Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - SAU CUỘC NỘI CHIẾN

09 Tháng Sáu 202311:59 CH(Xem: 3696)
GS. Huỳnh Công Ân - SAU CUỘC NỘI CHIẾN

SAU CUỘC NỘI CHIẾN

GS. Huỳnh Công Ân

 



 

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) với hàng trăm trận đánh tại miền Đông Hoa Kỳ trong 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ.

 

image002

Cuộc nội chiến Mỹ

 

Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 1865, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.



image003

Tướng Lee

 

Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp.


image005

Tướng Grant

 

Tướng Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.

 

Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.

 

Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.


image008

Hai tướng miền Bắc và miền Nam bắt tay nhau

 

Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

 

Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng được tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu, không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.

 

Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

 

Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.

 

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.

 

Đó là những gì diễn ra sau cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ.

 

Còn ở Việt Nam sau cuộc nội chiến (1954-1975) thì như thế nào?


image010

Xe tăng miền Bắc ủi sập cổng dinh Độc Lập

 

Khoảng hơn 10 giờ ngày 30/4/1975, tướng Dương Văn Minh, tổng thống của miền Nam Việt Nam tuyên bố đầu hàng quân Bắc Việt và mở rộng cánh cổng dinh Độc Lập để chờ đón quân chiến thắng miền Bắc đến để bàn giao chính quyền. Thay vì một đại diện cao cấp của miền Bắc đến để tiếp nhận chính quyền, một số xe tăng quân Bắc Việt xông vào nơi tượng trưng chính quyền miền Nam và ủi sập cánh cổng đã mở sẵn của nơi này.


image011

Tướng Minh bị dẫn giải đến đài phát thanh Sài Gòn

 

Hành động này chứng tỏ quân chiến thắng không có tinh thần mã thượng nếu không nói là thái độ của những kẻ tiểu nhân. Điều này càng thấy rõ hơn khi họ tiếp xúc lần đầu tiên với những người lãnh đạo phe bại trận. Trong khi tướng Minh nhã nhặn nói” Chúng tôi đang chờ các ông đến để bàn giao chính quyền”. Những kẻ đến để nhận chính quyền của miền Nam lúc đó chỉ là những tên “cóc ké” trong quân đội miền Bắc nhưng đã vô lễ khi trả lời người đứng đầu miền Nam :” Các anh không còn gì để bàn giao”. Lúc đó cả vùng 4 vẫn còn nguyên nếu quân dân miền nay quyết tử thủ thì quân Bắc Việt phải tốn nhiều xương máu để chiếm được phần còn lại này của miền Nam.

 

So sánh quang cảnh giờ thứ 25 của hai cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ và Việt Nam chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa một quân đội văn minh và một đám thổ phỉ.

 

Bản chất thổ phỉ đó được chứng tỏ trong những năm tháng sau cuộc chiến. Quân chiến thắng cướp nhà cửa, tài sản và đuổi những người dân khá giã ở miền Nam đi đến nơi rừng thiêng, nước độc (dưới mỹ từ “vùng kinh tế mới”) vì họ bị liệt vào thành phần “tư sản” bốc lột. Chúng lừa gạt những quân nhân, công chức miền Nam đi “học tập cải tạo” thực chất là lùa họ vào tù.

image013

Thương binh miền Nam bị đuổi khỏi tổng y viện Cộng Hòa

 

Hành động mất nhân tính nhứt của chúng là ngay ngày 30/4/1975 chúng đuổi hết thương binh miền Nam ra khỏi tổng y viện Cộng Hoà dù họ đang chờ giải phẩu hay đang được tiếp máu. Hình ảnh những thương binh chống nạng, băng tay dìu dắt nhau đi trên con đường vô định khiến chúng ta không cầm được nước mắt.


image015

Đại tá Nguyễn Công Vĩnh được thả sau 13 năm “cải tạo”

 

Ngay cả sau các cuộc chiến giữa các quốc gia với nhau, người ta chỉ đưa ra xét xử những người cầm đầu phe chiến bại chứ không cầm tù những kẻ thừa hành cấp dưới. Nhưng miền Bắc Việt Nam đã cầm tù nhiều trăm ngàn sĩ quan, viên chức miền Nam có người bỏ thây trong tù, có người chỉ được thả sau 17 năm.

 

Hành xử như vậy thì làm sao người miền Nam có thể hoà hợp, hoà giải với người miền Bắc được. Sau cuộc nội chiến, khi hai miền Nam Bắc thống nhứt, Hoa Kỳ đã tiến lẻn hàng cường quốc số 1 trên thế giới thì 48 năm sau ngày “thống nhứt” 30/4/1975, nước Việt Nam chúng ta vẫn đứng trong hàng ngũ những quốc gia kém phát triển. Đó là hậu quả của một hành xử kém văn minh của phe chiến thắng.

 

Huỳnh Công Ân

 

01 Tháng Ba 2024(Xem: 1251)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1317)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 949)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1180)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1220)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1469)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1432)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1927)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1736)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1744)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1745)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1693)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1351)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 2439)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1311)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1330)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2948)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1585)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1579)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...