không phát hiện được có lẽ rất lớn, mà những người bình phục cũng còn nó trong người, có thể phát bệnh lại, như Nam Hàn đã phát hiện khoảng 100 bệnh nhân dương tính trở lại. Do đó nước nào đó không nên vội tuyên bố bao nhiêu bệnh nhân chữa khỏi, chụp hình tặng hoa tưng bừng rồi cho là con số đẹp, hay cho xuất viện người cuối cùng rồi tuyên bố tỉnh đã sạch virus. Không xét nghiệm rộng rãi trong cộng đồng sao có thể gọi là "sạch"?

- Tuy đã cố gắng hạn chế bài viết trong vòng thân hữu, nhiều vị đã share bài của mình và gán cho mình những tiểu sử hoàn toàn sai. Xin đính chính là mình không hề làm việc hay hoạt động ở bất kỳ lãnh vực nào ở VN, và không hề cung cấp tiểu sử cho ai cả.

Xin cám ơn quý thân hữu đã theo dõi.
MINH NGỌC

Các bạn có thể đọc phần 1, 2, 3 của nhật ký này theo đường dẫn dưới đây:
 
03 Tháng Mười Một 20161:38 CH(Xem: 22175)
Gió từ phương Bắc thổi sang Gửi trao giá lạnh nồng nàn thấm mau Mù sương trắng toát phủ màu SaPa theo cái rét sâu đầu mùa.
03 Tháng Mười Một 20161:14 CH(Xem: 39050)
Mưa còn mưa mãi, mùa Đông Tình xa rớt xuống mênh mông cõi buồn Xòe tay đếm giọt mưa tuôn Tưởng như nắng ấm vẫn còn quanh đây
03 Tháng Mười Một 201612:56 CH(Xem: 17732)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
29 Tháng Mười 20169:30 SA(Xem: 21357)
..., và xin cảm ơn đại gia đình Ngô Quyền trong và ngoài nước đã thương tiếc và thành kính tiễn biệt Ba con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ba con đã ra đi trong thanh thản và mãn nguyện.
29 Tháng Mười 201612:48 SA(Xem: 14200)
Chúng tôi tin, học trò của Thầy Quyến không những chỉ nhớ "nét dịu dàng" của Thầy, mà còn nhớ tấm lòng của Thầy với học trò.
28 Tháng Mười 201612:25 CH(Xem: 20658)
Halloween năm nay 2016 Ngay mùa bầu cử nên phiền hơn Ma quỷ lộng hành chơi chính trị. Thế giới thừa cơ lại khinh lờn
28 Tháng Mười 20167:09 SA(Xem: 19390)
Lá vàng rơi, mây trôi bàng bạc Một chiều Thu trông ngóng cố Hương Sầu thương qua mấy đoạn trường Tương tư bóng nhạn, Cố Hương ngậm ngùi
27 Tháng Mười 20165:18 CH(Xem: 22353)
Chờ đợi mãi cho đến hôm nay tôi mới cầm được trên tay cuốn Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa với đề tựa Xiết Bàn Tay Trái do nhóm tác giả là cựu Hướng Đạo Sinh Biên Hòa thực hiện.
27 Tháng Mười 20163:42 CH(Xem: 15926)
Mưa! những giọt mưa tháng mười vẫn nhịp đều trên mái nhà như một điệu nhạc. Điệu nhạc mùa thu bao giờ cũng buồn.
27 Tháng Mười 20161:37 CH(Xem: 20360)
Én về, Xuân có về chưa ? Vòng xoay thiên tạo bốn mùa đợi mong Lạnh lùng trở ngọn gió Đông Cỏ hoa cây lá vời trông Xuân thì...
27 Tháng Mười 20161:24 CH(Xem: 23519)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
27 Tháng Mười 20161:18 CH(Xem: 26112)
Ta tìm trong vườn biếc, Một nhánh hoa lẻ loi. Xanh xao màu kỷ niệm, Ngập tràn nỗi nhớ nhung.
27 Tháng Mười 20161:11 CH(Xem: 26996)
Không về...! Còn nhớ gì không? Thôi nhé, cho Ta gởi lại lòng Thu nữa, sẽ về trong nắng sớm Quên những lạnh lùng... của tuyết Đông!
27 Tháng Mười 20161:03 CH(Xem: 17926)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 21615)
Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên.
22 Tháng Mười 201611:51 CH(Xem: 13982)
Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.
22 Tháng Mười 201610:31 CH(Xem: 20487)
Tạm biệt Gấu hăng, anh đi trước nhé! Chỉ là thứ tự kẻ trước người sau thôi – bởi sớm muộn gì anh em hướng đạo nhà mình cũng gặp lại nhau –
21 Tháng Mười 201612:06 CH(Xem: 18847)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh CHIỀU THU ẤY - Nhạc Lam Phương - Sĩ Phú trình bày THEO LÁ VÀNG BAY - Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười 201610:52 CH(Xem: 16068)
Ngày tháng cũng như cơn mưa ngoài kia, cứ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm. Tôi trộn lẫn mưa hai miền yêu dấu, nhưng nỗi niềm cứ nặng về một phía xa kia...
20 Tháng Mười 20163:46 CH(Xem: 36153)
Phóng sự bằng hình “Cựu hướng đạo sinh Biên Hòa – xưa và nay” lần này xin thay lời kết, khép lại hành trình tìm nhau của gia đình cựu HĐS tỉnh lỵ Biên Hòa tròn 60 năm tuổi.
20 Tháng Mười 201612:58 CH(Xem: 20664)
Chỉ vậy thôi và chỉ có vậy thôi Mà sao mình vẫn chưa làm trọn vẹn Để bây giờ xót xa nhìn ngọn nến Loay hoay hoài lời đáp vẫn chưa xong!
20 Tháng Mười 201612:23 CH(Xem: 18179)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
16 Tháng Mười 201611:28 SA(Xem: 14646)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
15 Tháng Mười 20163:29 SA(Xem: 16832)
Thầy là bóng mát, là điểm tựa cho tất cả cựu học sinh NQ hướng về như hướng về trường xưa với tất cả yêu thương. Bây giờ thầy đã vĩnh viễn ra đi, chúng con thấy mình mất mát nhiều.
14 Tháng Mười 201611:13 CH(Xem: 16588)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
14 Tháng Mười 201612:52 CH(Xem: 26331)
Sinh, già, bệnh, chết cuộc đời, Kiếp người ai cũng một thời như nhau. Thời gian thấm thoát qua mau, Mưa rơi sẽ tạnh, buồn đau phai dần.
14 Tháng Mười 20162:02 SA(Xem: 21446)
Tôi về lại Biên Hòa mang theo hành trang đầy ắp những kỷ niệm và có cả quà tặng của bạn bè. Món quà trị giá nhất mà tôi nhận được là Tình Đồng Môn thắm thiết.
13 Tháng Mười 20169:59 CH(Xem: 34964)
Chiếc lá rơi, ngoài Trời mùa Thu chớm Vào ngày này Mẹ lặng lẽ ra đi Để cho con những tháng ngày nhung nhớ Nhớ Mẹ hiền. Nhớ lòng Mẹ Từ Bi
13 Tháng Mười 20161:16 CH(Xem: 19772)
Gởi lời chào cơn mưa Sàigòn Qua kẽ tay hạt lên đầy nỗi nhớ Mưa chưa ướt hết chiều dài phố nhỏ Ướt lòng người nầy đứng đợi người kia
13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18729)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
11 Tháng Mười 20163:37 CH(Xem: 12118)
Chúng em cũng xin cám ơn hai Thầy: Phạm Gia Hưng và Thầy Hoàng Quý Nam đã bỏ chút thì giờ đến chung vui họp mặt với đồng hương Biên Hòa và chúng em.
10 Tháng Mười 201611:09 SA(Xem: 24552)
Gặp nhau chỉ có trong mơ, Tiếc thương xin gởi bài thơ "Nguyện Cầu". Hồn Anh thanh thản vô sầu, Ta làm Mây trắng trên bầu Trời xanh...
08 Tháng Mười 20165:24 CH(Xem: 12207)
Sáng nay vào email. Được tin Thầy vừa mất. Trong lòng buồn chật ngất. Một giọt lệ vừa rơi. Thầy đã buông tay rồi. Bỏ cái thân tầm gửi
08 Tháng Mười 20163:48 CH(Xem: 19728)
Ngày xưa dưới trăng vàng Dệt thật nhiều mơ ước Giữa đường trăng hát vang Bài tình ca tha thiết. Thời gian thản nhiên qua Đem xuân thì đi mất Tình đầu đã phôi pha Trong bộn bề tất bật.
07 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 16018)
Hy vọng bạn đọc được những lời này của tôi và mỉm cười tha thứ. Hy vọng chúng ta có dịp gặp mặt nhau. Những người bạn già ngồi lại uống với nhau ly trà.
07 Tháng Mười 201610:20 CH(Xem: 19801)
Đẹp ngẩn ngơ mây ngũ sắc mượt mà Đang phơ phất dải lụa mềm óng ả Nhẹ bay bay chiếc lá vàng lả tả Mùa thu về chất ngất chữ yêu thương
07 Tháng Mười 20162:51 CH(Xem: 18779)
Địa chỉ để gia đình cựu hđs.BH nhà mình có thể liên lạc để nhận kỷ yếu: 1) Dung Phùng / Tel: 0918 806006/ Email: dungpt1@yahoo.com; 2) Mai Diệp/ Tel: 0919 118622/ Email: diepmails@yahoo.com
07 Tháng Mười 201612:30 CH(Xem: 21504)
Mọi sự buồn vui cũng sẽ qua, Hận, Thù, Ân, Oán khổ riêng Ta. Mở rộng lòng yêu đời bớt khổ, Nở thắm môi cười vạn đóa hoa.
06 Tháng Mười 201612:48 CH(Xem: 19586)
Đưa tay đón tháng mười về Thu đang bịn rịn vân vê đất trời Còn đây chút nắng thu rơi Lời thương chưa ngỏ gọi mời gió đông.
06 Tháng Mười 201612:37 CH(Xem: 18839)
Thế là mình đã xa nhau Biển dâu thì đã biển dâu cuộc đời Đêm vẫn đêm của ngậm ngùi Ngày không yên cũng bồi hồi không yên
06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 17104)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
01 Tháng Mười 20162:22 CH(Xem: 20795)
Có ai cùng Ta, hoà bản đàn vui Trời Thu buồn mấy... chẳng bùi ngùi Nghe lòng réo rắc... tơ tình ấy Nỗi buồn vào Thu, dần dần lui
30 Tháng Chín 20164:54 CH(Xem: 16339)
Trong mỗi tấm hình hướng đạo cũ kỹ, anh chị em tôi đều có những kỷ niệm vui buồn. Với từng nhân vật trong những tấm hình này,
30 Tháng Chín 20161:58 CH(Xem: 19281)
những chiếc lá rơi nhẹ, qua khung cửa. những chiếc lá đỏ, vàng, lá mùa thu. …. biết chăng, em? khi, những chiếc lá thu bắt đầu, rơi… là khi ta nhớ em nhiều nhất…
30 Tháng Chín 201612:35 CH(Xem: 23159)
Những bài thơ bao nhiêu đêm thức trắng Xếp trong ngăn như giấy má vô hồn Ai đọc lại và ai còn nhớ lại Tóc bạc rồi đời bóng xế hoàng hôn
30 Tháng Chín 201612:29 CH(Xem: 20363)
Chuyện của nước tôi không phải chuyện cười Nghe tim quặt thắt muốn kêu trời Bao điều trái ngược đầy bi thống Thương quá Việt Nam quê hương tôi!
30 Tháng Chín 201612:22 CH(Xem: 19179)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Áo Tím Mùa Thu (Nguyên Vũ--Thái Châu) Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng--Duy Trác) Kiều Oanh thực hiện
30 Tháng Chín 201611:07 SA(Xem: 13420)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt với món quà quý giá BẠN BÈ VẪN CÒN ĐÂY.
29 Tháng Chín 20161:37 CH(Xem: 25148)
Nồng nàn cơn gió cuối thu Chớm đông cái lạnh tù mù về đây Thơm mùi Hoa Sữa ngất ngây Thương yêu nở giữa thu gầy xác xao.
29 Tháng Chín 20161:24 CH(Xem: 19748)
Trời đêm mưa bụi lâm râm, Niềm vui rộn rã tràn dâng ngập lòng. Tuổi vàng chỉ có ước mong, An vui, sức khỏe thong dong cuối đời.
29 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20169)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
24 Tháng Chín 20161:06 SA(Xem: 16622)
Nhìn lên chánh điện rực sáng dưới ánh đèn. Bà Chín nguyện cầu cho đất nước an bình. Cho những đêm trăng rằm luôn là những đêm vui an bình và hạnh phúc.
24 Tháng Chín 201612:04 SA(Xem: 20623)
Ngày Huỳnh Phước Minh Nhật tốt nghiệp đại học y khoa - và nhận nhiệm sở mới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai - cũng là ngày cô giáo Nguyễn Thị Minh Công mãn nguyện rời trần.
23 Tháng Chín 20161:19 CH(Xem: 22636)
Tháng chín qua mùa thu cũng hết Người đi buồn, ở lại sầu hơn Vòm quỳnh anh thương vầng trăng biếc Gió tiễn mây vào chốn xa mờ.
23 Tháng Chín 20161:11 CH(Xem: 21809)
Hạ chưa tàn, Thu đã đến hôm nay Lá vàng bay, theo chân ai xuống phố Gió heo may nhẹ lay hàng lá đổ Nắng Thu vàng làm má đỏ hây hây
23 Tháng Chín 201612:49 SA(Xem: 20494)
Ta tìm em khắp nẻo đường. Cô gái Việt Nam ta nhớ thương. Em giờ bịt mặt, quần áo lạ. Ngậm ngùi vĩnh biệt những vấn vương.
23 Tháng Chín 201612:31 SA(Xem: 20146)
căn nhà ấy như một tu viện cửa thường đóng kín thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng chim hót từ một khung cửa sổ
22 Tháng Chín 20162:02 CH(Xem: 19546)
Hôm nay đón tiết thu phân Chính Đông trời mọc lượt lần ngày lên Đưa tay hứng giọt nắng mềm Chia dài năm tháng ngày đêm cân bằng.
22 Tháng Chín 20161:54 CH(Xem: 26547)
Xin đừng nói tới phân ly, Đời như gió thổi mây đi khắp trời. Sao mờ, trăng lặn đổi dời, Trăng vàng gió mát tuyệt vời đêm nay.
22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19244)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
19 Tháng Chín 20168:13 CH(Xem: 21324)
Em khẻ "ghẹo": sao thu nào đã "chết" "Mắc cười quá", anh đành thua vậy Biết bao giờ mới thắng nổi được em
17 Tháng Chín 20168:20 CH(Xem: 36120)
Bà gọi cháu là trái tim của tôi Vì nụ cười cháu đẹp nhất trên đời Trong sáng như ánh dương vừa hé Đem lại trần gian những niềm vui.
17 Tháng Chín 20168:12 CH(Xem: 22674)
Lâu nay vắng bác ở trang nhà Chẳng biết hồn thơ vẫn thắm hoa? Xứ biển lẻ loi vầng nguyệt lạnh Trung thu đơn độc cái thân già
16 Tháng Chín 201610:24 CH(Xem: 20007)
Giờ chỉ còn nuối tiếc Mùa thu về chơi vơi Lạc loài màu áo tím Thủy chung câu ước thề Thôi chỉ còn hoài niệm Của một thời đam mê
16 Tháng Chín 201610:14 CH(Xem: 22978)
Vầng trăng lơ lững giữa bầu trời Trăng thu tỏa sáng khắp muôn nơi Ánh sáng lung linh, ôi diễm tuyệt! Chị Hằng, chú Cuội mỉm môi cười
16 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20591)
Cho đến hôm nay, Gia phả cựu hđs.BH đã ghi danh được 463 anh chị em, với 344 chân dung cựu hđs và 37 thú rừng quây quần bên tổ ấm.
16 Tháng Chín 20161:04 CH(Xem: 21135)
“Đông tay sẽ vỗ nên kêu. Gia đình mình có gần năm trăm cựu hđs, lẽ nào không “mần” nổi một tập kỷ yếu cho “ra ngô ra khoai” hay sao”?...
16 Tháng Chín 201612:55 CH(Xem: 21906)
Trăng Thu đẹp lắm chị Hằng ơi!! Chị xuống trần gian giây phút thôi Để ngắm trăng vàng in đáy nước Hồ thu lấp lánh ánh trăng soi.
15 Tháng Chín 20165:04 CH(Xem: 16185)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH ẢNH MỘT ĐÊM TRĂNG - Nhạc văn Phụng - Mai Hương hát Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Chín 20161:28 CH(Xem: 23320)
Nếu sớm biết người đi không trở lại Cũng hẹn hò thương nhớ bởi Mưa Ngâu Người ra đi vì chinh chiến thảm sầu Vì Quốc nạn vì thanh bình tất cả...
15 Tháng Chín 20161:06 CH(Xem: 17841)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
10 Tháng Chín 20162:01 CH(Xem: 15230)
Nhất định mình sẽ gặp lại nhau ở Houston, ở Anaheim, ở San Jose… để cùng dựng lại trường xưa bên đời lưu lạc .
10 Tháng Chín 20162:21 SA(Xem: 16489)
Phượng buồn... Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dở dang. Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! Vĩnh biệt.
09 Tháng Chín 201612:38 CH(Xem: 20565)
Ngày xưa, lúc tuổi còn thơ Quây quần cha mẹ, một mùa yêu thương Giờ đây vắng bóng song đường Mùa Thu tìm Mẹ biết phương trời nào?
09 Tháng Chín 20162:06 SA(Xem: 18589)
. Ngoài những sản vật của vùng đất miền Tây, chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 20161:34 SA(Xem: 20826)
Thu là sản phẩm của đất trời. Em là tiên nữ hiện xuống đời Hóa phép cho nhà thêm ấm cúng. Em là tất cả của đời tôi.
09 Tháng Chín 201612:11 SA(Xem: 19341)
Xin trả lại tôi khung trời xưa huyền diệu Tình quê hương tình bạn mãi trong lòng Dù cuộc đời có dâu bể long đong Vẫn kiêu hãnh vì mình là Ngô Quyền hậu duệ
08 Tháng Chín 20161:02 CH(Xem: 21837)
Ba hồi trống điểm khai tâm Một năm học mới khơi mầm tương lai Tương lai bắt đầu hôm nay Ráng công ăn học sau nầy vinh danh...
08 Tháng Chín 201612:52 CH(Xem: 20004)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
07 Tháng Chín 201610:54 CH(Xem: 20292)
Vẫn gió mùa thu xưa Mùi tóc cũ tìm hoài Màu mắt nào đã phai Kỷ niệm nào trong tay
07 Tháng Chín 201610:43 CH(Xem: 23264)
Còn một khoảng tím trong tâm thất trái Giữ để còn thấy lại chút êm mơ Mỗi lần nhớ khỏi phải sầu tê tái Màu tím vỗ về ru giấc chiêm bao.
03 Tháng Chín 201610:25 SA(Xem: 15341)
Hãy sống cho chồng, lo cho con và những người yêu thương bên cạnh mình. Hãy dành cho mình một niềm vui nhỏ để bám víu.
03 Tháng Chín 20168:54 SA(Xem: 16276)
Tôi yêu quá đỗi ban mai tĩnh lặng này. Tôi vẫn ngồi đây, nơi chỗ quen thuộc và nghe lòng mình an yên, lắng nghe tiếng thở của lá khi gió vờn qua,
03 Tháng Chín 20168:39 SA(Xem: 18527)
mỗi độ thu về. tôi vẫn đọc tản văn xuôi, ngày đầu đi học cho các cháu nghe. và nhiều lần các cháu cười, thích thú. “this poem” ngộ nghĩnh quá bà ơi…
02 Tháng Chín 201610:42 CH(Xem: 22572)
Hè trôi ba tháng đỏ hồng Thầy Cô mong đợi dõi trông mắt chờ Vui vầy ánh mắt trẻ thơ Cổng trường rộng mở đến giờ khai tâm.
02 Tháng Chín 201610:26 CH(Xem: 18478)
Như một nụ hoa vừa hé Cô bé nhìn tôi, đôi mắt thật xanh Môi hồng tươi, nét đẹp tinh anh Nụ cười với hàm răng đều đặn
02 Tháng Chín 201612:33 CH(Xem: 21298)
Chút bâng khuâng khắc ghi lời ngày trước Mong an lành thương nhớ kẻ đi xa Mưa ngâu giăng mưa tháng bảy nhạt nhòa Xin được khóc dưới trời mưa tháng bảy...!
01 Tháng Chín 20162:49 CH(Xem: 24407)
Bây giờ Bạn đó Ta đây, Mười năm cách biệt chân mây cuối trời. Thu về gợi nhớ tơi bời, Kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh.
01 Tháng Chín 20162:40 CH(Xem: 19112)
Trời chuyển sang Thu rồi đó sao? Mây xám giăng ngang, gió rì rào Chiều rơi, ngàn lá vàng thu tím Chợt nhớ mùa Thu của năm nào
01 Tháng Chín 20162:31 CH(Xem: 18555)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20778)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 21858)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18455)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16557)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.
28 Tháng Tám 201612:51 SA(Xem: 17863)
Cho em thuê bờ vai... Những đêm buồn say khướt. Cứ kệ em sướt mướt .! Lệ thấm ướt vai đầy... Cho em thuê tình anh. Những đêm trời bão nổi. Phần phật mái hiên ngoài. Gió lùa cơn lốc xoáy.
26 Tháng Tám 201610:36 CH(Xem: 18731)
Sáng nay, lành lạnh gió thu về Mây trắng lưng trời kéo lê thê Trăng gió ân tình... sương đẫm ướt Ngây tình lưu luyến không chịu về
26 Tháng Tám 201610:32 CH(Xem: 20186)
Có người vợ và con thơ bé nhỏ Chờ anh về để nối lại bờ vui Ngày đoàn viên người lính trẻ tươi cười Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Tàu về bến.
24 Tháng Tám 201610:49 CH(Xem: 18569)
Nhớ về tháng bảy mưa rơi Vu Lan vắng mẹ cõi đời quạnh hiu Buồn nghe chim vịt kêu chiều Vàng đôi mắt nhớ nắng xiêu lòng buồn.
24 Tháng Tám 201610:20 CH(Xem: 18931)
Gặp nhau chia sẻ bao điều, Khổ đau, hạnh phúc xế chiều dần qua. Bạn đi bỏ lại mình Ta, Vu Lan nhớ Bạn, dâng hoa, hóa vàng.
24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18538)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T