Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - THÁNG SÁU - TIỀN NHÂN VÀ THÂN PHỤ

17 Tháng Sáu 20222:59 SA(Xem: 5869)
Nguyễn Trần Diệu Hương - THÁNG SÁU - TIỀN NHÂN VÀ THÂN PHỤ


   Tháng 6 - Tiền Nhân Và Thân Phụ

   Nguyễn Trần Diệu Hương



Anh-hung-Nguyen-Thai-Hoc-400x300

Ở những quốc gia có "ngày của cha" (Father’s Day) vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6, người ta đều nhớ đến thân phụ của mình (dù còn sinh tiền hay đã quá vãng). Với người Việt Nam, tháng 6 còn mang về hình ảnh hào hùng của Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng với những lời cuối "Việt Nam muôn năm".

Với người Việt lưu vong, tháng 6 còn mang về hoài niệm vừa đáng tự hào, vừa đầy nỗi ngậm ngùi: ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6.

Riêng chúng tôi, mỗi tháng 6, chúng tôi nhớ Ba của mình hơn bao giờ hết chỉ đơn giản là vì ngày chúng tôi còn nhỏ, Ba vẫn kể chuyện anh hùng Nguyễn Thái Học và lời nói đầy khí phách của một thanh niên 28 tuổi "Không thành công cũng thành nhân”. Câu chuyện này, thế hệ của chúng tôi - may mắn được học bậc Tiểu học (cấp 1/ Elementary school) dưới thời VNCH- cũng nghe kể nhiều lần trong lớp học với không khí trầm buồn có nước mắt tiếc thương các anh hùng VNQDĐ của cả Thầy lẫn trò. Một câu chuyện lịch sử nghe hoài không bao giờ chán.

Mà không chỉ có thế hệ chúng tôi, các thế hệ khác sinh ra trong thế  kỷ 20 (cùng thế kỳ với các anh hùng VNQDĐ) được đào tạo từ nền giáo dục nhân bản của VNCH  đều ít nhiều được thừa hưởng tinh thần yêu nước và khí thế của Nguyễn Thái Học.

Tháng 6 dương lịch hàng năm luôn nhắc nhớ quốc tang Yên Bái có những người Việt Nam tuổi chưa đến 30 đã hy sinh vì Tổ quốc. (Người trẻ nhất là Đỗ Thị Tâm vừa tròn 18 tuổi khi tự sát trong tù để bảo toàn khí tiết và sự an nguy của các đồng chí của mình) 

Tháng 6 cũng gợi nhớ ngày Quân lực VNCH 19/6, ngày khai sinh của một quân đội non trẻ, oai hùng đã giữ được hai mươi năm tự do cho miền Nam.

Vào mỗi tháng 6, hình ảnh của các người cha luôn rõ nét hơn bao giờ hết, những người cha đã làm hết sức để các con có một đời sống bình an, hạnh phúc, dù đôi  khi “I do my best but it’s not good enough” .


***

 Nhân tháng 6 man mác ngậm ngùi, xin ghi lại một chuyện thật có đủ màu sắc của một người Việt Nam thừa hưởng được tinh thần "không thành công cũng thành nhân", tính kỷ luật của một cựu sĩ quan QLVNCH, và tấm lòng của một người cha.

 

***


Ngược dòng thời gian về đầu thập niên, "chàng tuổi trẻ" LT Thịnh vừa xong Trung học, "xếp bút nghiên theo việc đao cung" trong tình hình Quân đội VNCH đang cần tuyển mộ nhiều thanh niên trẻ vào quân đội để bảo vệ tự do và nền giáo dục nhân bản rất non trẻ của miền Nam.

Anh Thịnh vào quân trường Thủ Đức , được huấn luyện với hơn một ngàn Sinh Viên Sĩ Quan khóa 17. Ngày 23 tháng 10 năm 1964, Chuẩn úy  LT Thịnh ra trường và được binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tuyển mộ nhờ chiều cao "cò hương" hơn hẳn các tân Chuẩn úy khác .


Thế là từ đó Chuẩn úy Thịnh (sau này trở thành Thiếu úy, Trung úy, Đại úy, rồi Thiếu tá) bắt đầu đời sông` của một người lính Tổng trừ bị trong một đất nước chiến tranh.

Suốt 11 năm dài (1964-1975), ông Thịnh hình như chỉ mặc quân phục. Hết địa danh này đến địa danh khác, trải dài từ phía Nam vĩ tuyến 17 đến tận Cà Mau, cùng với quân đội VNCH, đặc biệt là các binh chủng tác chiến (Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù), ông Thịnh đã hoàn thành sứ mạng của QLVNCH "bảo quốc an dân", không có giờ nghĩ đến tình riêng


***


Đơn vị của Trung úy Thịnh được bổ sung bảo vệ Bưu Điện Trung ương ở Sài gòn. Giữa rừng sâu hay ngay trung tâm Sài gòn, ông Thịnh và đồng đội vẫn làm cùng nhiệm vụ, vẫn trong quân phục, vẫn có vũ khí sẵn sàng chiến đấu. Cái khác duy nhất là ở tiền tuyến chỉ có rừng cây, bầu trời , và đồng đội cùng đối phương; giữa Sài gòn còn có dân chúng và nhân viên Bưu Điện.

Giữa một Saigon chiến tranh có giới nghiêm, có những người lính tổng trừ bị túc trực để đẩy Việt Cộng ra khỏi thủ đô miền Nam, ông Trung úy Thủy Quân Lục Chiến lọt vào mắt xanh của một cô nhân viên Bưu điện xinh xắn.

Không lâu sau đó, họ có một đám cưới đơn giản, nhưng đầy đủ nghi lễ cổ truyền, và ấm cúng với bên đàng trai đa số là lính TQLC bạc màu áo trận. Họ từ mặt trận bay về Sài Gòn về dự hôn lễ của đồng đội, rồi quay ngay lại mặt trận giữa một đất` nước chiến tranh.

Chú rễ cũng chỉ được ở lại Saigon lâu hơn họ dăm ba ngày, Trung úy Thịnh từ giã gia đình nhỏ, bỏ lại cô vợ mới cưới sau lưng, quay ngay ra trận với đồng đội, với nhiệm vụ của một người lính thời chiến.

Tất cả mọi thứ xảy ra nhanh như chớp mắt. Chẳng ai có thì giờ than phiền tại sao mình phải hy sinh nhiều thứ, ngay cả những năm tháng đẹp nhất đời người. Đất nước đang có chiến tranh, những thiệt hại nhân mạng hằn sâu trong tâm trí của một vài thế hệ. Những mất mát của mỗi cá nhân không đáng kể so với thiệt thòi của đất nước.

Rồi Đại úy Thịnh có hai đứa con lần lượt chào đời vào đầu thập niên 70, những ngày cuối cuộc chiến. Vì chiến trận, ông cũng không thể có mặt lúc bà "vượt cạn".

Thảng hoặc từ chiến trận, ông lấy được vài ngày phép, về ôm con trong tay, khoác vai an ủi vợ phải nuôi con một mình như bao nhiêu người vợ lính khác thời chiến tranh;  rồi lại biền biệt từ mặt trận này đến tiền đồn khác.


***


Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 một lần nữa đảo lộn đời sống của hơn hai mươi triệu người dân miền Nam.

Với tinh thần kỷ luật cao của một người lính VNCH, Thiếu tá Thịnh cùng đồng đội buông súng -theo lệnh của ông "Tổng thống hai ngày" Dương Văn Minh- lòng đầy uất ức.


Hơn mười năm "tù không tội" trong các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vô Trung, dọc theo chiều dài đất nước, cùng cả chục ngàn cựu sĩ quan QLVNCH , ông Thịnh chịu nhiều cơ cực, và tủi nhục hơn bao giờ hết.

Ông thường chỉ được nhận "quà đeo"(tiếng lóng để chỉ các phần quà được thân nhân các bạn tù mang theo giúp vì gia đình không có khả năng tài chính hoặc sức khỏe, hoặc đã ở một nơi khác ngoài Việt Nam).

Ông Thịnh không hề than van, nhẫn nại chịu đựng. Cái dáng cao gầy của ông từ thời đi học trở thành một "bộ xương biết đi”. Vậy mà trời xanh tiếp tục đánh ghen, cựu Thiếu tá TQLC LT Thịnh vẫn lành lặn trong hơn 10 năm biền biệt từ mặt trận này sang tuyến đầu khác đã phải bỏ lại một con mắt trong trại tù Long Giao (Xuân Lộc, Long Khánh). Ông bị một mắt kẽm gai văng vào mắt, không thật sự làm hỏng đồng từ của mắt nhưng thời đó, cuối thập niên 70 của  thế kỷ 20, Việt Nam chỉ có một thứ thuốc làm từ lá và rễ cây , có cái tên "Xuyên tâm liên" (giống tiếng Tàu nhiều hơn tiếng Việt), để thay trụ sinh Penicillin nên tầm nhìn của ông chỉ còn một nửa.

Giữa thập niên 80, sau khi đã bóc lột hết sức lao động, ông Thịnh được trở về nhà tù lớn từ nhà tù nhỏ. Ông mang hết sức của mình làm đủ mọi nghề để nuôi con.

Trời cao còn có mắt, nên đầu thập niên 90, ông đưa được gia đình sang Mỹ theo diện HO. Một lần nữa, ông lại cật lực làm việc để nuôi gia đình. Nền y tế tiến bộ hàng đầu thế giới ở Mỹ đã giúp ông phục hồi thị lực lên đến 30% từ con mắt mù lòa do một tai nạn trong những ngày cơ cực ở trại tù Long Giao (Xuân Lộc, Long Khánh) từ tháng 8 năm 1975 .


***


Trong những thành công của thế hệ thứ hai của người Việt lưu vong, có sự hy sinh vô bờ của những ông cha nhìn bề ngoài  phẳng lặng như đại dương, nhưng bên trong là cả một day dứt không nguôi.

Cũng như các ông cha khác, ông Thịnh vẫn tự an ủi mình bằng câu nói khí khái của anh hùng Nguyễn Thái Học "Không thành công cũng thành nhân" .

Cùng với ông Thịnh, các cựu Sĩ Quan QLVNCH đã được đền bù những tháng ngày cơ cực bằng cách mang con mình đến đất nước tự do. Không phải chỉ qua chính sách HO, mà từ năm 1977 đến năm 1989, cả chục ngàn con em của các cựu Sĩ quan QLVNCH từ các trại tỵ nạn nhanh chóng được đến Mỹ khi chứng tỏ được thân sinh của mình đã hoặc đang bị đày ải trong các trại cải tạo 

Kết quả nào cũng có cái giá phải trả. Thế hệ con của các cựu Sĩ quan QLVNCH luôn biết ơn sự chịu đựng của các bậc sinh thành, nhất là những ông cha đã  hy sinh thời thanh xuân của mình cho hai mươi năm tự do của miền Nam.

Đâu đó trên đường phố của nước Mỹ đầy bận rộn, chúng ta có thể tìm thấy ông Thịnh, người Sĩ quan QLVNCH năm xưa, đã cận kề tuổi 80, nhưng lưng vẫn thẳng như thói quen ông vẫn giữ từ khi vào trường Võ khoa Thủ Đức.

Năm xưa, thời thanh xuân, ông Thịnh đã từng đứng đầu một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, chịu trách nhiệm cho sự an toàn của cả trăm đồng đội. Tháng ngày hoàng hôn  của cuộc đời, người cựu quân nhân đã hoàn thành bổn phận với đất nước, với các con, vẫn đang lo toan cho người bạn đời sức khỏe đã hao mòn.

Mỗi độ tháng 6, xin thành kính tưởng nhớ ngày quốc tang Yên Bái 17 tháng 6 ; ngày Quân lực VNCH 19 tháng 6, và ngày từ phụ (Father’s Day) -chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, được kỷ niệm ở 111 quốc gia trên khắp thế giới-


Tiền nhân, các bậc sinh thành đã hy sinh thân mình vì lý tưởng tự do, vì an nguy của dân tộc. Thế hệ của chúng tôi cũng xin ghi khắc lời dạy của anh hùng Nguyễn Thái Học "không thành công cũng thành nhân", và sống xứng đáng với sự hy sinh, với lòng kỳ vọng của thân phụ .


Nguyễn Trần Diệu Hương

Father’s Day 2022

28 Tháng Mười 2011(Xem: 113257)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 140071)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131466)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132080)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123459)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131564)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107423)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125055)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121114)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 103066)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104261)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104672)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113867)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101985)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109362)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113281)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121823)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118848)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 108201)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124690)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.