Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p3)

24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18527)
GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p3)

Di sản văn học miền Nam (p3)


daNếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. Trong hai giai đoạn này, biến cố chính trị liên quan đến đất nước thì cũng liên quan đến biến cố văn học.

Chính trị và văn học

(Tiếp theo p2)

Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. Trong hai giai đoạn này, biến cố chính trị liên quan đến đất nước thì cũng liên quan đến biến cố văn học.

Thời kỳ 1954 là giai đoạn nở rộ của nhiều dòng chảy văn học. Từ Bắc vào có tới hằng trăm văn Nghệ sĩ di cư hầu hết trẻ và chưa có mấy tên tuổi, trừ Vũ Hoàng Chương.

Họ đã hình thành một trào lưu văn học mới qua tờ Sáng Tạo với Mai Thảo, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ.

Từ phương Tây đổ về với nhiều trí thức trẻ, hầu hết từ Pháp về và khơi mào, cổ võ cho xu hướng triết học Hiện sinh cũng như thơ tự do.

Triết học trở thành thời thượng. Cả một thời. Cả giới trẻ. Nó xâm nhập vào văn chương, thi ca, tôn giáo cũng như thái độ chính trị.

Nhất là thái độ dấn thân, nhập cuộc. Với những tâm trạng, thao thức, chán chường, sự phi lý của cuộc đời. (Xin xem thêm bài “20 năm triết học Tây Phương ở miền Nam Việt Nam 1955 – 1975” cùng tác giả, Hợp Lưu, 21 Tháng Chín 2008 ).

Cũng là thơ tự do, với Thanh Tâm Tuyền, Quách Thoại tôi vẫn đứng xa mà nhìn, nhưng lại dễ cảm với dòng thơ của Nguyên Sa. Ông có viết một bài nhan đề: Cuộc hành trình tên là lục bát.

Và nếu có cuộc bình chọn, tôi sẽ chọn Nguyên Sa. Này nhé:

“Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay”

(Trích Nguyên Sa, “Tương tư”)

Thêm nữa, thơ và nhạc như quyện vào nhau cùng cất cánh bay lên.

Còn nhớ năm 1955, thơ Phan Lạc Tuyên dược nhạc sĩ Đan Thọ phổ thành bài hát “Tình quê hương”:

“Anh về qua xóm nhỏ. Em chờ dưới gốc dừa. Nắng chiều lên mái tóc. Tình quê hương đơn sơ.”

Nguôn: Tinh Hoa - Huế (1956)

Nguôn: Tinh Hoa – Huế (1956)

1957, Cung Trầm Tưởng từ Paris về, hai bài thơ của ông là Mùa thu Paris và Vô đề (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất đứng của nhóm Quan Điểm. Nhưng tôi vẫn tự hỏi nếu không có chỗ tựa là nhóm Sáng Tạo và thơ Phạm Duy phổ nhạc thì liệu những bài thơ của ông, như Chưa bao giờ buồn thếKhoác kín có được người đời biết đến nhiều hay không?

Sau này Phạm Duy phổ nhạc rất nhiều bài thơ, trong đó có thơ của Phạm Thiên Thư, của Nguyễn Tất Nhiên, của Linh Phương.

Không khí chính trị thuở 55-56 còn ngùn ngụt khí thế chống cộng. Bởi vì thế, ngoài cuốn Trăm Hoa đua nở của Hoàng Văn Chí với khoảng trên dưới 20 chục nhà văn nhà thơ, còn cuốn phim Chúng tôi muốn sống. Người dân miền Nam biết thế nào là cộng sản là nhờ cuốn phim này.


Trích đoạn phim Chúng tôi muốn sống (1956)

Ngay tạp chí Sáng Tạo, tuy làm văn chương mà thái độ chống Cộng cũng không dấu diếm gì. Mai Thảo với Đêm giã từ Hà Nội, 1956. Thanh Tâm Tuyền với Bếp Lửa, 1957, Cát Lầy, 1955, v.v.

Chống cộng như một chính sách có tờ Chỉ Đạo, Văn Hữu. Với người lãnh đạo là Nguyễn Mạnh Côn, tác giả cuốn Đem Tâm tình viêt lịch sử.

Kín đáo hơn với nhà văn Võ Phiến với cuốn, Mưa đêm cuối năm.

Hội họa cũng trở thành thú thưởng ngoạn cao sang của giới trí thức thành thị.

Thập niên cuối 1964-1975

Sau cái chết của nền Đệ nhất Cộng hòa, miền Nam rơi vào những cơn lốc chính trị. Lòng người ly tán. Văn học cũng trở mình.

  • Người trẻ và phụ nữ nhập cuộc

Số những nhà văn đã thành danh như ngưng trệ. Tiêu biểu như Mai Thảo. Thanh Tâm Tuyền. Trước đây, Mai Thảo nhờ tiền tài trợ của Mỹ cho Sáng Tạo, ông sống quá ung dung, viết rất chau chuốt. Nay thì phải kiếm sống, Mai Thảo quay ra viết báo kiếm tiền. Xuống dốc thậm tệ. Thanh Tâm Tuyền trong suốt 10 năm không sáng tác được gì nữa.

Nói chung có một sự tắc nghẽn sáng tác tùy mức độ của mỗi nhà văn. Phần đông chỉ viết như cũ. Như cũ là một hình thức ngưng trệ rồi.

Ngược lại một số người hội nhập vào chiến tranh thì viết rất bạo, rất sông xáo, với lửa, với nhiệt huyết như trường hợp Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Diễm Châu, Thế Nguyên, Đỗ Long Vân, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Tử Lộc, Nguyễn Trọng Văn, Nguyên Sa, Thảo Trường, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Đình Hòe, Trần Trọng Phủ và Lữ Phương.

Một bài thơ lục bát | thủ bút của Nguyên Sa.

Một bài thơ lục bát | thủ bút của Nguyên Sa (1970).

Tiếp đến là một số không nhỏ các nhà văn trẻ, thay thế lớp lớn hơn; phần đông họ ở trong quân ngũ, một tay cầm súng, tay kia cầm bút. Trong số 263 nhà thơ mà Trần Hoài Thư trích đăng trong: Thơ Miền Nam trong thời chiến, hơn quá nửa là quân nhân.

Tôi có thể nói như thế này: giai đoạn này Tuổi trẻ như một giai cấp. Họ lớn lên trong chiến tranh. Trưởng thành trong chiến tranh, làm văn thơ sau mỗi trận địa. Và thơ văn của họ hầu hết là mô tả: nỗi buồn chiến tranh.

Tiêu biểu là các nhà văn trong lứa tuổi của Trần Hoài Thư.

Trong phần giới thiệu thơ văn của họ, chúng ta sẽ có dịp chứng nghiệm điều đó. Và đây cũng là dòng cảm thức trổi bật nhất, hiện thực nhất về cuộc chiến này.

Họ là những nhà văn một cách nào đó phải nhập cuộc và là nhân chứng cho cuộc chiến tranh này mà trong số họ có nhiều người không còn có cái may mắn trở về.

Thơ của họ, văn của họ là hòa với mồ hôi, tiếng súng và đôi khi cả máu của họ nữa.

Ngôn ngữ họ xử dụng là thư ngôn ngữ đôi khi sống sượng, chửi thề và xưng hô mày tao với nhau. Nhiều khi thái độ là buông thả, nhậu nhẹt.

Điều thứ hai, một số đông phụ nữ. Dù cũng trưởng thành trong chiến tranh, nhưng thái độ họ khác hẳn, họ trở thành những nhà văn có tên tuổi như thể họ thế chỗ cho nhà văn đàn ông. Không kể những người đã đi trước, ở giai đoạn 1955, như Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, bà Tùng Long.

Tên tuổi những nhà văn thế hệ 64-75 là Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, v.v.

Đặc điểm là họ chỉ viết về chính mình. Về mình đây có thể hiểu là viết về những khát vọng của chính thân xác họ. Viết thế là cách dùng chữ nhẹ nhất.

Nhã Ca viết Bóng tối thời con gái. Tuổi dậy thì. Tuyển tập Sống một ngày. Người tình ngoài mặt trận. Tuyển tập 10 truyện trong Khi bước xuống như Kể trong buồn bã, Cơn sốt tỉnh nhỏ, Con chung con riêng, Dấu chân nàng. Truyện dài Xuân thì.

Hình như, theo phân tâm học, càng không đẹp, càng viết khỏe, càng bị ám ảnh dục tính, một thứ dục tính đã được cao thượng hóa.

Hình như họ giống nhau và thi đua viết như thế.

Túy Hồng nào kém. Trong Thở dài có Vòng tay anh, Ngày xuân, Đêm xuân, Nhìn xuống rồi tiếp đến Vết thương dậy thì, Tóc mai ngìn xưa.

Rồi đến Nguyễn thị Thụy Vũ với Mèo đêm. Lao vào lửa Lửa đây không phải là lủa chiến tranh đâu. Lửa đây gồm truyện: Chiếc giường, Lao vào lửa, Đêm nổi lửa. Truyện dài: Thú Hoang.

Nguyễn Thị Hoàng với truyện dài: Vòng tay học trò, Tưởi Saigon. Tập truyện ngắn Cho những mùa xuân phai, v.v. Và các truyện dài: Tiếng chuông gọi người tình trở về, Vào nơi gió cát, Tiếng hát lên trời.

Trùng Dương với Mưa không ướt đất, Vừa đi vừa ngước nhìn.

Nói chung, họ viết đậm đặc phái tính như một cuộc trình diễn giới tính, hay phô bày những ẩn ức, những ham muốn, những chờ đợi ẩm ướt bất kể ngoài kia tiếng bom đạn vọng về thành phố.

Khiếp quá. Chỉ cần đọc nhan đề chuyện thôi đã thấy ẩm ướt rồi. Đây là chuyện năm xưa.

  • Dịch thuật

Phải chăng sự bế tắc sáng tác của một số nhà văn đưa đến hiện tượng tràn lan sách dịch? Đúng một phần. Nhu cầu người đọc ngày càng đa dạng hơn nên sách dịch cung ứng đúng lúc.

Sách dịch đủ loại, nhất là sách truyện (Xin xem thêm “20 năm văn học dịch Miền Nam” cùng tác giả).

Thị phần sách dịch chiếm đến 75% số sách đọc là nhiều lắm.

Đó là một hiện tượng chỉ thấy xảy ra vào những năm cuối 1960-1975.

Ba yếu tính văn học làm nên văn học miền Nam

  • Sự chối bỏ văn học trước 1954

Một trong những yếu tố mạnh của dòng văn học miền Nam sau 1954, theo tôi, là sự chối bỏ những gì đi trước nó, đôi khi sự khước từ đi quá mức một cách phũ phàng-mặc dầu cái ‘Văn Nghệ hôm nay’ vẫn chưa định hình và rõ mặt.

Khước từ, chối bỏ coi như bước đi của văn học.

Khước từ trong văn chương đã đành, nhất là trong lĩnh vực thi ca, hội họa và âm nhạc.

Nó đưa đến kết quả là tính đa dạng trong văn học miền Nam không mang tính đồng phục. Nó lớn mạnh không phải vì nó họp thành trường phái giống nhau mà lớn mạnh ở chỗ khác nhau.

Sáng Tạo chết yểu cũng một phần muốn tập họp phe nhóm. Thay vì có chung một chí hướng thì nó thực sự lại tạo thành một ghetto văn học.

Áo thụng vái nhau. Mai Thảo soi gương chỉ thấy Mai Thảo, cùng lắm thấy Thanh Tâm Tuyền.

Như trong trường hợp TLVĐ trước đây, không ngồi cùng chung chiếu với TLVĐ là bị chế diễu, vùi dập như trong trường hợp Vũ Trọng Phụng.

Sáng Tạo sau này bước vào vết xe đổ mà TLVĐ đã để lại.

Và người phản đối mạnh mẽ nhất về tinh thần bè phái của Sáng Tạo là Nguyên Sa. Trong một bài viếtt phê bình có một không hai của Nguyên Sa: Một bông hồng cho Văn Nghệ. (Nguyên Sa, Một bông hồng cho văn nghệ, NXB Trình Bày, Sài Gòn, 1967. Bản điện tử do talawas thực hiện).

Ông chỉ trích gián tiếp nhóm Sáng Tạo với nhận định là

“Chúng ta là một thế hệ không có đàn anh – một thứ Nihilisme. ‘đao to búa lớn trước ta không có ai’.”

Ông còn chỉ trích Sáng Tạo là một thứ nền Văn Nghệ trú ẩn, ám chỉ Mai Thảo ngồi trong tháp ngà.

Trên đây là mấy nét sinh động của dòng văn học miền Nam thể hiện qua những nhà văn sẽ được giới thiệu trên DCVOnline.net

  • Tinh Thần tự do sáng tác

Điểm mạnh thứ hai của văn học miền Nam không chối cãi được là tinh thần tự do sáng tác trong Văn Học miền Nam, trong sự phô diễn tư tưởng, trong sự đối đầu giữa các nhà cầm bút như một cõi riêng.

Mỗi nhà văn là một thế giới. Mai Thảo. Võ Phiến. Dương Nghiễm Mậu. Bình Nguyên Lộc. Sơn Nam, Duyên Anh, Thanh Tâm Tuyền. Nguyên Sa. (Chỉ nội thi ca thôi đã bao nhiêu dòng khác biệt. Trần Văn Nam gọi là Thơ vắt dòng).

Sách cũ miền Nam. Nguồn: OntheNet

Sách cũ miền Nam. Nguồn: OntheNet

Người khuynh tả, người khuynh hữu, người chống chiến tranh, mỗi người chọn một chiến tuyến. Có những tiêng nói của tuổi trẻ, của khát vọng, của đối đầu, của không tương nhượng. Người ta thường lấy tạp chí Bách Khoa như một nét tương phản, đa dạng trong các tác giả cộng tác cho Bách Khoa.

Đó cũng là tiếng nói của những nhà văn trẻ, có thể chưa thành danh, chưa có chỗ đứng như các đàn anh, như trường hợp Trần Hoài Thư và nhóm bạn bè của ông.

  • Sư ưu tư và tinh thần dấn thân, nhập cuộc

Cái điểm thứ ba của nền văn học ấy là sự ưu tư trước thời cuộc với tinh thần dấn thân, nhập cuộc, sự thức tỉnh theo ý nghĩa của Søren Kierkegaard. Tinh thần ấy buộc nhà văn phải từ bỏ cái tôi tự thân (En soi), đi ra khỏi mình trở thành cái tôi, tự quy vì người (être pour soi). Nó chống lại cái tinh thần nghiêm chỉnh (esprit du sérieux) lúc nào cũng như những ông cụ non cố chấp và giáo điều, không rời bỏ được cái vỏ ốc của mình.

Nói, theo cách của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, nhà văn không phải là những ông bình vôi, mỗi ngày vôi đóng cứng nhắc, bịt miệng cái bình vôi. Chính trong những tinh thần đó mà những nhà văn cột trụ như Mai Thảo, Võ Phiến sau này cảm thấy không còn có khả nắng thích ứng với thời cuộc nữa,

Nhiều nhà văn trẻ đã dần thay thế lớp nhà văn thời 1954, mặc dầu việc viết của họ chưa hẳn đã đạt. Nhưng tiềm năng của họ là không chối bỏ được. Nhưng ít ra, họ là nhân chứng sống cho một giai đoạn biến động trước khi miền Nam bị sụp đổ.

Vài nét phác họa chân dung văn học miên Nam ở đây để gửi tới bạn đọc những chứng từ sẽ lần lượt giới thiệu trên DCVOnline.net

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

04 Tháng Mười Một 201612:43 CH(Xem: 20129)
Bước nhẹ đường chiều về bến mơ Hàng cây trụi lá đang ngóng chờ Trời Thu hiu quạnh chiều mây tím Về mái tranh nghèo, thăm quê xưa?
03 Tháng Mười Một 20161:38 CH(Xem: 22130)
Gió từ phương Bắc thổi sang Gửi trao giá lạnh nồng nàn thấm mau Mù sương trắng toát phủ màu SaPa theo cái rét sâu đầu mùa.
03 Tháng Mười Một 20161:14 CH(Xem: 39036)
Mưa còn mưa mãi, mùa Đông Tình xa rớt xuống mênh mông cõi buồn Xòe tay đếm giọt mưa tuôn Tưởng như nắng ấm vẫn còn quanh đây
03 Tháng Mười Một 201612:56 CH(Xem: 17721)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
29 Tháng Mười 20169:30 SA(Xem: 21341)
..., và xin cảm ơn đại gia đình Ngô Quyền trong và ngoài nước đã thương tiếc và thành kính tiễn biệt Ba con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ba con đã ra đi trong thanh thản và mãn nguyện.
29 Tháng Mười 201612:48 SA(Xem: 14195)
Chúng tôi tin, học trò của Thầy Quyến không những chỉ nhớ "nét dịu dàng" của Thầy, mà còn nhớ tấm lòng của Thầy với học trò.
28 Tháng Mười 201612:25 CH(Xem: 20614)
Halloween năm nay 2016 Ngay mùa bầu cử nên phiền hơn Ma quỷ lộng hành chơi chính trị. Thế giới thừa cơ lại khinh lờn
28 Tháng Mười 20167:09 SA(Xem: 19364)
Lá vàng rơi, mây trôi bàng bạc Một chiều Thu trông ngóng cố Hương Sầu thương qua mấy đoạn trường Tương tư bóng nhạn, Cố Hương ngậm ngùi
27 Tháng Mười 20165:18 CH(Xem: 22240)
Chờ đợi mãi cho đến hôm nay tôi mới cầm được trên tay cuốn Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa với đề tựa Xiết Bàn Tay Trái do nhóm tác giả là cựu Hướng Đạo Sinh Biên Hòa thực hiện.
27 Tháng Mười 20163:42 CH(Xem: 15918)
Mưa! những giọt mưa tháng mười vẫn nhịp đều trên mái nhà như một điệu nhạc. Điệu nhạc mùa thu bao giờ cũng buồn.
27 Tháng Mười 20161:37 CH(Xem: 20319)
Én về, Xuân có về chưa ? Vòng xoay thiên tạo bốn mùa đợi mong Lạnh lùng trở ngọn gió Đông Cỏ hoa cây lá vời trông Xuân thì...
27 Tháng Mười 20161:24 CH(Xem: 23478)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
27 Tháng Mười 20161:18 CH(Xem: 26066)
Ta tìm trong vườn biếc, Một nhánh hoa lẻ loi. Xanh xao màu kỷ niệm, Ngập tràn nỗi nhớ nhung.
27 Tháng Mười 20161:11 CH(Xem: 26952)
Không về...! Còn nhớ gì không? Thôi nhé, cho Ta gởi lại lòng Thu nữa, sẽ về trong nắng sớm Quên những lạnh lùng... của tuyết Đông!
27 Tháng Mười 20161:03 CH(Xem: 17910)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 21598)
Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên.
22 Tháng Mười 201611:51 CH(Xem: 13973)
Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.
22 Tháng Mười 201610:31 CH(Xem: 20482)
Tạm biệt Gấu hăng, anh đi trước nhé! Chỉ là thứ tự kẻ trước người sau thôi – bởi sớm muộn gì anh em hướng đạo nhà mình cũng gặp lại nhau –
21 Tháng Mười 201612:06 CH(Xem: 18837)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh CHIỀU THU ẤY - Nhạc Lam Phương - Sĩ Phú trình bày THEO LÁ VÀNG BAY - Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười 201610:52 CH(Xem: 16055)
Ngày tháng cũng như cơn mưa ngoài kia, cứ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm. Tôi trộn lẫn mưa hai miền yêu dấu, nhưng nỗi niềm cứ nặng về một phía xa kia...
20 Tháng Mười 20163:46 CH(Xem: 36126)
Phóng sự bằng hình “Cựu hướng đạo sinh Biên Hòa – xưa và nay” lần này xin thay lời kết, khép lại hành trình tìm nhau của gia đình cựu HĐS tỉnh lỵ Biên Hòa tròn 60 năm tuổi.
20 Tháng Mười 201612:58 CH(Xem: 20606)
Chỉ vậy thôi và chỉ có vậy thôi Mà sao mình vẫn chưa làm trọn vẹn Để bây giờ xót xa nhìn ngọn nến Loay hoay hoài lời đáp vẫn chưa xong!
20 Tháng Mười 201612:23 CH(Xem: 18169)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
16 Tháng Mười 201611:28 SA(Xem: 14637)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
15 Tháng Mười 20163:29 SA(Xem: 16821)
Thầy là bóng mát, là điểm tựa cho tất cả cựu học sinh NQ hướng về như hướng về trường xưa với tất cả yêu thương. Bây giờ thầy đã vĩnh viễn ra đi, chúng con thấy mình mất mát nhiều.
14 Tháng Mười 201611:13 CH(Xem: 16574)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
14 Tháng Mười 201612:52 CH(Xem: 26325)
Sinh, già, bệnh, chết cuộc đời, Kiếp người ai cũng một thời như nhau. Thời gian thấm thoát qua mau, Mưa rơi sẽ tạnh, buồn đau phai dần.
14 Tháng Mười 20162:02 SA(Xem: 21439)
Tôi về lại Biên Hòa mang theo hành trang đầy ắp những kỷ niệm và có cả quà tặng của bạn bè. Món quà trị giá nhất mà tôi nhận được là Tình Đồng Môn thắm thiết.
13 Tháng Mười 20169:59 CH(Xem: 34951)
Chiếc lá rơi, ngoài Trời mùa Thu chớm Vào ngày này Mẹ lặng lẽ ra đi Để cho con những tháng ngày nhung nhớ Nhớ Mẹ hiền. Nhớ lòng Mẹ Từ Bi
13 Tháng Mười 20161:16 CH(Xem: 19752)
Gởi lời chào cơn mưa Sàigòn Qua kẽ tay hạt lên đầy nỗi nhớ Mưa chưa ướt hết chiều dài phố nhỏ Ướt lòng người nầy đứng đợi người kia
13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18714)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
11 Tháng Mười 20163:37 CH(Xem: 12110)
Chúng em cũng xin cám ơn hai Thầy: Phạm Gia Hưng và Thầy Hoàng Quý Nam đã bỏ chút thì giờ đến chung vui họp mặt với đồng hương Biên Hòa và chúng em.
10 Tháng Mười 201611:09 SA(Xem: 24535)
Gặp nhau chỉ có trong mơ, Tiếc thương xin gởi bài thơ "Nguyện Cầu". Hồn Anh thanh thản vô sầu, Ta làm Mây trắng trên bầu Trời xanh...
08 Tháng Mười 20165:24 CH(Xem: 12201)
Sáng nay vào email. Được tin Thầy vừa mất. Trong lòng buồn chật ngất. Một giọt lệ vừa rơi. Thầy đã buông tay rồi. Bỏ cái thân tầm gửi
08 Tháng Mười 20163:48 CH(Xem: 19720)
Ngày xưa dưới trăng vàng Dệt thật nhiều mơ ước Giữa đường trăng hát vang Bài tình ca tha thiết. Thời gian thản nhiên qua Đem xuân thì đi mất Tình đầu đã phôi pha Trong bộn bề tất bật.
07 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 15921)
Hy vọng bạn đọc được những lời này của tôi và mỉm cười tha thứ. Hy vọng chúng ta có dịp gặp mặt nhau. Những người bạn già ngồi lại uống với nhau ly trà.
07 Tháng Mười 201610:20 CH(Xem: 19792)
Đẹp ngẩn ngơ mây ngũ sắc mượt mà Đang phơ phất dải lụa mềm óng ả Nhẹ bay bay chiếc lá vàng lả tả Mùa thu về chất ngất chữ yêu thương
07 Tháng Mười 20162:51 CH(Xem: 18762)
Địa chỉ để gia đình cựu hđs.BH nhà mình có thể liên lạc để nhận kỷ yếu: 1) Dung Phùng / Tel: 0918 806006/ Email: dungpt1@yahoo.com; 2) Mai Diệp/ Tel: 0919 118622/ Email: diepmails@yahoo.com
07 Tháng Mười 201612:30 CH(Xem: 21498)
Mọi sự buồn vui cũng sẽ qua, Hận, Thù, Ân, Oán khổ riêng Ta. Mở rộng lòng yêu đời bớt khổ, Nở thắm môi cười vạn đóa hoa.
06 Tháng Mười 201612:48 CH(Xem: 19580)
Đưa tay đón tháng mười về Thu đang bịn rịn vân vê đất trời Còn đây chút nắng thu rơi Lời thương chưa ngỏ gọi mời gió đông.
06 Tháng Mười 201612:37 CH(Xem: 18825)
Thế là mình đã xa nhau Biển dâu thì đã biển dâu cuộc đời Đêm vẫn đêm của ngậm ngùi Ngày không yên cũng bồi hồi không yên
06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 17094)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
01 Tháng Mười 20162:22 CH(Xem: 20777)
Có ai cùng Ta, hoà bản đàn vui Trời Thu buồn mấy... chẳng bùi ngùi Nghe lòng réo rắc... tơ tình ấy Nỗi buồn vào Thu, dần dần lui
30 Tháng Chín 20164:54 CH(Xem: 16337)
Trong mỗi tấm hình hướng đạo cũ kỹ, anh chị em tôi đều có những kỷ niệm vui buồn. Với từng nhân vật trong những tấm hình này,
30 Tháng Chín 20161:58 CH(Xem: 19274)
những chiếc lá rơi nhẹ, qua khung cửa. những chiếc lá đỏ, vàng, lá mùa thu. …. biết chăng, em? khi, những chiếc lá thu bắt đầu, rơi… là khi ta nhớ em nhiều nhất…
30 Tháng Chín 201612:35 CH(Xem: 23147)
Những bài thơ bao nhiêu đêm thức trắng Xếp trong ngăn như giấy má vô hồn Ai đọc lại và ai còn nhớ lại Tóc bạc rồi đời bóng xế hoàng hôn
30 Tháng Chín 201612:29 CH(Xem: 20357)
Chuyện của nước tôi không phải chuyện cười Nghe tim quặt thắt muốn kêu trời Bao điều trái ngược đầy bi thống Thương quá Việt Nam quê hương tôi!
30 Tháng Chín 201612:22 CH(Xem: 19167)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Áo Tím Mùa Thu (Nguyên Vũ--Thái Châu) Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng--Duy Trác) Kiều Oanh thực hiện
30 Tháng Chín 201611:07 SA(Xem: 13414)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt với món quà quý giá BẠN BÈ VẪN CÒN ĐÂY.
29 Tháng Chín 20161:37 CH(Xem: 25139)
Nồng nàn cơn gió cuối thu Chớm đông cái lạnh tù mù về đây Thơm mùi Hoa Sữa ngất ngây Thương yêu nở giữa thu gầy xác xao.
29 Tháng Chín 20161:24 CH(Xem: 19743)
Trời đêm mưa bụi lâm râm, Niềm vui rộn rã tràn dâng ngập lòng. Tuổi vàng chỉ có ước mong, An vui, sức khỏe thong dong cuối đời.
29 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20155)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
24 Tháng Chín 20161:06 SA(Xem: 16517)
Nhìn lên chánh điện rực sáng dưới ánh đèn. Bà Chín nguyện cầu cho đất nước an bình. Cho những đêm trăng rằm luôn là những đêm vui an bình và hạnh phúc.
24 Tháng Chín 201612:04 SA(Xem: 20606)
Ngày Huỳnh Phước Minh Nhật tốt nghiệp đại học y khoa - và nhận nhiệm sở mới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai - cũng là ngày cô giáo Nguyễn Thị Minh Công mãn nguyện rời trần.
23 Tháng Chín 20161:19 CH(Xem: 22627)
Tháng chín qua mùa thu cũng hết Người đi buồn, ở lại sầu hơn Vòm quỳnh anh thương vầng trăng biếc Gió tiễn mây vào chốn xa mờ.
23 Tháng Chín 20161:11 CH(Xem: 21792)
Hạ chưa tàn, Thu đã đến hôm nay Lá vàng bay, theo chân ai xuống phố Gió heo may nhẹ lay hàng lá đổ Nắng Thu vàng làm má đỏ hây hây
23 Tháng Chín 201612:49 SA(Xem: 20484)
Ta tìm em khắp nẻo đường. Cô gái Việt Nam ta nhớ thương. Em giờ bịt mặt, quần áo lạ. Ngậm ngùi vĩnh biệt những vấn vương.
23 Tháng Chín 201612:31 SA(Xem: 20124)
căn nhà ấy như một tu viện cửa thường đóng kín thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng chim hót từ một khung cửa sổ
22 Tháng Chín 20162:02 CH(Xem: 19529)
Hôm nay đón tiết thu phân Chính Đông trời mọc lượt lần ngày lên Đưa tay hứng giọt nắng mềm Chia dài năm tháng ngày đêm cân bằng.
22 Tháng Chín 20161:54 CH(Xem: 26543)
Xin đừng nói tới phân ly, Đời như gió thổi mây đi khắp trời. Sao mờ, trăng lặn đổi dời, Trăng vàng gió mát tuyệt vời đêm nay.
22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19231)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
19 Tháng Chín 20168:13 CH(Xem: 21306)
Em khẻ "ghẹo": sao thu nào đã "chết" "Mắc cười quá", anh đành thua vậy Biết bao giờ mới thắng nổi được em
17 Tháng Chín 20168:20 CH(Xem: 36113)
Bà gọi cháu là trái tim của tôi Vì nụ cười cháu đẹp nhất trên đời Trong sáng như ánh dương vừa hé Đem lại trần gian những niềm vui.
17 Tháng Chín 20168:12 CH(Xem: 22662)
Lâu nay vắng bác ở trang nhà Chẳng biết hồn thơ vẫn thắm hoa? Xứ biển lẻ loi vầng nguyệt lạnh Trung thu đơn độc cái thân già
16 Tháng Chín 201610:24 CH(Xem: 19995)
Giờ chỉ còn nuối tiếc Mùa thu về chơi vơi Lạc loài màu áo tím Thủy chung câu ước thề Thôi chỉ còn hoài niệm Của một thời đam mê
16 Tháng Chín 201610:14 CH(Xem: 22966)
Vầng trăng lơ lững giữa bầu trời Trăng thu tỏa sáng khắp muôn nơi Ánh sáng lung linh, ôi diễm tuyệt! Chị Hằng, chú Cuội mỉm môi cười
16 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20577)
Cho đến hôm nay, Gia phả cựu hđs.BH đã ghi danh được 463 anh chị em, với 344 chân dung cựu hđs và 37 thú rừng quây quần bên tổ ấm.
16 Tháng Chín 20161:04 CH(Xem: 21118)
“Đông tay sẽ vỗ nên kêu. Gia đình mình có gần năm trăm cựu hđs, lẽ nào không “mần” nổi một tập kỷ yếu cho “ra ngô ra khoai” hay sao”?...
16 Tháng Chín 201612:55 CH(Xem: 21895)
Trăng Thu đẹp lắm chị Hằng ơi!! Chị xuống trần gian giây phút thôi Để ngắm trăng vàng in đáy nước Hồ thu lấp lánh ánh trăng soi.
15 Tháng Chín 20165:04 CH(Xem: 16166)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH ẢNH MỘT ĐÊM TRĂNG - Nhạc văn Phụng - Mai Hương hát Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Chín 20161:28 CH(Xem: 23301)
Nếu sớm biết người đi không trở lại Cũng hẹn hò thương nhớ bởi Mưa Ngâu Người ra đi vì chinh chiến thảm sầu Vì Quốc nạn vì thanh bình tất cả...
15 Tháng Chín 20161:06 CH(Xem: 17830)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
10 Tháng Chín 20162:01 CH(Xem: 15220)
Nhất định mình sẽ gặp lại nhau ở Houston, ở Anaheim, ở San Jose… để cùng dựng lại trường xưa bên đời lưu lạc .
10 Tháng Chín 20162:21 SA(Xem: 16477)
Phượng buồn... Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dở dang. Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! Vĩnh biệt.
09 Tháng Chín 201612:38 CH(Xem: 20553)
Ngày xưa, lúc tuổi còn thơ Quây quần cha mẹ, một mùa yêu thương Giờ đây vắng bóng song đường Mùa Thu tìm Mẹ biết phương trời nào?
09 Tháng Chín 20162:06 SA(Xem: 18579)
. Ngoài những sản vật của vùng đất miền Tây, chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 20161:34 SA(Xem: 20808)
Thu là sản phẩm của đất trời. Em là tiên nữ hiện xuống đời Hóa phép cho nhà thêm ấm cúng. Em là tất cả của đời tôi.
09 Tháng Chín 201612:11 SA(Xem: 19325)
Xin trả lại tôi khung trời xưa huyền diệu Tình quê hương tình bạn mãi trong lòng Dù cuộc đời có dâu bể long đong Vẫn kiêu hãnh vì mình là Ngô Quyền hậu duệ
08 Tháng Chín 20161:02 CH(Xem: 21831)
Ba hồi trống điểm khai tâm Một năm học mới khơi mầm tương lai Tương lai bắt đầu hôm nay Ráng công ăn học sau nầy vinh danh...
08 Tháng Chín 201612:52 CH(Xem: 19908)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
07 Tháng Chín 201610:54 CH(Xem: 20271)
Vẫn gió mùa thu xưa Mùi tóc cũ tìm hoài Màu mắt nào đã phai Kỷ niệm nào trong tay
07 Tháng Chín 201610:43 CH(Xem: 23258)
Còn một khoảng tím trong tâm thất trái Giữ để còn thấy lại chút êm mơ Mỗi lần nhớ khỏi phải sầu tê tái Màu tím vỗ về ru giấc chiêm bao.
03 Tháng Chín 201610:25 SA(Xem: 15323)
Hãy sống cho chồng, lo cho con và những người yêu thương bên cạnh mình. Hãy dành cho mình một niềm vui nhỏ để bám víu.
03 Tháng Chín 20168:54 SA(Xem: 16258)
Tôi yêu quá đỗi ban mai tĩnh lặng này. Tôi vẫn ngồi đây, nơi chỗ quen thuộc và nghe lòng mình an yên, lắng nghe tiếng thở của lá khi gió vờn qua,
03 Tháng Chín 20168:39 SA(Xem: 18515)
mỗi độ thu về. tôi vẫn đọc tản văn xuôi, ngày đầu đi học cho các cháu nghe. và nhiều lần các cháu cười, thích thú. “this poem” ngộ nghĩnh quá bà ơi…
02 Tháng Chín 201610:42 CH(Xem: 22562)
Hè trôi ba tháng đỏ hồng Thầy Cô mong đợi dõi trông mắt chờ Vui vầy ánh mắt trẻ thơ Cổng trường rộng mở đến giờ khai tâm.
02 Tháng Chín 201610:26 CH(Xem: 18476)
Như một nụ hoa vừa hé Cô bé nhìn tôi, đôi mắt thật xanh Môi hồng tươi, nét đẹp tinh anh Nụ cười với hàm răng đều đặn
02 Tháng Chín 201612:33 CH(Xem: 21295)
Chút bâng khuâng khắc ghi lời ngày trước Mong an lành thương nhớ kẻ đi xa Mưa ngâu giăng mưa tháng bảy nhạt nhòa Xin được khóc dưới trời mưa tháng bảy...!
01 Tháng Chín 20162:49 CH(Xem: 24384)
Bây giờ Bạn đó Ta đây, Mười năm cách biệt chân mây cuối trời. Thu về gợi nhớ tơi bời, Kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh.
01 Tháng Chín 20162:40 CH(Xem: 19100)
Trời chuyển sang Thu rồi đó sao? Mây xám giăng ngang, gió rì rào Chiều rơi, ngàn lá vàng thu tím Chợt nhớ mùa Thu của năm nào
01 Tháng Chín 20162:31 CH(Xem: 18542)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20763)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 21844)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18440)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16551)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.
28 Tháng Tám 201612:51 SA(Xem: 17858)
Cho em thuê bờ vai... Những đêm buồn say khướt. Cứ kệ em sướt mướt .! Lệ thấm ướt vai đầy... Cho em thuê tình anh. Những đêm trời bão nổi. Phần phật mái hiên ngoài. Gió lùa cơn lốc xoáy.
26 Tháng Tám 201610:36 CH(Xem: 18717)
Sáng nay, lành lạnh gió thu về Mây trắng lưng trời kéo lê thê Trăng gió ân tình... sương đẫm ướt Ngây tình lưu luyến không chịu về
26 Tháng Tám 201610:32 CH(Xem: 20166)
Có người vợ và con thơ bé nhỏ Chờ anh về để nối lại bờ vui Ngày đoàn viên người lính trẻ tươi cười Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Tàu về bến.
24 Tháng Tám 201610:49 CH(Xem: 18556)
Nhớ về tháng bảy mưa rơi Vu Lan vắng mẹ cõi đời quạnh hiu Buồn nghe chim vịt kêu chiều Vàng đôi mắt nhớ nắng xiêu lòng buồn.
24 Tháng Tám 201610:20 CH(Xem: 18924)
Gặp nhau chia sẻ bao điều, Khổ đau, hạnh phúc xế chiều dần qua. Bạn đi bỏ lại mình Ta, Vu Lan nhớ Bạn, dâng hoa, hóa vàng.