Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - BẮC KỲ 9 NÚT VÀ BẮC KỲ 2 NÚT

14 Tháng Mười Hai 20221:37 SA(Xem: 5758)
GS. Huỳnh Công Ân - BẮC KỲ 9 NÚT VÀ BẮC KỲ 2 NÚT

                                     Bắc Kỳ 9 nút và Bắc Kỳ 2 nút



"Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ
"Này cô em tóc demi garcon"
(thơ Nguyễn Tất Nhiên, nhạc Phạm Duy)


Thời  Pháp thuộc, để thi hành chính sách chia để trị, thực dân Pháp dựa vào đạo dụ của vua Minh Mạng năm 1834 về hành chánh để chia nước ta thành 3 kỳ:  Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochichine) hợp với hai nước  Cao Miên (Cambodge) và Lào (Laos) thành liên bang Đông Dương. Thời Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa gọi 3 miền là Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần còn chính quyền cộng sản gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị chia đôi, phía Bắc vỹ tuyến 17 là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo chế độ cộng sản và phía Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ tự do.

 

 

image001

Tàu chở người Bắc di cư năm 1954


Tiếp theo đó là cuộc di cư vĩ đại của gần 1 triệu người miền Bắc vào miền Nam tìm tự  do.

Trước đó, người miền Bắc theo tập quán thôn làng rất ít khi chịu rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún của mình trừ trường hợp bất đắc dĩ như gia tộc Nguyễn Hoàng vào Nam để tránh bị Trịnh Kiểm bách hại thời Lê Mạt, hay những người nghèo khổ ứng tuyển vào Nam làm phu đồn điền cao su thời Pháp thuộc. Do vậy, lúc đó ở miền Nam cỏ rất ít người miền Bắc đến định cư.

Tuy nhiên, sau khi cộng sản tiếp quản miền Bắc thì người dân ở đó đã có những kinh nghiệm đau thương trong thời gian sống trong các vùng cộng sản chiếm đóng nên năm 1954, họ bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, tài sản  để vào Nam bằng mọi phương tiện: tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay... cả đến việc bơi qua sông Bến Hải.

Chính quyền của thủ tướng Ngô Đình Diệm lập phủ Tổng Ủy Di Cư và Tỵ Nạn để định cư số lượng khổng lồ người di cư đó ở khắp  miền Nam từ miền duyên hải Trung Phần, cao nguyên Trung Phần đến miền Đông, miền Tây Nam Phần và cả ngay tại Sài Gòn và các  tỉnh phụ cận như  Gia Định; Biên Hòa, Phước Tuy...

Những khu định cư tập trung đông đảo người Bắc di cư nổi tiêng là Cái Sắn ở ranh giới hai tỉnh An Giang và Kiên Giang,  Phước Tĩnh  ở Phước Tuy, Hố Nai ở Biên Hòa, Xóm Mới ở Gò Vấp…

Vốn bản tính cần cù, từ bàn tay trắng rất nhiều người Bắc di cư  đã thành công trong nghề nghiệp, kinh doanh và trở nên giàu có. Những năm đầu của thập niên 1970, tôi dạy học ở Biên Hòa có dịp đi ngang qua khu Hố Nai tôi trông thấy sự sung túc của người dân di cư ở đây qua những căn nhà khang trang mà trước sân có cả xe hơi của họ.

Có rất đông  người Bắc di cư khi có đầy  đủ phương tiện họ về Sài Gòn lập nghiệp và thành công không thua gì người Tàu ở Chợ Lớn, Lúc học ở trường Nguyễn Văn Khuê tôi có người bạn học tên Hà là em của chủ tiệm giày Gia nổi tiếng khắp Sài Gòn, ông ta cũng là một ngưòi Bắc di cư, Một người bạn học khác, Phùng Quốc Bộ là con của tiệm giày Phùng Đinh ở đường Hồ Văn Ngà, con đường thời đó tập trung các tiệm đàn của người Bắc di cư, Đường Lê Thánh Tôn và Gia Long là nơi có nhiều tiệm giày và tiệm bánh của người Bắc di cư. Khi tôi học lớp đệ nhứt ở Chu Văn An, nơi đa số học sinh là người Bắc di cư thì được biết có bạn học là con của nhà may Tụ Bảo, cơ sở mai táng Tô Bia, quán chè Hiển Khánh là những thương hiệu nổi tiếng ở Sài Gòn .

Người Bắc di cư  cũng thành công trong việc học hành và trở thành những người nồng cốt trong hệ thống hành chánh và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa.

Ngoài ra họ cũng đã đóng góp cho mièn Nam về mặt văn hóa, giáo dục và y tế: đa số những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, giáo sư, bác sĩ của đất Hà Nội ngàn năm văn vật đều tìm nơi  đất lành chim đậu miền Nam. Nhờ đó dù  chỉ tồn tại có 21 năm nhưng miền Nam có một gia tài đồ sộ về các mặt đó. Suốt thời gian học ở hai bậc trung học và đại học đa số thầy dạy tôi là  người Bắc di cư. Sau này, khi đi dạy tôi cũng có rất nhiều đồng nghiệp người Bắc di cư.

Dần dà, người Bắc di cư tự coi mình là người miền Nam nhứt là sau khi miền Nam sụp đổ. Họ không muốn người ta đánh đồng mình với người miền Bắc vào Nam sau 1975.

Dù rằng trước 1975 đôi khi có người gọi người Việt đến từ miền Bắc là người Bắc Kỳ hay nói tắt là Bắc Kỳ có hàm ý kỳ thị nhưng thật ra cách gọi đó tự thân không có ý xấu gì cả, chỉ nói đến nguồn gốc của người đến từ miền Bắc (chữ Kỳ có nghĩa là vùng, miền), có khi được sử dụng một cách “âu yếm” như nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã dùng.


image004 Bộ đội 75 mang “chiến lợi phẩm” về Bắc


Tuy nhiên, sau khi đoàn quân xâm lăng đến từ miền Bắc với xe tăng, đại pháo của Liên Xô, Trung cộng chiếm được miền Nam thì một đợt người từ miền Bắc ồ ạt tràn vào miền Nam. Lần này không như năm 1954, họ vào để cướp bóc, vơ vét tài sản của người miền Nam. Nếu người Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 đã góp phần xây dựng miền Nam thành một quốc gia văn minh, phồn thịnh thì người Bắc vào miền Nam sau 1975, ngoài một số người dân nghèo vào để kiếm sống thì người ta thấy những quan chức đảng viên cộng sản năm giữ những chức vụ chủ yếu để tiếp tục khai thác “con gà đẻ trứng vàng” miền Nam. 85% ngân sách của thành phố Sài Gòn được đưa ra sử dụng ở miền Bắc. Những biệt thự nguy nga ở Sài Gòn ngày nay chủ nhân đều là người Bắc vào Nam sau 1975.

Vì vậy người miền Nam đã phân biệt người Bắc di cư năm 1954 là Bắc Kỳ 9 nút (1+9++5+4=19-10=9) và người Bắc “bên thắng cuộc» năm 1975 là Bắc Kỳ 2 nút (1+9+7+5=22-20=2). Một bên góp phần xây dựng và một bên rút rỉa tài lực của người miền Nam.

Ai chơi bài cào đều biết nếu bắt được 9 nút là hên còn 2 nút là xui. Cả miền Nam ta đang nắm lá bài 2 nút.

Huỳnh Công Ân
7/12/2022

10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 124164)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 125453)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122102)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99377)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106693)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 113269)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 140091)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131494)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132111)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123487)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131591)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107462)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125082)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121138)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 103082)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104273)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104690)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113885)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101996)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109379)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.