Biên khảo thời cuộc
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
Ly kỳ: Diễn tiến tranh cử TT trong Đảng Dân Chủ Mỹ
I/ Ly kỳ & khác thường không ngờ nổi ?
Vâng, rất có nhiều sự kiện ly kỳ & khác thường đã xảy ra mà trước đó hiếm ai tưởng tượng ra nổi. Thực vậy, cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
1) Chỉ nội trong 2 cuộc tranh luận đầu tiên vào 2 ngày 16 & 27 tháng sáu vừa qua đã cho thấy tình trạng "khác thường" của cuộc tranh cử kỳ này. Thực ra đã có xấp xỉ cả trăm chuẩn ứng cử viên của Đảng Dân Chủ Mỹ nộp đơn tranh cử. Nhưng vì nhiều qua nên các đài truyền hình MSNBC, Telemundo và NBC chọn ra 20 chuẩn ứng cử viên có hậu thuẩn ít nhứt 1% cử tri Mỹ qua thăm dò.
2) Ngay trong cuộc tranh luận đầu tiên trên TV, Nữ Thượng Nghị Sĩ Harris ra tay “sát thủ” mang bằng chứng “chụp mũ” Cựu PTT Biden là kỳ thị sắc tộc khiến thăm dò cử tri cho thấy ông này không còn hy vọng “độc quyền” chuẩn ứng cử viên TT dẫn đầu như trước đây (từ 41,4 % tụt xuống thê thảm còn 26 %):
Ông Biden và bà “đồng chí” TNS Harris từng âu yếm bên nhau mà nay trở thành “tử thù”
Trước đây bà Harris còn cô thế cần dựa vào mấy ông lớn của Đảng Dân Chủ nên sẵn sàng cười rạng rỡ “đắc nhân tâm”, kể cả với ông Biden.
Ông Willie Brown (85 tuổi) và bà bồ nhí TNS Harris (55 tuổi)
Thậm chí TNS Harris còn chịu thí thân làm “bồ nhí” cho cho ông Thị trưởng da đen già hơn 30 tuổi Willie Brown của thành phố San Francisco:
Nay tình thế đã thay đổi vì "leo" được lên làm Thượng Nghị Sĩ và lại có tham vọng muốn là Nữ Tổng Thống đầu tiên, nên bà Harris sẳn sàng "đâm sau lưng" những bậc đàn anh từng giúp đỡ lúc còn hàn vi.
II/ Tranh chấp công khai giữa các dân biểu Dân Chủ tại Hạ Viện
Các dân biểu trẻ của Đảng Dân Chủ như Alexandria Ocasio-Cortez (D-N.Y.), Ilhan Omar (D-Minn.), Rashida Tlaib (D-Mich.), Ayanna Pressley (D-Mass.) đang công khai “đánh nhau” với bà Pelosi (lãnh tụ Dân Chủ trong Hạ Viện).
Khi bà này lên tiếng chỉ trích họ với giọng điệu đàn chị dám "khi dễ" họ:
Tức thời bị họ "phản pháo" lại và chụp cho bà này cái mũ “kỳ thị sắc tộc”:
https://nypost.com/2019/07/13/flame-throwing-aoc-chief-of-staff-looking-for-fight-with-nancy-pelosi/
Lãnh tụ Pelosi & “băng đảng dân biểu non trẻ thiên tả”
Nên nhớ rằng bà lãnh tụ Pelosi và Đảng Dân Chủ trước đây đã từng bốc ca ngợi “băng đảng dân biểu non trẻ thiên tả” này hết lời. Nay mới thấy mầm tai hoạ gây phân hóa từ những "con ngựa trẻ háu đá hoang dại này"
III/ Ảnh hưởng đến cử tri gốc VN ?
1) Diễn tiến này làm bể mặt một số cơ quan truyền thông, các bình luận gia, các lãnh tụ gốc VN luôn luôn chống chánh phủ TT Trump với lý luận đạo đức giả cho rằng mình còn là công dân Mỹ nên phải chống TT Trump đang kỳ thị sắc tộc. Nhưng thực tế biết đâu rất có thể họ đang được giới tài phiệt thiên tả Mỹ và xì thẩu Trung Cộng “ưu đãi” tài trợ ngấm ngầm cho tiền qua quảng cáo để đưa tin láo lếu Fake News hạ uy tín thành công của chánh phủ TT Trump trong nhiều lãnh vực. Đặc biệt nhứt là trong lãnh vực dám “đánh” Trung Cộng (xem thêm bài phụ đính ở phía dưới)
2) Trước đây vào năm 2018 theo khảo sát thăm dò cử tri của APIA và AAPI Data 2018 có 64% người gốc Việt ủng hộ bỏ phiếu cho chánh phủ của Đảng Cộng Hòa:
http://www.apiavote.org/sites/apiavote/files/2018-AA-Voter-Survey-report-Oct9_0.pdf
Nói chung thì cử tri gốc VN đa số đều bỏ phiếu cho chánh phủ của Đảng Cộng Hòa bởi vì họ không quên được sự phản bội của Đảng Dân Chủ trong quốc hội đã bỏ rơi đồng minh bằng cách thẳng thừng cắt quân viện vào đầu năm 1975.
Nay với tình trạng hỗn loạn, khuynh hướng thiên tả cực đoan và nhứt là thiếu chánh sách cầm quyền chống lại hiểm họa Trung Công lăm le làm bá chủ hoàn cầu của Đảng Dân Chủ sẽ khiến một số không nhỏ cử tri gốc VN bỏ chánh đảng này và quay ra dồn phiếu cho Đảng Cộng Hoà.
IV/ Kết luận
1) Sự kiện như nồi cháo heo này đối với ai rành tình hình Đảng Dân Chủ không đáng gì ngạc nhiên.
Sau cuộc bầu cử giữa kỳ 2018 chúng tôi có dẫn trích lời phân tích của Cựu Thủ Tướng Tom Blair (Anh Quốc) đã sáng suốt nhìn thấy trước tình trạng này:
2) Nếu để ý thì TT Trump e ngại ông Biden nhứt nên thường hay chỉ trích để làm mất uy tín của ông này. Lý do rất đơn giản là ông Biden là người duy nhứt có đường lối ôn hoà không sực mùi mị dân thiên tả. Nếu ông này được chọn làm ứng cử viên TT thì sẽ “hốt” lấy được thêm phiếu của giới cử tri không thiên tả và như vậy TT Trump khó chắc chắn thắng được.
Nay tình thế có thể nói thuận lợi cho phía Đảng Cộng Hoà vì lá bài Biden đang xuống dốc và Đảng Dân Chủ chìm đắm trong tranh chấp kịch liệt đến nổi xử dụng đòn “ kỳ thị sắc tộc “ để chụp mũ đối thủ, giống như họ đối phó “đánh” TT Trump. Cuối cùng “đòn” kỳ thị sắc tộc sẽ không còn hiệu nghiệm nữa và có thể như vậy Đảng Cộng Hoà và TT Trump sẽ “hốt” thêm phiếu của cử tri da màu nhiều hơn kỳ bầu cử trước.
Nói tóm lại đây chỉ là màn mở đầu. Như vậy chắc chắn cuộc tranh cử TT 2020 sẽ còn xảy ra nhiều chuyện ly kỳ nữa !
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
14 Tháng 07, 2019
000000 ..... 000000..... 000000 ..... 000000
Phụ đính:
NỘI CHIẾN TRONG ĐẢNG DÂN CHỦ
Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc bên phiá đảng Dân Chủ bắt đầu sôi động thật sự. Thời gian không còn bao lâu trong khi số ứng cử viên còn quá nhiều, mà tỷ lệ hậu thuẫn của cụ Joe Biden lại quá lớn, bắt buộc các ứng cử viên với hậu thuẫn thấp hơn phải ra tay trước khi quá muộn.
Bây giờ không còn là lúc lễ phép, kính lão đắc thọ gì nữa, tình đồng chí đồng rận hay tình bạn gì thì cũng phải nhường chỗ cho tham vọng cá nhân. Tức là đã đến lúc phải săn tay áo đánh nhau chết bỏ thật rồi.
Cái gương bà Harris thành công nhờ đánh dập mặt ông ‘bạn gia đình’ Joe Biden, ai cũng thấy rõ nó hiệu quả như thế nào.
Đảng DC sẽ gặp rất nhiều vấn đề cực lớn. Trong khi bên CH, chỉ có ông Trump độc tấu dương cầm, khỏe ru.
Vấn đề ‘đầu tiên’ dĩ nhiên vẫn là vấn đề ‘tiền đâu’? Trong khi tất cả tiền yểm trợ bên CH đều vào túi một mình ông Trump, thì tiền yểm trợ bên DC bị chia ra tới hai tá ứng cử viên. Mà đảng DC không lớn hơn đảng CH bao nhiêu, nghĩa là số tiền hai đảng nhận được xấp xỉ ngang ngửa nhau thôi. Tức là đại khái ông Trump nhận được gấp hơn 20 lần trung bình của một ông/bà DC.
Chuyện đáng phiền, vì trong cái thể chế bầu cử Mỹ, không có tiền là không có gì hết. Không có tiền là không mua được quảng cáo trên truyền thông, không có tiền in truyền đơn, gửi thư xin tiền, không mua được hậu thuẫn của các chính khách địa phương, không thuê được nhân viên, chuyên gia và cố vấn để giúp việc vận động tranh cử, không mua được thống kê, thăm dò dư luận, không có tiền bay đi khắp mấy trăm thành tỉnh để vận động, không có tiền khách sạn cho đám tùy tùng cả mấy chục người đi chu du khắp nước,...
Nhu cầu tiền bạc để vận động tranh cử không có gì là mới lạ, nhưng lúc sau này đã trở thành sinh tử, nhất là sau khi thiên hạ thấy một anh ‘tổ chức cộng đồng’ vô danh có thể hạ được cả guồng máy chính trị của nhà Clinton, rồi cả guồng máy chính trị của đảng CH để vào được Tòa Bạch Ốc, nhờ thu được và chi ra tới hơn 700 triệu đô.
Dĩ nhiên, tiền bạc không phải là tất cả khi bà Hillary chi ra gấp ba lần ông Trump mà vẫn thua. Biết vậy, nhưng như các cụ ta vẫn nói, “tiền không mang lại hạnh phúc, nhưng là chìa khoá mở cửa cho hạnh phúc chui vào”.
Dù sao, tiền bạc cũng là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là chuyện ‘tranh cử tổng thống để làm gì?’
Đưa đến vấn đề lớn thứ nhì của đảng DC.
Ai cũng thấy đảng DC đang loay hoay, vật lộn với chính mình. Cho đến nay, ai cũng thấy là toàn đảng DC chỉ có đoàn kết, nhất trí trong đúng có một vấn đề: chống TT Trump. Ngoài ra không có ‘nhất trí’ chuyện gì hết. Cãi nhau đủ thứ chuyện. Chuyện tranh cãi nổi đình nổi đám hiện nay là chuyện xe buýt chở học sinh đen trắng, là chuyện đã cãi nhau cách đây hơn nửa thế kỷ!
Mà thật ra, ngay cả việc chống Trump cũng chẳng có ‘nhất trí’. Người thì đòi đàn hạc, người thì đòi để yên ông ta làm hết nhiệm kỳ rồi bắt đi tù, người thì lo đánh bại ông ta trong cuộc bầu cử tới.
Trở lại câu hỏi “Hạ Trump bằng cách này hay cách khác, chiếm được Tòa Bạch Ốc, rồi thì làm gì?” Cho đến nay chưa ai có câu trả lời rõ rệt mặc dù ai cũng thấy quà cáp các ứng cử viên tranh nhau tặng cho cử tri. Đó có phải là những lý do chính đáng để bầu cho đảng DC không? Bầu cho một ông/bà DC chỉ để nhận quà thôi sao? Thế còn những chuyện như đối phó với Nga, Tàu, đồng minh Âu Châu thì sao? Chính sách quốc phòng ra sao? Phát triển kinh tế như thế nào? Giá xăng nhớt? Lạm phát? Công ăn việc làm của dân? Qũy tiền già? Công nợ? Thâm thủng ngân sách? Cả triệu chuyện sao không nghe ai có chương trình gì?
Nhất là khi những món quà cáp đó, hầu hết những người đầu óc còn chút tỉnh táo đều thấy rõ chỉ là bánh vẽ không bao giờ thành bánh thật được. Ngân sách cả nước hiện nay có chừng 4.000 tỷ đô trong khi các chương trình hứa hẹn đều lớn hơn cỡ 10-15 lần, nếu không phải là bánh vẽ thì là gì? Y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, xóa cả ngàn tỷ tiền nợ của sinh viên, lương tối thiểu gấp hai lần mức hiện hữu, lợi tức tối thiểu bảo đảm cho tất cả, trợ cấp tối đa đủ loại, bớt thuế cả nước, chưa kể Mỹ đóng tiền cho cả thế giới về đủ chuyện của thế giới như hâm nóng địa cầu, môi sinh sạch, quốc phòng, an toàn chống khủng bố, phát triển mậu dịch,...
Thế nếu bánh vẽ đó không thành sự thật được thì sao? Mặt nghệt ra chấp nhận bị gạt sao?
Ở đây, vấn đề ‘tiền đâu’ cũng là cái nhức đầu lớn cho đảng DC, nhưng không phải tiền để vận động tranh cử, mà là để thực hiện những lời hứa khi tranh cử. Hay là đảng DC bất cần chuyện này mà chỉ cốt làm sao thắng thôi? Sau đó, nếu không thực hiện được lời hứa thì sẽ tìm cách ‘rằng thì là mà’ sau? Dù sao thì cũng đã thắng rồi, những chuyện hứa hẹn trở thành... chiệng nhỏ. Ai tin theo thì... “So sorry! Re-elect me and I’ll try to do better!” Xin lỗi nhe, bầu lại cho tôi, tôi sẽ cố làm khá hơn!
Toàn là bánh vẽ mà không có tiền mua, đó chính là vấn nạn thứ hai của đảng DC.
Vấn đề thứ ba còn lớn hơn nữa là hướng đi của đảng.
Điều tất cả các chuyên gia đều nhìn thấy là đảng DC hiện đang bị khủng hoảng ý thức hệ, bế tắc về hướng đi lâu dài của đảng.
Đảng DC từ hồi nào đến giờ là đảng khoác cái áo thiên tả, đưa ra những chương trình nghe có vẻ thân thiện với giới cử tri thấp cổ bé họng như dân nghèo, dân lao động, dân da màu,... trong khi lớn tiếng hô hào chống cường hào ác bá, chống tài phiệt,...
Sự thật có phải vậy không?
Kẻ này đã viết nhiều bài về cái gọi là ‘những huyền thoại’ của đảng DC, vì tất cả những chính sách có vẻ thân thiện nêu trên thật ra vẫn chỉ là bánh vẽ ảo để che mắt giới thấp cổ bé họng mà cũng là giới ít hiểu biết nhất. Nói trắng ra, đảng thiên tả DC cũng áp dụng phần nào sách lược lừa gạt dân ngu khu đen giống y chang mô thức của cộng sản thôi. Cái khác biệt giữa đảng DC Mỹ và các đảng CS là đảng DC Mỹ khôn hơn, lừa gạt giỏi hơn với sự tiếp tay của một hệ thống truyền thông hữu hiệu hơn, khiến nhiều người sẵn sàng tự nguyện làm con thiêu thân lao mình vào bóng đèn, trong khi các đảng CS ngu hơn, lừa gạt dở hơn nên phải dùng nhà tù và súng đạn.
Cái huyền thoại đầu tiên mà cũng là lớn nhất là ‘đảng DC là đảng của dân nghèo chống tài phiệt’.
Tại sao hô hào chống tài phiệt? Chỉ vì giới tài phiệt có chưa tới 1% tổng số cử tri trong khi tất cả 99% còn lại, nếu không nghèo thì cũng phải vật lộn mỗi ngày giữa đồng lương và đồng thuế. Bên nào nhiều phiếu hơn? Chưa kể cái đám tài phiệt đó thật ra chẳng bao giờ đi bầu. Có ai tưởng tượng được ông Bill Gates đứng xếp hàng cả nửa ngày trời để bỏ phiếu gì không?
Có chống tài phiệt thật không? Thực tế, những đại tài phiệt giàu nhất Mỹ đều là DC hết. Từ các đại gia Bill Gates, Warren Buffett, Steve Jobs, đến các chủ báo Jeff Bezos (Washington Post), Sulzberger (New York Times), Jane Harman (Newsweek), Marc Benioff (TIME), các chủ đại tập đoàn tài chánh Goldman Sachs, JP Morgan, Bank of America, các đại ca sĩ, tài tử Hồ Ly Vọng và các đại thể tháo gia lãnh vài chục triệu một năm,... tất cả đều là phe DC hết. Ngay cả những bà Feinstein, Pelosi cũng đều là triệu phú mặc dù lương chỉ có chưa tới hai trăm ngàn một năm. Thượng nghị sĩ giầu nhất Thượng Viện trước đây là ông John Kerry, ứng viên tổng thống của đảng DC năm 2004.
Tin báo chí cho biết cụ Biden trong hai năm sau khi hết làm phó tông tông đã có lợi tức 15 triệu đô, phần lớn là tiền đi đọc diễn văn theo kiểu ông bà Clinton, hơn 200.000 đô một bài. Trong khi các bà Warren, Harris và cụ Sanders đều có lợi tức vài triệu một năm hết. Ai là dân nghèo vậy?
Tất cả các chính khách DC đều miệt thị và sỉ vả tài phiệt. Nhưng tài phiệt lại nhất tề ủng hộ DC.
Tài phiệt hoan hỷ chấp nhận các chính khách DC mạt sát họ vì họ hiểu quá rõ chỉ là khẩu hiệu chính trị mỵ dân chứ không phải chính sách được thi hành trên thực tế. Họ cứ việc chửi tài phiệt nhưng nếu nhận tiền của tài phiệt để thi hành những chính sách có lợi cho tài phiệt thì ô-kê thôi. Cứ nhìn vào số tiền hai ông bà Clinton nhận được từ giới tài phiệt đại ngân hàng thì biết. Hay nhìn vào số tiền 400.000 đô mà cựu TT Obama được một đại ngân hàng New York trả cho bài diễn văn đầu tiên sau khi ông rời Tòa Bạch Ốc thì biết.
Tại sao giới tài phiệt lại ủng hộ các chính khách DC mà không ủng hộ CH?
Ông CH Trump là tỷ phú, làm việc không thèm lãnh lương. Ông DC Clinton trước khi làm thống đốc Arkansas, ở căn nhà thuê, chưa tới 100 thước vuông, rồi khi ra khỏi Tòa Bạch Ốc thì như chính bà Hillary khai báo, rơi vào tình trạng phá sản vì tiền luật sư bào chữa cho các vụ thưa kiện sách nhiễu tình dục của ông Clinton. Giữa hai ông này, mua chuộc ông nào dễ hơn?
Tập thể quần chúng, 90% dân, khách hàng của tài phiệt, từ giới nghèo đến trung lưu, mới đúng là những người mang tiền về cho họ. Họ cổ võ Nhà Nước trợ cấp cho ‘dân nghèo’ tối đa để đám dân này có tiền làm khách hàng của họ. Họ nịnh dân nghèo để tạo cảm tình, cho dân nghèo mua hàng của họ dễ hơn.
Những chuyên gia xách động chính trị không ngừng quảng bá DC tranh đấu cho đủ thứ quyền lợi cho “người nghèo”. Tất cả đều như là quà của Ông Già Noel cho vậy. Quanh năm ngày tháng đều là mùa Giáng Sinh. Một số người nghe vậy, nghĩ rằng bầu cho CH thì đương nhiên sẽ mất medicare, mất medicaid, mất tiền thất nghiệp, mất tiền già, các nghiệp đoàn sẽ bị giải tán, không còn ai tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho nhân công thấp cổ bé họng nữa, nhân công sẽ bị sa thải hết, ngồi nhà không đủ tiền uống trà ngắm trăng. Tất cả mọi người sẽ bị các đại gia bóp cổ chết.
Nghe thì khó tin, nhưng sự thật lại có rất nhiều người tin. Thế mới nói là tuyên truyền có kỹ thuật. Cái kỹ thuật đó chỉ thuần túy dựa trên sự thiếu hiểu biết hay lười suy nghĩ của thiên hạ.
Ta thử nghĩ lại xem.
Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay, chưa khi nào medicare, medicaid, tiền già, tiền thất nghiệp đã bị cắt, kể cả dưới 36 năm của 6 tổng thống CH. Trong thời gian đó, cũng chẳng có một người dân Mỹ nào chết vì nghèo, đói, hay bệnh mà không được chữa. Gần đây nhất, chương trình trả tiền thuốc cho người già, gọi là Part D của Medicare, tốn kém của công quỹ cả trăm tỷ, chính là phát minh của ông CH Bush con. Đây là cải tổ y tế lớn nhất từ thời TT Johnson, thập niên 1960, trước khi có Obamacare.
Nói đảng DC lo cho dân nghèo trong khi đảng CH lo bóc lột dân nghèo là nói mà không biết mình nói gì vì thiếu hiểu biết, hay biết mình nói sai nhưng vẫn nói vì muốn lừa gạt người khác.
DC cũng như CH đều nhìn nhận trách nhiệm của Nhà Nước đối với dân. Khác biệt là đến mức nào. Trong khi DC rải tiền vô hạn để rồi Nhà Nước nợ hơn Chúa Chổm, người dân bị nô lệ vào trợ cấp và bắt buộc phải bầu cho đảng DC, thì CH chủ trương có giới hạn cho an sinh xã hội, cho tiền thất nghiệp, chứ không thể có chuyện vài bà ăn welfare nhưng vẫn… đầu năm con trai, cuối năm con gái, hay vài ông nằm nhà chiều chiều nướng barbecue uống bia coi football tháng này qua năm nọ, với tiền của những người cong lưng cầy sâu cuốc bẫm.
Chuyện CH là đảng của nhà giàu chủ trương cắt thuế bạc tỷ cho các đại gia cũng chỉ là huyền thoại nằm trong bài bản tuyên truyền che mắt những người thiếu hiểu biết. Vấn đề ở đây là vấn đề lý luận về kinh tế học.
DC lý luận theo thuyết khuynh tả tân-Keynesian mà kẻ viết này đã bàn qua trước đây, chủ trương Nhà Nước là công cụ phát triển kinh tế, tức là Nhà Nước đánh thuế lấy tiền của dân để tài trợ những dự án lớn lao của Nhà Nước, tạo công ăn việc làm quy mô cho dân chúng, và bành trướng tối đa guồng máy công chức. Chỉ cần nhích thêm một bước nữa là ta sẽ thấy các cụ Mác và Lê-nin mỉm cười ngay.
CH thì ngược lại, cho rằng kinh tế chỉ có thể phát triển dựa trên sáng kiến tư nhân chứ không thể trông cậy vào mấy ông công chức lờ mờ làm kế hoạch trong tình trạng cha chung có chết cũng chẳng ai khóc. Do đó cần phải giảm thiểu bộ máy công quyền, không đánh thuế cắt cổ, bóp chết hết kinh doanh, để khuyến khích khu vực tư nhân có tiền khuyếch trương kinh doanh, thuê nhân viên nhiều hơn. Giảm thuế cho các đại công ty, cho các ‘nhà giàu’ thì họ sẽ dùng tiền đó để đầu tư mở hãng xưởng, tạo công ăn việc làm cho thiên hạ.
Hãy thử nhìn vào Âu Châu, đất dụng võ của các ông tân Keynesian. Thực tế, Âu Châu bây giờ chỉ là một khối những nước trên bờ khánh tận. Từ Hy Lạp đến Bồ Đào Nha, qua Anh, Pháp, Aí Nhĩ Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, … đang vật lộn với những khó khăn kinh tế và chính trị không lối thoát. Hình ảnh mới nhất của dân áo vàng xuống đường tại khắp nước Pháp để chống sưu cao thuế nặng mang ý nghĩa thật rõ ràng.
Còn nhiều huyền thoại lắm, nhưng vì khuôn khổ bài bình luận này cũng như vì chủ đề bài này, ta sẽ không bàn thêm nữa, mà trở về vấn nạn của đảng DC hiện nay.
Vấn nạn này đã đưa đến phân hóa nội bộ trầm trọng trong đảng DC. Đảng DC đã sống quá lâu trong những huyền thoại đó, tin tưởng người dân có thể vĩnh viễn sống bằng bánh vẽ của họ. Cho đến năm 2016, khi cử tri nổi loạn, nhất là dân lao động, mang Nhà Trắng tặng cho ông Trump, đồng thời tặng luôn cả Thượng Viện, Hạ Viện, 30 ghế thống đốc và cả ngàn chức vụ tiểu bang và địa phương tặng cho đảng CH.
Đảng DC bối rối, mổ xẻ cái xác đã chết của đảng để tìm hiểu xem chuyện gì đã xẩy ra. Đối với những lão đồng chí như cụ Biden thì chính trị Mỹ giống như quả lắc đồng hồ, nay chạy qua bên phải, mai chạy qua bên trái, mốt ngược lại, cứ thế mà xoay chuyển. Dân Mỹ chẳng qua là chán Obama sau tám năm, muốn thay đổi, thử nếm món Trump, rồi bây giờ sau mấy năm, bắt đầu chán món Trump mà trở lại món Obama. Đó chính là hy vọng của lão đồng chí Biden.
Nhưng không phải trong đảng DC, ai cũng nghĩ vậy. Sau khi một số những dân cử cấp tiến nhất chiếm lại được đa số tại Hạ Viện năm 2018, thì thế hệ mới của đảng DC kết luận là đảng DC cũ của các lão đồng chí đã không đáp ứng nhu cầu của người dân. Và người dân đã chán những bánh vẽ cũ mèm đã hôi mùi mốc. Bây giờ là lúc phải đổi món. Chẳng những đổi bánh vẽ mà còn phải tặng bánh vẽ lớn gấp năm gấp mười lần những bánh vẽ trước. Cũng như phải sáng tạo hơn, chế ra nhiều kiểu bánh vẽ mới.
Nói trắng ra, họ nhìn vào thắng lợi của một số mấy bà dân biểu nhí hung hãn như Ocasio-Cortez, Tlaib, Omar,... và quyết định ‘thừa thắng xông lên’, phải ‘tiến nhanh, tiến mạnh’ hơn, bỏ qua cái ển ển xìu xìu của đảng DC của thế hệ trước. Họ tính toán đúng hay chỉ là chuyện ‘bé cái lầm’? Đó là chuyện tương lai sẽ trả lời. Chỉ biết trong hiện tại, đây là nhóm ồn ào nhất, lại được TTDC ham tin giựt gân sốt dẻo tình nguyện làm loa phóng thanh cho tất cả những tuyên bố của họ, cho dù là những tuyên bố ngông nghênh lố bịch nhất. Càng lố bịch càng được TTDC thổi lên cho to, nên họ càng trở nên lố bịch. Khi cô Ocasio-Cortez tố di dân trong các trại tạm cư phải uống nước nhà cầu thì tên cô được đưa lên trang nhất các mặt báo lớn ngay cho dù trên cả nước Mỹ không có tới ba người tin những tố giác vô lý của cô.
Thế hệ mới của đảng DC trách cứ các đồng chí trưởng bối là ‘hiện tượng Trump’ chính là hệ quả trực tiếp của cái chính sách ẫm ờ và ển ển xìu xìu của đảng DC từ mấy chục năm nay. Theo họ, các bô lão DC đã phụ bạc niềm tin và mong mỏi của người dân, hay chính xác hơn, kỳ vọng của dân nghèo, dân da màu, dân lao động,...
Trong cái đám trẻ cuồng cấp tiến đó, lại có một cụ ông lạc vào, đó là cụ Sanders. Năm 2016, cả đảng DC né qua một bên, nhường chỗ cho bà Hillary. Cụ Sanders, ngủ gật từ hơn 30 năm trước, được khuyến khích nhẩy ra tranh cử chơi để tránh cảnh độc diễn của bà Hillary, không ngờ được hậu thuẫn của giới trẻ thiên tả cực đoan, không ưa bà gian tham Hillary. Cụ tưởng bở nhẩy ra nữa. Vẫn phất cờ xã nghiã, nhưng giải thích cờ của cụ giống cờ của Na Uy chứ không giống cờ của Liên Xô. Vấn đề là Na Uy là cái nước mà tổng số dân chỉ có 5 triệu trong khi xứ Mỹ có tới gần 350 triệu dân. Tất cả miễn phí cho 5 triệu người khác xa miễn phí cho 350 triệu người.
Dù sao thì cái mà thế hệ DC mới mong muốn là cấp tiến thẳng thừng cho ra cấp tiến. Cái ‘tứ diệu đế’ của đảng DC tân thời rất dễ thấy: 1) y tế miễn phí, 2) giáo dục miễn phí, 3) mở toang biên giới, và 4) sex thả giàn bất kể giới tính rồi phá thai thả cửa.
Phải nói ngay, hiện nay đảng DC đã bị khối cực tả chi phối hoàn toàn, chấp nhận đánh canh bạc xả láng, nhất chín nhì bù.
Họ sẽ thành công hay không thì khó ai đoán được trong giai đoạn này. Chỉ biết là họ sẽ giúp cho dân Mỹ có một lựa chọn rất rõ ràng. Tiếp tục là thành đồng của tự do dân chủ, của kinh tế tư bản? Hay là đâm đầu lao vào tân xã hội chủ nghĩa ma-dzê in USA?
Có một cách tóm lược lại cái vấn đề gai góc lớn của đảng DC trong vấn đề này: đảng DC hứa hẹn thiên đường thiên tả từ hồi nào đến giờ, nhưng thực tế chẳng bao giờ thật sự muốn thực hiện những lời hứa, hay cho dù muốn, cũng chẳng thể biến bánh vẽ thành bánh thật được.
Bây giờ thế hệ mới của Đảng DC bắt ngay tẩy của các lão đồng chí, ép buộc các lão đồng chí phải thực hiện những lời hứa đó. Cái thế hệ mới đó đưa những bà to mồm nhất ra làm những ‘chiến sĩ xung phong’ của cuộc cách mạng của đảng DC.
Phe ‘ôn hoà’ của đang DC chống đỡ dĩ nhiên. Nhưng lựa một cụ ngái ngủ để dương cái cờ cũ lên lại thì quả là không có gì thất sách hơn.
Ai sẽ là người lèo lái con thuyền DC trong tương lai? Phe cực tả của các dân biểu nhí chưa đủ uy tín, chưa đủ kinh nghiệm, và cũng chưa đủ tuổi để ra đóng vai lãnh đạo. Cái hai tá ứng cử viên tổng thống chính là những người đang tranh dành cái vai thuyền trưởng đó. Ai nổi lên là chuyện chưa ai đoán được. Nhưng điều có thể đoán được là trong tương lai, đảng DC mới sẽ là đảng tả khuynh như chưa bao giờ thấy trong lịch sử cận đại Mỹ.
Nắm được quyền hay không cũng là chuyện khác.
Vũ Linh