Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI THƠ

23 Tháng Giêng 201511:31 CH(Xem: 33979)
Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI THƠ

TRỞ VỀ TUỔI THƠ

tuổi thơ

 

Con người thường làm chuyện rất ngược ngạo.

Thí dụ như lúc còn nhỏ thì mình muốn thành người lớn. Khi lớn tuổi và về già lại thèm trở về tuổi thơ.

 

Hồi nhỏ nhóm con gái tụi tôi hay thích chơi trò mẹ con. Tôi nhớ như in mấy đứa rủ nhau ra sau vườn, trải chiếc chiếu dưới gốc cây dừa và tập làm nhà, nấu ăn và làm người lớn.

 

Tóc cụt ngủn (Ba tôi cắt tóc húi cua như mấy anh trai cho tôi) cho nên tôi lấy khăn đội đầu của má, (có khi cái khăn tắm) lấy thun cột một đầu túm lại và đội lên đầu. Chiều dài cái khăn là mớ tóc xỏa dài tha thướt. Cứ tưởng tượng đi niềm ước mơ con gái. Tôi vuốt chiều dài khăn rồi lấy lược chảy trân trọng, nâng niu như má tôi chải mái tóc của mình. Điệu đà hơn, mượn nhờ cái kẹp của chị Bé tôi kẹp nửa phần cái khăn, tưởng tượng như tóc kẹp xệ của mấy cô con gái nhà giàu. Khi chơi trò mẹ con được làm má, tôi búi cái khăn như má búi tóc để làm người lớn.

Mấy đứa chia phiên nhau để được làm má. Làm má được quyền sai con làm cái này, cái nọ. Được đi chợ và được bồng con cho con bú.

 

Ui chao cái thuở thơ ngây thật nhiều tưởng tượng. Nhà quê làm gì có búp bê để làm baby. Chúng tôi lấy cái gối nhỏ, quấn ngoài cái khăn để làm con. Cũng ôm con rồi giả bộ kéo áo lên đưa con vào cho bú. Cũng "Bú no! Má thương em nghen!. " hay" Giỏi nghen! Bú no, má còn đi chợ".

 

Lấy một cái khăn dài, dùng dây cột hai đầu cái khăn làm võng. Cột võng giữa nhánh ổi và nhánh mận sau vườn. Khe khẻ đặt em bé xuống. Đong đưa võng và ru cho em bé ngủ. Xong lấy cái nón lá đội đầu ỏng ẹo la to:

- Tám ơi! con chừng em cho má đi chợ nghe con!.

Con Tám dạ lên một tiếng thật to rồi đưa tay lắc võng. Có lúc lắc mạnh quá văng em bé ra ngoài cái bịch. Có bữa tuột dây cột, võng sút ra, em bé rớt xuống đất nằm một đống.

Đi vòng vòng lượm mớ lá ổi, lá chùm ruột, lá mận rồi trở vào. Con Tám, con Thơ la lớn:

-Má đi chợ dìa rồi nè.

Thế là lấy ra cho mỗi đứa ít lá. Tụi nó làm bộ ăn rồi khen "Bánh má mua ngon quá, ngon quá."

Rồi mấy đứa làm bộ vô bếp nấu ăn.

Thỉnh thoảng con Tám chạy lên đu đưa võng. Nó nói "Em còn ngủ say lắm má ơi! "

Bếp là 3 cục gạch bị bể châu lại. Nồi niêu là mấy miếng miễng sành. Thức ăn là lá mận, lá ổi, lá khế v.v... Thịt là mấy cục sạn lượm trong vườn.

Nấu ăn xong cũng làm bộ ngồi ăn, hít hà khen ngon. Vui lắm.

 

Có lẽ đứa con gái nào bản năng cũng muốn làm mẹ nên những trò chơi luôn có sự chăm sóc, yêu thương của một người má giỏi giang. Không phải chỉ ở VN và những con bé nhà quê mới có những ước mơ như thế. Bên này, bầy cháu ngoại gái tôi cũng vậy. Có hôm, đứa con gái tôi đi ngang phòng Shannie. Nghe nó gọi: "Má! Má" Con tôi lật đật chạy vào: " Gì đó con?" Nó bẽn lẽn nói "Con kêu chị Hai. Tụi con đang chơi Má, con" 

Và như thế, đứa bé gái vào đời với bản năng làm mẹ. Một bà mẹ tần tảo, quán xuyến và hết lòng vì gia đình, con cái.

 

Tôi đã vượt qua cái trò chơi trẻ con và biến nó thành sự thật. Không còn làm bộ đi chợ, nấu ăn mà bôn ba vì miếng cơm manh áo. Không còn cột cái võng giữa hai nhánh cây mà cái võng đó đã cột vào đời, vào cánh tay để ôm con và chăm sóc chúng trưởng thành.

 

Bây giờ con cái đã thành nhân. Mỗi đứa đi mỗi nơi, ngồi nhìn lại quá khứ lại ước ao trở về tuổi nhỏ vô tư. 

 

Cháu tôi bây giờ nó có nhiều đồ chơi mà ngày xưa tôi không thể nào tưởng tượng nỗi. Mỗi đứa có một phòng riêng trong khi ngày xưa mấy anh em nằm chung với má trên bộ ván. Trên chiếc giường nệm thật đẹp chúng có thật nhiều búp bê ngủ chung. Những con búp bê thật xinh xắn, tên tuổi là những nhân vật của các bộ phim Disney. Chiếc gối nằm là chiếc gối có in hình công chúa Bạch Tuyết với 7 chú lùn. Chúng có điều kiện để ước mơ bay cao và hiện thực hơn. Ước mơ có thể làm nghị sĩ, dân biểu, bác sĩ, luật sư. Còn chúng tôi ngày xưa mấy hình ảnh đó xa xôi quá, lạ lùng quá, cao siêu quá như chuyện Hằng Nga và Chú Cuội. Ước mơ của chúng tôi là được làm người lớn đi chợ nấu cơm, làm Mẹ chăm sóc con hay nhiều lắm là làm cô giáo dạy học là cùng.

 

Chiều nay, ngồi nhìn các cháu vào google search bài làm homework. Tôi lại nghĩ đến mình ngày xưa. Ngày xưa làm gì tôi dám nghĩ đến một cây bút máy. Tôi chỉ có một cây viết lá tre, mực chấm đôi khi phải làm bằng hột rau mồng tơi. Đôi khi ngòi bút tà đầu phải bẻ cho nó cong lại để nét chữ nhỏ bớt. Vở viết xong thì phải dùng giấy chậm, chậm liền để khỏi bị lem. Ôi! nếu tôi kể cho cháu tôi nghe, nó không thể nào tin nổi có một thời kỳ cổ xưa như thế.

 

Thế mà mấy chục năm sau, tôi có thể hiện diện nơi này, một nơi văn minh và nhiều phương tiện hiện đại. Tôi lại nghĩ đến má tôi. Nếu bây giờ má đứng trước mặt tôi. Tôi dùng Ipad chụp hình rồi quay phim bà. Chắc bà hết hồn giật mình bỏ chạy.

Ha ha! cuộc sống thay đổi nhanh quá. Lạ quá. Không thể tưởng tượng nỗi.

Tôi chợt nghĩ đến những mơ ước của mình mà cười một mình. 

Con bé cắt tóc con trai, mặc đồ con trai, đứng trước bao nhiêu học sinh hô: "Nghỉ, Nghiêm, Chào cờ" lại hiện ra trước mắt. Thời gian qua nhanh quá, con bé ấy giờ là một bà già, sống ở một nơi không phải VN. Bà già thỉnh thoảng ngồi lặng yên nhìn rặng núi sau nhà mà nhớ về quê hương.

 

Mái tóc ngày xưa bị ba cắt húi cua. Mái tóc giả bằng cái khăn rằn của má. Rồi mái tóc thề của thời nữ sinh Trung Học. Mái tóc cột cao của cô giáo đứng lớp. Mái tóc rối bời túm lại bằng kẹp để lao động nông trường. Mái tóc ấy bây giờ mỏng manh, xơ xác theo tuổi tác. Tất cả, tất cả là một vòng quay tự nhiên của tạo hóa để  nhân loại trường tồn theo luật tử sinh.

 

Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm. Trò chơi đứng trước những thử thách của tuổi già và bệnh tật. Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.

 

Nguyễn thị Thêm.

22/01/15

 

 

27 Tháng Hai 2015(Xem: 20255)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 25865)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23712)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26762)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28438)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28897)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28467)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31733)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27107)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25678)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 28979)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25736)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28318)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23062)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27198)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 25221)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21556)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19088)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21296)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 26943)
Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.