Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - NHÁT CHÉM HƯ VÔ

06 Tháng Mười 20175:59 CH(Xem: 16073)
Tô Đăng Khoa - NHÁT CHÉM HƯ VÔ

Nhát Chém Hư Vô

 

"Nắng trong veo… thấu lụa là
Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn

Từ em tóc xõa sang ngang
Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau"

-Hư Vô-

 

Bài thơ đọc lướt qua, có vẻ như là của gã si tình, nhưng nếu đọc kỹ, đó là bài thơ của người đã ngộ đạo. Nét độc đáo là Trí Tuệ sáng ngời của Hư Vô Thi Sĩ đã đạt tới cảnh giới "trạm nhiên thường tịnh" hay là "định trong động". Đoản thơ là một bài Pháp rất thâm sâu và tuyệt vời nếu ta chịu đăm chiêu hơn chút nữa trong từng lời từng ý. Bây giờ thử ta đọc lại thong thả, thêm một lần nữa:

"Nắng trong veo…thấu lụa là
Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh"


Chức năng của "nắng" là soi sáng, nắng lên xua tan màn đêm đen tối và đồng thời phơi bày tất cả vạn vật. Nói cách khác nắng là nền tảng căn bản cho sự nhận ra của cái đẹp. "Nắng trong veo" ở đây là một ẩn dụ, đó là biểu tượng cho trí tuệ "thấu" thị của Hư Vô Thi Sĩ. 

Chỉ có Trí Tuệ của "nắng trong veo" mới có khả năng nhìn "thấu lụa là", tức là bản chất tạm bợ mong manh, của đời sống "lụa là" mang tính chất hưởng thụ của các dục  trong hiện tại của đại đa số con người ngày nay.

"Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh
 Dù là một thoáng lênh đênh”


Trí Tuệ "thấu lụa là" chạm phải "làn áo mỏng", kết quả là: "lòng ta gập ghềnh"?  Té ra phản ứng của Hư Vô Thi Sĩ cũng  không khác chi bao gã si tình khác ư? Có thật thế không?

Nhưng ở đây, các trạng từ "gập ghềnh", "lênh đênh" của Hư Vô Thi Sĩ gợi cho ta hình ảnh gì?  Có phải là một con thuyền đang lướt trên sóng?  Thuyền tuy "gập ghềnh", "lênh đênh", nhưng thực ra vẫn đang lướt tới, đang đi đến mục đích đã được định sẵn.  Hơn thế nữa có con thuyền nào mà lại không "gập ghềnh", "lênh đênh" trên sóng nước?  Điều quan trọng hơn hết không phải là không lênh đênh mà là không lạc hướng và không bị sóng nhận chìm.  Còn việc "gập ghềnh", "lênh đênh" là chuyện đương nhiên của thân phận con thuyền.  Vì lẽ?  Có lẽ trên đời này không hề có con thuyền nào không "gập ghềnh", "lênh đênh" trên sóng nước cả.  Vì thế sự cố gắng giữ cho thuyền không lênh đênh quả là một việc làm vô ích, sẽ không mang đến kết quả gì. Việc cần làm chỉ chăm chú sao cho khõi bị chìm để đi đến đích cần đến là được, hãy cứ để mặc cho con thuyền lênh đênh gập ghềnh trên sóng nước.

"Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn"


Dù chỉ là một thoáng lênh đênh đó, cũng đủ cho bài thơ tuyệt vời này ra đời, cho độc giả gần xa, chia sẽ cái nhìn trí tuệ của Hư Vô Thi Sĩ: "Mùa hạ chảy trên phím đàn" là một ẩn dụ đẹp, một lối nói hoa mỹ cho sự hiện thân của bài thơ này, "phím đàn" hay bài thơ đều thuộc lãnh vực Thi Ca.  Nó là tinh tuý của một cuộc tương phùng rất hy hữu: Sự Tương Phùng của "Trí Tuệ Nắng Trong Veo" của Hư Vô Thi Sĩ và "Áo Mỏng Lụa Là" của nhân gian.  Kết quả của sự tương phùng này chính là một dòng chảy thi ca của "mùa hạ chảy trên phím đàn", tức là bài thơ tuyệt vời này đây!


“Từ em tóc xỏa sang ngang
Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau"

 

Ô hay, gặp gỡ tương phùng để rồi tiễn đưa vốn và chuyện xưa như trái đất. Như hai mặt của một đồng tiền, không hề có cuộc tương phùng nào không kết thúc với chia ly! Nhưng thái độ lúc chia ly của Hư Vô Thi Sĩ mới là điều đáng nói: "Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau"

"Rộn ràng" đó là trạng từ chỉ niềm vui. Nhưng chia ly có gì vui? Nhất là khi chia ly vì em đã sang ngang? Chỉ khi nào có được Trí Tuệ "nắng trong veo" thấu thị bản chât của "tương phùng" và "ly biệt" thì lòng mới có thể "rộn ràng tiển nhau" lúc chia ly được! Nếu không thì:

 

"Ngày nhà em pháo nổ, Anh cuộn mình trong chăn 
Như con sâu làm tổ, Trong trái vải cô đơn 
Ngày nhà em pháo nổ, Tâm hồn anh nhuốm máu 
Ôi nhát chém hư vô, Ôi nhát chém hư vô"

 

Vậy đó, ôi nhát chém hư vô! Nhưng ở đây Nhát Chém của Thi Sĩ Hư Vô là nhát chém của Trí Tuệ, không làm tâm hồn anh nhuốm máu mà lại có khả năng đưa đến việc "rộn ràng tiễn nhau" thay vì phải "cuộn mình trong chăn."  Đó là hai thái độ tương phản của hai tâm thức trên cùng một sự kiện “sang ngang”!

Nhát chém hư vô trong bài thơ này không nhận chìm con thuyền mà đó là vết chém của Trí Tuệ. Đó chính là sự cắt bỏ, sự từ bỏ của tất cả những gì thuộc lãnh vực của kinh nhiệm nhận thức trong "một thoáng lênh đênh" của đời người.

 

Xin Cám Ơn Hư Vô Thi Sĩ đã điềm nhiên đem tinh ba Phật Giáo gói gém trong bối cảnh thơ tình cho nhân gian dể thể nhập.

 

nhatchemhuvo
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 124173)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 125474)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122126)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99572)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106704)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 113273)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 140108)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131498)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132114)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123696)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131599)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107485)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125095)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121152)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 103085)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104279)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104707)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113892)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 102004)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109382)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.