Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - MÁ ƠI!

10 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 15672)
Hoàng Duy Liệu - MÁ ƠI!

Má ơi!

ma_con-large-content

Hômnay thằng Cu Lửa không đi tắm biển sớm mà cũng chẳng ra ngồi ngoài đầu xóm càphê cà pháo với bà con cô bác. Nó bỏ nguyên một ngày lòng vòng bên Má.

-Con kéo cái cục gạch bên trái ra, má dấu trong đó.

Mánó thều thào.

CuLửa trố mắt nhìn những tờ giấy bạc được cuộn tròn quấn bằng dây thung rớt ra từtrong lòng viên gạch rổng ruột.

-Nhiều quá Má! Nó la lên

-Ừ, tiền mày cho má để dành đó. Con đếm qua bên phải 5 viên rồi đếm xuống 4 viênrút ra coi có cái gì ở trỏng hông.

À, đây là chỗ bả để dành vàng. Giờ thì nó đã hiểu tại sao khi xây nhà mới má nócứ nằng nặc bắt phải thiết kế cái phòng của bả theo kiểu có tường bằng gạch đỏnhư mấy cái biệt thự cổ ở Đà Lạt.



Tộinghiệp má thằng Cu Lửa, mấy tuần trước đang đi lang thang trên bải biển gần nhàtự dưng ngã khụy xuống dập sống lưng bây giờ phải nằm đó mà rên. Ba bốn năm vểtrước nó có mua cho má cái xe đẩy giúp cho người già đi lại an toàn nhưng má nókhông dùng được. Hỏi ra thì :

-Ở đây đâu có lề đường mà đẩy con?

-Ờ há !

Thấycó nó về bả mừng lắm, dù sao thì cũng có thể nhờ nó coi lại mấy cái hầm bí mậtcất dấu của cải một đời chắt chiu. Nó đã già nên chắc không chôm của bả.

Kêulà thằng Cu nhưng nó cũng đã lớn tuổi rồi, hơn sáu mươi đầu râulang thang vài sợi bạc. Có điều khi nào về đây trong cái phòng này nó vẫn làthằng Cu Lửa của Má, cái thằng con ưa đi lang thang từ thuở mới chập chửng bướcđi rồi ngủ quên trong một xó tối nào đó làm cho má phải bao lần khóc lóc váivan tìm kiếm lệ nhỏ quanh nhà. Nó vẫn còn ưa đi nhưng nó đã vềvà Má nó vẫn còn đây. Cho dù là nằm một chỗ.

0o0

Đặtmấy viên gạch ngay ngắn về lại chỗ cũ Cu Lửa đến ngồi bên giường bóp chân choMá. Hai cái chân cà khỏng cà khiu. Nó thấy tay mình run run . Má già theo từngsợi gân xanh.

Nhìnthấy mất tờ giấy cũ mèm ngã màu vàng ố ló ra từ dưới cái gối nó kéo ra xem.Trời! Má còn giữ mấy cái này sao? Những tờ giấy quảng cáo của mấy gánh cảilương được phát ra từ chiếc xe lam quảng cáo của rạp hát Biên Hùng kèm theotiếng đánh thùng thùng vang khắp ngõ vọng về bên tai.

Đâyrồi hình chị Thanh Nga, chị Út Bạch Lan luôn cả chị Bạch Tuyết lẫn anh ThànhĐược mang hia đội mũ lờ mờ hiện lên trên từng trang giấy cũ . Lại có thêm mộttờ quảng cáo Đại nhạc hội có hình của chị Kim Loan và ông Tùng Lâm, anh HùngCường cùng chị Mai Lệ Huyền … những tài danh năm cũ thân thương, chỉ nghe quacái tên là đã có cái niềm thương nhớ tháng năm ngày đó ngậptràn.

Lúctrước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủthứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồcũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.

Ngướcmắt lên thấy má đã thấm thuốc đang chìm dần vào giấc ngủ Cu Lửa mang xấp giấyra ngồi bên bàn vuốt nhẹ từng tờ như rờ vào quá khứ. Cái thời nắm vạt áo dàilon ton lúp xúp theo má đi coi cải lương.

Nóicho đúng ra thì má coi cải lương còn nó thì ngồi mút cà rem mà ngắm người tađánh kiếm múa đao khóc rên ầm ỉ, tới đoạn nào máu đổ đầu rơi sợ quá ôm chầm lấymá nhưng mắt dẫn hí hí dòm. Có tiếng sụt sùi hỉ mủi hòa theo đôi lời the thénguyền rủa của ai đó vang lên theo từng cảnh diễn trên sân khấu .

Nhànó thuở xưa ở ngay phía sau rạp hát Biên Hùng trên con đường nhỏ chạy thẳng vôga xe lữa trong tỉnh lỵ Biên Hòa, một tỉnh nhỏ an bình bên dòng sông Đồng Naikề cận thủ đô Sài Gòn. Bà con trong tỉnh hầu như đều quen biết nhau qua nhữngliên hệ gia đình hay làm ăn buôn bán. Mấy đứa con nít thời đó hể ra khỏi nhà làcứ phải khoanh tay cúi đầu chào hỏi mệt bở hơi tai. Đi coi cải lương hay đạinhạc hội là một điều trọng đại chẳng những với má con nó mà còn là niềm vuichung của cả tỉnh thành ngày đó nhứt là mấy bà già như má nó. Nónhớ hôm nào khi ngồi uống cà phê với anh Lê Văn Đông ở San Joseanh còn kể cho nó nghe cái nỗi khỗ phải ì ạch đạp xe chở bàgià đi coi hát mà sợ gặp phải mấy đứa con gái trong trường. Quê thấymẹ.

-Bây giờ anh muốn chở Má đi coi cải lương nữa không? Nó hỏi.

Anh Đôngbuồn buồn:

-Ngày mấy lần cũng được.

Haianh em dường như muốn khóc.

Bắtđầu từ khi chiếc xe đò lòe loẹt xanh đỏ đủ màu vừa ngừng ngay phía sau rạp hátlà lũ con nít trong xóm đã thập thò bu quanh chỉ chỏ, còn mấy chị cùng mấy bàmá thì vừa ngồi lặt rau hay nhổ lông gà mà bình luận suy đoán đủ thứ hầm bàlằng.

-Kỳ này chắc họ diễn tuồng Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài

-Con thích coi chị Thanh Nga đóng vai …

-Tao khoái Dũng Thanh Lâm đóng với Bạch Tuyết hơn Thành Được …

-Ông Hùng Cường đẹp trai hơn !

Mấytên nhóc thì đua nhau mè nheo:

-Con đi nha Má!

-Em đi với nha chị!

Đứađược hứa thì nhảy tưng tưng hí hởn chạy khoe lung tung, đứa bị nạt bắt ở nhàthì vùng vằng bỏ ra bụi chuối sau hè ngồi khóc tỉ tê than thân trách phận rằngthì là sao tui khỗ quá trời!… Tui muốn đi coi chị Thanh Nga...

ThằngCu Lửa không bao giờ phải ra bụi chuối , nó vừa khóc vừa đấm thùm thụp sau lưngchị Gấm cho đến khi chị phải đi thay áo vì ngứa thì cũng là lúc má nó đầu hàng:

-Ừ thì đi. Mày đi lượm giấy quảng cáo đi .

Cònnỗi mừng nào hơn nó dọt nhanh ra cửa xém đụng cô Như Ý ở xéo phía trước cửađang cầm nón lá bước vô nhà:

-Chị Mười ơi! Đi bỏ hụiiiii ....

Khônghiểu sao chứ hồi xưa nó sợ cô Như Ý lắm mặc dù cổ hiền queo, lúc nào cũng ănmặc chỉnh tề nhỏ nhẹ từng tiếng nói. Chắc tại cổ có cái nhà bự nhứt conđường lúc nào cũng đóng kín mấy cái cửa gỗ phía đàng trước sau cái sânrộng đầy cây trái. Tụi nhóc con ưa quậy phá đủ chỗ nhưng không bao giờ dám chuivô sân nhà đó. Có lẽ cái vẻ đàng hoàng trang nghiêm của căn nhà làm mấy thằngbé con thụt vòi. Má nói giờ cổ đã đi tu. Sao Má không đi cho cóbạn? Má nói:

-Tao còn phải ở nhà trông chừng Ba mày.

Ừhá. Ba nó giờ gần chín chục đâm ra lẩn thẩn quên hết chuyện đời,mới hôm qua ổng hỏi nó mày ở bển có thường hay gặp thằng CuLửa con tao hay không? Tao nhớ nó quá.

Sángsáng ổng thường hay vô phòng Má ngó bà già bị trật xương nằm một chỗmà hỏi:

-Sao bà chưa đi chợ? Tui còn phải đi vô phi trường. Hình như hôm naycó đánh lớn ở đâu đó.
Cái kim đồng hồ của ổng đã dừng ngay lúc bảy mươi lăm. Nhữngchuyện gì sau đó ổng không còn hay là không muốn biết tới nữa.

Đưatay nhẹ khép cánh cửa Cu Lửa ôm xấp giấy quảng cáo cải lương leo lên xe Hondarồ máy chạy ra ngoài phố. Nó muốn ra tiệm mượn máy vi tính làm cho má nó cáiPower Point Presentation để bả có thể nằm coi mấy tấm giấy này trên ti vithoải mái. Chơi đệm vô luôn cho bả mấy bài ca vọng cổ nữa,nó đắc ý rồ ga cái xe giựt nhổng đầu làm cho nó hếthồn xanh lè cái mặt xém kêu lên hai tiếng:

-Má ơi !

Hoàng Duy Liệu

(Vũng Tàu 2014)

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80561)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74030)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65712)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78482)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68783)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76206)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76800)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73846)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73943)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72687)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72027)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75560)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74241)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80514)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74110)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75856)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69109)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73765)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69359)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66532)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .