Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - BÙI GIÁNG DƯỚI GÓC NHÌN THÂN KINH TÂM THẦN

28 Tháng Sáu 20231:01 SA(Xem: 5926)
GS. Nguyễn Văn Lục - BÙI GIÁNG DƯỚI GÓC NHÌN THÂN KINH TÂM THẦN


Bùi Giáng dưới góc nhìn thần kinh tâm thần
“Hư danh chỉ là hư danh. Tất cả chỉ là hư danh”. (Vanitas vanitatum. Omni vanitatum)

 

Nguyễn Văn Lục

 Bui_Giang



Phần một: Bùi Giáng giữa chúng ta

Trước đây, vào tháng 9, 2007, tôi đang còn cầy trên báo Tân văn, số 2, tôi có làm một số đặc biệt về Bùi Giáng để trình bày lẽ hơn thiệt. Trong đó có bài của tôi nhan đề: Bùi Giáng giữa chúng ta. Tôi đã xử dụng lối nói ngược để đi đến kết luận:

Bùi Giáng không bao giờ ở giữa chúng ta cả. Và để cho cái gọi là “công bằng”, Tân Văn có bài của Nguyễn Huệ Nhật: Bùi Giáng qua cái nhìn của Nguyễn Huệ Nhật (Từ Berlin, Đức Quốc, trích từ Lá thư kính gởi anh Bùi Giáng từ tập thơ “ Ẩn ngữ Thiền Công của Nguyễn Huệ Nhật”). Và quan trọng hơn cả bàicủa Vũ Ký: Viết về thi nhân Bùi Giáng (Vũ Ký được coi là một người bạn và người thầy của Bùi Giáng và Nguyễn Thùy, cả ba đều là dân Quảng Nam-Đà Nẵng).

Việc đáng kể thứ nhất là tôi đã nhận thức ra một điều “đáng sợ” là có nhiều số báo đặc biệt viết về nhà thơ Bùi Giáng. 
Khởi Hành số tháng 2, 1998 với Bùi Văn Nam Sơn (anh em thúc bá với Bùi Giáng) và Bùi Công Luân ( em của Bùi Giáng)

Diễn đàn Talawas, tháng 10/2003 với Bùi Giáng, tiếng ca chung cuộc, với 16 tác giả có mặt như Thanh Tâm Tuyền: Hồn thơ bị vây khốn. Nguyễn Hưng Quốc: Cuộc Hòa Giải vô tận. Trường Hợp Bùi Giáng. Phạm Xuân Đài: Kẻ cuồng sĩ trong vườn cây. Võ Phiến: Bùi Giáng trong Văn học miền Nam... Và nhiều tên tuổi khác như Đặng Tiến, La Toàn Vinh, Đinh Cường, Phan Nhiên Hạo, Mộc Giai, Nguyễn Viên, Trần Hữu Thực, Bùi Vĩnh phúc... Ấy là chưa kể báo Văn và Diễn Đàn thế kỷ 21.

Tôi như bị ngộp và bị lấn chìm, lạc lối giữa những tên tuổi lớn thành danh. Mặc dù tôi ngu ngơ nhận ra rằng có nhiều “kẻ ăn theo” và nhiều ngoắt ngoéo trong văn trận. Tôi nhiều lúc cảm thấy bị cô độc, lẻ loi dễ sợ.

Cũng may, trong số đó chỉ có một sinh viên trẻ là Phan Nhiên Hạo - còn non vốn chữ nghĩa và đi ngược dòng với bài: Bùi Giáng như tôi thấy.

Theo tác giả : “ đại đa số sinh viên văn khoa lúc đó giỏi lắm chỉ nghe tên Bùi Giáng chứ không hề đọc tác phẩm của ông… và muốn đọc cũng chẳng có sách mà đọc… Nhưng tôi đã đọc Bùi Giáng trước đó rất lâu, trong tủ sách của các chú tôi cùng với những tác phẩm của Phạm Công Thiện, Nhất Hạnh, Lê Tôn Nghiêm. Ông điên hay không điên, tôi không biết và cũng không thắc mắc nhiều. Có điều tôi biết, ngay từ lần đầu tiên đọc Bùi Giáng, tôi không thích văn chương ông. Tôi không thích thơ ông và tôi không chịu được dịch thuật của ông... và dịch thuật phải nói ông phóng tác thì đúng hơn. Mà phóng tác như viết kiếm hiệp. Văn Chương của Bùi Giáng trong những ngày đói kém ở Sài gòn sau 1975 là một loại văn chương quá mông mênh và cũ kỹ đối với tôi. Đó là lý do tại sao tôi đã không cảm thấy một sức hút đặc biệt đối với Bùi Giáng.

Một lần đang ngồi ăn cơm của một bà bán cơm gánh trước cổng trường, ông đến ngồi cạnh tôi. Bà bán hàng thấy ông có vẻ rất ngán ngẩm, nhưng không đuổi ngay. Ông cũng chẳng kêu cơm nước gì. Ông dùng ngón trỏ và ngón giữa móc vào nhau tạo thành một dấu hiệu tục tĩu mà trẻ con hay làm. Tay kia cầm một quả chanh, không biết kiếm đâu ra. Ông cố nhét quả

chanh vào cái hình ô van tạo nên bởi hai ngón tay, miệng lẩm bẩm: Đây là con c. nhét vô cái l. Kim Cương. Con c. to quá nhét vô không được.” Ông còn nói vài câu nữa về Kim Cương, toàn những câu rất tục, có vẻ ông bị ám ánh ngày đêm bởi khao khát tình dục với người đàn bà này.

Tôi cũng thấy Bùi Giáng trong một trường hợp khác, rất đáng nhớ. Một buổi sáng mới khoảng 6 giờ, sinh viên ký túc xá bỗng nghe tiếng la hét từ dãy phòng các sinh viên nữ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe những tiếng la như vậy khi có trộm lẻn vào bên khu nữ. Tôi vội chạy ra hành lang. Nhìn qua bên dãy nữ, thấy các mái tóc thò ra thụt vào, hết người này đến kẻ khác. Tiếng la oai oái vẫn không ngớt, nhưng bây giờ xen lẫn tiếng cười khoái trá của các sinh viên nam. Nhìn xuống, tôi thấy giữa sân trường, Bùi Giáng đang tư thế trồng chuối, nhưng hoàn toàn... khỏa thân, quần áo cởi ra hết để bên cạnh.

Mấy sinh viên bảo vệ từ ngoài cổng vô chạy đến, nhét quần áo vào tay ông lôi ra khỏi sân trường. Thật là buổi “ điểm tâm” đặc biệt cho ký túc xá…

Có thể dưới cái bề ngoài điên khùng, thật ra ông đã sống những ngày buồn bã. Tôi không biết chắc vì tôi chỉ đúng từ xa nhìn ông mà thôi. Đó là những ngày tôi rất đói.

9/2003. Talawas.

Nếu chỉ nói về số đông, tôi bị trấn áp vì cảm thấy một thân một mình. Nhưng điều đặc biệt trong những điều đặc biệt là không một ai có lời khen chê bài viết của tôi cả. Tất cả là sự im lặng mà có nhiều cách thức giải nghĩa.

Tâm lý số đông, người ta, ông A, ông B đã khen không lẽ mình chê. Chê thì e ngại vì sợ mất lòng người này người kia.

Dĩ chí hoặc cho là mình không có khả năng hiểu được thơ hay hay thơ dở. Nhưng không nói ra không đành lòng.

Kiến thức y khoa thì mỏng, hạn hẹp vì chưa đủ phát triển sâu rộng, có nói ra cũng không đủ thuyết phục một ai.

 

Có thể nhiều người trong số đó: Nuốt không trôi mà khạc cũng không ra. Đành chịu trận. Và nhiều người trong số đó cho đến nay vẫn chọn làm thinh.

Tôi còn nhớ khi còn là sinh viên Triết đọc Phạm Công Thiện, đọc Bùi Giáng về triết gia M.Heidegger thấy họ viết nổ quá, không biết đâu là đúng là sai, mặc dầu trong phần Triết sử có đề cập đến Merleau Ponty, Martin Heidegger và có bài bản. Họ dịch M. Heidegger mà thật ra là họ nói về họ theo sở thích nên chẳng có đầu, có đuôi.

Tuy nhiên thái độ tốt nhất là im lặng, chờ xem. Những tay sừng sỏ trong lớp tôi- dù sao cựa cũng chưa cứng- để giữ mình cũng đều im lặng. Nghi ngờ thì có, đối đáp thì chưa sẵn sàng.

Cũng như khi tôi gồng mình can đảm viết xong bài: Bùi Giáng ở giữa chúng ta. Không một phản hồi. Không một ai nhắc nhở trích dẫn. Bài viết từ 2007 đến nay đã mười mấy năm...

Bài viết như rơi vào khoảng không?

Nếu chỉ nói về con người Bùi Giáng, đã có nhà văn nào dám hỏi tại sao ông đã viết như thế ? Chả nhẽ hỏi chính Bùi Giáng . Hỏi một số nhà văn như Mai Thảo thì câu trả lời khẳng định: Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, trùng trùng một biển văn chương. Nói như Mai Thảo thì cạn lời, cạn ý còn gì. Cũng cần nói thêm, Mai Thảo những năm 1962-1963 thường lui tới cơ sở xuất bản An Tiêm của thầy Thanh Tuệ- cái lò sản xuất không ngưng nghỉ sách vở của Bùi Giáng trên đường Lý Thái Tổ nên hẳn có nhiều cơ hội gặp Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đình Toàn? Cũng đã có lần mượn tay Thanh Tâm Tuyền để ca tụng Bùi Giáng. Mai Thảo hỏi nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tâm Tuyền lắc đầu : “ Chịu không giải thích được. Chỉ biết Bùi Giáng khác. Với tôi. Với hết thảy. “

Nói chi cũng bằng thừa khi Nguyễn Hưng Quốc với đề tài khá nổ:” Cuộc hòa giải vô tận. Trường hợp Bùi Giáng và di luận: Thứ thơ phi thơ, xóa nhòa giữa cái lý và cái phi lý, xóa nhòa giữa cái tôi và cái ta, giữa cái riêng và cái chung.”

Đó chỉ là những phạm trù suy luận có sẵn, chụp lên trường hợp nào cũng có thể đúng, cho bất cứ tác giả nào, bài thơ nào để rơi vào lối suy luận ngụy biện quen thuộc trong triết học.

Nguyễn Hưng Quốc viện dẫn nhiều tác giả. Nhưng Bùi Giáng quen thuộc xa gần gì đến với Susan Sontag, Ferdinand De Saussure, Frederic de Onitz, Dudley Fitts, Arnold Toynbeen, Jerome Mazzaro….vô số kể. Liệu những tác giả trên có thêm vinh dự cho Bùi Giáng? Và liệu bản thân NHQ đã đọc, đã nắm bắt được các tác giả trên? Ông thuộc lớp người chỉ trăng! Trăng chẳng thấy đâu chỉ thấy ngón tay của ông múa trước mặt. Mệt với Bùi Giáng rồi. Mệt thêm ông nữa.

 

Chứng từ của Bùi Công Luận về Bùi Giáng.

Trong bài viết của tôi, tôi đã dẫn chứng BCL:” Sau ngày cưới, anh Giáng dọn ra ở riêng. Bỏ xóm làng, anh đi thật xa về hướng Tây, tận vùng rừng núi. Dường như anh muốn xa lánh, trốn tránh, thậm chí đoạn tuyệt, với một cái gì đó. Có thể là một quá khứ với những kỷ niệm không phai. Có thể là cuộc đời với nhiều bão giông âm ỉ. BCL viết tiếp về người chị dâu: Cô con dâu đứng bên mẹ chồng sụt sùi: anh ấy cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá, mua thịt.

Đọc tiếp: Phải nhận
là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên. Lấy chồng được vài ba năm, chị lâm trọng bệnh và đột ngột lìa đời lúc mới ngoài 20 tuổi. .Có điều lạ lúc nào chị cũng yêu đời. Không ai có thể nhìn thấy một thoáng lo lắng, buồn phiền phảng phất trên gương mặt trong sáng không gợn một chút ưu tư của chị. Chị trút hơi thở một cách bình thản.”

Tôi đọc xong đoạn trích dẫn này, nếu có một chút lòng đã thấy Bùi Giáng không bình thường. Mới cưới vợ dắt nhau lên ở chốn rừng núi, chăn dê để tự xa lánh, tự cô lập, đoạn tuyệt quá khứ. Thật bất hạnh cho những người phụ nữ lấy phải người chồng bị tâm thần!!

BCL kết rất đắt: Có thể là cuộc đời với nhiều bão giông âm ỉ. Và hầu như không lý gì đến người vợ trẻ mới cưới. Lòng tôi nặng trĩu và buồn. Thương cho một kiếp hồng nhan khổ lụy, đọa đầy một cách vô tình kiếp người con gái xinh đẹp.

Tất cả những tâm tình tiết lộ nhỏ nhoi tầm thường ấy trong sự dè dặt thố lộ của một người em đã không được một nhà thơ, nhà văn nào nhắc nhở tới. Nó đặt để tôi vào cái tâm thức: Thiên hạ khen vì người hay chỉ vì mình.

Cũng may là tôi có thể “gỡ gạc” được một chút “ danh dự” khi đọc nhà báo Võ Đắc Danh cho hay có ba nhà văn vào nhà thương Dưỡng Trí viện Biên Hòa lúc bấy giờ là Bình Nguyên Lộc (bị nhẹ) , nhà văn Nguiễn Ngu Í (1921-1979) và thi sĩ Bùi Giáng. Theo hồ sơ bệnh lý còn lưu trữ ghi lại như sau về Bùi Giáng: “ Bệnh tái phát từ tháng tư năm 1969, có hôm thức suốt đêm để viết, nói chuyện huyên thuyên, chơi chữ, la thất thanh, ý tưởng tự cao, tự đại, hay phát biểu ý kiến về những vấn đề Văn Hóa, Chính trị, có ý nghĩ bị người ta phá hoại sự nghiệp văn chương.Tháng 3- 1969 bị cháy nhà và bị cháy tất cả các sách vở quý báu nên đương sự bị bệnh mỗi ngày một nặng hơn.” Cũng căn cứ vào hồ sơ bệnh lý còn ghi lại. Bùi Giáng nhập viện hai lần. Lần thứ nhất vàonăm 1969. Lần thứ hai năm 1977. Lần này Nguiễn Ngu Í còn ở trong bệnh viện. Hai người ở khu 3.

 

Những ghi nhận về hồ sơ bệnh lý tuy rất thô thiển lại rất quý báu cho những ai muốn tìm hiểu con người thật của Bùi giáng. Nhưng xem ra, không ai quan tâm đến điều này và ngay cả muốn né tránh không muốn ai nhắc tới theo cái tâm lý chung của người đời. Nó cũng dẫn đường cho tôi đến một câu lý luận thông thường: Phải chăng việc thiết yếu là phải tìm hiểu một người điên trước khi hiểu một nhà thơ điên?


Người điên thì làm thơ cũng phải điên. Điên thì nói như thế, hành xử như thế, hát như 
thế, ăn mặc như thế, cười như thế, chửi như thế, hồn nhiên như thế, không biết giận hờn và nhất là làm thơ như thế!!

Gọi ông như một triết nhân, một hiền giả, một đạo sĩ “vô tình” có vẻ ép nhau quá. Nói cho cùng, đó là cách ứng xử “ bình thường” của một người điên. Kể cũng tội cho ông, ông muốn điên mà cũng không xong!! Người đời cứ mong giải lý đời không bình thường bằng cái bình thường.


Vì thế thật lố bịch, khi ông chửi thì thiên hạ vội gán cho ông những đao to búa lớn như 
“Tâm thức phản loạn” “ thơ phủ nhận thơ.” “thân phận lưu đầy”.


Và cuối cùng coi cõi thơ của ông bằng những kết luận “ không thể định nghĩa “ 
(indéfinissable) được cũng không bàn cãi nữa. Đành gọi là: Đấng thiên tài. Ngay cả khi ông nói nhiều thì mệt, vung tay múa chân, chửi om sòm thì mệt. Chửi hết cái

“crise” thì nghỉ mệt, nghỉ cho xuôi cơn điên. Ông im lặng. Sự im lặng chẳng có ý nghĩa gì ghê gớm lắm đâu.


Sự im lặng lúc ấy lại được diễn giải như sự trầm tư, sự đạt cõi, hoặc coi như “ Hố Thẳm” 
của tư tưởng.


Khi ông dắt một đàn chó và nâng niu chúng thì có nên nghĩ rằng: Ông thấy tình đời đen 
bạc, đảo điên nên ông yêu chó hơn yêu người và hơn nữa: người không bằng chó? Về cách xử dụng ngôn ngữ dị thường, chữ mới, chữ đảo ngược, chữ láy, dị ngữ vô tình gán cho chúng như chữ nghĩa của đấng thiên tài.

Càng bí ẩn, càng không hiểu được càng trở nên hấp dẫn trong vùng tối của tâm linh và “ngộ” ra điều gì mới lạ tân kỳ, “tới” lắm.

Xin đừng lấy cái tâm lý đám đông như một chân lý áp đảo. Xin đừng lấy cái không hiểunhư một luận cứ của chân lý cao vời, bí hiểm. Rồi ai có cái may mắn “khai mở” ra cái vùng tối ấy thì cứ coi như một ân điển dành cho họ mà không phải cho mọi người.

Và những người không có cái “may mắn” thông hiểu được những “ thông điệp” nhiều khi vô nghĩa, làm xàm vượt ra khỏi trí năng của người bình thường thì không có nghĩa họ dốt?

 

Đối với cá nhân tôi, cái hay hơn hết là hãy để Bùi Giáng chỉ là Bùi Giáng.


Tất cả những hào quang dành cho ông chỉ là danh hiệu huyễn hoặc, tự đánh lừa chính 
mình, lừa cả Bùi Giáng và tất cả mọi người. Gọi ông bằng danh nghĩa gì cũng tỏ ra bất xứng, vô nghĩa nói gi đến chuyện khen chê mà chỉ là miệng lưỡi người đời.

Tự hỏi có ai muốn mang vác cái thân phận “ lưu đầy” sống vất vưởng, không có ngày mai thế chỗ cho Bùi Giáng chăng? Hẳn là không ai dám nhận lãnh!

Khi ông còn sống, cộng sản còng tay ông bắt về đồn công an. Nào ai can thiệp? Ông sống lang thang, lếch thếc vỉa hè Sàigon nằm ngủ ngoài chợ, đói ăn, đói mặc. Nhà văn nào dơ tay đón đỡ ông?


Xem ra cả một xã hội sống giả hình, sống bên ngoài mà ngay cả cái tình người cũng 
không có. Dưỡng tri viện Biên Hòa nơi chỉ có vào mà ít có ra và hàng chục vạn con người đã chôn vùi cuộc đời nơi đó. Bị bỏ rơi bởi vợ con, gia đình, anh em và mọi người mà trên thực tế số phận của họ có khác gì Bùi Giáng?


Nếu ở trong một xã hội văn minh và tiến bộ, trình độ dân trí cao, chắc hẳn người ta sẽ 
đưa Bùi Giáng vào Dưỡng Trí Viện Biên Hòa-. Ông sẽ không ngủ bờ, ngủ bụi, bữa đói, bữa no.. Cuộc đời ông sẽ ít ai được nói tới trong một thế giới những người điên. Ở nơi ấy, sẽ có nhiều người điên gộc, điên kinh niên, điên đao búa, điên đàn anh, ông “Trùm”

điên, thượng thừa.. Bùi Giáng có là gì?


Ông vốn trước khi điên là một người văn hóa cao nên điên theo kiểu nhà văn, nhà thơ. 
Người võ biền khi điên dùng bạo lực, đập phá, chửi bới. Có hàng vạn người điên thì có hàng vạn kiểu điên.

Phải nói đó là bất hạnh cho ông hay hạnh phúc cho ông? Cả hai từ đó đều không có nghĩa lý gì với thế giới người điên. Hạnh phúc hay khổ đau chỉ có thể xảy ra trong thế giới đời thường.

Thế giới đời thường đã quên và bỏ rơi họ.. Và cuối cùng trách nhiệm dành cho một thiểu số nhân viên, y tá, bác sĩ là những người gần họ nhất.

Hà Nội đi vào vết xe đổ của thời VNCH


Hà Nội có tổ chức cách đây gần hai mươi năm một Tọa đàm Khoa học về thi sĩ Bùi Giáng 
16-9-2003 với sự tham dự thu hút được rất đông giảng viên, bạn bè và giới mộ điệu. Tổ chức như thế với cái nhãn hiệu “Hội thảo Khoa học” là một hình chính thức nhìn nhận Bùi Giáng.

 

PGS-TS Võ Văn Sen đã mở đầu lời giới thiệu như sau: “ Bùi Giáng là một nhà thơ kỳ lạ, một nhà nghiên cứu triết học sâu sắc, một nhà phê bình văn học uyên thâm và một dịch giả tài hoa. Tên tuổi của ông gắn liền với văn chương và học thuật Sài gòn suốt từ năm 50 đến năm 1975. Gần nửa thế kỷ sống và viết, Bùi Giáng đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ đến gần 60 tác phẩm ở các lĩnh vục thi ca, bình giảng văn chương nghiên cứu triết học và dịch thuật…”

Ông “bầu” Sen đã tuyên bố rất hùng hồn: Triết học sâu sắc, một nhà phê bình văn học uyên thâm, một dịch giả tài hoa..Tôi thật sự không hiểu triết học sâu sắc ở chỗ nào, văn học uyên thâm ra sao, dịch giả tài hoa là thế nào. Tuyền những hoa từ và những lời tâng bốc vô bằng. Ông Bầu Sen còn gán cho Bùi Giáng hồi trẻ đã “ từng đi bộ đội” chiến đấu

vì hòa bình dân tộc.

Tiếp theo là các bài tham luận quen thuộc của Bùi Văn Nam Sơn, Vũ Đức Sao Biển và Tiến sĩ, giáo sư Huỳnh Như Phương (sinh viên văn khoa vào những năm chót trước 1975) vốn đều xuất thân từ miền Nam cứ rập theo cái tinh thần đó mà thao tác. Và cũng không thể nào quên được khuôn mặt Nghệ sĩ Kim Cương đến để trao giải thưởng Bùi Giáng cho các học sinh xuất sắc.

Đây là một buổi tọa đàm khoa học giả hiệu như một tuồng diễu dở mà đào kép và khán giả đều chưa thuộc bài. Phần lớn là chỉ nhái lại những bài bản đã được viết từ thời Tạ Tỵ, Uyên Thao và Thụy Khuê trong “ Sóng Từ Trường”…


Chính vì vậy, môt sinh viên trẻ của trường, Khải Đơn đã viết bài: Bùi Giáng đi bộ .. với 
thầy hội đồng. Đến đoạn này, bất thần, thầy đọc rất to như cán bộ tuyên truyền và tuyên bố thêm: Bùi Giáng cùng 5 trí thức viết thỉnh nguyện thư vì Hòa Bình. trí thức ấy là ai, tên tuổi và thỉnh nguyện thư gửi cho ai? Thầy không nói. Hà Nội đã vượt Sài gòn một bậc về tài bốc thơm Bùi Giáng. Còn có vị có đề tài là “giải mã cái điên sang trọng” của Bùi Giáng. “Điên sang trọng” dám đi vào lịch sử văn học lắm!!

 

Phần Hai: Bác sĩ Nguyễn Đức Phùng trong chuyên đề: Những triệu chứng Tâm Thần Nặng trong thi ca Việt Nam

 

Ngày nay sức khỏe tinh thần là một thách thức xã hội đối với thế giới con người bên cạnh những lo toan về Biến Đổi khí hậu.

Sức khỏe tinh thần là dấu ấn thời đại. Ngày nay, người ta không còn câu nệ che giấu các bệnh tâm thần như “ một cái xấu cần che đậy” bất kể giới tính, bất kể giầu nghèo, bất kể giai tầng văn hóa.

 

Vào năm 2001, tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã ước tính rằng cứ bốn người thì có một người bị rối loạn thần kinh trong cuộc đời.

Đó là một con số báo động đáng lo ngại, mối hiểm nguy cho cá nhân, gia đình, xã hội và kinh tế. Nói chi nỗi hiểm nguy ấy nơi những người lãnh đạo có tác động đưa tới chiến tranh trên quy mô toàn thế giới.


Phần cá nhân người viết. Bài viết về Bùi Giáng của tôi chỉ đưa ra những hiện tượng tâm 
thần thấy được vì thế không đủ thuyết phục được những ý kiến của đa số người khác. Nhưng nhờ có duyên may, do một người bạn là b/s TQK chuyển cho bài của b/s Nguyễn Đức Phùng, một người bạn cùng lớp với b/s TQK, một chuyên gia về Thần Kinh Tâm Thần (Neuropsychiatry).

Bài biên khảo được trình bày tại Đại Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam tự dó, kỳ IV, tại Orlando, Florida vào tháng bảy 1993. Bài viết đã lâu mà mãi sau này tôi mới được đọc. Tôi mới hiểu thêm thế nào là bị bỏ quên, bị bỏ qua.


Điều đó cũng hiểu được vì sự hiểu biết về khoa tâm thần của miền Nam còn quá thô 
thiển và chậm lụt. Chính bản thân b/s Nguyễn Đức Phùng và nhiều bác sĩ khác cũng nhìn nhận không thể định bệnh được bệnh tâm thần.


Vì vậy, cũng không đáng trách các nhà văn miền Nam đã có những tuyên bố và những 
nhận xét xưng tụng sai lạc về Bùi Giáng cũng như Phạm Công Thiện. Thú thực bài viết của b/s Phùng giúp gỡ rối được nhiều vấn đề nan giải về các chứng

bệnh tâm thần và những giải đáp đề ra tháo gỡ “những huyền thoại” chung quanh Bùi Giáng. Và cũng đồng thời vạch ra cho thấy những triệu chứng tâm thần ở nhiều dạng trong trường hợp Phạm Công Thiện.


Tuy nhiên, tôi bày tỏ biết được đến đâu, viết đến đó về Bùi Giáng 
Theo tác giả, có hai nhóm bịnh điên, nhóm bịnh điên toàn diện, còn gọi là bịnh tâm thần phân liệt: Schizophrenia, và nhóm bịnh điên cục bộ: delusional disorder.


Bệnh tâm thần phân liệt và những rối loạn cá tính như:

- Rối loạn về tư tưởng (thought disorder)

- Niềm tin quái dị (delusional belief)

- Ảo giác (hallucination)

- Những trạng thái cảm xúc và hành động thái độ cử chỉ bất thường (abnormal affect & behaviors)

- Và điều quan trọng không bao giờ thiếu được là sau vài cơn điên là sự suy đồi, xuống dốc, mất khả năng làm việc, tự lập, tự săn sóc và cách giao tế trong xã hội như hồi chưa bị bệnh(social skilled)..

 

Áp dụng vào văn thơ cho thấy rõ: rối loạn về tư tưởng. Triệu chứng này có hai phần: Rối loạn về hình thức biểu lộ tư tưởng (thought form disordersĐ và rối loạn về nội dung tư tưởng (thought contents.)

A- Rối loạn về hình thức biểu lộ tư tưởng như:

a- Tư tưởng mất mạch lạc, hay trật đường rày(Loosening association or dérailment). Trong khi nói chuyện, tư tưởng nhảy lông bông từ chuyện này sang chuyện khác, không có đầu đuôi liên hệ gì với nhau,làm người nghe chới với, hụt hẫng. Nhưng người bệnh không biết vậy.

b- Lời nhiều nhưng ít ý (The poverty of content of speech): Người bệnh nói thật nhiều, nhưng nội dung không có gì cả, hay mơ hồ (vague) hay quá trừu tượng (abstract)

c- Tạo từ ngữ mới (neologism): Tạo ra chữ mới, hay làm thay đổi lệch lạc một chữ có sẵn(distorted, altered). Chữ mới này thường là vô nghĩa đối với người bình thường.

d- Cấu trúc ngôn ngữ vô lý (illogical construct): Trong lời nói hay câu văn, sự sắp đặt tư tưởng hay các từ ngữ không đúng với quy luật thông thường, làm cho câu văn lời nói lạ lạ.

B- Rối loạn về nội dung tư tưởng:

Ngoài những niềm tin quái dị (delusional beliefs) thường gặp như: Nghi ngờ bị hãm hại (persecutory), ghen tương (jealousy) ngông cuồng tự đại (grandiose),tội lỗi (guilt,sin..) mà nổi bật là chứng IDIOSYNCRATIC, kỳ dị không hiểu nổi, hay chỉ có người ấy mới hiểu nổi hay chẳng có nghĩa gì cả (meaningless) vì sự tối nghĩa mà người đọc đã vì lý do khác đã gán cho nó một ý nghĩa theo ý mình. Đó là nguồn gốc của sự hiểu lầm.

 

Áp dụng vào trường hợp Bùi Giáng

Trong một tập thơ gồm 200 bài, được xuất bản tại Canada. Chỉ có một vài bài có vẻ bình thường, số còn lại đều đầy rẫy các triệu chứng tâm thần: Ý tưởng không liên hệ gì với nhau, tạo chữ mới vô nghĩa, tối nghĩa hay chẳng có nghĩa gì và cấu trúc vô lý.

Một vài dẫn chứng tiêu biểu:

1- Tối nghĩa hay chẳng có nghĩa gì (idiosyncratic)

 

“ Chép tờ địa lý đầy vai

Vuông tròn chữ S lạc loài chữ U

Chữ O xẹp lép thiên thu

Hai hàng nhậu nhẹt tạc thù cảo thơm

Ba hàng nhậu nhẹt tinh khôn

Phù du phương cảo vong hồn sử xanh

Om sòm trống trận thiết thanh

Thiên tài vứt bút chòm xanh da trời

Ý tứ không liên hệ gì với nhau, trật đường rầy (Loosening association, derailment). Ý nghĩa của những câu thơ hay đoạn thơ không liên hệ gì với nhau.

2- Tạo chữ mới vô nghĩa (neologisme)

- Tạo chữ mới: “Cuối cùng trăng mọc cho dzuồng mô dzin, môn lồ gồn cộn lô gôn” (trg 30). “Huy hoàng hiền đức hức dù dương toa” (trg 82)

- Hoặc thay đổi những chữ đã có sẵn như:

“Kiền thủy sinh thành tư mạc trắc ( từ: Thiện ác đáo đầu quân mạc trắc)

Lên trời xuống biển ra sông

Chính ông thượng đế là chông bà Trời

Trần gian du hí tót vời

Chính ông Thượng đế là chơi bà trồng.”(trg 82)

Thơ của ông lạ vì ông ráp chữ với nhau thành nhiều từ mới. Với cấu trúc vô lý ấy (illogical construct), ông ráp lại thành những từ ngữ mới, lạ tai mà người bình thường không ai dám dùng. Tỉ dụ:


“ Nền thi nhạc nếp hây hây

Thông minh nếp đắp nước mây cho bèo

Nề vô vi vút vi veo

Nếp vô vị lợi nếp đèo bồng đo

Nếp băng tuyết nếp ty to

Lòng mơ hủ tiếu miệng lồ gồ dâng.” (trg 19)

Để kết luận về phần thi sĩ Bùi Giáng, b/s Phùng cho rằng Bùi Giáng có triệu chứng của hai nhóm bệnh: Tâm thần phân liệt: Schizophrenia với những cơn hưng phấn (Manicepisode). Khi thì hưng phấn, khi thì trầm cảm. Khi bị trầm cảm, ông bị bạc nhược không còn năng lượng để đi đến đâu, nhưng khi ông hưng phấn thì xuất hiện khắp nơi, bị rối loạn tâm thấn rất lâu, hầu như mất hết những social skilled mà ông đã sẵn trước đó nhưntừng viết sách, từng đi dạy học.

 

Cho nên kết luận là ông có cả hai triệu chứng gọi là Schizoaffective disorder, bipolar type. Cho nên không lạ gì ông thường xưng Trẫm, Phật nghe đến tức cười, nên Manic episodes là rất rõ ràng.

Hy vọng trình bầy về căn bệnh tâm thần của Bùi Giáng giúp cho nhiều người tỉnh ngộ.

Nhưng tôi biết chắc chắn rằng không dễ gì thay đổi lối suy nghĩ của nhiều người trong giới văn nghệ sĩ.

Họ đã trót nên phải trét, “chân đã lấm bùn”. Bùi Giáng dưới góc nhìn thần kinh tâm thần “Hư danh chỉ là hư danh. Tất cả chỉ là hư danh”. (Vanitas vanitatum. Omni vanitatum)

 

Đọc tham luận về tình trạng rối loạn tinh thần và những hệ lụy của nó của một bác sĩ chuyên gia về bệnh tâm thần viết về thi ca của Bùi Giáng. Nó mở ra một thế giới khác với thế giới đời thường.

Tôi ngộ ra rằng, ai cũng có thể không may rơi vào tình trạng rối loạn tâm thần, tùy mức độ, cách này cách khác.. Đó là chuyện con người, chuyện đời thường trong thế hệ giới ngày nay.

Vì thế, chuyện khen chê trở thành phù phiếm, không cần thiết.

Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.

 

Nguyễn Văn Lục

 

 

25 Tháng Chín 2015(Xem: 19149)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu
28 Tháng Tám 2015(Xem: 17925)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43378)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19811)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27302)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22333)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29926)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38353)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 37089)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 31076)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 22058)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39227)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16411)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 40039)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14206)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50850)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 29143)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31720)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91123)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70689)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96454)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103577)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 140060)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154338)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 121131)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 160154)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149348)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 165277)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158109)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160571)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 169072)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164467)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27758)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42878)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44162)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39626)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30221)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43400)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87643)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97906)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67426)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93575)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32740)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78363)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74661)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39460)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39988)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47372)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46559)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 147052)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23475)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.