Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lâm Hoài Thạch - Ái Hữu Biên Hòa tổ chức Tân Niên, ấm áp tình người xứ bưởi.

11 Tháng Ba 202212:20 SA(Xem: 5780)
Lâm Hoài Thạch - Ái Hữu Biên Hòa tổ chức Tân Niên, ấm áp tình người xứ bưởi.


Ái Hữu Biên Hòa tổ chức Tân Niên, ấm áp tình người xứ bưởi


Lâm Hoài Thạch/Người Việt


WESTMINSTER, California (NV) – Nhiều đồng hương đến dự tiệc Tân Niên 2022, do Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức vào trưa Chủ Nhật, 27 Tháng Hai, tại nhà hàng Paracel Seafood, Westminster.

blank
Tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa bao gồm chương trình khiêu vũ vui nhộn. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Biên Hòa, Đồng Nai, vùng đất cách thành phố Sài Gòn chỉ khoảng hơn 35 cây số và có khí hậu rất tốt cho sự trồng trọt. Biên Hòa, một góc trời quê hương, với nhiều địa danh cho khách du lịch đến thăm viếng như Cù Lao Phố, Bửu Long, Làng Bưởi Tân Triều…

Những người không phải dân Biên Hòa từng nghe về sự nổi tiếng của xứ này, đó là bưởi Biên Hòa. Có người lại cho rằng, gái Biên Hòa nhờ ăn bưởi nên nước da trắng đẹp và hiền lành. Nổi tiếng thứ hai nữa là bệnh viện tâm thần Biên Hòa, nơi chữa bệnh không chỉ cho bệnh nhân địa phương, mà còn cho những bệnh nhân ở các vùng khác nữa.

Ngày xưa, Biên Hòa có hai kho đạn ở thành Tuy Hạ và Long Bình. Tuy ở gần hai kho đạn trong thời chiến, nhưng dân Biên Hòa không có “nổ,” mà rất hiền lành, trọng nhân nghĩa, và vùng đất này có nhiều nhân tài.

Mở đầu chương trình, bà Hoàng Sĩ Cư, hội trưởng Hội Ái Hữu Biên Hòa, ngỏ lời chào mừng quan khách và đồng hương Biên Hòa đến dự.

Bà nói: “Từ nạn dịch COVID-19, Hội Ái Hữu Biên Hòa đã ngưng sinh hoạt hơn hai năm. Hôm nay, quý quan khách cùng quý đồng hương có dịp hội ngộ lần nữa để hàn huyên, tâm sự vui vẻ trong Tiệc Tân Niên 2022. Đó là niềm hãnh diện cho ban tổ chức.”

blank
Các cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền khóa đầu tiên tay bắt mặt mừng tại Tất Niên 2022. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Sau đó, hội trưởng kính chúc mọi người được một năm Nhâm Dần tràn đầy phúc lợi và sức khỏe dồi dào.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, thành viên ban tổ chức, tâm tình: “Từ khi người dân Biên Hòa ly hương, họ đã tìm đến bên nhau trên đất khách để gặp gỡ lại đồng hương, và cùng ôn lại những kỷ niệm ngày xưa cũ. Nơi ấy có một con sông, một góc phố, một ngôi trường Ngô Quyền thân thương ghi lại nhiều mối tình đầu của lứa tuổi học trò trong thời quê hương chinh chiến. Biên Hòa còn có những vị tài danh như cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, nhà văn Bình Nguyên Lộc, cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà, soạn giả Ngọc Điệp…”

Qua tâm tình của những thi sĩ, xứ bưởi lưu lại cho đời những câu thơ: “Biên Hòa quê tôi có sông, có núi/ Sông có Đồng Nai, núi có Bửu Long/ Có đình Tân Lân, có trường Mỹ NghệCó thành Kèn xưa cổ kêu phong.”

Cô Lưu Thị Tuyết Hương, thành viên ban tổ chức và là cựu học sinh Ngô Quyền, nhớ lại: “Những kỷ niệm trong thời áo trắng học trò, tôi còn nhớ nhất là tôi thường đến bệnh viện Tâm Thần Biên Hòa để thăm viếng những bệnh nhân, phần nhiều, vì chiến cuộc nên họ mắc phải căn bệnh đáng thương này. Có nhiều bệnh nhân gần hồi phục, nên họ được ra ngoài sân vườn của bệnh viện để dưỡng trí. Tôi từng ngồi bên những bệnh nhân này để tâm tình cùng với họ. Tuy họ không còn nhớ nhiều về quá khứ, nhưng trong mắt của họ, tôi đọc được những uẩn khúc sâu kín trong đời của họ. Và đôi khi mình cũng phải chảy nước mắt.”

blank
Ban văn nghệ Ái Hữu Biên Hòa đồng ca bài “Xuân Ca.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Tại Biên Hòa, chính quyền thuộc địa Pháp cho xây một nơi để cho những bệnh nhân tâm thần được đưa vào điều trị, khởi công xây dựng ngày 17 Tháng Ba, 1915. Từ khi thành lập cho đến nay, cơ sở này nhiều lần đổi tên gọi như: Trú Xá Người Điên Biên Hòa (1915), Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ (1937), Dưỡng Trí Đường Biên Hòa (1945), Bệnh Viện Tâm Trí Biên Hòa (1975), Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hòa (1980), và Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 2 (2003-đến nay).

Nhà Thương Điên Biên Hòa nổi tiếng từ lâu, cũng là nơi đã từng lưu trú của những bệnh nhân tâm thần có tiếng tăm như nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Nguyễn Ngu Ý, nhà văn Bình Nguyên Lộc…

Bà Đặng Thị Trí, cư dân Anaheim, cho biết khi vừa tốt nghiệp trường Sư Phạm Sài Gòn bà được Bộ Giáo Dục VNCH bổ nhiệm về dạy trường trung học Ngô Quyền từ năm 1959 đến năm 1972.

“Lúc tôi về dạy học trò của ngôi trường này thì tôi mới 20 tuổi, đến nay thì tôi đã ngoài 80 tuổi rồi. Có thể nói, tôi là một trong những cựu giáo sư lâu đời nhất. Những học trò của tôi lúc đó có người cũng đã gần bằng tuổi tôi, có lẽ vì thời chiến tranh nên có một số học sinh phải đi học trễ so với lứa tuổi của họ. Tuổi học trò thì thường hay quậy phá, nhưng đối với học trò trường Ngô Quyền thì phần nhiều họ rất kính trọng thầy cô và ngoan ngoãn học hành. Khi ra hải ngoại, năm nào các cựu học sinh Ngô Quyền cũng tổ chức những buổi họp mặt, họ cũng mời tôi đến dự,” bà Trí tâm tình.

blank
Bà Hoàng Sĩ Cư, hội trưởng Hội Ái Hữu Biên Hòa, phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Ông Quỳnh Đồng là cựu học sinh Khóa 10 Trung Học Ngô Quyền (1965-1971). Ông thi rớt tú tài nên phải nhập ngũ tại quân trường Đồng Đế, khóa sinh hạ sĩ quan 1971, ra trường thuộc Liên Đoàn 8 Biệt Động Quân.

Ông kể: “Người ta thường nói: ‘Rớt tú tài anh đi trung sĩ.’ Đó là thân phận của tôi trong thời học sinh. Lúc còn đi học, tôi cùng một số bè bạn thường trốn học đi hái trộm bưởi. Nhưng các chủ vườn cũng thông cảm cho mình, vì ‘nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.’ Nhưng sau đó, các giáo sư biết được, và họ khuyên chúng tôi không nên quậy phá tài sản của người dân. Cho đến khi nhập ngũ, thì tôi mới suy nghĩ rằng, những việc mình đi quậy phá của cải dân Biên Hòa ngày xưa là không đúng. Sau này, có dịp đi hành quân nhiều nơi, thì theo tôi, xứ Biên Hòa có bưởi Tân Triều rất ngon, ngon hơn bưởi Năm Roi của miền Tây Nam Bộ.”

Tân Triều là một cù lao được nguồn phù sa từ sông Đồng Nai bồi đáp và bao quanh nên đất đai ở đây rất phì nhiêu và đặc biệt phù hợp cho sự phát triển của cây bưởi. Trải qua bao năm tháng, những trái bưởi của vùng đất này trở thành loại trái cây đặc sản của xứ Biên Hòa.

blank
Quang cảnh tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Làng bưởi Tân Triều ra đời khoảng năm 1868. Trải qua hơn mấy trăm năm phát triển, làng bưởi tô điểm cho xứ Biên Hòa những nét đặc trưng văn hóa rất độc đáo. Theo tích xưa, lúc cụ Nguyễn Ánh du hành vào Nam, khi đến Biên Hòa, ông đặt cho vùng đất màu mỡ này cái tên Tân Triều, có nghĩa là triều đình mới, tượng trưng cho triều đại ông sáng lập tạm thời ở miền Nam.

Chương trình văn nghệ bao gồm những tiếng hát cây nhà lá vườn xứ bưởi Biên Hòa và thân hữu. Mở đầu chương trình, ban văn nghệ Ái Hữu Biên Hòa đồng ca bài “Xuân Ca” và “Đầu Xuân Kính Chúc.”

Tuy nạn dịch thế kỷ giảm bớt nhiều, nhưng chưa hết hẳn, nên ban tổ chức không tiện mời nhiều quan khách và các hội đoàn, đoàn thể đến dự.

Tuy nhiên, tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu. [đ.d.]



Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73089)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73822)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73920)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72642)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81036)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71993)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73841)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75317)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75521)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74197)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80489)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74055)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75828)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69307)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69084)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73715)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71389)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69329)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66494)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36043)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72069)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34794)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70167)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74345)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73054)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42140)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65413)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73663)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.