Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - NHÁT CHÉM HƯ VÔ

06 Tháng Mười 20175:59 CH(Xem: 16069)
Tô Đăng Khoa - NHÁT CHÉM HƯ VÔ

Nhát Chém Hư Vô

 

"Nắng trong veo… thấu lụa là
Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn

Từ em tóc xõa sang ngang
Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau"

-Hư Vô-

 

Bài thơ đọc lướt qua, có vẻ như là của gã si tình, nhưng nếu đọc kỹ, đó là bài thơ của người đã ngộ đạo. Nét độc đáo là Trí Tuệ sáng ngời của Hư Vô Thi Sĩ đã đạt tới cảnh giới "trạm nhiên thường tịnh" hay là "định trong động". Đoản thơ là một bài Pháp rất thâm sâu và tuyệt vời nếu ta chịu đăm chiêu hơn chút nữa trong từng lời từng ý. Bây giờ thử ta đọc lại thong thả, thêm một lần nữa:

"Nắng trong veo…thấu lụa là
Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh"


Chức năng của "nắng" là soi sáng, nắng lên xua tan màn đêm đen tối và đồng thời phơi bày tất cả vạn vật. Nói cách khác nắng là nền tảng căn bản cho sự nhận ra của cái đẹp. "Nắng trong veo" ở đây là một ẩn dụ, đó là biểu tượng cho trí tuệ "thấu" thị của Hư Vô Thi Sĩ. 

Chỉ có Trí Tuệ của "nắng trong veo" mới có khả năng nhìn "thấu lụa là", tức là bản chất tạm bợ mong manh, của đời sống "lụa là" mang tính chất hưởng thụ của các dục  trong hiện tại của đại đa số con người ngày nay.

"Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh
 Dù là một thoáng lênh đênh”


Trí Tuệ "thấu lụa là" chạm phải "làn áo mỏng", kết quả là: "lòng ta gập ghềnh"?  Té ra phản ứng của Hư Vô Thi Sĩ cũng  không khác chi bao gã si tình khác ư? Có thật thế không?

Nhưng ở đây, các trạng từ "gập ghềnh", "lênh đênh" của Hư Vô Thi Sĩ gợi cho ta hình ảnh gì?  Có phải là một con thuyền đang lướt trên sóng?  Thuyền tuy "gập ghềnh", "lênh đênh", nhưng thực ra vẫn đang lướt tới, đang đi đến mục đích đã được định sẵn.  Hơn thế nữa có con thuyền nào mà lại không "gập ghềnh", "lênh đênh" trên sóng nước?  Điều quan trọng hơn hết không phải là không lênh đênh mà là không lạc hướng và không bị sóng nhận chìm.  Còn việc "gập ghềnh", "lênh đênh" là chuyện đương nhiên của thân phận con thuyền.  Vì lẽ?  Có lẽ trên đời này không hề có con thuyền nào không "gập ghềnh", "lênh đênh" trên sóng nước cả.  Vì thế sự cố gắng giữ cho thuyền không lênh đênh quả là một việc làm vô ích, sẽ không mang đến kết quả gì. Việc cần làm chỉ chăm chú sao cho khõi bị chìm để đi đến đích cần đến là được, hãy cứ để mặc cho con thuyền lênh đênh gập ghềnh trên sóng nước.

"Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn"


Dù chỉ là một thoáng lênh đênh đó, cũng đủ cho bài thơ tuyệt vời này ra đời, cho độc giả gần xa, chia sẽ cái nhìn trí tuệ của Hư Vô Thi Sĩ: "Mùa hạ chảy trên phím đàn" là một ẩn dụ đẹp, một lối nói hoa mỹ cho sự hiện thân của bài thơ này, "phím đàn" hay bài thơ đều thuộc lãnh vực Thi Ca.  Nó là tinh tuý của một cuộc tương phùng rất hy hữu: Sự Tương Phùng của "Trí Tuệ Nắng Trong Veo" của Hư Vô Thi Sĩ và "Áo Mỏng Lụa Là" của nhân gian.  Kết quả của sự tương phùng này chính là một dòng chảy thi ca của "mùa hạ chảy trên phím đàn", tức là bài thơ tuyệt vời này đây!


“Từ em tóc xỏa sang ngang
Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau"

 

Ô hay, gặp gỡ tương phùng để rồi tiễn đưa vốn và chuyện xưa như trái đất. Như hai mặt của một đồng tiền, không hề có cuộc tương phùng nào không kết thúc với chia ly! Nhưng thái độ lúc chia ly của Hư Vô Thi Sĩ mới là điều đáng nói: "Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau"

"Rộn ràng" đó là trạng từ chỉ niềm vui. Nhưng chia ly có gì vui? Nhất là khi chia ly vì em đã sang ngang? Chỉ khi nào có được Trí Tuệ "nắng trong veo" thấu thị bản chât của "tương phùng" và "ly biệt" thì lòng mới có thể "rộn ràng tiển nhau" lúc chia ly được! Nếu không thì:

 

"Ngày nhà em pháo nổ, Anh cuộn mình trong chăn 
Như con sâu làm tổ, Trong trái vải cô đơn 
Ngày nhà em pháo nổ, Tâm hồn anh nhuốm máu 
Ôi nhát chém hư vô, Ôi nhát chém hư vô"

 

Vậy đó, ôi nhát chém hư vô! Nhưng ở đây Nhát Chém của Thi Sĩ Hư Vô là nhát chém của Trí Tuệ, không làm tâm hồn anh nhuốm máu mà lại có khả năng đưa đến việc "rộn ràng tiễn nhau" thay vì phải "cuộn mình trong chăn."  Đó là hai thái độ tương phản của hai tâm thức trên cùng một sự kiện “sang ngang”!

Nhát chém hư vô trong bài thơ này không nhận chìm con thuyền mà đó là vết chém của Trí Tuệ. Đó chính là sự cắt bỏ, sự từ bỏ của tất cả những gì thuộc lãnh vực của kinh nhiệm nhận thức trong "một thoáng lênh đênh" của đời người.

 

Xin Cám Ơn Hư Vô Thi Sĩ đã điềm nhiên đem tinh ba Phật Giáo gói gém trong bối cảnh thơ tình cho nhân gian dể thể nhập.

 

nhatchemhuvo
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 144903)
Thơ Tưởng Dung – Nguyên Phan phổ nhạc – Hòa âm: Cao Ngọc Dung - Ca sĩ : Thùy An
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 131963)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 146812)
(Tưởng nhớ và nguyện cầu hương hồn anh Trần Văn Vinh, siêu thoát nơi cõi Vĩnh Hằng)
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 133957)
cái tiếng quê hương thật thiết tha, bình dị, nhưng nghĩa... rộng lắm, và nơi góc riêng của tâm hồn mỗi người lại còn ẩn chứa biết bao nhiêu điều nữa !... .
24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 135090)
Riêng tôi , tôi đã thuộc lòng từ 38 năm qua. Mỗi ngày qua là một kỷ niệm. Kỷ niệm ơi! Mi mãi theo ta đến hết cuộc đời. Em bây giờ có còn ngồi tựa cửa ru con ?
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 137038)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 139428)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 194413)
Họp mặt chs NQ Khóa 15 (1970-1977) tại Biên Hòa ngày 11/12/2011
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 130542)
Không hề có trong dự tính của tôi lần đầu đến Úc, nhưng cái duyên hội ngộ người xưa cho tôi cơ hội gặp lại khá đông anh chị em cựu học sinh trường Ngô năm cũ.
10 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 129946)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 135538)
Không biết từ bao giờ ngày Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ hội chung cho toàn thể mọi người, không hề có chuyện phân biệt tôn giáo nào… .
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 128107)
Thầy Trò Ngô Quyền lại có dịp họp mặt đầy ắp tình cảm ấm nồng trong một ngày vào Đông, với bao niềm vui và những nụ cười không dứt…
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127928)
Tiếng hát ngọt ngào như hòa quyện trong tiếng sóng, tiếng vỗ cánh của một loài chim biển, được vọng đến từ một nơi xa vào đêm trăng sáng...
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122055)
CHIỀU BOLSA - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122542)
Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gời đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...
19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 128268)
Tôi muốn dùng bài viết này để tri ân các thầy cô trong ngày lễ Tạ Ơn 2011.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 200227)
Để cùng giữ lại cho nhau tình cảm thầy trò Ngô Quyền của những ngày xưa thân ái. Đêm nay thầy trò chúng tôi đều cùng say, nhưng chắc chắn không say vì men rượu…
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 134358)
“Một Thời Để Nhớ” là tác phẩm thứ ba của Thầy được phát hành tại CA sau quyển đầu tiên là “Lịch Sử Vẫn Còn Đó” và quyển “Hai Mươi Năm Miền Nam VN" (1955-1975).
12 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127873)
Cô giáo đưa tay lên sửa lại gọng kiếng. Tay cô bỗng chạm vào giọt nước mắt lành lạnh trên má. Chưa có một bài luận văn nào làm cô chạnh lòng đến vậy.