Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - THÁNG SÁU - TIỀN NHÂN VÀ THÂN PHỤ

17 Tháng Sáu 20222:59 SA(Xem: 5404)
Nguyễn Trần Diệu Hương - THÁNG SÁU - TIỀN NHÂN VÀ THÂN PHỤ


   Tháng 6 - Tiền Nhân Và Thân Phụ

   Nguyễn Trần Diệu Hương



Anh-hung-Nguyen-Thai-Hoc-400x300

Ở những quốc gia có "ngày của cha" (Father’s Day) vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6, người ta đều nhớ đến thân phụ của mình (dù còn sinh tiền hay đã quá vãng). Với người Việt Nam, tháng 6 còn mang về hình ảnh hào hùng của Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng với những lời cuối "Việt Nam muôn năm".

Với người Việt lưu vong, tháng 6 còn mang về hoài niệm vừa đáng tự hào, vừa đầy nỗi ngậm ngùi: ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6.

Riêng chúng tôi, mỗi tháng 6, chúng tôi nhớ Ba của mình hơn bao giờ hết chỉ đơn giản là vì ngày chúng tôi còn nhỏ, Ba vẫn kể chuyện anh hùng Nguyễn Thái Học và lời nói đầy khí phách của một thanh niên 28 tuổi "Không thành công cũng thành nhân”. Câu chuyện này, thế hệ của chúng tôi - may mắn được học bậc Tiểu học (cấp 1/ Elementary school) dưới thời VNCH- cũng nghe kể nhiều lần trong lớp học với không khí trầm buồn có nước mắt tiếc thương các anh hùng VNQDĐ của cả Thầy lẫn trò. Một câu chuyện lịch sử nghe hoài không bao giờ chán.

Mà không chỉ có thế hệ chúng tôi, các thế hệ khác sinh ra trong thế  kỷ 20 (cùng thế kỳ với các anh hùng VNQDĐ) được đào tạo từ nền giáo dục nhân bản của VNCH  đều ít nhiều được thừa hưởng tinh thần yêu nước và khí thế của Nguyễn Thái Học.

Tháng 6 dương lịch hàng năm luôn nhắc nhớ quốc tang Yên Bái có những người Việt Nam tuổi chưa đến 30 đã hy sinh vì Tổ quốc. (Người trẻ nhất là Đỗ Thị Tâm vừa tròn 18 tuổi khi tự sát trong tù để bảo toàn khí tiết và sự an nguy của các đồng chí của mình) 

Tháng 6 cũng gợi nhớ ngày Quân lực VNCH 19/6, ngày khai sinh của một quân đội non trẻ, oai hùng đã giữ được hai mươi năm tự do cho miền Nam.

Vào mỗi tháng 6, hình ảnh của các người cha luôn rõ nét hơn bao giờ hết, những người cha đã làm hết sức để các con có một đời sống bình an, hạnh phúc, dù đôi  khi “I do my best but it’s not good enough” .


***

 Nhân tháng 6 man mác ngậm ngùi, xin ghi lại một chuyện thật có đủ màu sắc của một người Việt Nam thừa hưởng được tinh thần "không thành công cũng thành nhân", tính kỷ luật của một cựu sĩ quan QLVNCH, và tấm lòng của một người cha.

 

***


Ngược dòng thời gian về đầu thập niên, "chàng tuổi trẻ" LT Thịnh vừa xong Trung học, "xếp bút nghiên theo việc đao cung" trong tình hình Quân đội VNCH đang cần tuyển mộ nhiều thanh niên trẻ vào quân đội để bảo vệ tự do và nền giáo dục nhân bản rất non trẻ của miền Nam.

Anh Thịnh vào quân trường Thủ Đức , được huấn luyện với hơn một ngàn Sinh Viên Sĩ Quan khóa 17. Ngày 23 tháng 10 năm 1964, Chuẩn úy  LT Thịnh ra trường và được binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tuyển mộ nhờ chiều cao "cò hương" hơn hẳn các tân Chuẩn úy khác .


Thế là từ đó Chuẩn úy Thịnh (sau này trở thành Thiếu úy, Trung úy, Đại úy, rồi Thiếu tá) bắt đầu đời sông` của một người lính Tổng trừ bị trong một đất nước chiến tranh.

Suốt 11 năm dài (1964-1975), ông Thịnh hình như chỉ mặc quân phục. Hết địa danh này đến địa danh khác, trải dài từ phía Nam vĩ tuyến 17 đến tận Cà Mau, cùng với quân đội VNCH, đặc biệt là các binh chủng tác chiến (Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù), ông Thịnh đã hoàn thành sứ mạng của QLVNCH "bảo quốc an dân", không có giờ nghĩ đến tình riêng


***


Đơn vị của Trung úy Thịnh được bổ sung bảo vệ Bưu Điện Trung ương ở Sài gòn. Giữa rừng sâu hay ngay trung tâm Sài gòn, ông Thịnh và đồng đội vẫn làm cùng nhiệm vụ, vẫn trong quân phục, vẫn có vũ khí sẵn sàng chiến đấu. Cái khác duy nhất là ở tiền tuyến chỉ có rừng cây, bầu trời , và đồng đội cùng đối phương; giữa Sài gòn còn có dân chúng và nhân viên Bưu Điện.

Giữa một Saigon chiến tranh có giới nghiêm, có những người lính tổng trừ bị túc trực để đẩy Việt Cộng ra khỏi thủ đô miền Nam, ông Trung úy Thủy Quân Lục Chiến lọt vào mắt xanh của một cô nhân viên Bưu điện xinh xắn.

Không lâu sau đó, họ có một đám cưới đơn giản, nhưng đầy đủ nghi lễ cổ truyền, và ấm cúng với bên đàng trai đa số là lính TQLC bạc màu áo trận. Họ từ mặt trận bay về Sài Gòn về dự hôn lễ của đồng đội, rồi quay ngay lại mặt trận giữa một đất` nước chiến tranh.

Chú rễ cũng chỉ được ở lại Saigon lâu hơn họ dăm ba ngày, Trung úy Thịnh từ giã gia đình nhỏ, bỏ lại cô vợ mới cưới sau lưng, quay ngay ra trận với đồng đội, với nhiệm vụ của một người lính thời chiến.

Tất cả mọi thứ xảy ra nhanh như chớp mắt. Chẳng ai có thì giờ than phiền tại sao mình phải hy sinh nhiều thứ, ngay cả những năm tháng đẹp nhất đời người. Đất nước đang có chiến tranh, những thiệt hại nhân mạng hằn sâu trong tâm trí của một vài thế hệ. Những mất mát của mỗi cá nhân không đáng kể so với thiệt thòi của đất nước.

Rồi Đại úy Thịnh có hai đứa con lần lượt chào đời vào đầu thập niên 70, những ngày cuối cuộc chiến. Vì chiến trận, ông cũng không thể có mặt lúc bà "vượt cạn".

Thảng hoặc từ chiến trận, ông lấy được vài ngày phép, về ôm con trong tay, khoác vai an ủi vợ phải nuôi con một mình như bao nhiêu người vợ lính khác thời chiến tranh;  rồi lại biền biệt từ mặt trận này đến tiền đồn khác.


***


Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 một lần nữa đảo lộn đời sống của hơn hai mươi triệu người dân miền Nam.

Với tinh thần kỷ luật cao của một người lính VNCH, Thiếu tá Thịnh cùng đồng đội buông súng -theo lệnh của ông "Tổng thống hai ngày" Dương Văn Minh- lòng đầy uất ức.


Hơn mười năm "tù không tội" trong các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vô Trung, dọc theo chiều dài đất nước, cùng cả chục ngàn cựu sĩ quan QLVNCH , ông Thịnh chịu nhiều cơ cực, và tủi nhục hơn bao giờ hết.

Ông thường chỉ được nhận "quà đeo"(tiếng lóng để chỉ các phần quà được thân nhân các bạn tù mang theo giúp vì gia đình không có khả năng tài chính hoặc sức khỏe, hoặc đã ở một nơi khác ngoài Việt Nam).

Ông Thịnh không hề than van, nhẫn nại chịu đựng. Cái dáng cao gầy của ông từ thời đi học trở thành một "bộ xương biết đi”. Vậy mà trời xanh tiếp tục đánh ghen, cựu Thiếu tá TQLC LT Thịnh vẫn lành lặn trong hơn 10 năm biền biệt từ mặt trận này sang tuyến đầu khác đã phải bỏ lại một con mắt trong trại tù Long Giao (Xuân Lộc, Long Khánh). Ông bị một mắt kẽm gai văng vào mắt, không thật sự làm hỏng đồng từ của mắt nhưng thời đó, cuối thập niên 70 của  thế kỷ 20, Việt Nam chỉ có một thứ thuốc làm từ lá và rễ cây , có cái tên "Xuyên tâm liên" (giống tiếng Tàu nhiều hơn tiếng Việt), để thay trụ sinh Penicillin nên tầm nhìn của ông chỉ còn một nửa.

Giữa thập niên 80, sau khi đã bóc lột hết sức lao động, ông Thịnh được trở về nhà tù lớn từ nhà tù nhỏ. Ông mang hết sức của mình làm đủ mọi nghề để nuôi con.

Trời cao còn có mắt, nên đầu thập niên 90, ông đưa được gia đình sang Mỹ theo diện HO. Một lần nữa, ông lại cật lực làm việc để nuôi gia đình. Nền y tế tiến bộ hàng đầu thế giới ở Mỹ đã giúp ông phục hồi thị lực lên đến 30% từ con mắt mù lòa do một tai nạn trong những ngày cơ cực ở trại tù Long Giao (Xuân Lộc, Long Khánh) từ tháng 8 năm 1975 .


***


Trong những thành công của thế hệ thứ hai của người Việt lưu vong, có sự hy sinh vô bờ của những ông cha nhìn bề ngoài  phẳng lặng như đại dương, nhưng bên trong là cả một day dứt không nguôi.

Cũng như các ông cha khác, ông Thịnh vẫn tự an ủi mình bằng câu nói khí khái của anh hùng Nguyễn Thái Học "Không thành công cũng thành nhân" .

Cùng với ông Thịnh, các cựu Sĩ Quan QLVNCH đã được đền bù những tháng ngày cơ cực bằng cách mang con mình đến đất nước tự do. Không phải chỉ qua chính sách HO, mà từ năm 1977 đến năm 1989, cả chục ngàn con em của các cựu Sĩ quan QLVNCH từ các trại tỵ nạn nhanh chóng được đến Mỹ khi chứng tỏ được thân sinh của mình đã hoặc đang bị đày ải trong các trại cải tạo 

Kết quả nào cũng có cái giá phải trả. Thế hệ con của các cựu Sĩ quan QLVNCH luôn biết ơn sự chịu đựng của các bậc sinh thành, nhất là những ông cha đã  hy sinh thời thanh xuân của mình cho hai mươi năm tự do của miền Nam.

Đâu đó trên đường phố của nước Mỹ đầy bận rộn, chúng ta có thể tìm thấy ông Thịnh, người Sĩ quan QLVNCH năm xưa, đã cận kề tuổi 80, nhưng lưng vẫn thẳng như thói quen ông vẫn giữ từ khi vào trường Võ khoa Thủ Đức.

Năm xưa, thời thanh xuân, ông Thịnh đã từng đứng đầu một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, chịu trách nhiệm cho sự an toàn của cả trăm đồng đội. Tháng ngày hoàng hôn  của cuộc đời, người cựu quân nhân đã hoàn thành bổn phận với đất nước, với các con, vẫn đang lo toan cho người bạn đời sức khỏe đã hao mòn.

Mỗi độ tháng 6, xin thành kính tưởng nhớ ngày quốc tang Yên Bái 17 tháng 6 ; ngày Quân lực VNCH 19 tháng 6, và ngày từ phụ (Father’s Day) -chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, được kỷ niệm ở 111 quốc gia trên khắp thế giới-


Tiền nhân, các bậc sinh thành đã hy sinh thân mình vì lý tưởng tự do, vì an nguy của dân tộc. Thế hệ của chúng tôi cũng xin ghi khắc lời dạy của anh hùng Nguyễn Thái Học "không thành công cũng thành nhân", và sống xứng đáng với sự hy sinh, với lòng kỳ vọng của thân phụ .


Nguyễn Trần Diệu Hương

Father’s Day 2022

01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 111371)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82030)
Người Mỹ có phong tục rất hay, có ngày Thanksgiving để tạ ơn trời, để tạ ơn gia đình, tạ ơn bạn bè, tạ ơn những người chung quanh đã giúp mình. Tôi nhận lấy phong tục nầy.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 123941)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 95921)
Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa....ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái....bên ly cà phê,ly bia....thì vui biết chừng nào ! Một thời học sinh trong sáng....nhiều mộng mơ....nhiều ước vọng....dã qua....!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 86111)
...Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa,
13 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82512)
Nhưng trong buổi chiều buồn hôm nay, bên đường vắng, trong cái nghĩa trang hiu quạnh, ông đã rơi lệ chỉ vì… tiếc thương vĩnh biệt Ly Ly!
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116273)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95225)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 280261)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
29 Tháng Chín 2010(Xem: 123582)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
25 Tháng Chín 2010(Xem: 114771)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119101)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100073)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
26 Tháng Tám 2010(Xem: 97570)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
24 Tháng Tám 2010(Xem: 97037)
Hôm nay, nhân Lễ Vu Lan xin gởi đến một cảm thông chân tình với tất cả những người phải cài hoa trắng...
07 Tháng Tám 2010(Xem: 107711)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 95735)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93449)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96745)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95370)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.