Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - MÁ ƠI!

10 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 15674)
Hoàng Duy Liệu - MÁ ƠI!

Má ơi!

ma_con-large-content

Hômnay thằng Cu Lửa không đi tắm biển sớm mà cũng chẳng ra ngồi ngoài đầu xóm càphê cà pháo với bà con cô bác. Nó bỏ nguyên một ngày lòng vòng bên Má.

-Con kéo cái cục gạch bên trái ra, má dấu trong đó.

Mánó thều thào.

CuLửa trố mắt nhìn những tờ giấy bạc được cuộn tròn quấn bằng dây thung rớt ra từtrong lòng viên gạch rổng ruột.

-Nhiều quá Má! Nó la lên

-Ừ, tiền mày cho má để dành đó. Con đếm qua bên phải 5 viên rồi đếm xuống 4 viênrút ra coi có cái gì ở trỏng hông.

À, đây là chỗ bả để dành vàng. Giờ thì nó đã hiểu tại sao khi xây nhà mới má nócứ nằng nặc bắt phải thiết kế cái phòng của bả theo kiểu có tường bằng gạch đỏnhư mấy cái biệt thự cổ ở Đà Lạt.



Tộinghiệp má thằng Cu Lửa, mấy tuần trước đang đi lang thang trên bải biển gần nhàtự dưng ngã khụy xuống dập sống lưng bây giờ phải nằm đó mà rên. Ba bốn năm vểtrước nó có mua cho má cái xe đẩy giúp cho người già đi lại an toàn nhưng má nókhông dùng được. Hỏi ra thì :

-Ở đây đâu có lề đường mà đẩy con?

-Ờ há !

Thấycó nó về bả mừng lắm, dù sao thì cũng có thể nhờ nó coi lại mấy cái hầm bí mậtcất dấu của cải một đời chắt chiu. Nó đã già nên chắc không chôm của bả.

Kêulà thằng Cu nhưng nó cũng đã lớn tuổi rồi, hơn sáu mươi đầu râulang thang vài sợi bạc. Có điều khi nào về đây trong cái phòng này nó vẫn làthằng Cu Lửa của Má, cái thằng con ưa đi lang thang từ thuở mới chập chửng bướcđi rồi ngủ quên trong một xó tối nào đó làm cho má phải bao lần khóc lóc váivan tìm kiếm lệ nhỏ quanh nhà. Nó vẫn còn ưa đi nhưng nó đã vềvà Má nó vẫn còn đây. Cho dù là nằm một chỗ.

0o0

Đặtmấy viên gạch ngay ngắn về lại chỗ cũ Cu Lửa đến ngồi bên giường bóp chân choMá. Hai cái chân cà khỏng cà khiu. Nó thấy tay mình run run . Má già theo từngsợi gân xanh.

Nhìnthấy mất tờ giấy cũ mèm ngã màu vàng ố ló ra từ dưới cái gối nó kéo ra xem.Trời! Má còn giữ mấy cái này sao? Những tờ giấy quảng cáo của mấy gánh cảilương được phát ra từ chiếc xe lam quảng cáo của rạp hát Biên Hùng kèm theotiếng đánh thùng thùng vang khắp ngõ vọng về bên tai.

Đâyrồi hình chị Thanh Nga, chị Út Bạch Lan luôn cả chị Bạch Tuyết lẫn anh ThànhĐược mang hia đội mũ lờ mờ hiện lên trên từng trang giấy cũ . Lại có thêm mộttờ quảng cáo Đại nhạc hội có hình của chị Kim Loan và ông Tùng Lâm, anh HùngCường cùng chị Mai Lệ Huyền … những tài danh năm cũ thân thương, chỉ nghe quacái tên là đã có cái niềm thương nhớ tháng năm ngày đó ngậptràn.

Lúctrước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủthứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồcũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.

Ngướcmắt lên thấy má đã thấm thuốc đang chìm dần vào giấc ngủ Cu Lửa mang xấp giấyra ngồi bên bàn vuốt nhẹ từng tờ như rờ vào quá khứ. Cái thời nắm vạt áo dàilon ton lúp xúp theo má đi coi cải lương.

Nóicho đúng ra thì má coi cải lương còn nó thì ngồi mút cà rem mà ngắm người tađánh kiếm múa đao khóc rên ầm ỉ, tới đoạn nào máu đổ đầu rơi sợ quá ôm chầm lấymá nhưng mắt dẫn hí hí dòm. Có tiếng sụt sùi hỉ mủi hòa theo đôi lời the thénguyền rủa của ai đó vang lên theo từng cảnh diễn trên sân khấu .

Nhànó thuở xưa ở ngay phía sau rạp hát Biên Hùng trên con đường nhỏ chạy thẳng vôga xe lữa trong tỉnh lỵ Biên Hòa, một tỉnh nhỏ an bình bên dòng sông Đồng Naikề cận thủ đô Sài Gòn. Bà con trong tỉnh hầu như đều quen biết nhau qua nhữngliên hệ gia đình hay làm ăn buôn bán. Mấy đứa con nít thời đó hể ra khỏi nhà làcứ phải khoanh tay cúi đầu chào hỏi mệt bở hơi tai. Đi coi cải lương hay đạinhạc hội là một điều trọng đại chẳng những với má con nó mà còn là niềm vuichung của cả tỉnh thành ngày đó nhứt là mấy bà già như má nó. Nónhớ hôm nào khi ngồi uống cà phê với anh Lê Văn Đông ở San Joseanh còn kể cho nó nghe cái nỗi khỗ phải ì ạch đạp xe chở bàgià đi coi hát mà sợ gặp phải mấy đứa con gái trong trường. Quê thấymẹ.

-Bây giờ anh muốn chở Má đi coi cải lương nữa không? Nó hỏi.

Anh Đôngbuồn buồn:

-Ngày mấy lần cũng được.

Haianh em dường như muốn khóc.

Bắtđầu từ khi chiếc xe đò lòe loẹt xanh đỏ đủ màu vừa ngừng ngay phía sau rạp hátlà lũ con nít trong xóm đã thập thò bu quanh chỉ chỏ, còn mấy chị cùng mấy bàmá thì vừa ngồi lặt rau hay nhổ lông gà mà bình luận suy đoán đủ thứ hầm bàlằng.

-Kỳ này chắc họ diễn tuồng Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài

-Con thích coi chị Thanh Nga đóng vai …

-Tao khoái Dũng Thanh Lâm đóng với Bạch Tuyết hơn Thành Được …

-Ông Hùng Cường đẹp trai hơn !

Mấytên nhóc thì đua nhau mè nheo:

-Con đi nha Má!

-Em đi với nha chị!

Đứađược hứa thì nhảy tưng tưng hí hởn chạy khoe lung tung, đứa bị nạt bắt ở nhàthì vùng vằng bỏ ra bụi chuối sau hè ngồi khóc tỉ tê than thân trách phận rằngthì là sao tui khỗ quá trời!… Tui muốn đi coi chị Thanh Nga...

ThằngCu Lửa không bao giờ phải ra bụi chuối , nó vừa khóc vừa đấm thùm thụp sau lưngchị Gấm cho đến khi chị phải đi thay áo vì ngứa thì cũng là lúc má nó đầu hàng:

-Ừ thì đi. Mày đi lượm giấy quảng cáo đi .

Cònnỗi mừng nào hơn nó dọt nhanh ra cửa xém đụng cô Như Ý ở xéo phía trước cửađang cầm nón lá bước vô nhà:

-Chị Mười ơi! Đi bỏ hụiiiii ....

Khônghiểu sao chứ hồi xưa nó sợ cô Như Ý lắm mặc dù cổ hiền queo, lúc nào cũng ănmặc chỉnh tề nhỏ nhẹ từng tiếng nói. Chắc tại cổ có cái nhà bự nhứt conđường lúc nào cũng đóng kín mấy cái cửa gỗ phía đàng trước sau cái sânrộng đầy cây trái. Tụi nhóc con ưa quậy phá đủ chỗ nhưng không bao giờ dám chuivô sân nhà đó. Có lẽ cái vẻ đàng hoàng trang nghiêm của căn nhà làm mấy thằngbé con thụt vòi. Má nói giờ cổ đã đi tu. Sao Má không đi cho cóbạn? Má nói:

-Tao còn phải ở nhà trông chừng Ba mày.

Ừhá. Ba nó giờ gần chín chục đâm ra lẩn thẩn quên hết chuyện đời,mới hôm qua ổng hỏi nó mày ở bển có thường hay gặp thằng CuLửa con tao hay không? Tao nhớ nó quá.

Sángsáng ổng thường hay vô phòng Má ngó bà già bị trật xương nằm một chỗmà hỏi:

-Sao bà chưa đi chợ? Tui còn phải đi vô phi trường. Hình như hôm naycó đánh lớn ở đâu đó.
Cái kim đồng hồ của ổng đã dừng ngay lúc bảy mươi lăm. Nhữngchuyện gì sau đó ổng không còn hay là không muốn biết tới nữa.

Đưatay nhẹ khép cánh cửa Cu Lửa ôm xấp giấy quảng cáo cải lương leo lên xe Hondarồ máy chạy ra ngoài phố. Nó muốn ra tiệm mượn máy vi tính làm cho má nó cáiPower Point Presentation để bả có thể nằm coi mấy tấm giấy này trên ti vithoải mái. Chơi đệm vô luôn cho bả mấy bài ca vọng cổ nữa,nó đắc ý rồ ga cái xe giựt nhổng đầu làm cho nó hếthồn xanh lè cái mặt xém kêu lên hai tiếng:

-Má ơi !

Hoàng Duy Liệu

(Vũng Tàu 2014)

29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89204)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92207)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152609)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91782)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101172)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140046)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91135)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80331)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93714)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72930)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83803)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94472)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84411)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65284)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87467)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79943)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89815)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84377)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91377)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97667)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.