Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kim Loan - PHIẾM CHUYỆN... ĂN

Tuesday, September 12, 202311:42 PM(View: 5824)
Kim Loan - PHIẾM CHUYỆN... ĂN
PHIẾM CHUYỆN... ĂN

phiemvean

Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.

Vì tôi sinh ra với cái nốt ruồi trên khóe miệng nên máu “ăn hàng” có trong tôi từ bé, đâu phải tự dưng má gọi tôi là con “Mỏ Khoét”. Nhà tôi có quán nước giải khát, má bận cả ngày với khách hàng, tôi vẫn tranh thủ xin tiền má rồi chạy biến qua các hàng quà vặt trong xóm với các món hàng mê mẩn bất cứ đứa bé nào: kẹo bột, bánh tráng, bánh sữa mặt trăng, bánh tay cùi... để rồi ngày nào tôi cũng chán cơm vì bụng đã no nê. Có lần má cầm cây roi, rồi để cái bánh bông lan bên cạnh, bắt tôi phải ăn xong chén cơm nếu muốn có bánh bông lan, hoặc là ăn roi. Tôi còn ganh tỵ với cả đứa cháu trai nhỏ hơn tôi bốn tuổi, bữa nào tôi đi học về mà thấy cái miệng nó ướt ướt, tôi sà vào hít hà miệng nó, thấy mùi xá xị là lên cơn õng ẹo đòi má phải khui cho tôi một chai, nhưng má cương quyết không cho, nào vì tiếc chai xá xị, mà má ra điều kiện “Mỏ Khoét” phải ăn cơm xong mới có xá xị. Thích nhứt là khi ấm đầu sổ mũi, tôi có “đặc quyền” điểm danh các hàng phở, mì gõ trong xóm để má sai người đi mua về cho tôi dưỡng bệnh.

Lớn lên vào tuổi niên thiếu tung tăng đến trường thì chuyện ăn hàng là... đương nhiên. Có cô học trò nào không say sưa ăn vặt? Các quán xá trước cổng trường, vỉa hè lề đường suốt con đường đi học, lũ chúng tôi rành rọt còn hơn thuộc bài. Cóc ổi xoài ngâm chấm muối ớt cay xè, kem chuối lạnh có đậu phộng giã nhuyễn bùi bùi, khoai mì trộn dừa ôi mê ly, khoai lang chiên giòn, hôm nào có nhiều tiền thì vào hàng chè nóng, ôi các thau chè bắt mắt làm chảy nước miếng của những tâm hồn đam mê ăn uống: chè táo xọn, chè đậu, chè thưng, chè khoai môn, chè bà ba thơm ngọt ngất ngây.

Khi tôi lên trung học, mức độ ăn hàng cũng... tăng theo cấp lớp. Ngày ngày đạp xe ra Sài Gòn học thêm luyện thi đại học, chúng tôi không bỏ sót bất cứ lời đồn nào về các món ăn khắp bốn phương trời. Nào gỏi đu đủ khô bò trước Chùa Xá Lợi, chè đá đậu Lý Chính Thắng (trước 1975 là Chè Yên Đổ lừng danh), bún bò Kỳ Đồng, bánh cuốn Văn Hoa ĐaKao, bột chiên hẻm Chu Mạnh Trinh Phú Nhuận. Các nẻo đường ăn hàng luôn luôn là hình bóng ấp ủ trong trái tim tôi, chớ hổng phải hình ảnh... thằng bạn nào hết á!

Đó là các quán ăn bên ngoài, còn các món ăn vặt trong xóm thì khỏi nói, tôi cũng có mặt đầy đủ. Sát bên nhà tôi là chị hàng xóm có tủ trái cây, khoảng giờ trưa là chị bày hàng, các miếng xoài, dưa hấu, đu đủ được cắt gọn gàng tươi mát, phủ một lớp đá bào lên trên, là món giải khát tuyệt vời của mùa nóng bức. Thấy tôi vừa dắt xe khỏi cổng nhà chuẩn bị đi học thêm, chị cười duyên với tôi:

- Mở hàng giùm chị đi em, đu đủ mới cắt nè, ngọt lịm luôn đó.

Tôi vội vàng:

- Thôi chị, em phải đi học ngay, kẻo trễ giờ.

- Nhưng em ơi, “vía” của em rất tốt, lần trước nhờ em mở hàng mà chị bán sạch tủ trái cây trong vài tiếng đồng hồ, em làm ơn đi mà.

- Chị làm em khó xử quá, thôi chị đưa đây, chút em ăn sau, tiền bạc em không có sẵn nhe.

- Ối, em đừng lo, khi nào rảnh thanh toán luôn một thể.

Từ đó, trưa nào chị cũng rình tôi vừa dắt xe ra là quăng liền 1 bịch đu đủ đá bào lên giỏ xe đạp của tôi (chính xác không thua gì các cầu thủ bóng rổ ném banh), kèm theo một nụ cười mãn nguyện sung sướng.

Ở ngôi chợ nhỏ trong xóm, có bác Mộc là người còn giữ nét Bắc Kỳ dù di cư vào Nam đã lâu, bác vẫn vấn khăn trên đầu, mắc áo yếm lót bên trong chiếc áo cánh màu trắng mỏng. Bác bán các món Bắc thanh lịch như xôi vò, chè bồ cốt, rượu nếp, bánh trôi. Hôm đó bác làm món mới, là bánh cam ngào đường (không phải loại bánh cam nhận đậu xanh ngọt có mè bên ngoài, mà bánh cam nhân đậu xanh mặn xào hành lá, bên trên vỏ bánh là một lớp đường ngả màu óng ánh), là món ... ruột trong vô vàn món ruột của tôi, nên tôi có mặt từ sớm để mua trước khi đi học. Được vài hôm không thấy tôi mua nữa, bác gặp tôi trong xóm, liền hỏi:

-  Sao mấy hôm nay cô không mua bánh cam, ngán rồi ư?

Tôi nhăn mặt tiếc nuối:

- Thú thiệt với bác, đêm nào con cũng học bài đến khuya, sáng ngủ dậy chỉ kịp giờ đi học, con không thể thức dậy sớm hơn để ra chợ mua bánh, dù lòng con rất muốn, rất thèm.

Bác Mộc hớn hở:

- Tưởng gì! Vậy thì mỗi sáng sớm trên đường dọn hàng ra chợ, tôi tạt qua nhà đưa bánh cho cô, tiền bạc cứ để đấy, tính sau.

- Dạ thôi, phiền lắm bác ơi.

- Có phiền gì đâu, chỉ thêm vài phút thôi mà, cái chính là tôi muốn được cô... mở hàng.

Tôi kêu thầm trong bụng “ nữa hả? cái vụ mở hàng !?” rồi hỏi bác:

- Mà sao bác cần con mở hàng chớ, xóm này thiếu gì người?

- Ối dào, chỉ có cô mới có cái nốt ruồi ngay khóe miệng, mở hàng là bảo đảm đắt như tôm tươi, cấm có sai nhé.

Cũng giống như với chị bán đu đủ đá bào, tôi đành ngoan ngoãn dạ vâng, coi như đôi bên cùng có lợi, tôi có bánh cam ăn sáng, bác có tôi mở hàng. Ngày hôm sau bác đến gọi cổng khi tôi còn ngủ, may mà có ông anh sáng nào cũng dậy sớm tập tạ trước sân nhà, nên anh nhận bánh cam giúp tôi vì anh nghĩ chắc có chuyện đột xuất, hoặc tôi không được... khỏe. Nhưng vài ba ngày sau nhận bánh liên tiếp, anh liền mắng tôi:

-  Em học đâu ra cái thói “con nhà lính tính nhà quan” thế kia? Từ đây ra chợ vài chục bước chân, sao lại hành người ta như thế.

Ui choa, cái này là “oan thị Kính” chớ không phải “oan Thị Màu”, nhưng dù tôi có phân bày thế nào, anh vẫn lạnh lùng ra lệnh: “dẹp ngay!”

Tôi và bác Mộc đều rất buồn, nhưng biết làm sao hơn. Để bù lại, vào cuối tuần, sau khi ngủ nướng đã đời, tôi đi bộ ra chợ, ngoài phần bánh cam bác đã để dành như tôi dặn, tôi còn ngồi xuống ăn bát xôi vò trộn chè bồ cốt, dù tôi không còn mở hàng nhưng bác Mộc rất vui vì tôi vẫn là khách hàng thân quen.

Cái thuở “sống để ăn” ấy đã trôi qua lâu rồi, vì ngày nay, khi bước qua tuổi 50 trở đi, nhìn bạn bè và anh chị em trong nhà bắt đầu có dấu hiệu “cao nọ cao kia”, bác sĩ dặn dò “kiêng nọ kiêng kia”, tôi bắt đầu bước vào giai đoạn...“ ăn để sống”. Người may mắn được tôi chọn đồng hành “ăn để sống” chính là chồng tôi, vì dù sao anh ấy cũng già hơn tuổi hai tuổi, còn lưu luyến gì cái thời “sống để ăn” nữa chớ.

Thế là chương trình được áp dụng ngay luôn, bớt mỡ bớt đường, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút, ăn bánh mì nâu, nhiều hạt, tránh thịt đỏ, bổ sung nhiều vitamin vân vân và vân vân.

Thời gian đầu, chồng tôi cũng hăng hái tham gia nhưng rồi có ngày bỗng than thở:

- Hễ em xem google nói gì là bắt anh thực hành, uống sữa uống nước, rồi nước chanh, nước artichoke, probiotic Kefir yogurt, bột nghệ, riết bụng anh no ngang, còn ăn được gì nữa đâu.

- Chẳng phải đó là mục đích của chúng ta, ăn ít cơm ít thịt đó sao?

- Em còn kiểm soát cả lunch bag mỗi khi anh xong việc về nhà, có hôm gần tới giờ đi ngủ, anh đang xem trận hockey chung kết gay cấn, em bỗng xuất hiện ở cửa phòng với ly nước trong tay, bảo rằng anh chưa uống đủ tám ly, làm anh chia trí lỡ một pha ghi bàn trên ti vi.

Nói tới lunch bag, đúng là tôi có theo dõi chặt chẽ vì tôi biết tiệm quá bận rộn, chuyện quên ăn, quên uống đôi khi vẫn xảy ra. Có hôm, thấy trái quít còn trong lunch bag đem về, tôi hỏi lý do, anh bảo vì gấp gáp nên không có thời gian lột vỏ. Chuyện nhỏ, lần sau tôi lột sẵn trái quít, bọc plastic wrap gọn gàng, chồng đừng hòng lý do lý trấu gì nữa nhé.

Rồi chồng tôi hờn mát:

- Ở tiệm thuốc, anh là người hướng dẫn khách hàng vấn đề sức khỏe, còn về nhà thì phải... nghe lời em!

Sao bữa nay anh ấy “mong manh dễ vỡ” vậy cà? Mà thôi, các đấng đàn ông cũng là con người biết buồn biết vui biết chạnh lòng, và nhất là đều... hảo ngọt, tôi bèn tung kế “dịu dàng”:

- Anh thừa biết em làm vậy vì lo cho anh quá bận không còn thời giờ chăm sóc bản thân, đúng không? Thôi anh hãy ráng cùng em tiếp tục ăn uống “kham khổ” trong tuần, đến cuối tuần em lại nấu những món phở, bún chả giò, bánh canh, hủ tíu. À, tuần này nhà có nhiều rau thơm ngoài vườn, em sẽ làm món bánh xèo anh yêu thích đấy nhé.

Nói đến bánh xèo là tôi nhức đầu, vì thỉnh thoảng tôi mới đổ bánh xèo nên nhân tiện làm luôn hai bịch bột, để cả nhà cùng ăn, rủ thêm hai người bạn thân thiết cho vui. Một người là cô bạn single mom ăn chay trường, còn người kia là nhỏ em cùng xóm mà tôi là má đỡ đầu hai đứa con gái của nó, chồng nó đi làm xa. Đổ bánh tuy có mệt, nhưng chưa mệt bằng việc phải nhớ đổ bánh cho đúng ý từng người, này nhé:

- Đầu tiên phải đổ mấy cái chỉ có nấm và tàu hũ cho cô bạn ăn chay.

- Tiếp theo, con gái tôi: nhiều tôm, ít thịt, không giá.

- Thằng fiance của con gái: không onion, không mushroom, nhiều giá.

- Con trai tôi: không mushroom, không tôm, ít giá.

- Hai đứa con gái đỡ đầu: không giá, không onion, không đậu xanh, không mushroom, không thịt, nhiều tôm và tàu hũ.

- Cuối cùng mới đổ cho vợ chồng tôi và nhỏ em hàng xóm thuộc nhóm thích đủ thứ, hổng chừa thứ gì.

Ăn bánh xèo trong nhà mà còn phức tạp, chín người mười lăm ý, thì nói chi cuộc đời, người ta bất đồng ý kiến, oánh nhau chửi nhau như mổ bò rồi tha hồ “chụp mũ” cho nhau.

Có lần đổ xong bánh, tôi bày la liệt trên kitchen counter, rồi đi dọn dẹp mọi thứ, lúc quay lại không thể nhớ dĩa nào là dĩa nào, là của ai, báo hại tôi phải mò mẫm, vạch từng cái bánh xèo ra dòm cho kỹ, xong ngồi thở hổn hển, nổi đóa tuyên bố: “Tôi thề, năm sau mới đổ lại bánh xèo”.

Vậy mà cũng tới một năm rồi đó, là hôm nay, tôi xin dừng bài viết tại đây để đi pha bột bánh xèo nha quý vị!

Edmonton, Tháng 9/2023

KIM LOAN

Friday, October 18, 2024(View: 495)
Nếu xứ Mỹ mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, thì Canada lại mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng 10.
Friday, October 18, 2024(View: 548)
Hiện giờ thì trẻ lạc đã sung sướng tung cánh gà tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đầm ấm. Còn con gái thì mừng rỡ cảm ơn mẹ rối rít! Thôi thì đầu năm mất của mà tìm lại được cũng là điềm tốt,
Wednesday, October 16, 2024(View: 875)
“Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.
Saturday, October 5, 2024(View: 674)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 2024(View: 1541)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 2024(View: 789)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Friday, October 4, 2024(View: 927)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…
Friday, October 4, 2024(View: 780)
Ngày đó, tôi chưa biết tiếc nuối những kỷ niệm thời nhỏ dại. Bây giờ, trên nửa thế kỷ sau, ngồi nhớ lại mới thấy hụt hẫng. Những con đom đóm lập lòe của tuổi thơ tôi đã tuyệt chủng ngay từ những ngày xa xưa đó.
Sunday, September 22, 2024(View: 1044)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 2024(View: 2319)
Nhìn vào tấm lịch treo trên tường, tôi thấy ngày Thứ Ba 17 Tháng 9 năm 2024 lại là ngày Tết Trung Thu năm 2024.
Friday, September 20, 2024(View: 2779)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
Friday, September 20, 2024(View: 1916)
Lần lượt từng cuốn album được lật qua, nâng niu, từng kỷ niệm sống lại, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, để rồi ngẩn ngơ chép miệng, mới ngày nào!
Sunday, September 8, 2024(View: 2237)
Nghe nói cơn bão Yagi đang tiến vào Trung Quốc và VN. Xin cho cơn bão mau qua và đừng gây thiệt hại cho người dân tội nghiệp nước tôi. Cầu nguyện. Cầu nguyện.
Sunday, September 8, 2024(View: 7493)
BĐH Website NQBH xin chuyển lại nguyên văn bài viết của em Linh Vũ, là thứ nữ của Thầy Vũ Khánh Thành. Nội dung bài viết tựa lời ly biệt, như tiếng lòng của em Linh Vũ đối với người cha quá cố em yêu thương.
Sunday, September 8, 2024(View: 1909)
Chiều nay cũng như những buổi chiều hôm trước, những cơn mưa cứ rả rích liên miên bất tận. Mưa không lớn, mang theo gió lạnh buốt, hình như từ bên phía đồi cù tràn qua.“Mưa nhè nhẹ cho vừa nhớ thương”,
Saturday, September 7, 2024(View: 2495)
các quán cà phê nhạc được phổ biến những dòng nhạc thịnh hành ở hải ngoại lúc bấy giờ, qua phần trình diễn bởi các ban nhạc nổi tiếng như: ABBA, Boney M, Modern Talking, Bee Gees..
Friday, September 6, 2024(View: 2985)
Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè.
Wednesday, September 4, 2024(View: 1422)
Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ vì ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, ...
Wednesday, September 4, 2024(View: 1919)
Tôi không biết anh Nhật Tiến có sinh hoạt Hướng Đạo cho đến khi gặp Anh tại trại họp bạn Hướng Đạo Giữ Vững 1970 tại Suối Tiên Thủ Đức và được sinh hoạt chung với Anh từ năm 1971
Wednesday, September 4, 2024(View: 1123)
Cám ơn người đã dừng chân ghé bến Bến yêu thương, bến quí trọng, thân tình Nếu ta cùng chung một kiếp nhân sinh Thì ta hãy thương yêu trong cuộc sống