Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - BẮC KỲ 9 NÚT VÀ BẮC KỲ 2 NÚT

14 Tháng Mười Hai 20221:37 SA(Xem: 5059)
GS. Huỳnh Công Ân - BẮC KỲ 9 NÚT VÀ BẮC KỲ 2 NÚT

                                     Bắc Kỳ 9 nút và Bắc Kỳ 2 nút



"Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ
"Này cô em tóc demi garcon"
(thơ Nguyễn Tất Nhiên, nhạc Phạm Duy)


Thời  Pháp thuộc, để thi hành chính sách chia để trị, thực dân Pháp dựa vào đạo dụ của vua Minh Mạng năm 1834 về hành chánh để chia nước ta thành 3 kỳ:  Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochichine) hợp với hai nước  Cao Miên (Cambodge) và Lào (Laos) thành liên bang Đông Dương. Thời Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa gọi 3 miền là Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần còn chính quyền cộng sản gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị chia đôi, phía Bắc vỹ tuyến 17 là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo chế độ cộng sản và phía Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ tự do.

 

 

image001

Tàu chở người Bắc di cư năm 1954


Tiếp theo đó là cuộc di cư vĩ đại của gần 1 triệu người miền Bắc vào miền Nam tìm tự  do.

Trước đó, người miền Bắc theo tập quán thôn làng rất ít khi chịu rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún của mình trừ trường hợp bất đắc dĩ như gia tộc Nguyễn Hoàng vào Nam để tránh bị Trịnh Kiểm bách hại thời Lê Mạt, hay những người nghèo khổ ứng tuyển vào Nam làm phu đồn điền cao su thời Pháp thuộc. Do vậy, lúc đó ở miền Nam cỏ rất ít người miền Bắc đến định cư.

Tuy nhiên, sau khi cộng sản tiếp quản miền Bắc thì người dân ở đó đã có những kinh nghiệm đau thương trong thời gian sống trong các vùng cộng sản chiếm đóng nên năm 1954, họ bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, tài sản  để vào Nam bằng mọi phương tiện: tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay... cả đến việc bơi qua sông Bến Hải.

Chính quyền của thủ tướng Ngô Đình Diệm lập phủ Tổng Ủy Di Cư và Tỵ Nạn để định cư số lượng khổng lồ người di cư đó ở khắp  miền Nam từ miền duyên hải Trung Phần, cao nguyên Trung Phần đến miền Đông, miền Tây Nam Phần và cả ngay tại Sài Gòn và các  tỉnh phụ cận như  Gia Định; Biên Hòa, Phước Tuy...

Những khu định cư tập trung đông đảo người Bắc di cư nổi tiêng là Cái Sắn ở ranh giới hai tỉnh An Giang và Kiên Giang,  Phước Tĩnh  ở Phước Tuy, Hố Nai ở Biên Hòa, Xóm Mới ở Gò Vấp…

Vốn bản tính cần cù, từ bàn tay trắng rất nhiều người Bắc di cư  đã thành công trong nghề nghiệp, kinh doanh và trở nên giàu có. Những năm đầu của thập niên 1970, tôi dạy học ở Biên Hòa có dịp đi ngang qua khu Hố Nai tôi trông thấy sự sung túc của người dân di cư ở đây qua những căn nhà khang trang mà trước sân có cả xe hơi của họ.

Có rất đông  người Bắc di cư khi có đầy  đủ phương tiện họ về Sài Gòn lập nghiệp và thành công không thua gì người Tàu ở Chợ Lớn, Lúc học ở trường Nguyễn Văn Khuê tôi có người bạn học tên Hà là em của chủ tiệm giày Gia nổi tiếng khắp Sài Gòn, ông ta cũng là một ngưòi Bắc di cư, Một người bạn học khác, Phùng Quốc Bộ là con của tiệm giày Phùng Đinh ở đường Hồ Văn Ngà, con đường thời đó tập trung các tiệm đàn của người Bắc di cư, Đường Lê Thánh Tôn và Gia Long là nơi có nhiều tiệm giày và tiệm bánh của người Bắc di cư. Khi tôi học lớp đệ nhứt ở Chu Văn An, nơi đa số học sinh là người Bắc di cư thì được biết có bạn học là con của nhà may Tụ Bảo, cơ sở mai táng Tô Bia, quán chè Hiển Khánh là những thương hiệu nổi tiếng ở Sài Gòn .

Người Bắc di cư  cũng thành công trong việc học hành và trở thành những người nồng cốt trong hệ thống hành chánh và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa.

Ngoài ra họ cũng đã đóng góp cho mièn Nam về mặt văn hóa, giáo dục và y tế: đa số những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, giáo sư, bác sĩ của đất Hà Nội ngàn năm văn vật đều tìm nơi  đất lành chim đậu miền Nam. Nhờ đó dù  chỉ tồn tại có 21 năm nhưng miền Nam có một gia tài đồ sộ về các mặt đó. Suốt thời gian học ở hai bậc trung học và đại học đa số thầy dạy tôi là  người Bắc di cư. Sau này, khi đi dạy tôi cũng có rất nhiều đồng nghiệp người Bắc di cư.

Dần dà, người Bắc di cư tự coi mình là người miền Nam nhứt là sau khi miền Nam sụp đổ. Họ không muốn người ta đánh đồng mình với người miền Bắc vào Nam sau 1975.

Dù rằng trước 1975 đôi khi có người gọi người Việt đến từ miền Bắc là người Bắc Kỳ hay nói tắt là Bắc Kỳ có hàm ý kỳ thị nhưng thật ra cách gọi đó tự thân không có ý xấu gì cả, chỉ nói đến nguồn gốc của người đến từ miền Bắc (chữ Kỳ có nghĩa là vùng, miền), có khi được sử dụng một cách “âu yếm” như nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã dùng.


image004 Bộ đội 75 mang “chiến lợi phẩm” về Bắc


Tuy nhiên, sau khi đoàn quân xâm lăng đến từ miền Bắc với xe tăng, đại pháo của Liên Xô, Trung cộng chiếm được miền Nam thì một đợt người từ miền Bắc ồ ạt tràn vào miền Nam. Lần này không như năm 1954, họ vào để cướp bóc, vơ vét tài sản của người miền Nam. Nếu người Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 đã góp phần xây dựng miền Nam thành một quốc gia văn minh, phồn thịnh thì người Bắc vào miền Nam sau 1975, ngoài một số người dân nghèo vào để kiếm sống thì người ta thấy những quan chức đảng viên cộng sản năm giữ những chức vụ chủ yếu để tiếp tục khai thác “con gà đẻ trứng vàng” miền Nam. 85% ngân sách của thành phố Sài Gòn được đưa ra sử dụng ở miền Bắc. Những biệt thự nguy nga ở Sài Gòn ngày nay chủ nhân đều là người Bắc vào Nam sau 1975.

Vì vậy người miền Nam đã phân biệt người Bắc di cư năm 1954 là Bắc Kỳ 9 nút (1+9++5+4=19-10=9) và người Bắc “bên thắng cuộc» năm 1975 là Bắc Kỳ 2 nút (1+9+7+5=22-20=2). Một bên góp phần xây dựng và một bên rút rỉa tài lực của người miền Nam.

Ai chơi bài cào đều biết nếu bắt được 9 nút là hên còn 2 nút là xui. Cả miền Nam ta đang nắm lá bài 2 nút.

Huỳnh Công Ân
7/12/2022

10 Tháng Sáu 2011(Xem: 118524)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 137436)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 125656)
“Ngô Quyền ơi bao năm vẫn xanh màu kỷ niệm Ngô Quyền ơi bao năm vẫn tình cảm vẫn đong đầy”
30 Tháng Năm 2011(Xem: 109850)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 106450)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 112959)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
07 Tháng Năm 2011(Xem: 136901)
NUỐI TIẾC, TIẾC NUỐI - Nhạc và lời Đào Lê Văn, cảm tác từ truyện ngắn “NUỐI TIẾC” của Thiên Thu – Ca sĩ Tâm Thư .
06 Tháng Năm 2011(Xem: 143031)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 132195)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
28 Tháng Tư 2011(Xem: 104897)
Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 168019)
"Khép một vầng trăng" hẹn kiếp sau Người về tan tác cuộc bể dâu Ngọc lan hương vẫn nồng trong gió Hiên vắng, tìm em biết chốn nào?
23 Tháng Tư 2011(Xem: 116758)
Đến tháng tư hàng năm, các cháu càng phải nhớ điều đó hơn bao giờ hết, các cháu nhé! Rồi sẽ có một ngày, chất xám Việt Nam thôi chảy ra ngoại quốc...
20 Tháng Tư 2011(Xem: 121114)
Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 136424)
Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 112762)
Trong đêm trường tĩnh lặng, người phụ nữ đau khổ khóc nấc lên: “…Tại sao con tôi ra nông nổi này!? Tại… sao!?...”
01 Tháng Tư 2011(Xem: 132715)
Dẫu lưu lạc nơi xứ mình hay xứ người, tất cả các cựu HĐS Biên Hòa sẽ không quên một thời ...
10 Tháng Ba 2011(Xem: 91014)
Khi những cánh diều đã bay cao, chúng mình nằm trên mặt ruộng , ngửa mặt nhìn trời, tay gối đầu, chân gác chữ ngũ, mắt ngước nhìn những cánh diều bay lượn. Thong dong cuộc đời.