Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - SAU CUỘC NỘI CHIẾN

09 Tháng Sáu 202311:59 CH(Xem: 3592)
GS. Huỳnh Công Ân - SAU CUỘC NỘI CHIẾN

SAU CUỘC NỘI CHIẾN

GS. Huỳnh Công Ân

 



 

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) với hàng trăm trận đánh tại miền Đông Hoa Kỳ trong 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ.

 

image002

Cuộc nội chiến Mỹ

 

Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 1865, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.



image003

Tướng Lee

 

Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp.


image005

Tướng Grant

 

Tướng Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.

 

Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.

 

Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.


image008

Hai tướng miền Bắc và miền Nam bắt tay nhau

 

Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

 

Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng được tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu, không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.

 

Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

 

Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.

 

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.

 

Đó là những gì diễn ra sau cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ.

 

Còn ở Việt Nam sau cuộc nội chiến (1954-1975) thì như thế nào?


image010

Xe tăng miền Bắc ủi sập cổng dinh Độc Lập

 

Khoảng hơn 10 giờ ngày 30/4/1975, tướng Dương Văn Minh, tổng thống của miền Nam Việt Nam tuyên bố đầu hàng quân Bắc Việt và mở rộng cánh cổng dinh Độc Lập để chờ đón quân chiến thắng miền Bắc đến để bàn giao chính quyền. Thay vì một đại diện cao cấp của miền Bắc đến để tiếp nhận chính quyền, một số xe tăng quân Bắc Việt xông vào nơi tượng trưng chính quyền miền Nam và ủi sập cánh cổng đã mở sẵn của nơi này.


image011

Tướng Minh bị dẫn giải đến đài phát thanh Sài Gòn

 

Hành động này chứng tỏ quân chiến thắng không có tinh thần mã thượng nếu không nói là thái độ của những kẻ tiểu nhân. Điều này càng thấy rõ hơn khi họ tiếp xúc lần đầu tiên với những người lãnh đạo phe bại trận. Trong khi tướng Minh nhã nhặn nói” Chúng tôi đang chờ các ông đến để bàn giao chính quyền”. Những kẻ đến để nhận chính quyền của miền Nam lúc đó chỉ là những tên “cóc ké” trong quân đội miền Bắc nhưng đã vô lễ khi trả lời người đứng đầu miền Nam :” Các anh không còn gì để bàn giao”. Lúc đó cả vùng 4 vẫn còn nguyên nếu quân dân miền nay quyết tử thủ thì quân Bắc Việt phải tốn nhiều xương máu để chiếm được phần còn lại này của miền Nam.

 

So sánh quang cảnh giờ thứ 25 của hai cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ và Việt Nam chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa một quân đội văn minh và một đám thổ phỉ.

 

Bản chất thổ phỉ đó được chứng tỏ trong những năm tháng sau cuộc chiến. Quân chiến thắng cướp nhà cửa, tài sản và đuổi những người dân khá giã ở miền Nam đi đến nơi rừng thiêng, nước độc (dưới mỹ từ “vùng kinh tế mới”) vì họ bị liệt vào thành phần “tư sản” bốc lột. Chúng lừa gạt những quân nhân, công chức miền Nam đi “học tập cải tạo” thực chất là lùa họ vào tù.

image013

Thương binh miền Nam bị đuổi khỏi tổng y viện Cộng Hòa

 

Hành động mất nhân tính nhứt của chúng là ngay ngày 30/4/1975 chúng đuổi hết thương binh miền Nam ra khỏi tổng y viện Cộng Hoà dù họ đang chờ giải phẩu hay đang được tiếp máu. Hình ảnh những thương binh chống nạng, băng tay dìu dắt nhau đi trên con đường vô định khiến chúng ta không cầm được nước mắt.


image015

Đại tá Nguyễn Công Vĩnh được thả sau 13 năm “cải tạo”

 

Ngay cả sau các cuộc chiến giữa các quốc gia với nhau, người ta chỉ đưa ra xét xử những người cầm đầu phe chiến bại chứ không cầm tù những kẻ thừa hành cấp dưới. Nhưng miền Bắc Việt Nam đã cầm tù nhiều trăm ngàn sĩ quan, viên chức miền Nam có người bỏ thây trong tù, có người chỉ được thả sau 17 năm.

 

Hành xử như vậy thì làm sao người miền Nam có thể hoà hợp, hoà giải với người miền Bắc được. Sau cuộc nội chiến, khi hai miền Nam Bắc thống nhứt, Hoa Kỳ đã tiến lẻn hàng cường quốc số 1 trên thế giới thì 48 năm sau ngày “thống nhứt” 30/4/1975, nước Việt Nam chúng ta vẫn đứng trong hàng ngũ những quốc gia kém phát triển. Đó là hậu quả của một hành xử kém văn minh của phe chiến thắng.

 

Huỳnh Công Ân

 

23 Tháng Tư 2024(Xem: 195)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 124)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 183)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 256)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 190)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 626)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 473)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 528)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 743)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1235)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 897)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 833)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 787)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1561)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1153)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1279)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1217)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1098)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1122)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1400)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…