Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TU HẠNH LẮNG NGHE

02 Tháng Tám 202012:03 SA(Xem: 5832)
Thích Nữ Hằng Như - TU HẠNH LẮNG NGHE


TU HẠNH LẮNG NGHE

SC HangNhu
Thích Nữ Hằng Như

---------------


DẪN NHẬP

       Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người. Từ thời cổ xưa con người sống trong hang đá rừng rậm chưa có chữ viết chưa có lời nói, nên con người phát biểu tình cảm hay ý muốn bằng âm thanh gầm gừ, ậm ừ … từ trong cổ họng, hoặc biểu lộ bản năng cảm xúc bằng ánh mắt hay cử chỉ quơ tay động chân. Đời sống của con người lúc ấy không mấy khác với đời sống của thú rừng hoang dã. 

        Thời cổ xưa đó, con người tuy chưa biết dùng lời nói có ý nghĩa, nhưng mà đã biết nghe. Con người là loài động vật có tánh linh cao hơn tất cả các loài động vật khác, nên theo dòng thời gian, tâm trí con người từ từ phát triển, họ phát minh ra chữ viết, học cách phát âm và ráp những chữ lại thành từng câu để mô tả sự vật hay tình cảm. Từ đó, ngôn ngữ xuất hiện trong đời sống của con người. Tùy theo hoàn cảnh địa dư mà mỗi quốc gia có tiếng nói riêng của họ. Nhờ có tiếng nói, con người mới quây quần sống thành đơn vị gia đình, bà con, làng xóm, cộng đồng, quốc gia, xã hội.  Nhờ có ngôn ngữ, các quốc gia trên thế giới tuy xa mà gần với nhau hơn, nhất là trong thời đại “tin học”, con người có thể liên lạc với nhau qua internet trong chớp nhoáng. Do đó cơ hội hợp tác, học hỏi lẫn nhau ngày càng thuận tiện, nếp sống của con người được nâng cao thoải mái hơn, nhờ kỹ thuật văn minh trên thế giới ngày một phát triển. 

        Đời sống thế gian là đời sống nhị nguyên, nên luôn có hai mặt tốt và xấu. Vì thế bên cạnh những nỗ lực xây dựng mang lại niềm hạnh phúc và an lạc cho thế giới loài người, thì cũng có nhiều người ích kỷ, lợi dụng kẻ hở của nền văn minh tin học loan truyền những tin tức thiếu đúng đắn, không chuẩn xác, chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân, phe nhóm, hay chủ nghĩa mình tôn thờ gây nên những tội ác khó lường được. Cho nên, sinh ra và sống trong thời đại xô bồ này, chúng ta cần thực tập lắng nghe, để khám phá và thanh lọc những điều mà ngôn ngữ khắp nơi đưa tới, hầu nhận biết lời nói nào, là lời nói thiện lành, lời nói nào, là lời nói có tính cách lường gạt độc ác, được bao bọc tinh xảo bằng một lớp vỏ mật ngọt thơm tho. 

LẮNG NGHE

          Con người ta, lúc mới sinh ra đời không ai tự nhiên nói được mà phải nhờ người khác dạy. Trước hết học nói, tức là học cách phát âm thành lời, mỗi từ nói ra phải hiểu ý nghĩa của lời nói đó. Sau mới học nhận diện mặt chữ và luyện tập cách viết. Muốn nói trơn tru phải mất một thời gian nhiều năm. Khi nói được rồi, muốn hiểu người khác nói gì thì ta phải học lắng nghe. Khi đối tượng nói, ta cần im lặng lắng nghe để hiểu xem đối tượng muốn truyền đạt cái gì. Học trò đến lớp mà không chịu chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài thì kết quả sẽ không hiểu gì hết. Nhân viên làm việc mà không chịu lắng nghe học hỏi phát triển nghề nghiệp từ xếp trên và bạn đồng nghiệp thì tương lai dễ dàng bị mất job. Để cảnh cáo những người thích nói nhiều, mà không chịu lắng nghe, ông bà ta có câu: “Nói ít lỗi ít, nói nhiều lỗi nhiều, không nói thì không có gì để bị lỗi”.  Câu nói này ý khuyên con cháu nên tập tánh lắng nghe để học hỏi thêm, hoặc lúc nào cần nói hãy nói, lúc nào cần im lặng  để lắng nghe thì im lặng.  

         Trong đời sống hằng ngày “lắng nghe” được xem như là một phương cách thần kỳ để khám phá ra sự thật ẩn nấp từ trong ngỏ ngách của mọi tâm hồn. Ngày nay các chuyên gia trị bệnh tâm thần đã áp dụng phương thức ngồi hằng giờ chỉ để lắng nghe bệnh nhân nói mà không có phản ứng gì cả. Phương pháp này đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân xả bỏ được những uất ức tùy miên ngủ ngầm trong tâm họ bấy lâu mà không cần uống một viên thuốc nào! Pháp lắng nghe giúp con người mở mang tầm hiểu biết của chính mình về những thông tin từ mọi phía, nó giúp ta có sự bình tĩnh trong việc xử thế, nó là nền tảng đầu tiên giúp ta nhận định được đâu là chánh đâu là tà. Việc lắng nghe quan trọng như vậy nên trong nhà Phật từ lâu đã nâng nó lên thành một pháp tu gọi là “Tu Hạnh Lắng Nghe”.


HẠNH LẮNG NGHE CỦA “BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM”

          Là người Phật tử không ai là không kính trọng và ngưỡng mộ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, xem Ngài như đấng Mẹ Hiền đại từ đại bi, lúc nào cũng thương xót đàn con đang lặn ngụp trong bể khổ nguồn mê. Trong một đời người thật ít có ai là không nợ Ngài Quán Âm một lời cầu nguyện cho cá nhân và cho gia đình mình khi đứng trước những khổ đau phiền muộn vì bệnh tật, hay đối đầu trước những nguy cơ đe dọa mạng sống.  Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm trong Phật Giáo được thờ phượng, tôn kính, tán thán vì công hạnh lắng nghe cứu khổ cứu nạn chúng sinh của Ngài.  Lắng nghe là pháp môn tu đặc biệt mà Đức Quán Thế Âm đã áp dụng. Đó là phương pháp “phản văn văn tự tánh” tức là không vướng mắc chạy theo âm thanh bên ngoài, mà quay ngược lại nghe tự tánh của mình. Nghe tự tánh là nghe đến tận cùng sâu thẳm của vô thanh. Đạt đến mức độ nghe này thuật ngữ trong nhà Phật gọi là “Nhĩ Căn Viên Thông”. Trong cái tịch tịnh yên lặng mà như sấm sét đó tất cả lậu hoặc tiêu tan, phiền não rơi rụng, tuệ giác bừng sáng, thực tại phơi bày. Cái nghe vượt ra ngoài không gian, thời gian, không còn gì ngăn ngại, trên thì hợp với bản giác diệu tâm mười phương chư Phật, dưới cảm thông lòng cầu mong được cứu độ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.


TU HẠNH LẮNG NGHE

         Muốn tu hạnh lắng nghe, chúng ta cần hiểu bài học “lắng nghe” có hai chiều hướng. Một chiều hướng tuy bề ngoài chúng ta im lặng nghe đối tượng nói, mà trong tâm chúng ta không hề im lặng, nghĩa là trong khi tai lắng nghe mà trong đầu thì  đang “dính mắc” đang “thầm phát biểu” theo từng câu nói của người đối diện. Chẳng hạn như đang nghe mà tâm cố ý ghi nhận, phân tích ý nghĩa của câu chuyện, rồi thầm phê bình đúng sai. Hoặc đang nghe  mà khởi tâm ưa ghét, hoặc cao hơn, ý thức ghi nhận kinh nghiệm của người nói, làm thành kinh nghiệm mới bổ xung vào kho kiến thức của mình. Cách im lặng lắng nghe này có thể giúp con người phát huy thêm sự hiểu biết thế gian, nhưng đồng thời nó cũng gia tăng lòng ích kỷ tham lam, tô bồi bản ngã ngày một lớn mạnh. Đây không phải là cách nghe mà người tu muốn hướng đến.

        Học theo hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âm là chúng ta thực tập lắng nghe người khác để hiểu rõ hơn, sâu hơn nỗi đau thống thiết của người đó. Đương nhiên, chúng ta không thể là một Quán Thế Âm vì Bồ tát đã trải qua vô lượng kiếp tu tập chứng đạt “Nhĩ Căn Viên Thông”, Ngài có đầy đủ thần thông nghe thấu tiếng kêu thống khổ của muôn loài khắp chốn. Chúng ta không làm được như vậy, nhưng chúng ta có thể làm người “biết lắng nghe” với  tấm lòng thông cảm, để người đối diện có thể an tâm bày tỏ nỗi niềm... Người “biết lắng nghe” ở đây không phải là nghe, rồi ôm hết nỗi khổ của người ta làm nỗi khổ của mình. Không phải lắng nghe người ta kể lể niềm “đau thắt ruột”, rồi mình cũng “bầm gan tím mật” đau theo người ta. Nghe như vậy là nghe bị “dính mắc”. Muốn đạt được trạng thái nghe mà tâm không vướng mắc không phải tự dưng một sớm một chiều làm được, mà nó đòi hỏi hành giả phải tu tập một thời gian dài lâu.


TU TẬP TÁNH NGHE

        Bình thường con người sống bằng tâm thế gian. Tâm thế gian là tâm luôn suy nghĩ đủ thứ chuyện. Lúc thì Ý căn moi móc chuyện quá khứ để suy nghĩ. Khi thì Ý thức phân bua so sánh những chuyện xảy ra trong hiện tại. Lúc thì Trí năng vẽ vời phát họa những chuyện không thật ở tương lai, cho nên tâm con người lúc nào cũng dao động. Ngoài ra, tâm này còn bị cảnh trần lôi cuốn tạo nghiệp khi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,  tiếp xúc với sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.  Khi nào tâm thế gian yên lặng, thì tâm bậc thánh mới xuất hiện. Tâm bậc thánh gồm các tánh Nghe, tánh Thấy, tánh Xúc chạm và cao hơn sâu sắc hơn là tánh Nhận thức biết tạm gọi là tâm Phật.

        Tu tập Tánh Nghe trước hết hành giả cần tu tập sao cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ba nghiệp đó là: Ý nghiệp, thân nghiệp và khẩu nghiệp. Muốn ba nghiệp này thanh tịnh hành giả cần phải: 

        - Về Ý:  Không tham, sân, si (tà kiến)

        - Về Thân: Không nhẫn tâm đánh đập người vật, không âm mưu hay tự tay giết hại đoản mạng sống của chúng sinh, không hành dâm phi pháp, không trộm cướp tài sản của người.

        - Về khẩu: Không nói dối, không chưởi bới nguyền rủa người khác bằng những lời độc ác hung dữ, không nói hai chiều gây chia rẽ thù nghịch mất đoàn kết, không đặt điều tự đề cao mình hay nói những chuyện phù phiếm không ích lợi cho việc tu hành thoát khổ, giác ngộ.         

         Muốn tu tập thành công, hành giả phải có có ý chí cương quyết, phải lập hạnh kiên nhẫn, phải tinh cần miên mật. Ngày xưa Đức Phật dạy các vị Tỳ-kheo sau khi thọ trai, mỗi người phải tự tìm nơi vắng vẻ trong khu rừng, dưới gốc cây để tọa thiền quán tưởng. Trong kinh dạy một trong những điều cần thiết cho người tu giác ngộ giải thoát là phải “cắt đứt nhân duyên và tri kiến thế gian”. Chúng ta là cư sĩ vẫn còn phải sinh hoạt ngoài cộng đồng xã hội, vẫn phải đi làm kiếm tiền vì chúng ta còn nhiều trách nhiệm đối với những thành viên trong gia đình,  vì thế chúng ta chưa thể thực hiện điều kiện này như người xuất gia.

        Cho nên, vấn đề tu tập của người cư sĩ không phải hoàn toàn cắt đứt mọi liên hệ đối với thế gian. Nhưng để giúp tâm không bị huân tập những thói hư tật xấu ngoài đời khiến ba nghiệp thân, khẩu, ý không được trong sạch.  Chúng ta không nên nghe nhiều các chuyện tạp nhạp của thế gian. Không nói qua nói lại những chuyện không cần thiết. Không xem phim hay đọc sách báo đồi trụy, bớt tập họp tiệc tùng say sưa, bớt tranh luận hơn thua phải quấy. Ngược lại chúng ta cố gắng học hỏi lời Phật dạy, tìm đọc kinh sách, hay nghe các Sư Thầy thuyết giảng Chánh pháp về Tứ Diệu Đế, về Nhân duyên có mặt của hiện tượng thế gian, về Nhân quả nghiệp báo, về Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết Bàn, về Không, về Chân Như, về Huyễn v.v… để có một số vốn tuệ tri vững chắc về Phật pháp. Nhờ giữ giới, chúng ta không huân tập những suy nghĩ bất thiện, đưa đến lời nói bất thiện, hành động bất thiện, cản trở con đường tu tập tâm linh của chúng ta.

       Tu tập đạt giới đức và tuệ tri như trên chưa đủ, hành giả còn phải tu thiền định.  Thiền định là phương pháp tu tập giúp cho tâm hành giả từng bước được lặng yên trong sạch. Trong sạch ở đây là không còn bị tham sân si, tức lậu hoặc chi phối. Tâm hành giả tuyệt đối thanh tịnh. Tâm tuyệt đối thanh tịnh là tâm bậc thánh. Ở đây, hành giả chọn tu tập Tánh Nghe để thể nhập vào tâm bậc thánh.

        - Bước đầu thực tập nghe chỉ biết nghe (just listen): Tập chiêu thức đơn giản như tập nghe tiếng chuông, nghe tiếng chim kêu, nghe tiếng tích tắc của đồng hồ, nghe tiếng mưa rơi ngoài sân, hay nghe âm thanh tiếng sóng biển. Tập nghe âm thanh với chánh niệm (mindfulness) tức có chú ý. Vì có sự chú ý đến một đối tượng âm thanh, thí dụ như tiếng chuông ngân, nên tâm chỉ có một đơn niệm biết về tiếng chuông ngân, không bị những ý nghĩ khác chen vào giúp tâm được yên lặng. Tâm yên lặng bao lâu thì hành giả đạt định bấy lâu. Vì tâm có thói quen vọng động nên thỉnh thoảng cũng khởi lên vọng niệm, trong nhà Thiền gọi pháp này là Thiền Chỉ (samatha). Chỉ là dừng lại, dừng ở đây là ngưng không suy nghĩ những gì khác ngoài việc chú tâm đến chủ đề đang thực tập là tiếng chuông.

         Tập Thiền Chỉ một thời gian, tâm hành giả dần dần có thói quen mới là khi nghe sẽ không bị những ý nghĩ khác xen vào. Hành giả làm chủ được tâm ngôn, tức làm chủ được tầm tứ. Không còn bị tham, sân, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ trổi lên phá rối thời thiền của hành giả. Một trạng thái tâm hoàn toàn tịch yên vắng lặng, trống không, chỉ có một dòng nhận thức biết không lời của Chân tâm hay Tánh giác có mặt.  Kiên nhẫn hành trì miên mật, hành giả sẽ kinh nghiệm một trạng thái tâm vi diệu mà kinh Kim Cang gọi là Kỳ Tâm, “Ưng vô sở trụ nhi sinh Kỳ tâm”.  Kỳ tâm là tâm quảng đại, bao la, trùm khắp, không sinh không diệt, tràn ngập ánh sáng trí tuệ.  An trú trong Kỳ tâm, hành giả kinh nghiệm trực giác (nhận biết qua giác quan), cao hơn nữa là siêu trực giác (nhận biết ngoài giác quan), nhận ra mình có đầu óc sáng tạo, biết những điều trước kia chưa từng hiểu, chưa từng biết. Tâm từ, bi, hỷ, xả xuất hiện một cách tự nhiên không gò bó. Tài ăn nói, phát biểu lưu loát, trước công chúng không gặp khó khăn, thuật ngữ trong kinh gọi là “biện tài vô ngại”.. v.v…

       Tu tập chứng nghiệm được mức độ này, hành giả có thể mạnh dạn ra đời thực hiện hạnh Bồ Tát Đạo về phương diện “lắng nghe” giúp người “xả stress”, giúp người bớt khổ … mà tâm hành giả không trụ vào “tiếng trần” vì hành giả đang làm người nhân chứng. Nhân chứng là người nghe, thấy, xúc chạm, hiểu biết rõ ràng đầy đủ về các sự việc xảy ra, mà tâm bình thản không vướng mắc, không khởi tâm xúc cảm để bị lôi kéo ngã nghiêng về một đối tượng nào. Và nếu lúc nào hành giả cũng sẵn sàng dành thời gian để “lắng nghe” tất cả những tiếng kêu đau thương của mọi loài mọi người với tâm hoan hỷ, thì hành giả đã thành tựu được pháp tu “tinh tấn ba-la-mật” và “nhẫn (nại) ba-la-mật”.

        

KẾT LUẬN

          Bất cứ pháp tu nào trong đạo Phật cũng đều đi kèm với trí huệ. Trong kinh thường nhắc nhở “từ bi phải có trí tuệ” hay tu thiền Định mà không phát huy được trí huệ thì cái Định này bị xem là Si định, phải mau mau điều chỉnh pháp tu. Trong Bát chi thánh đạo, mở đầu là Chánh Kiến, kế đến Chánh Tư Duy cũng là huệ dẫn đầu để hành giả biết chọn con đường tu tập đúng. Và mục đích tối hậu cũng là huệ, nhưng là huệ tự phát do công phu hành trì nhập định sanh ra. Huệ này là hòn ngọc trong chéo áo của người cùng tử như trong kinh Pháp Hoa đề cập, là kho báu của chính mình bị vô minh che lấp từ bao nhiêu lượng kiếp giờ mới hiển lộ,  là ánh sáng trí huệ đưa mình đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. 

          Cho nên khi thực hành “hạnh lắng nghe”, hành giả cần phải có tuệ tri về Phật pháp, phải hành trì tu tập để tự chứng nghiệm trên thân tâm mình. Hành giả phải tự trải nghiệm lắng nghe chính tâm hồn và thể xác của mình. Tu tập có huệ lực, định lực vững chắc, thì sau khi lắng nghe người ta giải bày tâm sự, mình mới có những lời khuyên chánh đạo xoa dịu được nỗi khổ của người ta.

        Hạnh lắng nghe là phương pháp tu quan trọng có khả năng trị liệu và chuyển hóa. Chuyển hóa nhận thức của người và chuyển hóa chính tâm thức của chính chúng ta. Lắng nghe là nhịp cầu thông cảm giúp người tu định tĩnh, sáng suốt, tâm từ tâm bi rộng mở, trí huệ phát sinh, sẵn sàng lắng nghe, san sẻ nỗi khổ niềm đau để cùng mọi người vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời.

          Tóm lại, “hạnh lắng nghe” là một pháp môn tu tập trong đạo Phật. Tu tập hạnh lắng nghe để tự quán chiếu đo lường mức độ tu tập của chính mình.  Lắng nghe những tiếng thị phi, những lời khen chê của mọi người, xem tâm mình có bị dao động phiền não hay không? Tập hạnh lắng nghe để tự mình có đủ định lực, có đủ kiên nhẫn, để khi cần sẵn sàng chịu thương chịu khó lắng nghe nhằm xoa dịu nỗi đau khổ của mọi người. Dành thời gian lắng nghe, sau đó nhẹ nhàng an ủi vồ về, chia sẻ đắng cay ngọt bùi với bạn, chính là đang thực hành “hạnh bố thí”, là một pháp tu ba-la-mật trong Lục Độ của hành giả trên đường tu Bồ Tát Đạo.

           Tính cách quan trọng nổi bật của “đạo Phật là Từ bi và Trí Tuệ”. Từ bi là lòng thương xót giúp đỡ chúng sanh vô vụ lợi, bình đẳng, công bằng không phân biệt giai cấp chủng tộc. Trí tuệ là sự hiểu biết, là nền tảng đưa đến giác ngộ giải thoát. Do đó những ai đang thực hành pháp môn “hạnh lắng nghe” là đang đi trên con đường tu tập hạnh Bồ Tát để thành Phật. Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi. Trí huệ và từ bi là hai vị hộ pháp trái và phải, đồng hỗ trợ việc thực hành Bồ Tát Đạo là “hạnh lắng nghe” của hành giả từ lúc khởi đầu đến nơi thành tựu một cách hoàn hảo.


THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Chân Tâm thiền đường / August 01-2020)

 
11 Tháng Mười Một 201611:09 CH(Xem: 29184)
Bước đến Đèo Ngang mắt lệ nhòa, Nhà nhà bao phủ khói Formosa, Quan tham rủng rỉnh vô đầy túi, Mặc kệ muôn nhà khóc tiếng Ta.
11 Tháng Mười Một 201612:49 SA(Xem: 18916)
Xin chào mừng sự trở lại của họa sĩ nhà: Hạnh Phạm với những bức tranh tuyệt vời mới nhất
10 Tháng Mười Một 20161:59 CH(Xem: 23554)
Đêm còn nghe từng nốt nhạc rưng rưng Ngày vẫn nhớ đàn lẻ loi trên vách Gởi chút tình về bên kia quả đất Biết bao giờ ôm lại chiếc đàn xưa!
10 Tháng Mười Một 20161:49 CH(Xem: 23419)
Quê em nước lũ tràn bờ Mưa buồn rã rít dật dờ khói sương Rừng sâu nước từ thượng nguồn Như triều thác đổ tìm đường về xuôi.
06 Tháng Mười Một 20161:03 CH(Xem: 20999)
Bạn bè, trò cũ ủ ê, Xin cùng khấn nguyện hướng về quê hương. Dù đang lưu lạc muôn phương, Hai hàng nến thắp, nén hương nguyện cầu.
05 Tháng Mười Một 20169:57 CH(Xem: 19490)
Thơ thẩn em làm rối cuộn tơ Tơ ông đày xuống cõi xa mờ Mờ phai năm tháng sầu hoa nhạt Nhạt úa vầng trăng tủi mộng hờ
05 Tháng Mười Một 20169:49 CH(Xem: 23333)
Tất cả mọi điều trôi qua biền biệt Chỉ nỗi buồn là đọng mãi trong tim Một mai về cõi bình yên vĩnh viễn Chẳng còn gì chỉ còn lại lặng im.
05 Tháng Mười Một 20165:45 CH(Xem: 18392)
19 nhạc phẩm của Phạm Chinh Đông với tiếng hát Hương Giang. -Hình Như Nắng Vừa Phai -Bầu Trời Trên Kia - Nhánh Mùa Xuân Tôi -Chỉ Là
05 Tháng Mười Một 20165:05 CH(Xem: 18124)
Như cơn mưa tháng Mười Ướt sân sau nhỏ bé Như anh đến với em trong dịu dàng êm nhẹ.
04 Tháng Mười Một 201612:43 CH(Xem: 20188)
Bước nhẹ đường chiều về bến mơ Hàng cây trụi lá đang ngóng chờ Trời Thu hiu quạnh chiều mây tím Về mái tranh nghèo, thăm quê xưa?
03 Tháng Mười Một 20161:38 CH(Xem: 22223)
Gió từ phương Bắc thổi sang Gửi trao giá lạnh nồng nàn thấm mau Mù sương trắng toát phủ màu SaPa theo cái rét sâu đầu mùa.
03 Tháng Mười Một 20161:14 CH(Xem: 39103)
Mưa còn mưa mãi, mùa Đông Tình xa rớt xuống mênh mông cõi buồn Xòe tay đếm giọt mưa tuôn Tưởng như nắng ấm vẫn còn quanh đây
03 Tháng Mười Một 201612:56 CH(Xem: 17762)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
29 Tháng Mười 20169:30 SA(Xem: 21394)
..., và xin cảm ơn đại gia đình Ngô Quyền trong và ngoài nước đã thương tiếc và thành kính tiễn biệt Ba con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ba con đã ra đi trong thanh thản và mãn nguyện.
29 Tháng Mười 201612:48 SA(Xem: 14209)
Chúng tôi tin, học trò của Thầy Quyến không những chỉ nhớ "nét dịu dàng" của Thầy, mà còn nhớ tấm lòng của Thầy với học trò.
28 Tháng Mười 201612:25 CH(Xem: 20682)
Halloween năm nay 2016 Ngay mùa bầu cử nên phiền hơn Ma quỷ lộng hành chơi chính trị. Thế giới thừa cơ lại khinh lờn
28 Tháng Mười 20167:09 SA(Xem: 19417)
Lá vàng rơi, mây trôi bàng bạc Một chiều Thu trông ngóng cố Hương Sầu thương qua mấy đoạn trường Tương tư bóng nhạn, Cố Hương ngậm ngùi
27 Tháng Mười 20165:18 CH(Xem: 22415)
Chờ đợi mãi cho đến hôm nay tôi mới cầm được trên tay cuốn Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa với đề tựa Xiết Bàn Tay Trái do nhóm tác giả là cựu Hướng Đạo Sinh Biên Hòa thực hiện.
27 Tháng Mười 20163:42 CH(Xem: 15944)
Mưa! những giọt mưa tháng mười vẫn nhịp đều trên mái nhà như một điệu nhạc. Điệu nhạc mùa thu bao giờ cũng buồn.
27 Tháng Mười 20161:37 CH(Xem: 20386)
Én về, Xuân có về chưa ? Vòng xoay thiên tạo bốn mùa đợi mong Lạnh lùng trở ngọn gió Đông Cỏ hoa cây lá vời trông Xuân thì...
27 Tháng Mười 20161:24 CH(Xem: 23545)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
27 Tháng Mười 20161:18 CH(Xem: 26153)
Ta tìm trong vườn biếc, Một nhánh hoa lẻ loi. Xanh xao màu kỷ niệm, Ngập tràn nỗi nhớ nhung.
27 Tháng Mười 20161:11 CH(Xem: 27023)
Không về...! Còn nhớ gì không? Thôi nhé, cho Ta gởi lại lòng Thu nữa, sẽ về trong nắng sớm Quên những lạnh lùng... của tuyết Đông!
27 Tháng Mười 20161:03 CH(Xem: 17946)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 21638)
Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên.
22 Tháng Mười 201611:51 CH(Xem: 13990)
Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.
22 Tháng Mười 201610:31 CH(Xem: 20509)
Tạm biệt Gấu hăng, anh đi trước nhé! Chỉ là thứ tự kẻ trước người sau thôi – bởi sớm muộn gì anh em hướng đạo nhà mình cũng gặp lại nhau –
21 Tháng Mười 201612:06 CH(Xem: 18886)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh CHIỀU THU ẤY - Nhạc Lam Phương - Sĩ Phú trình bày THEO LÁ VÀNG BAY - Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười 201610:52 CH(Xem: 16106)
Ngày tháng cũng như cơn mưa ngoài kia, cứ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm. Tôi trộn lẫn mưa hai miền yêu dấu, nhưng nỗi niềm cứ nặng về một phía xa kia...
20 Tháng Mười 20163:46 CH(Xem: 36181)
Phóng sự bằng hình “Cựu hướng đạo sinh Biên Hòa – xưa và nay” lần này xin thay lời kết, khép lại hành trình tìm nhau của gia đình cựu HĐS tỉnh lỵ Biên Hòa tròn 60 năm tuổi.
20 Tháng Mười 201612:58 CH(Xem: 20698)
Chỉ vậy thôi và chỉ có vậy thôi Mà sao mình vẫn chưa làm trọn vẹn Để bây giờ xót xa nhìn ngọn nến Loay hoay hoài lời đáp vẫn chưa xong!
20 Tháng Mười 201612:23 CH(Xem: 18214)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
16 Tháng Mười 201611:28 SA(Xem: 14664)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
15 Tháng Mười 20163:29 SA(Xem: 16862)
Thầy là bóng mát, là điểm tựa cho tất cả cựu học sinh NQ hướng về như hướng về trường xưa với tất cả yêu thương. Bây giờ thầy đã vĩnh viễn ra đi, chúng con thấy mình mất mát nhiều.
14 Tháng Mười 201611:13 CH(Xem: 16614)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
14 Tháng Mười 201612:52 CH(Xem: 26357)
Sinh, già, bệnh, chết cuộc đời, Kiếp người ai cũng một thời như nhau. Thời gian thấm thoát qua mau, Mưa rơi sẽ tạnh, buồn đau phai dần.
14 Tháng Mười 20162:02 SA(Xem: 21475)
Tôi về lại Biên Hòa mang theo hành trang đầy ắp những kỷ niệm và có cả quà tặng của bạn bè. Món quà trị giá nhất mà tôi nhận được là Tình Đồng Môn thắm thiết.
13 Tháng Mười 20169:59 CH(Xem: 35008)
Chiếc lá rơi, ngoài Trời mùa Thu chớm Vào ngày này Mẹ lặng lẽ ra đi Để cho con những tháng ngày nhung nhớ Nhớ Mẹ hiền. Nhớ lòng Mẹ Từ Bi
13 Tháng Mười 20161:16 CH(Xem: 19821)
Gởi lời chào cơn mưa Sàigòn Qua kẽ tay hạt lên đầy nỗi nhớ Mưa chưa ướt hết chiều dài phố nhỏ Ướt lòng người nầy đứng đợi người kia
13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18778)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
11 Tháng Mười 20163:37 CH(Xem: 12136)
Chúng em cũng xin cám ơn hai Thầy: Phạm Gia Hưng và Thầy Hoàng Quý Nam đã bỏ chút thì giờ đến chung vui họp mặt với đồng hương Biên Hòa và chúng em.
10 Tháng Mười 201611:09 SA(Xem: 24602)
Gặp nhau chỉ có trong mơ, Tiếc thương xin gởi bài thơ "Nguyện Cầu". Hồn Anh thanh thản vô sầu, Ta làm Mây trắng trên bầu Trời xanh...
08 Tháng Mười 20165:24 CH(Xem: 12212)
Sáng nay vào email. Được tin Thầy vừa mất. Trong lòng buồn chật ngất. Một giọt lệ vừa rơi. Thầy đã buông tay rồi. Bỏ cái thân tầm gửi
08 Tháng Mười 20163:48 CH(Xem: 19760)
Ngày xưa dưới trăng vàng Dệt thật nhiều mơ ước Giữa đường trăng hát vang Bài tình ca tha thiết. Thời gian thản nhiên qua Đem xuân thì đi mất Tình đầu đã phôi pha Trong bộn bề tất bật.
07 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 16138)
Hy vọng bạn đọc được những lời này của tôi và mỉm cười tha thứ. Hy vọng chúng ta có dịp gặp mặt nhau. Những người bạn già ngồi lại uống với nhau ly trà.
07 Tháng Mười 201610:20 CH(Xem: 19819)
Đẹp ngẩn ngơ mây ngũ sắc mượt mà Đang phơ phất dải lụa mềm óng ả Nhẹ bay bay chiếc lá vàng lả tả Mùa thu về chất ngất chữ yêu thương
07 Tháng Mười 20162:51 CH(Xem: 18804)
Địa chỉ để gia đình cựu hđs.BH nhà mình có thể liên lạc để nhận kỷ yếu: 1) Dung Phùng / Tel: 0918 806006/ Email: dungpt1@yahoo.com; 2) Mai Diệp/ Tel: 0919 118622/ Email: diepmails@yahoo.com
07 Tháng Mười 201612:30 CH(Xem: 21538)
Mọi sự buồn vui cũng sẽ qua, Hận, Thù, Ân, Oán khổ riêng Ta. Mở rộng lòng yêu đời bớt khổ, Nở thắm môi cười vạn đóa hoa.
06 Tháng Mười 201612:48 CH(Xem: 19611)
Đưa tay đón tháng mười về Thu đang bịn rịn vân vê đất trời Còn đây chút nắng thu rơi Lời thương chưa ngỏ gọi mời gió đông.
06 Tháng Mười 201612:37 CH(Xem: 18903)
Thế là mình đã xa nhau Biển dâu thì đã biển dâu cuộc đời Đêm vẫn đêm của ngậm ngùi Ngày không yên cũng bồi hồi không yên
06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 17141)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
01 Tháng Mười 20162:22 CH(Xem: 20817)
Có ai cùng Ta, hoà bản đàn vui Trời Thu buồn mấy... chẳng bùi ngùi Nghe lòng réo rắc... tơ tình ấy Nỗi buồn vào Thu, dần dần lui
30 Tháng Chín 20164:54 CH(Xem: 16352)
Trong mỗi tấm hình hướng đạo cũ kỹ, anh chị em tôi đều có những kỷ niệm vui buồn. Với từng nhân vật trong những tấm hình này,
30 Tháng Chín 20161:58 CH(Xem: 19317)
những chiếc lá rơi nhẹ, qua khung cửa. những chiếc lá đỏ, vàng, lá mùa thu. …. biết chăng, em? khi, những chiếc lá thu bắt đầu, rơi… là khi ta nhớ em nhiều nhất…
30 Tháng Chín 201612:35 CH(Xem: 23197)
Những bài thơ bao nhiêu đêm thức trắng Xếp trong ngăn như giấy má vô hồn Ai đọc lại và ai còn nhớ lại Tóc bạc rồi đời bóng xế hoàng hôn
30 Tháng Chín 201612:29 CH(Xem: 20407)
Chuyện của nước tôi không phải chuyện cười Nghe tim quặt thắt muốn kêu trời Bao điều trái ngược đầy bi thống Thương quá Việt Nam quê hương tôi!
30 Tháng Chín 201612:22 CH(Xem: 19206)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Áo Tím Mùa Thu (Nguyên Vũ--Thái Châu) Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng--Duy Trác) Kiều Oanh thực hiện
30 Tháng Chín 201611:07 SA(Xem: 13441)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt với món quà quý giá BẠN BÈ VẪN CÒN ĐÂY.
29 Tháng Chín 20161:37 CH(Xem: 25160)
Nồng nàn cơn gió cuối thu Chớm đông cái lạnh tù mù về đây Thơm mùi Hoa Sữa ngất ngây Thương yêu nở giữa thu gầy xác xao.
29 Tháng Chín 20161:24 CH(Xem: 19774)
Trời đêm mưa bụi lâm râm, Niềm vui rộn rã tràn dâng ngập lòng. Tuổi vàng chỉ có ước mong, An vui, sức khỏe thong dong cuối đời.
29 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20200)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
24 Tháng Chín 20161:06 SA(Xem: 16730)
Nhìn lên chánh điện rực sáng dưới ánh đèn. Bà Chín nguyện cầu cho đất nước an bình. Cho những đêm trăng rằm luôn là những đêm vui an bình và hạnh phúc.
24 Tháng Chín 201612:04 SA(Xem: 20652)
Ngày Huỳnh Phước Minh Nhật tốt nghiệp đại học y khoa - và nhận nhiệm sở mới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai - cũng là ngày cô giáo Nguyễn Thị Minh Công mãn nguyện rời trần.
23 Tháng Chín 20161:19 CH(Xem: 22670)
Tháng chín qua mùa thu cũng hết Người đi buồn, ở lại sầu hơn Vòm quỳnh anh thương vầng trăng biếc Gió tiễn mây vào chốn xa mờ.
23 Tháng Chín 20161:11 CH(Xem: 21844)
Hạ chưa tàn, Thu đã đến hôm nay Lá vàng bay, theo chân ai xuống phố Gió heo may nhẹ lay hàng lá đổ Nắng Thu vàng làm má đỏ hây hây
23 Tháng Chín 201612:49 SA(Xem: 20520)
Ta tìm em khắp nẻo đường. Cô gái Việt Nam ta nhớ thương. Em giờ bịt mặt, quần áo lạ. Ngậm ngùi vĩnh biệt những vấn vương.
23 Tháng Chín 201612:31 SA(Xem: 20185)
căn nhà ấy như một tu viện cửa thường đóng kín thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng chim hót từ một khung cửa sổ
22 Tháng Chín 20162:02 CH(Xem: 19578)
Hôm nay đón tiết thu phân Chính Đông trời mọc lượt lần ngày lên Đưa tay hứng giọt nắng mềm Chia dài năm tháng ngày đêm cân bằng.
22 Tháng Chín 20161:54 CH(Xem: 26599)
Xin đừng nói tới phân ly, Đời như gió thổi mây đi khắp trời. Sao mờ, trăng lặn đổi dời, Trăng vàng gió mát tuyệt vời đêm nay.
22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19268)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
19 Tháng Chín 20168:13 CH(Xem: 21378)
Em khẻ "ghẹo": sao thu nào đã "chết" "Mắc cười quá", anh đành thua vậy Biết bao giờ mới thắng nổi được em
17 Tháng Chín 20168:20 CH(Xem: 36146)
Bà gọi cháu là trái tim của tôi Vì nụ cười cháu đẹp nhất trên đời Trong sáng như ánh dương vừa hé Đem lại trần gian những niềm vui.
17 Tháng Chín 20168:12 CH(Xem: 22700)
Lâu nay vắng bác ở trang nhà Chẳng biết hồn thơ vẫn thắm hoa? Xứ biển lẻ loi vầng nguyệt lạnh Trung thu đơn độc cái thân già
16 Tháng Chín 201610:24 CH(Xem: 20049)
Giờ chỉ còn nuối tiếc Mùa thu về chơi vơi Lạc loài màu áo tím Thủy chung câu ước thề Thôi chỉ còn hoài niệm Của một thời đam mê
16 Tháng Chín 201610:14 CH(Xem: 23017)
Vầng trăng lơ lững giữa bầu trời Trăng thu tỏa sáng khắp muôn nơi Ánh sáng lung linh, ôi diễm tuyệt! Chị Hằng, chú Cuội mỉm môi cười
16 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20613)
Cho đến hôm nay, Gia phả cựu hđs.BH đã ghi danh được 463 anh chị em, với 344 chân dung cựu hđs và 37 thú rừng quây quần bên tổ ấm.
16 Tháng Chín 20161:04 CH(Xem: 21146)
“Đông tay sẽ vỗ nên kêu. Gia đình mình có gần năm trăm cựu hđs, lẽ nào không “mần” nổi một tập kỷ yếu cho “ra ngô ra khoai” hay sao”?...
16 Tháng Chín 201612:55 CH(Xem: 21946)
Trăng Thu đẹp lắm chị Hằng ơi!! Chị xuống trần gian giây phút thôi Để ngắm trăng vàng in đáy nước Hồ thu lấp lánh ánh trăng soi.
15 Tháng Chín 20165:04 CH(Xem: 16207)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH ẢNH MỘT ĐÊM TRĂNG - Nhạc văn Phụng - Mai Hương hát Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Chín 20161:28 CH(Xem: 23352)
Nếu sớm biết người đi không trở lại Cũng hẹn hò thương nhớ bởi Mưa Ngâu Người ra đi vì chinh chiến thảm sầu Vì Quốc nạn vì thanh bình tất cả...
15 Tháng Chín 20161:06 CH(Xem: 17876)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
10 Tháng Chín 20162:01 CH(Xem: 15244)
Nhất định mình sẽ gặp lại nhau ở Houston, ở Anaheim, ở San Jose… để cùng dựng lại trường xưa bên đời lưu lạc .
10 Tháng Chín 20162:21 SA(Xem: 16508)
Phượng buồn... Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dở dang. Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! Vĩnh biệt.
09 Tháng Chín 201612:38 CH(Xem: 20585)
Ngày xưa, lúc tuổi còn thơ Quây quần cha mẹ, một mùa yêu thương Giờ đây vắng bóng song đường Mùa Thu tìm Mẹ biết phương trời nào?
09 Tháng Chín 20162:06 SA(Xem: 18607)
. Ngoài những sản vật của vùng đất miền Tây, chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 20161:34 SA(Xem: 20849)
Thu là sản phẩm của đất trời. Em là tiên nữ hiện xuống đời Hóa phép cho nhà thêm ấm cúng. Em là tất cả của đời tôi.
09 Tháng Chín 201612:11 SA(Xem: 19377)
Xin trả lại tôi khung trời xưa huyền diệu Tình quê hương tình bạn mãi trong lòng Dù cuộc đời có dâu bể long đong Vẫn kiêu hãnh vì mình là Ngô Quyền hậu duệ
08 Tháng Chín 20161:02 CH(Xem: 21860)
Ba hồi trống điểm khai tâm Một năm học mới khơi mầm tương lai Tương lai bắt đầu hôm nay Ráng công ăn học sau nầy vinh danh...
08 Tháng Chín 201612:52 CH(Xem: 20024)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
07 Tháng Chín 201610:54 CH(Xem: 20327)
Vẫn gió mùa thu xưa Mùi tóc cũ tìm hoài Màu mắt nào đã phai Kỷ niệm nào trong tay
07 Tháng Chín 201610:43 CH(Xem: 23294)
Còn một khoảng tím trong tâm thất trái Giữ để còn thấy lại chút êm mơ Mỗi lần nhớ khỏi phải sầu tê tái Màu tím vỗ về ru giấc chiêm bao.
03 Tháng Chín 201610:25 SA(Xem: 15361)
Hãy sống cho chồng, lo cho con và những người yêu thương bên cạnh mình. Hãy dành cho mình một niềm vui nhỏ để bám víu.
03 Tháng Chín 20168:54 SA(Xem: 16291)
Tôi yêu quá đỗi ban mai tĩnh lặng này. Tôi vẫn ngồi đây, nơi chỗ quen thuộc và nghe lòng mình an yên, lắng nghe tiếng thở của lá khi gió vờn qua,
03 Tháng Chín 20168:39 SA(Xem: 18551)
mỗi độ thu về. tôi vẫn đọc tản văn xuôi, ngày đầu đi học cho các cháu nghe. và nhiều lần các cháu cười, thích thú. “this poem” ngộ nghĩnh quá bà ơi…
02 Tháng Chín 201610:42 CH(Xem: 22620)
Hè trôi ba tháng đỏ hồng Thầy Cô mong đợi dõi trông mắt chờ Vui vầy ánh mắt trẻ thơ Cổng trường rộng mở đến giờ khai tâm.
02 Tháng Chín 201610:26 CH(Xem: 18507)
Như một nụ hoa vừa hé Cô bé nhìn tôi, đôi mắt thật xanh Môi hồng tươi, nét đẹp tinh anh Nụ cười với hàm răng đều đặn
02 Tháng Chín 201612:33 CH(Xem: 21313)
Chút bâng khuâng khắc ghi lời ngày trước Mong an lành thương nhớ kẻ đi xa Mưa ngâu giăng mưa tháng bảy nhạt nhòa Xin được khóc dưới trời mưa tháng bảy...!
01 Tháng Chín 20162:49 CH(Xem: 24430)
Bây giờ Bạn đó Ta đây, Mười năm cách biệt chân mây cuối trời. Thu về gợi nhớ tơi bời, Kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh.
01 Tháng Chín 20162:40 CH(Xem: 19132)
Trời chuyển sang Thu rồi đó sao? Mây xám giăng ngang, gió rì rào Chiều rơi, ngàn lá vàng thu tím Chợt nhớ mùa Thu của năm nào
01 Tháng Chín 20162:31 CH(Xem: 18583)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!