Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Quảng Thị Hoa - NGÔI NHÀ TRONG KÝ ỨC

12 Tháng Mười Hai 201910:01 CH(Xem: 10233)
Quảng Thị Hoa - NGÔI NHÀ TRONG KÝ ỨC
image001

 

Cúc mọc dưới sông gọi là Thủy Cúc

Biên Hòa giờ xa, cù Lao Phố cũng xa

Tết ở nơi đây rất nhớ nhà

Dù bao năm tháng, vẫn là tình quê.

 

Không thể viết được những gì mới lạ cho quê hương thứ hai này. Nói chung tôi đã có hơn 2/3 tuổi đời nhận nơi này làm quê hương.

Gần 20 năm đầu đời, hơn 40 năm xa xứ. Nếu lấy thời gian để so sánh ký ức, thì phải nói  40 năm xa xứ dài hơn. Nhưng 20 năm đầu đời lại có quá khứ sâu đậm để nhớ. Như những giọt cà phê đầu tiên đậm và dậy mùi. Tạm so sánh như vậy. Chất lượng chớ không phải là số lượng.

Tình đầu như đi trên cát

Bước nhè nhẹ mà sâu.

Tôi chưa có mối tình nào gọi là tình đầu đẹp vào thời mới lớn. Thời chinh chiến của chúng tôi trước năm 1975, thanh niên thì lo học thi trối chết để tránh bị động viên. Các anh lớn hơn thì chiến tranh tàn khốc không dám nghĩ đến chuyện phải làm khổ người em gái hậu phương... nếu lỡ mình không về.

Vậy là tôi có thể kết luận, chưa đi trên cát, bước nhẹ mà sâu mà tôi vẫn luôn nhớ về 20 năm đầu của cuộc đời mình. Có nhiều việc để nhắc và để nhớ nhiều hơn 40 và còn nhiều năm ở đoạn sau của cuộc đời mình.

Có thể vì lúc đó tôi phải xa gia đình trong hoàn cảnh đặc biệt. Khi tôi không có một khái niệm gì về một nơi xa xôi mình sẽ đến. Chẳng bao giờ trong đầu óc mình có thể nghĩ. Có một ngày thức dậy với những người không giống mình. Họ cao lớn, tóc không giống, màu da không giống và kinh hoàng hơn hết là họ không nói tiếng giống mình.

Và cứ thế tôi nhắm mắt đưa chân với Xuân Hạ Thu Đông ở một thành phố Trung Mỹ. Bây giờ vẫn không dám nhớ đến những mùa đông năm ấy. Thế mới nói.

Ban ngày nhắm mắt đưa chân

Tối về từng bước ngại ngần nhớ quê

Tất cả những ngày thơ mộng, thân ái tìm về trong giấc ngủ hàng đêm. Tiềm thức cứ như thế trong bao nhiêu năm chỉ thấy toàn cảnh cũ người xưa. Có ai đồng cảm với tôi. Có ai cùng tâm trạng với tôi không?

 

Người ta hay nói: Người già sống với kỹ niệm và hay nhắc quá khứ. Tôi cũng già rồi, đã nghỉ hưu. Bạn bè tôi đã có nhiều người tên họ nằm trên trang cáo phó, phân ưu, hưởng thọ... Nhưng không phải bây giờ tôi mới lẩm cẩm, vớ vẫn nhắc chuyện ngày xưa đâu. Bệnh này tôi đã có từ lâu rồi. Xin các bạn thông cảm cho. Ai cũng có ký ức trong đời. Cầu xin chúng ta luôn có những ký ức tốt đẹp để nhớ và để mang theo.

 

Phải nói một cách công bằng. Nếu nói 40 năm nơi quê hương thứ hai này tôi không có một chút kỷ niệm nào để nhớ là tôi không thành thật với lòng.

Có chứ, nhiều lắm. Như chuyện chưa kể bao giờ là những ngày mới đến Mỹ chỉ biết cười trừ. Vui cũng cười, buồn cũng cười. Muốn bày tỏ lòng cám ơn với ân nhân đã cứu mạng mình vào những ngày đầu khó khăn cũng không thể. Nói tiếng cám ơn cũng không dám nói bằng tiếng Anh. Những vị ân nhân này đã rất kiên nhẫn để nghe và hiểu. Lòng tốt của họ vô cùng, Họ lo lắng trăm thứ vật chất lẫn tinh thần cho những người xa lạ như chúng tôi. Thú thật tôi không thể dùng lời hoa mỹ để tán dương vì thẹn, vì nhát tính. Xin được chia sẻ một trong những kỷ niệm đẹp ở những tháng năm đầu xa quê hương.

Nơi chúng tôi ôi đến định cư năm 1975 là một thành phố nhỏ thuộc miền Trung Mỹ. Dân cư không không đến 20.000 người. Gia đình người bảo trợ có căn nhà thật xinh. Địa thế trên  con đồi trọc không cao và trải dài xuống bờ hồ với những hàng cây. Nhìn rất thơ mộng, cho nên : "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ".

Chúng tôi vẫn thích và yêu khung cảnh nơi đây vì quá đẹp. Gia đình người bảo trợ đưa chúng tôi đi nhà thờ vào ngày chúa nhật. Một tín hữu của nhà thờ là cựu chiến binh 28 tuổi. Anh có tham gia chiến tranh VN. Anh tình nguyện gánh vác với nhà thờ để giúp đỡ chúng tôi. Đưa đi học, dạy thêm Anh ngữ, dạy lái xe... Tôi là học trò của anh và không mất thời giờ để tôi biết là anh đang yêu tôi. Nhưng là cựu quân nhân Hoa Kỳ, đã từng phục vụ nơi chiến trường Việt Nam. Anh hiểu rõ Văn Hóa xã hội Việt nên yêu em mà không dám nói.

Anh là người Mỹ lỡ thương con gái Việt Nam mới rời ghế nhà trường. Vừa rời xa tổ ấm với tâm sinh lý bất ổn, vui buồn bất chợt và rất khó chìu. Lần duy nhất tôi tâm sự với anh là tôi rất thích những căn nhà nằm trên bờ hồ. Nó làm tôi vui vì căn nhà xưa của gia đình tôi cũng ở bên bờ sông, có cây trái chạy dài xuống đồi như những căn nhà ở đây. Tôi nói với anh trong lúc tôi rất nhớ nhà.

Rồi cuộc đời đưa đẩy, gia đình tôi về California tìm nắng ấm. Hai mươi năm sau chúng tôi đem cả gia đình con cái về thăm viếng nơi chốn đã cưu mang mình. Gặp lại anh, anh vẫn chưa lập gia đình. Trong lúc chuyện trò thăm hỏi anh hỏi tôi:

- Có còn nhớ căn nhà nho nhỏ, cửa sổ màu đỏ đậm như lá mùa thu và balcony có hai cái ghế ngồi nhìn ra bờ hồ không?

Mắt tôi chợt sáng ra, miệng tôi cười và tôi nói:

- Nhớ ! Nhớ! Căn nhà tôi đã chỉ cho anh thấy và nói rằng  tôi thích căn nhà đó lắm.

Chầm chậm và giọng rất nhẹ nhàng như nói chỉ để đủ một mình tôi nghe. Anh nói:

- Tôi đã mua căn nhà đó và ở đó từ năm 1978.

Vậy là cứ tạm cho là tôi có hai ngôi nhà. Trong ký ức để nhớ, để sống. Ngôi nhà thời thơ ấu với gia đình cha mẹ, anh chị em. Ngôi nhà thứ hai là một ngôi nhà nhỏ đẹp nơi xứ lạ. Cả hai đều ở bên cạnh bờ sông.

Đẹp quá đi thôi với cuộc đời đầy đãi ngộ. Qua nhiều thứ trên đời để nhớ ơn và trả ơn khi còn cơ hội. Cầu xin ơn trên cho chúng tôi có sức khỏe và gìn giữ dẫn dắt chúng tôi đến nơi tâm lành cho có cơ hội để làm việc thiện.

Thân chúc tất cả những người thân, quen, đồng bào , đồng hương luôn được Vạn Sự Bình An nơi mình đã chọn làm quê hương thứ hai trong cuộc đời này.

 

Quảng thi Hoa

 

 

 

24 Tháng Hai 2024(Xem: 1367)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1290)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1781)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1621)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1617)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1467)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1558)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1250)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 2317)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1208)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1219)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2829)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1480)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1453)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1572)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1459)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1769)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2786)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1423)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.