Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p1)

28 Tháng Bảy 201610:46 CH(Xem: 19354)
GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p1)

Di sản văn học miền Nam (p1)

buigiangDù không dặn dò thì chỉ cầm cuốn sách nặng chịch cũng thấy được tâm huyết đổ vào đấy. Tôi vốn không ưa thich thơ, nhưng nhiều bài thơ đọc cũng muốn rơi vài giọt nước mắt.

“Mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ
Chiến tranh, thì cũng tựa phù vân.”

Trần Hoài Thư.

Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam,  qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng, đủ các thế hệ, già cũng như trẻ và đặc biệt các nhà văn mặc áo lính trước năm 1975.

Việc thu thập tài liệu trên là một thách đố cho bất cứ ai bởi vì chính sách truy diệt Văn hóa Mỹ-Ngụy hơn 40 năm trước.

Trong một bài viết: Sống lại dĩ vãng, Phạm Văn Nhàn có trích dẫn một câu chuyện khá cảm động, nhà thơ Viêm Tịnh ở Huế tình cờ tìm thấy nửa trang báo cũ của Khởi Hành, trong đó có đăng 3 bài thơ của ông, ông viết:

1 trang Khởi Hành. Nguồn: OntheNet

1 trang Khởi Hành. Nguồn: OntheNet

“Sau 1975, mình vào Saigon đi kiếm tiền ở khu nhà ga xe lửa cũ trên đường Lê Lợi, mình vào nhà vệ sinh công cộng ở bên hông nhà ga và thật mủi lòng thấy một nửa trang báo Khởi Hành rách bẩn có thơ của mình.”

[Trích Thư quán Bản Thảo, chủ đề “Khởi Hành và tôi”, số 12, tháng 12, 2014) Thư của nhà thơ Viêm Tịnh tư Huế.]

Thêm một bằng chứng hiển nhiên và hùng hồn là sau khi cho đăng lại các số Tập san Đại Học của Viện Đại học Huế, đã được số hóa, thì bất ngờ DCVOnline.net nhận được thư của ông Dương Đức Hưng, BTV chính của Tạp chí Khoa học Đại Học Huế, liên lạc và ngỏ ý muốn có toàn bộ Tâp san Đại Học Huế đã số hoá để dùng làm tài liệu trong dịp 60 năm thành lập Viện Đại Học Huế (1957-2017).

DCVOnline không thoả mãn yêu cầu của ông Dương Đức Hưng, và vẫn tiếp tục phổ biến Tập san Đại Học hàng tuần cho bạn đọc toàn cầu.

Xin tài liệu của Tạp chí Đại Học Huế cần được ghi nhận là việc có nhiều ý nghĩa. Trong đó cũng có một điểu rất là vô lý và trái khoáy!

Đại Học Huế đúng ra phải lưu trữ ít lắm cũng vài ấn bản của toàn bộ tập san. Không lẽ hiện nay thư viện của Đại học Huế không có được một ấn bản nào của Tập san Đại Học? Và có lẽ cả cái thành phố Huế cũng không còn một ai lưu trữ được một số báo nào cũng nên?

Trung tâm học liệu Đại học Huế Khánh thành vào tháng 6/2004, diện tích sử dụng trung tâm học liệu ĐH Huế là 6.100m2. Với không gian rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất hiện đại, 500 máy tính luôn sẵn sàng phục vụ, thư viện là nơi lý tưởng để các bạn sinh viên học tập. Tổng số sách hiện có tại đây là 14.449 tên/50.769 bản; trong đó 3286 tên/3610 bản sách tiếng nước ngoài; 568 tên báo, tạp chí (85 tên báo, tạp chí nước ngoài). Nguồn: thuvien.uit.edu.vn

Trung tâm học liệu Đại học Huế
Khánh thành vào tháng 6/2004, diện tích trung tâm học liệu ĐH Huế là 6.100m2. Cơ sở vật chất hiện đại, 500 máy tính. Tổng số sách hiện có tại đây là 14.449 tên/50.769 bản; trong đó 3286 tên/3610 bản sách tiếng nước ngoài; 568 tên báo, tạp chí (85 tên báo, tạp chí nước ngoài). Nguồn: thuvien.uit.edu.vn

Bao lớp sóng phế hưng của những biến động chính trị dồn dập xảy ra cho Huế! Một thành phố có tiếng là đất văn vật, với thành quách, đền đài cung điện mà một phần hồn của Huế xem ra cũng không giữ được? Huế đã chết, quá khứ của nó bị chôn vùi mà cái hiển hiện chỉ là cái bề ngoài không che đậy được. Huế bị vùi dập đến nỗi khi cần tài liệu của Huế người ta phải cầu cứu đến một tờ báo điện tử ở hải ngoại cung cấp cho Đại Học Huế?

Đó có phải là hệ quả của nền văn hoá đốt cháy, đập bỏ của những người “thắng cuộc”?

Mối liên hệ chóng vánh của tôi với ông Dương Đức Hưng, qua thư do DCVOnline chuyển, trở thành nguội lạnh khi tôi nhắc khéo ông là nếu có xử dụng tài liệu của Tạp chí Đại Học thì nên cố gắng trung thực được chừng nào hay chừng ấy. Ông Hưng – một tiến sĩ về chủ nghĩa Mac-Lênin – đâm ra mất bình tĩnh lên giọng cán bộ dạy dỗ tôi và chấm dứt liên lạc.

Điều đó càng đem lại cho tôi một niềm tin sắc bén rằng, dầu các nhà văn và tác phẩm của họ đã bị xóa sổ sau 30 tháng 4, 1975, việc giới thiệu lại mảng văn học miền Nam là một điều nên và cần làm.

Nếu không làm bây giờ thì sẽ quá trễ.

Nhiều nỗ lực ở hải ngoại của một số nhà xuất bản sau 1975 như Xuân Thu, Đại Nam cũng là một điều khích lệ mặc dầu những nỗ lực đó để phục vụ mục đích thương mại. Tuy nhiên, sinh hoạt xuất bản này bị khựng lại ví do số lượng người đọc được tiếng Việt mỗi ngày một suy giảm,

Trong nước, hiện có một xu hướng tìm về do những người hiểu chuyện như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và của một số nhà xuất bản đã làm. Họ cho in lại một số tác phẩm của nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mộng Giác, các tác phẩm sử học của Tạ Chí Đại Trường, v.v.

Tuy nhiên, đó cũng vẫn chỉ là công việc muối bỏ biển.

Ngoài nước, Phạm Thị Hoài là người đã nghĩ đến việc này và hàng loạt tài liệu về văn học miền Nam đã được in, trích đăng lại trên Talawas. Rất tiếc, công trình đó bị bỏ dở. Vì một lý do nào đó, Phạm Thị Hoài đã phải đóng cửa Diễn Đàn Talawas để lại sự tiếc nuối của nhiều người, trong đó có tôi.

Hiện nay có một nỗ lực ngoài sức người của nhà văn Trần Hoài Thư. Ông được nhóm bạn bè – như Hồ Thanh Tâm, Đặng Kim Côn, Nguyễn Hoàng Quân, Phạm Văn Nhàn, Nguyên Minh, Lại Quảng Nam, Thành Tôn, Thu Hương (Seattle), Nguyễn Thị Hải Hà, anh chị Lệ Uyên, cô T.H, Ngô Kim – tiếp tay.

Thư Quán Bản Tháo số 61. Nguồn: www.banvannghe.com

Thư Quán Bản Tháo số 61. Nguồn: www.banvannghe.com

Kỷ niệm đầu tiên giữa tôi và ông Trần Hoài Thư là một ngày tháng nọ, đã lâu, một học trò ở Philadelphia gửi cho tôi một tuyển tập thơ đồ sộ, Thơ miền Nam thời chiến (sách in năm 2006, dày 818 trang với 263 nhà thơ với lời dặn dò, Kính tặng thầy để tham khảo để thấy công lao của anh Thư.

Dù không dặn dò thì chỉ cầm cuốn sách nặng chịch cũng thấy được tâm huyết đổ vào đấy. Tôi vốn không ưa thich thơ, nhưng nhiều bài thơ đọc cũng muốn rơi vài giọt nước mắt.

“Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con
cũng đem chiếc áo lành ra mặc
cũng ăn một bữa cơm cho no
cũng ngủ một giấc trên giường, trên chiếu
khổ đau lúc này mẹ gói trong mơ.”

(Hồ Minh Dũng, “Đêm Giáng sinh”)

Và một Nguyễn Bắc Sơn quen thuộc trong bài Căn bệnh thời chiến:

“Mày gửi một chân ngoài trận mạc
Mang về cho mẹ một bàn chân
Mẹ già khóc đến mù hai mắt
Đời tàn theo lứa tuổi thanh xuân.”

Chưa bao giờ tôi thấy một tập thơ in một cách ‘rất tiểu công nghệ’, phải xỏ chỉ, xuyên kim tùng mũi một như thế; nhìn sách là biết công khó của nhà/người xuất bản.

Sau này được biết ông gom tiền mua một vài máy in, máy cắt, v.v. đặt ở ngay tầng hầm dưới nhà. Ông mày mò nhờ bạn bè trong nước kiếm tài liệu, cùng với chị Yến, vợ ông, tìm thêm tài liệu tại thư viện đại học Cornell.

Tìm được tài liệu, về nhà lóc cóc đánh máy, in ấn một mình.

Vậy mà ông đã in được bốn tuyển tập, dày hơn 2000 trang với gần 200 nhà văn đủ loại. Gửi cho bạn bè bằng bưu điện đi khắp nơi thì tiền bưu điện đắt gấp đôi tiền giấy mực. Ông vẫn tiếp tục gửi, tiếp tục làm việc như người lên đồng. Chưa hề thấy lần nào ông ngửa tay xin tiền bạn bè. Ai gởi thì ông nhận. Chỉ thế thôi.

Và đây, xin ghi lại một cảm tưởng của một người đã có chuyện được in lại:

“Sau 34 năm thất lạc, giờ mới nhận lại được đứa con tinh thần tên ‘Thăm viếng’. Thật sự cũng cảm thấy mừng mừng tủi tủi, lại chạnh lòng thương nhớ những đứa con khác mà mình đã chôn vội chôn vàng xuống lòng đất sau 30-4-1975.”

(Trích Âu Thị Phục An, tác giả Thăm viếng, tập I).

Ở đây, phải được phép để nói về hoàn cảnh của ông, mà tôi chợt nghĩ và so sánh đến câu chuyện Con chó vàng của nhà văn Nguyên Hồng thời tiền chiến. Vợ ông, chị Yến đau nặng, mất khả năng tự lập. Mình ông hầu vợ, cơm bưng nước rót, rửa ráy tắm giặt – một tay ông. Còn chút thì giờ rảnh rang thì ông lại chui xuống hầm dưới nhà, loay hoay in ấn.

Và trong những ngày tháng sắp tới, những sưu tầm của ông sẽ được DCVOnline.net phổ biến rộng rãi khắp nơi, nhất là để đến với bạn đọc trong nước.

Phần riêng, tôi mong ông tiếp tục làm việc mà thời gian của ông cũng được đong đếm từng ngày vì đau ốm bệnh tật. Nếu bạn đọc còn thiết tha đến văn học miền Nam, muốn có tác phẩm bằng giấy in, xin liên lạc với ông ở địa chỉ, tranhoaithu@verizon.net

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

27 Tháng Hai 2015(Xem: 25865)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23712)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26762)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28437)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28894)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28467)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31732)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27107)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25677)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 28976)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25735)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28315)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23059)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27198)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 25219)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 33978)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21553)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19086)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21292)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 26938)
Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.