Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - GẶP NGƯỜI BIÊN HÒA XƯA TRÊN XỨ SỞ KANGAROO

13 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 130527)
Diệp Hoàng Mai - GẶP NGƯỜI BIÊN HÒA XƯA TRÊN XỨ SỞ KANGAROO


GẶP NGƯỜI BIÊN HÒA XƯA TRÊN XỨ SỞ KANGAROO


sydney-mai-2-content

 

Không hề có trong dự tính của tôi lần đầu đến Úc, nhưng cái duyên hội ngộ người xưa cho tôi cơ hội gặp lại khá đông anh chị em cựu học sinh trường Ngô năm cũ. Hạnh phúc biết bao sau hơn 36 năm dài người Biên Hòa lưu lạc, chợt một ngày đẹp trời nơi xứ người ta hội ngộ bên nhau. Người đầu tiên tôi mong gặp lại nhất, là cựu huynh trưởng Hướng Đạo Phạm Phú Hòa, cựu học sinh trường trung học Ngô Quyền niên học đầu tiên.

Nhận cuộc gọi của tôi, anh Hòa la… chói lói: “Sao em ngẫu hứng dữ vậy Hoàng Mai? Ở nước Úc này, đi đâu và làm gì cũng phải có kế hoạch ít nhất từ sáu tháng đến một năm. Đùng một cái em gọi, làm sao anh đón em được? Anh chị đã có hẹn với nhóm người cao tuổi một chuyến nghỉ dưỡng trên đỉnh Cairns từ… nhiều năm trước đó rồi”. Tôi cười vang trong máy: “Sẽ có người khác đón em anh Hòa ơi! Dân Hướng Đạo mà, đi đâu cũng có anh chị em mình...”. Tôi chuyển hướng đi Adelaide thăm chị Hạnh Phạm (K.11 CHSNQ) trước, và cũng dự phòng sẵn địa chỉ của vài anh em Hướng Đạo khác. Nhưng may mắn quá, chị Hạnh đang trong kỳ nghỉ School holiday…

Chị Hạnh chuẩn bị món phở thật ngon đón em gái quê nhà, cùng món chè tự chế chị cam đoan… hỏng đụng hàng! Đậu hộp và sữa tươi trộn lẫn bột khoai ngâm nước nóng, trong tíc tắc hai chị em có ngay hai ly chè đậu thiệt độc đáo. Chị Hạnh rất thích ăn món Việt, nhưng trong số ba người con trai của chị, chỉ có cậu út là hảo món ăn quê mẹ mà thôi. Có bạn Việt Nam đến chơi, chị Hạnh vui lắm vì có đồng minh. Buổi chiều, chị Hạnh chở tôi thăm cầu cảng Noarlunga. Trời nắng gắt nhưng gió biển thổi lạnh buốt, hai chị em thả bộ dọc cầu cảng ngắm từng đợt sóng biển dập dềnh. Một du khách bất ngờ câu dính con… cá mập, hai chị em cùng mọi người ầm ĩ reo hò…

Ngày chủ nhật, tôi đi xe lửa từ Noarlunga Center đến Adelaide. Chị Hạnh cứ lo lắng tôi bị lạc đường, nhưng tôi tỏ ra tự tin “Hướng đạo mà chị, em hỏng bị lạc đâu. Lúc nào không… mò được đường về, em sẽ alo gọi chị…”. Đường phố Adelaide hiền hòa và yên ả, kể cả những khu phố thương mại trung tâm. Tôi rẽ vào Viện Bảo tàng Nam Úc, nơi trưng bày bộ sưu tập đồ cổ thổ dân lớn nhất thế giới, cùng những di sản văn hóa truyền thống các bộ tộc. Một mình lang thang xứ lạ, tuy đơn độc nhưng cũng có cái thú riêng. Trở lại nhà ga trung tâm mua vé đi chiều ngược lại, tôi quay trở lại Noarlunga. Sáng sớm hôm sau, chị Hạnh lái xe đưa tôi ra trạm xe buýt Adelaide. Hai chị em ôm chặt nhau, bịn rịn chia tay vì không biết bao giờ mới gặp lại nhau lần nữa…


Tại Adellaide

adelaide-5-content adelaide-4-content

adelaide-8-contentadelaide-7-content


Đến phút 89,9 tôi vẫn mong manh hy vọng anh Hòa sẽ đến đón tôi ở trạm xe buýt Melbourne. Nhưng cuối cùng tôi được tin anh chị vẫn “mắc kẹt” trên đỉnh Cairns, do nghiệp đoàn hãng bay Quantas đình công. Tôi gọi điện cho Phương Khanh, bà xã của Đặng Vũ Giang (K.14 CHSNQ) nhờ trợ giúp. Khoảng 30 phút sau, bé Tơ - con gái của Khanh và Giang - một nữ thiếu sinh nhanh nhẹn và tháo vác xuất hiện đưa tôi về nhà bằng xe lửa. Tôi và Khanh thức chuyện trò đến nửa đêm, chờ Giang tan ca làm việc trở về nhà. Những ngày ở Melbourne, tôi tá túc tại nhà Giang. Vợ và các con của Giang đều là Hướng Đạo, nên tôi nhanh chóng trở thành người nhà thân thiết của gia đình.

Giang chở tôi đến thăm Nguyễn Văn Không mà không hề gọi điện báo trước. Không là con trai của Đạo Trưởng Trấn Biên Nguyễn Văn Thuyết, và là cháu nội của cố bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, giám đốc người Việt đầu tiên của bệnh viện tâm thần Biên Hòa. Hơn 36 năm xa cách, Không vẫn nhận ra tôi: “Chị Diệp Hoàng Mai, phải không?..”. Ngay sau đó, ba chị em rủ nhau trực chỉ nhà anh Phạm Phú Hòa, cũng không gọi điện… đặt hẹn. Tôi dự tính ghi vài dòng “tình thư” cài khe cửa nhà anh Hòa, nếu như không gặp được anh. Nhưng may quá, anh chị đã kịp về trên chuyến bay giữa đêm qua. Thế là buổi chiều hôm đó, Giang và Không đều… nghỉ bệnh. Lâu lắm rồi, anh chị em Hướng Đạo Biên Hòa ở Melbourne mới có dịp hàn huyên tâm sự với nhau. Anh Hòa đưa chúng tôi thả bộ đến thăm nhà anh Đào Văn Sáu - cựu thiếu sinh Lam Sơn - chỉ cách nhà anh Hòa khoảng 100m. Lần này thì mấy anh em tôi đành viết thư gửi lại, bởi cả nhà anh Đào Văn Sáu đều đi vắng. Chúng tôi cũng ghé thăm gia đình anh Nguyễn Văn Huệ (Sỹ), cựu thiếu sinh Quang Trung (Trấn Biên) và là anh ruột của Nguyễn Văn Không. Anh Huệ đi làm ca đêm không về kịp, đã điện “ủy nhiệm” cho bà xã và con trai của anh tiếp phái đoàn. Sáng sớm hôm sau, tôi từ giã mọi người tiếp tục hành trình về lại Canberra.

 

Tại Melbourne

melbourne-2-contentmelbourne-5-content

melbourne-1-contentmelbourne-4-content

Giữa tháng mười, Canberra đang diễn ra hội hoa xuân Floriade truyền thống. Chị Huỳnh Thị Mộng Hoàn (K.12 CHSNQ) và phu quân của chị, anh Nguyễn Hữu Nhân (K.11 CHSNQ) từ Sidney đến Canberra cùng chúng tôi dự lễ hội hoa. Cựu HĐS Biên Hòa ở Canberra còn có anh Trịnh Quốc Huy (đạo Bửu Long). Con trai tôi và các bạn “di tản” nhường căn hộ chung cư nhỏ bé cho mẹ và các bác. Ôi thôi, lâu ngày gặp lại các… ông bà lão có dịp quậy tưng. Một ngày trong căn hộ chật hẹp, vẫn tốt chán so với lều trại hồi xưa mà. Hai ngày cuối tuần, các anh chị đưa tôi đi thăm Tòa nhà Nghị viện cũ - nay là Viện bảo tàng- Tòa nhà Nghị viện mới, Đài tưởng niệm chiến tranh, cả Lãnh sự quán Thổ dân, một nét văn hóa rất riêng của nước Úc…


Tại Canberra

canberra-7-content canberra-4jpg-content

canberra-5-contentcanberra-8jpg-content

canberra-6jpg-contentsydney-mai-1-content

Những ngày ở Sidney, tôi tạm trú tại nhà chị Mộng Hoàn. Chị Hoàn là thành viên Ban đại diện học sinh Ngô Quyền NK 1972-1973, cùng khối TDTT với anh Đinh Quang Bình. Cũng như Giang và Không, chị Hoàn xin nghỉ bệnh với lý do “có bạn từ quê nhà qua thăm, nên xin … bệnh” (?!!...). Anh Nhân và anh Huy rên rỉ: “Ôi Trời! Nó qua đây làm chi, cho thiên hạ rủ nhau… bệnh hàng loạt vậy nè ?...”. Những ngày ở Sidney, các anh chị tận dụng tối đa thời gian đưa tôi thăm thú khắp nơi. Tôi thỏa thích chụp hình Opera House, công trình nổi tiếng của Úc tôi từng ước mơ thăm viếng. Tòa nhà như những cánh buồm căng gió kiêu kỳ trên vịnh Sidney. Anh Nhân chị Hoàn cũng đưa tôi đến Blue Mountain, một khu đất của Thổ dân trước kia mà người da trắng phải mất hơn 25 năm mới tìm thấy lối vào. Từ điểm cao nhất của thành phố Sidney này, thật thú vị khi được thưởng thức vẻ đẹp hùng vĩ của thung lũng Jamison và khối đá Ba chị em đầy huyền thoại…


Tại Sydney

 sydney-2-contentsydney-3-content

sydney-4-contentsydney-1-content

Những tưởng tôi không còn cơ hội gặp lại anh Trương Đức Hoàng (K.11 CHSNQ), vì trong thời gian tôi ngao du trên xứ sở chuột túi, thì anh chị đang ở Việt Nam. Tôi rủ rê các anh chị... đột kích nhà anh Hoàng vào giờ chót. Và cũng lại gặp may, anh Hoàng đã trở về nhà. Từ sự ngộ nhận của chị Võ Thị Ngọc Dung, anh Hoàng đã tìm “gặp” lại tôi gần ba năm nay. Tháng 03/2009, tôi quyết định gửi cho Hội CHSNQ mấy tấm ảnh tư liệu của Ban đại diện HSNQ NK 1972-1973, tôi định ghi tên người gửi “Hoàng Mai” nhưng vừa gõ chữ Hoàng thì… èng èng, tay vướng phím enter e-mail chạy tuốt luốt. Chị Dung forward mấy bức ảnh cho anh Hoàng để check thông tin về người gửi. Qua e-mail add của tôi, anh Hoàng tìm lại “đứa em lưu lạc” của mình, bởi anh Hoàng cũng là cựu HĐS Kha đoàn Biên Giang (Đạo Bửu Long) Biên Hòa. Anh Hoàng đưa chúng tôi đến thăm chị Liên, em ruột của cô Phan Thị Tốt - cô giáo dạy Anh Văn của tôi năm lớp mười và lớp mười một - Trong câu chuyện dòn như pháo của cư dân Biên Hòa nơi ngôi nhà tuyệt đẹp của chị Liên, mọi người khám phá nhiều mối “dây mơ rễ má ” thật thú vị, nhưng tôi xin được chia sẻ vào một dịp khác.

hoang-mai2011-3-contentsydney-mai-content
hoang-mai-2011-1-contentsydney-hmai-content

Chưa bao giờ tôi có chuyến đi dài ngày tuyệt vời như thế này. Không hẹn hò, không xếp đặt và… đầy ngẫu hứng, những người Biên Hòa xưa đã tìm đến thăm nhau. Người Biên Hòa nay đã cho nhau niềm vui, những ân tình đồng hương mà có thể do bận rộn mưu sinh, từ lâu mọi người vô tình quên lãng. Một đồng nghiệp lớn tuổi của tôi từng nhận xét: “Anh thấy gần đây em đi nhiều quá! Chiếu theo tử vi, thì cung Thiên Di của em tới thời kỳ… bị động đó nghen. Cứ vậy mà em được đi hoài!...”. Ái chà, hỏng biết cung Thiên Di của tôi bị hay được… động, nhưng một điều hết sức hạnh phúc cuối đời là, tôi có dịp gặp lại gần như tất cả anh chị em bạn hữu thân xưa - những người Biên Hòa tôi luôn thương mến - dù đã cách xa nhau hơn nửa đời người…

 

Tháng 12/ 2011

Diệp Hoàng Mai

 

 

 

 

 

24 Tháng Hai 2024(Xem: 1384)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1308)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1808)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1640)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1632)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1567)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1581)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1263)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 2334)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1225)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1234)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2855)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1514)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1480)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1591)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1484)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1804)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2804)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1435)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.