Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Văn Phú - NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU

18 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 87363)
GS Nguyễn Văn Phú - NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU

 

Ngày Xuân rỉ rả câu Kiều

TỪ BÓNG MA ĐẠM TIÊN...

ĐẾN MƯU MA HỒ TÔN HIẾN

truyen_kieu-large

Hồi Một

Bạn,

Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ. Chắc bạn cũng đồng ý rằng Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du càng đọc đi đọc lại, càng thấy "ở trong còn lắm điều hay", phải không bạn?

Truyện Kiều, hay Đoạn Trường Tân Thanh, được đặt trong bối cảnh của triều Minh Gia Tỉnh (dĩ nhiên là ờ tận bên...Tàu), cái bối cảnh của một triều đại, một xã hội, mà mới trông bề ngoài nó có vẻ rất ư là... thái bình thịnh trị.

Rằng năm Gia Tỉnh triều Minh,

Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.

Trong cái bối cảnh an bình giả tạo ấy, cuộc đời nhân vật chính của chúng ta cũng có vẻ như đang trải qua những ngày tháng êm đềm:

Êm đềm trướng rũ, màn che,

Ngày xuân ong bướm đi về mặc ai.

Mùa xuân đối với đất trời, đối với muôn hoa, đối với con người, phải là một cái gì đẹp nhất, huy hoàng, xán lạn nhất: trời Xuân, nắng Xuân, gió Xuân, hoa Xuân, tuổi Xuân, tình Xuân... Cho nên cái sắc xuân hôm nay, trong đôi mắt xuân của nàng kiều nữ "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê" nầy, hỏi còn gì rữc rỡ hơn nữa.

Cỏ non xanh rợn chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Mà đâu phải chỉ riêng nàng Kiều, hầu như tất cả mọi người, tất cả tài tử giai nhân trên cõi đời nầy, đối diện với cảnh sắc " ngày xuân con én đưa thoi" ấy, ai chẳng cảm thấy lòng xuân rộn rả, phơi phới xuân tình.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Giá như cuộc đời cứ bình thản trôi xuôi như thế; giá như nàng Kiều của chúng ta cứ mặc tình thỏa thích "chơi xuân" cho đến khi "tà tà bóng ngã về tây", rồi bình yên trở về nhà, tiếp tục cuộc đời " êm đềm trướng rũ màn che" như mọi ngày thì chúng ta còn chuyện gì để nói nữa đâu, và chắc chắn cũng chẳng bao giờ có truyện Kiều, để hôn nay chúng ta ngồi nhâm nhi cho vơi bới nỗi buồn xa xứ.

Than ôi, cảnh "bể dâu" dến "đoạn trường" của cuộc đời nàng đã bắt đầu ngay từ giây phút hồn ma của nàng kỷ nữ Đạm Tiên xuất hiện. Nó phủ phàng hất tung mọi cái "trướng rũ màn che" của đời nàng. Nó từng bước đưa Kiều vào nơi gió bụi, suốt mười lăm năm giang hồ luân lạc. Hãy xem cái bóng ma ấy xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đời Kiều nó kinh dị đến mức nào.

Một lời nói chữa kịp thưa,

Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.

Ào ào đổ lộc, rung cây,

Ở trong dường có hương bay ít nhiều.

Đè chừng ngọn cỏ lần theo,

Dầu giày từng bước in rêu rành rành.

Không biết bạn đã từng thấy ma, bị ma nhát chưa? Tôi chưa có "may mắn" gặp ma lần nào, nhất là ma... nữ. Nhưng mỗi lần đọc tới đoạn thơ trên, tôi đều có cảm giác rờn rợn, nổi da gà... Tả cảnh ma xuất hiện như cụ Nguyễn Du kể đã là tuyệt bút: có gió cuốn ào ào, có hương bay thoang thoảng, có dấu giày in rêu từng bước rành rành..., đủ cả hình ảnh, âm thanh, hương sắc. Trước cảnh tượng ghê người đó, ai mà chẳng "mặt nhìn ai nấy đều kinh". Ấy vậy mà cô Kiều nhà ta vẫn cứ tỉnh như không, lại còn cảm thấy "hồn thơ lai láng bồi hồi". Cái đó mói thật là... dễ nể.

Mặt nhìn ai nấy đều kinh,

Nàng rằng:"Nầy thật tâm thành chẳng xa.

Hữu tình ta lại gặp ta,

Chớ nề u hiển mới là chị em".

Đã lòng hiển hiện cho xem,

Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.

Lòng thơ lai láng bồi hồi,

Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.

Ma nhát không sợ, còn tỏ lòng thương cảm, muốn kết nghĩa "chị em", làm thơ ca ngợi...Hèn chi mà hồn ma Đạm Tiên đã khoái chí, đã đeo đuổi Thúy Kiều như hình với bóng, kể từ buổi chiều xuân định mệnh hôm nay, cho mãi suốt mười lăm năm sau trong quảng đời gió bụi của Kiều. Cũng chính cái bóng ma của nàng ca kỷ từng "nổi danh tài sắc một thì" ấy đã gieo rắc vào tâm hồn thơ ngây trong trắng, nhưng đa sầu đa cảm của Kiều cái tư tưởng bi quan của thuyết "đoạn trường", thuyết "hồng nhan bạc mệnh". Tư tưởng bệnh hoạn ấy giống như những mầm độc được gieo đúng vào mảnh đất thơ ngây, lãng mạn, của tâm hồn Kiều. Nơi đó, chúng có đủ điều kiện phát triển và tàn phá cuộc đời nàng.

Nếu như câu chuyện kể của Vương Quan về cuộc đời của người ca nhi mệnh bạc đã khiến tâm hồn mong manh yếu đuối của Kiều bàng hoàng, xúc động:

Thoạt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

thì ngược lại, tấm lòng "hạ cố" của Kiều cũng đã quyến rũ mạnh Đạm Tiên, khiến cho cả hai bên sẵn sàng vượt qua bức tường âm dương ngăn cách, tìm đền với nhau như những tri kỷ, tri âm. Ngay cái đêm sau buổi chiều tương ngô "bên cầu tơ liểu", Đạm Tiên đã vội vả tìm đến với Kiều:

Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,

Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu.

Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,

Có chiều phong vận, có chiều thanh tân.

Sương in mặt, tuyết pha thân,

Sen vàng lãng đãng, như gần, như xa.

Ôi, cuộc "hội ngộ trùng phùng" của hai mảnh hồng nhan âm dương cách trở mà nghe thân tình, gắn bó biết bao:

Rước mừng, đón hỏi dò la,

"Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây".

Thưa rằng:"Thanh khí xưa nay,

Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên,

Hàn gia ở mái tây hiên,

Dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu.

Mấy lòng hạ cố đến nhau,

Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.

Vâng trình hội chủ xem tường,

Mà xem trong sổ đoạn trường có tên,

Âu đành quả kiếp nhân duyên,

Cũng người một hội một thuyền đâu xa."

Thôi chết! Nàng Kiều yêu quí của chúng ta đã bị ghi tên vào "sổ đỏ" lúc nào vậy? Hóa ra nàng đã là hội viên chính thức của Hội Đoạn Trường... ma rồi còn gì. Mà đây mới đúng là một Hội đoàn ma... thiệt, có Hội chủ đàng hoàng. Không biết nó có giống như các Hội đoàn ma giả của người dương thế mà chúng ta thấy mọc lên như nấm ở nơi hải ngoại nầy không. Cũng không nghe cụ Nguyễn Du nói cái Hội ma ấy có tổ chức gây quỉ... ma để kiếm ăn như người dương thế hay không. Chắc là phải có, nếu không thì lấy đâu ra tiền...ma để làm giải thưởng cho các cuộc thi... ma.

Xem thơ nức nở khen thầm,

Giá đành tú khẩu cẩm tâm lạ dường.

Ví đem vào Hội Đoạn Trường,

Thì treo giải nhất, ai nhường chi ai.

Ôi, chơi với ma mà không bị ma ám mới là lạ. Cô Kiều của chúng ta, kể từ cái đêm hôm ấy, đã bị ma ám mất rồi, đến nỗi lúc ma đã "biến" đi rồi mà lòng nàng còn ngẩn ngơ, lưu luyến:

Thềm hoa khách đã trở hài,

Nàng còn cầm lại một hai tự tình.

Gió đâu xịch bức mành mành,

Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.

Trông theo nào thấy đâu nào,

Hương thừa còn hãy ra vào đây đây.

Một mình lưỡng lự canh chầy,

Đường xa nghĩ nỗi sau nầy mà kinh.

Phải chăng cũng chính vì bị ám ảnh nặng nề bởi cái thuyết "đoạn trường" ma quái do bóng ma Đạm Tiên gieo rắc mà sau nầy khi lâm cơn gia biến, Kiều đã mau chóng quyết định bán mình, buông xuôi cuộc đời cho số phận.

Đánh liều nhắm mắt đưa chân,

Thử xem con tạo xoay vần đến đâu...

Đọc tới đoạn nầy, bạn thấy có chỗ nào không ổn chăng? Có đấy, thưa bạn. Nhưng mà bây giờ đã khuya rồi. Bộ xương già còm cõi của tôi đang bắt đầu... thắc mắc khiếu nại, đòi phải đi nằm. Xin hẹn bạn ngày mai, bạn nhé! Cám ơn bạn.

Chiêu Dương Nguyễn Văn Phú

18__thay_phu2-content

25 Tháng Chín 2015(Xem: 19006)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu
28 Tháng Tám 2015(Xem: 17856)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43236)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19640)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27200)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22238)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29805)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38240)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36951)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30954)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21941)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39138)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16344)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39927)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14159)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50713)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 29068)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31565)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91034)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70551)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96286)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103472)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139865)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154254)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120924)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159896)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149165)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 165169)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158008)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160426)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168962)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164365)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27718)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42801)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44066)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39437)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30134)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43302)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97556)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67339)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93336)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32665)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78095)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74571)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39361)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39779)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47220)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46353)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146996)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23425)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.