Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lâm Hoài Thạch - Ái Hữu Biên Hòa tổ chức Tân Niên, ấm áp tình người xứ bưởi.

11 Tháng Ba 202212:20 SA(Xem: 5889)
Lâm Hoài Thạch - Ái Hữu Biên Hòa tổ chức Tân Niên, ấm áp tình người xứ bưởi.


Ái Hữu Biên Hòa tổ chức Tân Niên, ấm áp tình người xứ bưởi


Lâm Hoài Thạch/Người Việt


WESTMINSTER, California (NV) – Nhiều đồng hương đến dự tiệc Tân Niên 2022, do Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức vào trưa Chủ Nhật, 27 Tháng Hai, tại nhà hàng Paracel Seafood, Westminster.

blank
Tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa bao gồm chương trình khiêu vũ vui nhộn. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Biên Hòa, Đồng Nai, vùng đất cách thành phố Sài Gòn chỉ khoảng hơn 35 cây số và có khí hậu rất tốt cho sự trồng trọt. Biên Hòa, một góc trời quê hương, với nhiều địa danh cho khách du lịch đến thăm viếng như Cù Lao Phố, Bửu Long, Làng Bưởi Tân Triều…

Những người không phải dân Biên Hòa từng nghe về sự nổi tiếng của xứ này, đó là bưởi Biên Hòa. Có người lại cho rằng, gái Biên Hòa nhờ ăn bưởi nên nước da trắng đẹp và hiền lành. Nổi tiếng thứ hai nữa là bệnh viện tâm thần Biên Hòa, nơi chữa bệnh không chỉ cho bệnh nhân địa phương, mà còn cho những bệnh nhân ở các vùng khác nữa.

Ngày xưa, Biên Hòa có hai kho đạn ở thành Tuy Hạ và Long Bình. Tuy ở gần hai kho đạn trong thời chiến, nhưng dân Biên Hòa không có “nổ,” mà rất hiền lành, trọng nhân nghĩa, và vùng đất này có nhiều nhân tài.

Mở đầu chương trình, bà Hoàng Sĩ Cư, hội trưởng Hội Ái Hữu Biên Hòa, ngỏ lời chào mừng quan khách và đồng hương Biên Hòa đến dự.

Bà nói: “Từ nạn dịch COVID-19, Hội Ái Hữu Biên Hòa đã ngưng sinh hoạt hơn hai năm. Hôm nay, quý quan khách cùng quý đồng hương có dịp hội ngộ lần nữa để hàn huyên, tâm sự vui vẻ trong Tiệc Tân Niên 2022. Đó là niềm hãnh diện cho ban tổ chức.”

blank
Các cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền khóa đầu tiên tay bắt mặt mừng tại Tất Niên 2022. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Sau đó, hội trưởng kính chúc mọi người được một năm Nhâm Dần tràn đầy phúc lợi và sức khỏe dồi dào.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, thành viên ban tổ chức, tâm tình: “Từ khi người dân Biên Hòa ly hương, họ đã tìm đến bên nhau trên đất khách để gặp gỡ lại đồng hương, và cùng ôn lại những kỷ niệm ngày xưa cũ. Nơi ấy có một con sông, một góc phố, một ngôi trường Ngô Quyền thân thương ghi lại nhiều mối tình đầu của lứa tuổi học trò trong thời quê hương chinh chiến. Biên Hòa còn có những vị tài danh như cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, nhà văn Bình Nguyên Lộc, cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà, soạn giả Ngọc Điệp…”

Qua tâm tình của những thi sĩ, xứ bưởi lưu lại cho đời những câu thơ: “Biên Hòa quê tôi có sông, có núi/ Sông có Đồng Nai, núi có Bửu Long/ Có đình Tân Lân, có trường Mỹ NghệCó thành Kèn xưa cổ kêu phong.”

Cô Lưu Thị Tuyết Hương, thành viên ban tổ chức và là cựu học sinh Ngô Quyền, nhớ lại: “Những kỷ niệm trong thời áo trắng học trò, tôi còn nhớ nhất là tôi thường đến bệnh viện Tâm Thần Biên Hòa để thăm viếng những bệnh nhân, phần nhiều, vì chiến cuộc nên họ mắc phải căn bệnh đáng thương này. Có nhiều bệnh nhân gần hồi phục, nên họ được ra ngoài sân vườn của bệnh viện để dưỡng trí. Tôi từng ngồi bên những bệnh nhân này để tâm tình cùng với họ. Tuy họ không còn nhớ nhiều về quá khứ, nhưng trong mắt của họ, tôi đọc được những uẩn khúc sâu kín trong đời của họ. Và đôi khi mình cũng phải chảy nước mắt.”

blank
Ban văn nghệ Ái Hữu Biên Hòa đồng ca bài “Xuân Ca.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Tại Biên Hòa, chính quyền thuộc địa Pháp cho xây một nơi để cho những bệnh nhân tâm thần được đưa vào điều trị, khởi công xây dựng ngày 17 Tháng Ba, 1915. Từ khi thành lập cho đến nay, cơ sở này nhiều lần đổi tên gọi như: Trú Xá Người Điên Biên Hòa (1915), Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ (1937), Dưỡng Trí Đường Biên Hòa (1945), Bệnh Viện Tâm Trí Biên Hòa (1975), Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hòa (1980), và Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 2 (2003-đến nay).

Nhà Thương Điên Biên Hòa nổi tiếng từ lâu, cũng là nơi đã từng lưu trú của những bệnh nhân tâm thần có tiếng tăm như nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Nguyễn Ngu Ý, nhà văn Bình Nguyên Lộc…

Bà Đặng Thị Trí, cư dân Anaheim, cho biết khi vừa tốt nghiệp trường Sư Phạm Sài Gòn bà được Bộ Giáo Dục VNCH bổ nhiệm về dạy trường trung học Ngô Quyền từ năm 1959 đến năm 1972.

“Lúc tôi về dạy học trò của ngôi trường này thì tôi mới 20 tuổi, đến nay thì tôi đã ngoài 80 tuổi rồi. Có thể nói, tôi là một trong những cựu giáo sư lâu đời nhất. Những học trò của tôi lúc đó có người cũng đã gần bằng tuổi tôi, có lẽ vì thời chiến tranh nên có một số học sinh phải đi học trễ so với lứa tuổi của họ. Tuổi học trò thì thường hay quậy phá, nhưng đối với học trò trường Ngô Quyền thì phần nhiều họ rất kính trọng thầy cô và ngoan ngoãn học hành. Khi ra hải ngoại, năm nào các cựu học sinh Ngô Quyền cũng tổ chức những buổi họp mặt, họ cũng mời tôi đến dự,” bà Trí tâm tình.

blank
Bà Hoàng Sĩ Cư, hội trưởng Hội Ái Hữu Biên Hòa, phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Ông Quỳnh Đồng là cựu học sinh Khóa 10 Trung Học Ngô Quyền (1965-1971). Ông thi rớt tú tài nên phải nhập ngũ tại quân trường Đồng Đế, khóa sinh hạ sĩ quan 1971, ra trường thuộc Liên Đoàn 8 Biệt Động Quân.

Ông kể: “Người ta thường nói: ‘Rớt tú tài anh đi trung sĩ.’ Đó là thân phận của tôi trong thời học sinh. Lúc còn đi học, tôi cùng một số bè bạn thường trốn học đi hái trộm bưởi. Nhưng các chủ vườn cũng thông cảm cho mình, vì ‘nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.’ Nhưng sau đó, các giáo sư biết được, và họ khuyên chúng tôi không nên quậy phá tài sản của người dân. Cho đến khi nhập ngũ, thì tôi mới suy nghĩ rằng, những việc mình đi quậy phá của cải dân Biên Hòa ngày xưa là không đúng. Sau này, có dịp đi hành quân nhiều nơi, thì theo tôi, xứ Biên Hòa có bưởi Tân Triều rất ngon, ngon hơn bưởi Năm Roi của miền Tây Nam Bộ.”

Tân Triều là một cù lao được nguồn phù sa từ sông Đồng Nai bồi đáp và bao quanh nên đất đai ở đây rất phì nhiêu và đặc biệt phù hợp cho sự phát triển của cây bưởi. Trải qua bao năm tháng, những trái bưởi của vùng đất này trở thành loại trái cây đặc sản của xứ Biên Hòa.

blank
Quang cảnh tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)


Làng bưởi Tân Triều ra đời khoảng năm 1868. Trải qua hơn mấy trăm năm phát triển, làng bưởi tô điểm cho xứ Biên Hòa những nét đặc trưng văn hóa rất độc đáo. Theo tích xưa, lúc cụ Nguyễn Ánh du hành vào Nam, khi đến Biên Hòa, ông đặt cho vùng đất màu mỡ này cái tên Tân Triều, có nghĩa là triều đình mới, tượng trưng cho triều đại ông sáng lập tạm thời ở miền Nam.

Chương trình văn nghệ bao gồm những tiếng hát cây nhà lá vườn xứ bưởi Biên Hòa và thân hữu. Mở đầu chương trình, ban văn nghệ Ái Hữu Biên Hòa đồng ca bài “Xuân Ca” và “Đầu Xuân Kính Chúc.”

Tuy nạn dịch thế kỷ giảm bớt nhiều, nhưng chưa hết hẳn, nên ban tổ chức không tiện mời nhiều quan khách và các hội đoàn, đoàn thể đến dự.

Tuy nhiên, tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu. [đ.d.]



Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/
28 Tháng Bảy 2009(Xem: 71297)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa
27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75877)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92334)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34628)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65750)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65569)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75493)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 70231)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69180)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162213)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84554)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64726)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 69014)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76260)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68529)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67507)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 42040)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93543)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70711)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 71235)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69339)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 69020)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70260)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71827)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73313)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146951)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71562)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70419)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.