Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Thị Lợi - UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 21689)
Bùi Thị Lợi - UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

UỐNG  NƯỚC  NHỚ  NGUỒN

uong nuoc nho nguon

 

Tối qua nhận được email của Diệp Hoàng Mai báo tin Thầy Phạm Đức Bảo cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa vừa từ trần. Tang lễ tổ chức tại tư gia ở đường Trần Quang Diệu Quận 3 Saigon. Tôi thoáng bàng hoàng, thời gian gần đây biết Thầy ở tuổi gần 100, sức khỏe mong manh như ngọn đèn trước gió, bọn học trò đều lo lắng. Đến khi được nghe những lời nhắn nhủ chân tình của Thầy gởi đến Đại Hội Ngô Quyền tổ chức ở California vào đầu tháng 7, tuy ngắn ngủi nhưng bạn bè tôi an tâm bảo nhau rằng Thầy mình còn khỏe chắc sẽ sống đến bách niên. Vậy mà nay Thầy đã ra đi.

 

   Lần gần đây nhất tôi được gặp Thầy là 4 năm trước. Trong dịp cựu học sinh Ngô Quyền tổ chức tiệc Tri Ân Thầy Cô tại quán café Một Thuở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 1, Saigon. Đêm đó Thầy đến cùng với cô con gái, chúng tôi long trọng chào đón Thầy trong niềm hân hoan, bao nhiêu lớp học trò bao quanh, tôi còn nhớ có nghe tiếng bạn nào đó la lên: Anh chị ơi, dang dang ra cho Thầy có không khí để thở. Tôi và các bạn khóa 9 không kịp đến gần chỉ đứng xa xa nhìn Thầy, chúng tôi luôn thấy mình bé nhỏ trước Thầy giống như những cô học trò tỉnh lẻ ngày xưa. Hơn 40 năm rồi mới có cơ hội gặp lại, Thầy già đi rất nhiều nhưng vẫn còn dáng dấp uy nghi oai vệ của một Thầy Hiệu Trưởng.

 

   Tôi nhớ có đôi lần đọc bài viết trên mạng ngoquyen, Diệp Hoàng Mai kể những chuyến viếng thăm Thầy vào dịp lễ Tết hay có bạn bè ở xa về, những lúc ấy tôi thầm tiếc ước gì Hoàng Mai rũ tôi cùng đi. Hoàng Mai vô tình đâu biết tuy tôi học Ngô Quyền có 4 năm thất lục ngũ tứ, không được học với nhiều Thầy Cô nhưng riêng với Thầy Hiệu Trưởng tôi hân hạnh có được một kỹ niệm không bao giờ quên. Đó là năm tôi học lớp Đệ Tứ 3, lớp tôi có làm một cuốn Đặc San Xuân, thật ra cũng không lấy gì đặc sắc nhưng ếch ngồi đáy giếng mà, thấy người ta đi bán báo Xuân mình cũng tập tành đi bán báo, muốn vậy phải có giấy giới thiệu của Thầy Hiệu Trưởng mới có tư cách đem báo đi bán ở các trường bạn được. Đáng lẽ ra nhỏ Cúc (Thy Lệ Trang) là trưởng ban báo chí phải lên xin Thầy giấy giới thiệu nhưng không hiểu sao bạn đùn việc đó cho tôi, có lẽ vì tôi là trưởng lớp thường lên văn phòng lấy học bạ hay sổ đầu bài cho giáo sư hướng dẫn nên tôi thường gặp Thầy cô hơn. Nhiều lần tôi còn lén nán lại xem Thầy Hiệu Trưởng phạt mấy anh chị lớp đệ tam đệ nhị cái tội mặc đồng phục không nghiêm chỉnh. Mấy anh thì hay bướng bỉnh nghịch phá, mặc áo sơ mi không bỏ vào quần, mang dép lẹp xẹp kéo lê trên hành lang. Còn mấy chị thì duyên dáng điệu đà mặc áo dài trắng mỏng mà không mặc áo lá, Thầy nghiêm khắc bắt phải về nhà thay quấn áo chỉnh tề rồi mới cho vào lớp. Tôi thấy Thầy thường hay cầm cây roi mây nhịp nhịp nhưng chưa tận mắt thấy Thầy đánh học trò nào, các anh chị rất sợ Thầy nhưng không ghét, nhiều người gọi Thầy bằng “ Bố” nghe rất thân thương.

 

   Tôi thật lòng không nhớ đã trình bày với Thầy những gì về tác phẩm văn chương vụng về đầu tay của mình, chỉ nhớ lúc đó rất hồi hộp sợ Thầy cười rồi không cho phép. Nhưng sau một hồi lật qua lật lại cuốn báo mỏng manh, Thầy gật đầu. Tôi cầm tờ giấy có chữ ký của Thầy chạy như bay qua văn phòng đưa cho Thầy Cầm giám thị đóng dấu rồi phóng tuốt lên lớp khoe với các bạn. Lần đó Báo Xuân của Lớp Tứ 3 Ngô Quyền đã được giới thiệu đến tận các trường Gia Long, Trưng Vương. Sau nầy các bạn tôi vẫn nhắc kỹ niệm đi bán báo, riêng tôi không bao giờ quên ơn Thầy đã chắp cánh cho chúng tôi.

 

   Sáng nay Saigon mưa tầm tả, tin báo áp thấp nhiệt đới, bão lớn ngoài biển đông ảnh hưởng bầu trời thành phố lúc nào cũng âm u nặng trĩu nước. Tôi gọi điện thoại về cho các bạn khóa 9 ở Biên Hòa, Bạch Tuyết đi vắng, Mỹ Châu trả lời rằng chưa hay tin vì các bạn không xử dụng mạng internet, nhưng mưa gió quá chắc không đi Saigon thắp hương cho Thầy được, bạn nhờ tôi đại diện. Nhà Thầy không xa nhà tôi, sở dĩ tôi còn chút do dự vì không có ai cùng đi.

 

   Buổi trưa, Phạm thị Hữu Hạnh mail cho tôi bài thơ của chị Nguyễn thị Thêm viết tưởng nhớ Thầy Phạm Đức Bảo đọc rất cảm động. Hữu Hạnh hỏi tôi có đi viếng Thầy? Nghe như một lời thôi thúc, tôi không chần chừ nữa.

 

  Buổi chiều, tôi xếp sẵn cái áo mưa để vào giỏ xe Honda, bầu trời vẫn vần vũ mây đen không biết lúc nào sẽ trút nước xuống. Đi thì phải đi thôi. Nhà Thầy ở trong một con hẻm rộng, tôi đẩy xe vào chỗ gởi, thoáng nhìn thấy rất đông khách đến viếng hy vọng sẽ được gặp một vài anh chị cựu học sinh Ngô Quyền quen biết cho đỡ lạc lỏng, nhưng rất tiếc.

 

  Tôi lặng lẽ xếp hàng sau một toán người đứng chờ lần lượt vào thắp hương trước linh cửu của Thầy. Tôi đưa mắt nhìn lên di ảnh của Thầy trên bảng Cáo Phó rồi nhìn quanh những vòng hoa tang trang trọng của các đơn vị, tập thề, cá nhân kính viếng. Tôi thoáng thấy những người mặc tang phục tôi đoán là con trai, con gái, con rể của Thầy, tôi không nhìn thấy cô, tôi đoán cô đang nghĩ trong nhà.

 

  Đến lượt tôi vào làm lễ, thắp nén hương tôi thành tâm khấn nguyện, tin rằng Thầy sẽ chứng giám cho lòng thành kính của tôi, đại diện cho nhóm bạn khóa 9 Ngô Quyền nguyện cầu cho vong linh Thầy siêu thăng tịnh độ.

 

  Lễ xong một người mời tôi ra bàn ngồi uống nước, anh tự giới thiệu là con rể của Thầy, anh ân cần lịch sự tiếp chuyện tôi, tôi cũng xã giao vài câu thăm hỏi rồi cáo từ ra về vì trời chuyển mưa, mà mưa thật. Tôi về chưa đến nhà thì trời mưa to, cái áo mưa mỏng manh không bảo vệ được tôi may mà không bị nạn kẹt xe ngập đường nhưng cũng ướt như chuột lội nước. Tuy nhiên tôi không thấy lạnh lẽo, như có một cảm giác ấm áp an ủi tôi. Tôi bỗng nhớ đến lần đi viếng lễ tang cô Hà Bích Loan. Hồi đó tôi chưa có điều kiện theo dõi sinh hoạt gia đình Ngô Quyền trên mạng nên khi biết tin cô mất thì đã muộn . Dù vậy tôi cũng một mình tìm đến nhà cô (cảm giác nầy tôi cũng từng chia sẻ với các bạn trong một bài viết ). Hôm nay tôi cũng một mình nhưng tôi biết bên cạnh tôi luôn còn có các bạn khóa 9 dõi theo.

 

 Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên. Một lần nữa xin cung kính cúi đầu đưa tiễn Thầy Phạm Đức Bảo, Thầy Hiệu Trưởng của chúng ta.

 

   Saigon, chiều mưa tháng 10 năm 2016

            Bùi Thị Lợi

 

29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89396)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92311)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152691)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91851)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101266)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140276)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91441)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80501)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93949)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72998)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83996)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94538)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84515)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65341)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87642)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 80022)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89859)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84472)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91479)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97905)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.