Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Quảng Thị Hoa - NGÔI NHÀ TRONG KÝ ỨC

12 Tháng Mười Hai 201910:01 CH(Xem: 10106)
Quảng Thị Hoa - NGÔI NHÀ TRONG KÝ ỨC
image001

 

Cúc mọc dưới sông gọi là Thủy Cúc

Biên Hòa giờ xa, cù Lao Phố cũng xa

Tết ở nơi đây rất nhớ nhà

Dù bao năm tháng, vẫn là tình quê.

 

Không thể viết được những gì mới lạ cho quê hương thứ hai này. Nói chung tôi đã có hơn 2/3 tuổi đời nhận nơi này làm quê hương.

Gần 20 năm đầu đời, hơn 40 năm xa xứ. Nếu lấy thời gian để so sánh ký ức, thì phải nói  40 năm xa xứ dài hơn. Nhưng 20 năm đầu đời lại có quá khứ sâu đậm để nhớ. Như những giọt cà phê đầu tiên đậm và dậy mùi. Tạm so sánh như vậy. Chất lượng chớ không phải là số lượng.

Tình đầu như đi trên cát

Bước nhè nhẹ mà sâu.

Tôi chưa có mối tình nào gọi là tình đầu đẹp vào thời mới lớn. Thời chinh chiến của chúng tôi trước năm 1975, thanh niên thì lo học thi trối chết để tránh bị động viên. Các anh lớn hơn thì chiến tranh tàn khốc không dám nghĩ đến chuyện phải làm khổ người em gái hậu phương... nếu lỡ mình không về.

Vậy là tôi có thể kết luận, chưa đi trên cát, bước nhẹ mà sâu mà tôi vẫn luôn nhớ về 20 năm đầu của cuộc đời mình. Có nhiều việc để nhắc và để nhớ nhiều hơn 40 và còn nhiều năm ở đoạn sau của cuộc đời mình.

Có thể vì lúc đó tôi phải xa gia đình trong hoàn cảnh đặc biệt. Khi tôi không có một khái niệm gì về một nơi xa xôi mình sẽ đến. Chẳng bao giờ trong đầu óc mình có thể nghĩ. Có một ngày thức dậy với những người không giống mình. Họ cao lớn, tóc không giống, màu da không giống và kinh hoàng hơn hết là họ không nói tiếng giống mình.

Và cứ thế tôi nhắm mắt đưa chân với Xuân Hạ Thu Đông ở một thành phố Trung Mỹ. Bây giờ vẫn không dám nhớ đến những mùa đông năm ấy. Thế mới nói.

Ban ngày nhắm mắt đưa chân

Tối về từng bước ngại ngần nhớ quê

Tất cả những ngày thơ mộng, thân ái tìm về trong giấc ngủ hàng đêm. Tiềm thức cứ như thế trong bao nhiêu năm chỉ thấy toàn cảnh cũ người xưa. Có ai đồng cảm với tôi. Có ai cùng tâm trạng với tôi không?

 

Người ta hay nói: Người già sống với kỹ niệm và hay nhắc quá khứ. Tôi cũng già rồi, đã nghỉ hưu. Bạn bè tôi đã có nhiều người tên họ nằm trên trang cáo phó, phân ưu, hưởng thọ... Nhưng không phải bây giờ tôi mới lẩm cẩm, vớ vẫn nhắc chuyện ngày xưa đâu. Bệnh này tôi đã có từ lâu rồi. Xin các bạn thông cảm cho. Ai cũng có ký ức trong đời. Cầu xin chúng ta luôn có những ký ức tốt đẹp để nhớ và để mang theo.

 

Phải nói một cách công bằng. Nếu nói 40 năm nơi quê hương thứ hai này tôi không có một chút kỷ niệm nào để nhớ là tôi không thành thật với lòng.

Có chứ, nhiều lắm. Như chuyện chưa kể bao giờ là những ngày mới đến Mỹ chỉ biết cười trừ. Vui cũng cười, buồn cũng cười. Muốn bày tỏ lòng cám ơn với ân nhân đã cứu mạng mình vào những ngày đầu khó khăn cũng không thể. Nói tiếng cám ơn cũng không dám nói bằng tiếng Anh. Những vị ân nhân này đã rất kiên nhẫn để nghe và hiểu. Lòng tốt của họ vô cùng, Họ lo lắng trăm thứ vật chất lẫn tinh thần cho những người xa lạ như chúng tôi. Thú thật tôi không thể dùng lời hoa mỹ để tán dương vì thẹn, vì nhát tính. Xin được chia sẻ một trong những kỷ niệm đẹp ở những tháng năm đầu xa quê hương.

Nơi chúng tôi ôi đến định cư năm 1975 là một thành phố nhỏ thuộc miền Trung Mỹ. Dân cư không không đến 20.000 người. Gia đình người bảo trợ có căn nhà thật xinh. Địa thế trên  con đồi trọc không cao và trải dài xuống bờ hồ với những hàng cây. Nhìn rất thơ mộng, cho nên : "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ".

Chúng tôi vẫn thích và yêu khung cảnh nơi đây vì quá đẹp. Gia đình người bảo trợ đưa chúng tôi đi nhà thờ vào ngày chúa nhật. Một tín hữu của nhà thờ là cựu chiến binh 28 tuổi. Anh có tham gia chiến tranh VN. Anh tình nguyện gánh vác với nhà thờ để giúp đỡ chúng tôi. Đưa đi học, dạy thêm Anh ngữ, dạy lái xe... Tôi là học trò của anh và không mất thời giờ để tôi biết là anh đang yêu tôi. Nhưng là cựu quân nhân Hoa Kỳ, đã từng phục vụ nơi chiến trường Việt Nam. Anh hiểu rõ Văn Hóa xã hội Việt nên yêu em mà không dám nói.

Anh là người Mỹ lỡ thương con gái Việt Nam mới rời ghế nhà trường. Vừa rời xa tổ ấm với tâm sinh lý bất ổn, vui buồn bất chợt và rất khó chìu. Lần duy nhất tôi tâm sự với anh là tôi rất thích những căn nhà nằm trên bờ hồ. Nó làm tôi vui vì căn nhà xưa của gia đình tôi cũng ở bên bờ sông, có cây trái chạy dài xuống đồi như những căn nhà ở đây. Tôi nói với anh trong lúc tôi rất nhớ nhà.

Rồi cuộc đời đưa đẩy, gia đình tôi về California tìm nắng ấm. Hai mươi năm sau chúng tôi đem cả gia đình con cái về thăm viếng nơi chốn đã cưu mang mình. Gặp lại anh, anh vẫn chưa lập gia đình. Trong lúc chuyện trò thăm hỏi anh hỏi tôi:

- Có còn nhớ căn nhà nho nhỏ, cửa sổ màu đỏ đậm như lá mùa thu và balcony có hai cái ghế ngồi nhìn ra bờ hồ không?

Mắt tôi chợt sáng ra, miệng tôi cười và tôi nói:

- Nhớ ! Nhớ! Căn nhà tôi đã chỉ cho anh thấy và nói rằng  tôi thích căn nhà đó lắm.

Chầm chậm và giọng rất nhẹ nhàng như nói chỉ để đủ một mình tôi nghe. Anh nói:

- Tôi đã mua căn nhà đó và ở đó từ năm 1978.

Vậy là cứ tạm cho là tôi có hai ngôi nhà. Trong ký ức để nhớ, để sống. Ngôi nhà thời thơ ấu với gia đình cha mẹ, anh chị em. Ngôi nhà thứ hai là một ngôi nhà nhỏ đẹp nơi xứ lạ. Cả hai đều ở bên cạnh bờ sông.

Đẹp quá đi thôi với cuộc đời đầy đãi ngộ. Qua nhiều thứ trên đời để nhớ ơn và trả ơn khi còn cơ hội. Cầu xin ơn trên cho chúng tôi có sức khỏe và gìn giữ dẫn dắt chúng tôi đến nơi tâm lành cho có cơ hội để làm việc thiện.

Thân chúc tất cả những người thân, quen, đồng bào , đồng hương luôn được Vạn Sự Bình An nơi mình đã chọn làm quê hương thứ hai trong cuộc đời này.

 

Quảng thi Hoa

 

 

 

21 Tháng Mười 2023(Xem: 3030)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3134)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2983)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3208)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3423)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3338)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3116)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3179)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3015)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3224)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3331)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3657)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3533)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 3277)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 3182)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 3104)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 3195)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3939)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3371)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3612)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.