Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI BẢY

19 Tháng Bảy 20201:49 SA(Xem: 9302)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI BẢY
                                                 NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI BẢY

                                                               Nguyễn Trần Diệu Hương 


Thứ hai 6 tháng 7


Từ tháng 7 năm ngoái, khi bệnh Alzheimer của ông Steve Daniel trở nặng ở tuổi 66, bà Mary Daniel không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chồng vào sống ở Memory Care Center  Rosecastle at Deerwood (Assisted Living and Alzheimer) thuộc thành phố Jacksonville, Florida.

Mỗi ngày bà vào thăm ông vào buổi chiều tối. Hai vợ chồng cùng coi TV như những ngày ông còn ở nhà. Rồi bà cho ông uống thuốc an thần, sửa soạn giường ngủ cho ông, giúp ông đi vào giấc ngủ của một người tâm trí đã bị hao mòn nhanh hơn độ tuổi; trước khi trở về nhà.


Cả hai cùng tìm thấy niềm vui như lúc còn ở chung dưới một mái nhà, lúc ông vẫn còn khỏe. Các nhân viên của viện dưỡng lão dành cho những người bị bệnh Alzheimer đều cảm kích trước tình nghĩa vợ chồng của ông bà Daniel.


Nhưng khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngày 11 tháng 3 năm 2020, bà Mary được thông báo qua phone là để giữ an toàn cho bệnh nhân ở "Rosecastle Assisted Living and Memory Care Center", bà sẽ tạm thời không được phép vào thăm chồng. Chưa kịp hỏi thêm, bà đã nghe câu cuối của thông báo như một mệnh lệnh "You can't come back".

Không thể làm khác hơn, bà đành thăm ông mỗi tuần vài lần bằng cách đứng ngoài khung cửa kính phòng ông. Mỗi lần thấy vợ qua khung cửa sổ, ông Steve đều chảy nước mắt.


Bà xin làm volunteer ở Memory Care Center để có thể vào thăm ông với tư cách là nhân viên của Rosecastle. Nhưng nơi đây không nhận người làm thiện nguyện trong thời đại dịch đang hoành hành nước Mỹ.


Ngưu Lang Chức Nữ của Mỹ trong thời COVID-19 đã phải nhỏ lệ nhìn nhau suốt 114 ngày qua khung kính cửa sổ. Cuối cùng, khi Rosecastle cần tìm thêm một nhân viên phụ việc trong nhà bếp, bà xin vào làm công việc này, không phải vì cần tiền, mà chỉ vì muốn được vào Rosecastle để thăm ông mỗi ngày như lúc Coronavirus chưa tới được Florida .


Vào ngày 1 tháng 7, ngày đầu tiên làm việc, bà Mary, 57 tuổi, phải làm những việc tay chân nặng nhọc bà chưa hề làm trong đời: rửa chén, lau nhà như tất cả các nhân viên khác cùng làm trong nhà bếp của Rosecastle. Bà quên hết mệt nhọc khi nghĩ đến lúc được nắm tay chồng, vỗ về an ủi ông.


Cuối cùng, vào ngày 3 tháng 7, cảm kích trước tình nghĩa vợ chồng sâu nặng của ông bà Daniel, những người điều hành Viện Dưỡng lão đồng ý để bà Mary ở lại thăm chồng sau giờ làm việc cho đến lúc Rosecastle đóng cửa buổi tối.


Gặp lại vợ, sau 114 ngày chỉ được chạm tay nhau qua lớp cửa kính dày, ông Steve chảy nước mắt vì mừng, chỉ có thể nghẹn ngào thốt lên "Mary!". Ông đưa bàn tay khô héo lên mặt vợ dù chỉ được chạm khuôn mặt đã bị che hai phần ba vì quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang của Rosecastle. Bà Mary cũng rơi nước mắt khi ôm chầm lấy ông Steve, nhọc nhằn của một ngày dài vất vả rửa chén, lau nhà tan nhanh như bong bóng trời mưa.


blankblank

Courtesy of Mary Daniel


Khi Thượng Đế đóng cánh cửa lớn (trí óc minh mẫn) của Steve Daniel, đã mở cho ông một khung cửa sổ rộng (tình yêu chân thật của người vợ tuyệt vời).

Tình nghĩa vợ chồng của họ đúng là một viên kim cương rạng ngời giữa một rừng sỏi đá.

 

Thứ ba 7 tháng 7


Thoạt đầu, khi nghe về "COVID party" ở Tuscaloosa (phía Tây tiểu bang Alabama), bà Sonya McKinstry, Nghị viên thành phố Tuscaloosa nghĩ đó là một tin đồn nghe qua... rồi bỏ. Nhưng đáng buồn thay đó là sự thật, một sự thật đáng xấu hổ được tổ chức bởi một số sinh viên ở một trường Đại học của Alabama (UA).


blankblank



Các sinh viên "nghịch dại" này lần lượt bỏ tiền vào một cái hộp gọi là "cash prize", là "phần thưởng" cho người đầu tiên bị nhiễm cúm Tàu sau "COVID party".

Nhiều trong số những người tham dự party này đã bị nhiễm Coronavirus.

Sau việc làm thiếu suy nghĩ này, tất cả party tụ họp đông người đều bị nghiêm cấm ở Alabama, nhất là tiệc tùng của những thanh niên trẻ.  

 

Ấy vậy mà có những người lớn tuổi hơn, nhưng không trưởng thành như số tuổi của mình, đã phải trả giá khi tham dự "COVID party" bằng chính sinh mạng của mình.


Bác sĩ Jane Appleby,  chief medical officer, của bệnh viện Methodist ở San Antonio đã ra một thông báo về cách giải trí vô ý thức, nguy hiểm - "COVID party"- của những người trẻ tuổi.  

Thông báo này cho biết một bệnh nhân cúm Wuhan, 30 tuổi, vừa qua đời ở Methodist Hospital. Trước khi mất, người này đã trăn trối lại với một y tá:


“Tôi nghĩ là tôi đã phạm một sai lầm rất lớn. Tôi đã tưởng "COVID party" là một trò đùa nghịch, nhưng tôi đã lầm to" 


Xem ra không phải ai có học cũng có hiểu biết. Trong trường hợp này lại là loại thiếu hiểu biết lấy đi sinh mạng của người khác, và đôi khi ngay cả cuộc đời còn rất trẻ của chính mình!


Thứ tư 8 tháng 7


Chỉ trong tuần lễ thứ hai của tháng 7, lực lượng lao động ở Mỹ dù vẫn khỏe mạnh nhưng đã bị COVID-19 gián tiếp tấn công, gây thương tổn nặng nề cho cả kinh tế lẫn tinh thần ở tất cả các ngành nghề:


Hilton Hotel đã cắt giảm hơn hai ngàn công việc (22% tổng số nhân viên). CEO Christopher Nassetta đã ra thông cáo báo chí:


"Chưa bao giờ trong lịch sử 101 năm của Hilton, ngành khách sạn phải đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn cầu đưa ngành du lịch đến một bế tắc chưa có lối thoát..."


Wells Fargo đang chuẩn bị cắt giảm vài ngàn trong tổng số 263 ngàn nhân viên của Ngân hàng đã có chiều dài hoạt động 168 năm.

Cùng ngày, Walgreens thông báo sẽ cho nghỉ việc 4 ngàn nhân viên sau khi bị lỗ 1.7 triệu trong ba tháng qua.  

United Airlines thì đã gởi thông báo nghỉ việc vào đầu mùa thu năm nay đến 36 ngàn nhân viên (trong số đó có 15 ngàn tiếp viên hàng không, và hơn hai ngàn phi công) 


Và danh sách đáng buồn vẫn này nối dài, dài thêm mỗi ngày, bao gồm đủ mọi ngành nghề, không chỉ ở Mỹ, mà ở khắp nơi trên địa cầu! 


Thứ năm 9 tháng 7


Trong một cuộc họp báo tháng trước, Thị trưởng New York đã cho biết "Trước đại dịch Coronavirus, có khoảng một triệu người NY không có đầy đủ thực phẩm và luôn cần sự giúp đỡ. Trong lúc này, chúng tôi nghĩ là con số này lên đến hơn hai triệu. Chúng ta đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng không thể dự đoán trước" 


Cúm Vũ Hán đã "tổng công kích" nhân loại, và người Mỹ nói riêng trong mọi lãnh vực. Đúng như ông Thị trưởng tiên đoán, từ đầu tháng 7, hơn hai triệu người New York đã phải đối diện cái tủ lạnh gần như trống trơn khi chuẩn bị bữa ăn.


Cảm thông với những khó khăn hiển nhiên của chính quyền địa phương ở một tiểu bang đã từng là tâm dịch, và vẫn dẫn đầu 51 tiểu bang về số người nhiễm bệnh cũng như mạng vong do Coronavirus, New Yorkers đã đặt những tủ lạnh chất đầy thực phẩm thiết yếu từ bắp cải, su hào, củ dền, celery.... đến trứng, sữa tươi, thịt mỡ bacon, thịt đóng hộp, dưa hấu, táo, cam, chanh... khắp các ngõ ngách của những khu vực cần sự trợ giúp: từ Harlem đến  Brownsville của NYC.


Nhất là vào những ngày đầu tháng, khi người ta phải trả tiền thuê nhà, một số người không còn cả tiền đi chợ, chỉ phải sống bằng food stamps của Chính phủ, và thực phẩm cứu trợ từ các Food Bank của các tổ chức từ thiện.  Nên vào khoảng ba giờ chiều, "các tủ lạnh cứu đói" ở các ngả đường đã trống trơn. 


Ở các tủ lạnh thực phẩm miễn phí này, người ta có thể đến lấy bất cứ thứ gì người ta cần như mở tủ lạnh trong bếp nhà mình; không phải xếp hàng , không phải trình ID, như với các tổ chức từ thiện, hay ở các Food Bank


blankblank


Trên mỗi “tủ lạnh cộng đồng này”, có một dòng chữ lớn “Take what you need, leave what you can” (Lấy những thứ bạn cần, để lại những thứ bạn có thể chia xẻ)


Không những chỉ có dân chúng địa phương mà ngay cả các ngôi chợ quanh đó cũng tiếp tay mang thực phẩm đến, ít nhất là một lần mỗi ngày, fill up các tủ lạnh đặc biệt chỉ có trong thời... mắc dịch khó khăn này.


Dù không biết những câu ngạn ngữ Việt Nam "lá lành đùm lá rách" hay "miếng khi đói bằng gói khi no" nhưng dân chúng New York đã biết cách thể hiện điều này đem đến hy vọng xanh tươi giữa màu xám của đại dịch.


Thứ sáu 10 tháng 7


Chỉ 6 tháng trước, không một người Mỹ nào nghĩ đến chuyện Coronavirus có thể hiện hữu ở đất nước mình. Đa số người Mỹ nghĩ là cúm Vũ Hán chỉ tấn công nước Tàu, nhiều lắm là lây lan qua một số nước Châu Á, xa nước Mỹ cả một Thái Bình Dương.


Vậy mà, vào ngày 21 tháng 1 năm 2020  bệnh nhân COVID-19 đầu tiên, đã mang theo cúm Tàu đến Mỹ sau khi về quê nhà ở Vũ Hán, bắt đầu cho một đại dịch kiểu "vết dầu loang".

99 ngày sau, một triệu người Mỹ, có những người chưa hề đi du lịch từ nhiều năm nay nhiễm cúm Tàu.

Thêm 43 ngày nữa trôi qua, con số này tăng gấp đôi, hai triệu người Mỹ bị Coronavirus tấn công, nhiều người trong số họ vĩnh viễn ra đi một mình trong phòng cách ly, không có người thân bên cạnh.

Rồi chỉ cần có 28 ngày, con số 2 triệu tăng gấp rưỡi, khắp các tiểu bang Hoa kỳ có 3 triệu người dương tính với cúm Vũ Hán. Những người may mắn hồi phục phải mang theo di chứng COVID-19 một thời gian rất dài, chưa biết bao lâu?


Vào thời điểm này, rất đáng buồn khi nước Mỹ đang là tâm dịch của cúm Vũ Hán, trong tổng số 195 nước trên thế giới, chỉ có 9 quốc gia cho người Mỹ nhập cảnh (Albania, Dominican Republic, Kosovo, Maldives, Mexico, North Macedonia, Serbia, Tunisia, và Turkey)

186 quốc gia còn lại, đa số vẫn "bế quan tỏa cảng", hoàn toàn không cho du khách ngoại quốc vào đất nước mình trong lúc cúm Tàu đang phá hoại thế giới.

 Một số quốc gia đã mở cửa biên giới vì cần thu nhập từ kỹ nghệ du lịch vào mùa hè, vẫn còn "cấm cửa"những người mang US passport (một sổ thông hành được coi là có giá trị nhất thế giới).


Hoa kỳ đã bước vào tháng thứ năm từ khi đại dịch COVID-19 đặt chân đến Mỹ với hơn 3.5 triệu người nhiễm cúm Tàu, và hơn 140 ngàn người đã mạng vong vì Coronavirus. Điều đau xót nhất là con số vẫn tiếp tục gia tăng mỗi ngày.


Xin cùng góp phần cầu nguyện cho những người đã vĩnh viễn yên nghỉ. Và cầu nguyện cho tiến trình thử nghiệm thuốc chủng ngừa thành công, sớm có vaccine ngừa Coronavirus, để đời sống vốn dĩ bình yên, được phục hồi.   


Thứ bảy 11 tháng 7 


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay ra khuyến cáo Coronavirus có thể bay lơ lửng trong không khí (airborne transmission)... trên hành trình tìm kiếm nạn nhân mới.


Tình hình cúm Tàu ở một số tiểu bang trở nên nghiêm trọng trong tháng 7 về cả "nạn nhân mới”  lẫn số người qua đời sau khi nhiễm COVID-19.


Chẳng hạn tất cả phòng điều trị đặc biệt ICU (Intensive Care Unit) của 56 bệnh viện trải dài trong tiểu bang Florida đều chật đã chật kín, không còn một giường trống vào trung tuần tháng 7.


Cùng lúc, cả ba tiểu bang nhỏ hơn: Alabama, Arizona, và Idaho đều có cùng con số 101 người  tử vong vì Coronavirus trong vòng một ngày.


Tiếp giáp với cả Alabama lẫn Florida, Georgia phải cho mở lại một bệnh viện -đang tạm đóng cửa để sửa chữa, tân trang ở Atlanta- để đối phó với con số bệnh nhân nhiễm cúm Vũ Hán phải nhập viện điều trị đang gia tăng cao hơn dự đoán.


Trong lúc đó, ở hai tiểu bang Arizona và Texas, người ta phải đưa thêm những "tủ lạnh đặc biệt" (refrigerated trailers) đến hầu hết các bệnh viện để đề phòng trường hợp nhà xác quá tải.  


Nước Mỹ có một tuần rất buồn khi nhìn đến con số thống kê của CDC (Centers for Disease Control and Prevention) về tình hình bệnh nhân mới bị nhiễm Coronavirus và số người thiệt mạng hàng ngày lên đến một con số "chóng mặt" (đặc biệt là ngày 9 tháng 7):


                     Jul 12     Jul 11        Jul 10     Jul 9

New Cases + 63,860  +71,787 + 61,067  +321,743 

New Deaths   + 732    +  849        +960      +3,377

(statistics from CDC)


Cũng theo CDC, nếu tất cả mọi người đều mang facemask khi ra đường thì số bệnh nhân mới sẽ giảm đến 58%.                                


Vậy mà có những người "vô tâm" đến độ không chú ý đến tình hình dịch bệnh, đi chơi, tụ họp nơi đông người (social bubbles) không mang khẩu trang. Họ không biết chính họ là người góp phần tạo nên những con số đáng buồn bên trên. 


Chủ Nhật 12 tháng 7 


Khi tour nhạc rock “summer 2020 North American tour” -cùng với Bryan Adams- ở những thành phố lớn của  Mỹ và Canada bị hủy bỏ vì đại dịch cúm Tàu, ca sĩ nhạc rock lừng danh Jon Bon Jovi đã dành toàn thời gian của mình cho việc... rửa chén  ở JBJ Soul Kitchen, một trong hai nhà hàng do ông lập ra ở ngay sinh quán của mình, New Jersey.

Jon Bon Jovi thành lập hai nhà hàng bất vụ lợi phục vụ cộng đồng (non-profit community restaurant) JBJ Soul Kitchen từ năm 2011, chuyên cung cấp thực phẩm tốt cho sức khỏe được nấu từ nguyên liệu organic. Nhà hàng còn huấn luyện miễn phí cho những ai muốn học nghề nấu ăn, hay waiter/ waitress.


Ở đây, khách hàng sẽ được đón tiếp và phục vụ bình đẳng bất kể họ trả tiền ăn bằng hiện kim hay bằng cách phục vụ ở nhà hàng, thậm chí ăn miễn phí vì đang gặp khó khăn tài chính.

Nhà hàng cũng nhận donate của bất cứ ai, bằng cách trả tiền gấp đôi (buy one, pay two: one for you, one for donation) cho mỗi bữa ăn, một cho họ và một cho những người không may homeless.



blankblank

From The JBJ Soul Foundation


Cuối năm 2018 bước qua đầu năm 2019, khi chính quyền liên bang tạm thời đóng cửa 35 ngày  (do mâu thuẫn giữa hai ngành hành pháp và lập pháp), Jon Bon Jovi Soul Kitchen cung cấp những bữa ăn miễn phí cho công chức và gia đình của họ.

Nên không ai ngạc nhiên khi đại dịch cúm Vũ Hán phá hoại kinh tế khắp mọi nơi, JBJ Soul Kitchen tặng những túi thực phẩm take out miễn phí cho bất cứ ai cần đến, trả tiền hay không có tiền để trả.


Còn hơn thế nữa, trong những ngày đại dịch, ngôi sao nhạc rock này còn đích thân ra rửa chén ở trong bếp của nhà hàng để có thể góp phần trực tiếp vào việc giúp đỡ người bị mất việc vì COVID-19. 


Ông đã góp cả công, lẫn của trong việc làm thiện nguyện thiết thực, đã bật một que diêm soi sáng những ngày đại dịch đen tối ở New Jersey, nơi ông sinh ra, đúng như lời của một trong những bài hát ông sáng tác và trình bày được hâm mộ bởi cả chục triệu người người Mỹ: "It's my life"

 


It's my life

And it's now or never

I ain't gonna live forever

I just want to live while I'm alive

It's my life

My heart is like an open highway

Like Frankie* said, "I did it my way”.


Đó là cuộc đời của tôi

Ngay lúc này hay không bao giờ

Tôi sẽ không sống mãi mãi

Tôi chỉ muốn sống (có ích) khi tôi đang còn hiện hữu.

Đó là cuộc đời của tôi.

Tim tôi như một xa lộ thênh thang rộng mở

Như Frankie* đã nói "Tôi đã làm theo cách của riêng tôi"


Jon Bon Jovi không những chỉ có một giọng hát quý hiếm, mà còn có một tấm lòng từ ái được nhiều người hâm mộ.



Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung tuần tháng 7/ 2020


* Frank Sinatra (1915-1998) rất nổi tiếng với bài hát "My Way"

(cùng sinh quán New Jersey với Jon Bon Jovi)



06 Tháng Mười Một 20161:03 CH(Xem: 20897)
Bạn bè, trò cũ ủ ê, Xin cùng khấn nguyện hướng về quê hương. Dù đang lưu lạc muôn phương, Hai hàng nến thắp, nén hương nguyện cầu.
05 Tháng Mười Một 20169:57 CH(Xem: 19463)
Thơ thẩn em làm rối cuộn tơ Tơ ông đày xuống cõi xa mờ Mờ phai năm tháng sầu hoa nhạt Nhạt úa vầng trăng tủi mộng hờ
05 Tháng Mười Một 20169:49 CH(Xem: 23318)
Tất cả mọi điều trôi qua biền biệt Chỉ nỗi buồn là đọng mãi trong tim Một mai về cõi bình yên vĩnh viễn Chẳng còn gì chỉ còn lại lặng im.
05 Tháng Mười Một 20165:45 CH(Xem: 18369)
19 nhạc phẩm của Phạm Chinh Đông với tiếng hát Hương Giang. -Hình Như Nắng Vừa Phai -Bầu Trời Trên Kia - Nhánh Mùa Xuân Tôi -Chỉ Là
05 Tháng Mười Một 20165:05 CH(Xem: 18101)
Như cơn mưa tháng Mười Ướt sân sau nhỏ bé Như anh đến với em trong dịu dàng êm nhẹ.
04 Tháng Mười Một 201612:43 CH(Xem: 20171)
Bước nhẹ đường chiều về bến mơ Hàng cây trụi lá đang ngóng chờ Trời Thu hiu quạnh chiều mây tím Về mái tranh nghèo, thăm quê xưa?
03 Tháng Mười Một 20161:38 CH(Xem: 22187)
Gió từ phương Bắc thổi sang Gửi trao giá lạnh nồng nàn thấm mau Mù sương trắng toát phủ màu SaPa theo cái rét sâu đầu mùa.
03 Tháng Mười Một 20161:14 CH(Xem: 39089)
Mưa còn mưa mãi, mùa Đông Tình xa rớt xuống mênh mông cõi buồn Xòe tay đếm giọt mưa tuôn Tưởng như nắng ấm vẫn còn quanh đây
03 Tháng Mười Một 201612:56 CH(Xem: 17745)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
29 Tháng Mười 20169:30 SA(Xem: 21364)
..., và xin cảm ơn đại gia đình Ngô Quyền trong và ngoài nước đã thương tiếc và thành kính tiễn biệt Ba con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ba con đã ra đi trong thanh thản và mãn nguyện.
29 Tháng Mười 201612:48 SA(Xem: 14202)
Chúng tôi tin, học trò của Thầy Quyến không những chỉ nhớ "nét dịu dàng" của Thầy, mà còn nhớ tấm lòng của Thầy với học trò.
28 Tháng Mười 201612:25 CH(Xem: 20669)
Halloween năm nay 2016 Ngay mùa bầu cử nên phiền hơn Ma quỷ lộng hành chơi chính trị. Thế giới thừa cơ lại khinh lờn
28 Tháng Mười 20167:09 SA(Xem: 19396)
Lá vàng rơi, mây trôi bàng bạc Một chiều Thu trông ngóng cố Hương Sầu thương qua mấy đoạn trường Tương tư bóng nhạn, Cố Hương ngậm ngùi
27 Tháng Mười 20165:18 CH(Xem: 22392)
Chờ đợi mãi cho đến hôm nay tôi mới cầm được trên tay cuốn Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa với đề tựa Xiết Bàn Tay Trái do nhóm tác giả là cựu Hướng Đạo Sinh Biên Hòa thực hiện.
27 Tháng Mười 20163:42 CH(Xem: 15933)
Mưa! những giọt mưa tháng mười vẫn nhịp đều trên mái nhà như một điệu nhạc. Điệu nhạc mùa thu bao giờ cũng buồn.
27 Tháng Mười 20161:37 CH(Xem: 20366)
Én về, Xuân có về chưa ? Vòng xoay thiên tạo bốn mùa đợi mong Lạnh lùng trở ngọn gió Đông Cỏ hoa cây lá vời trông Xuân thì...
27 Tháng Mười 20161:24 CH(Xem: 23522)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
27 Tháng Mười 20161:18 CH(Xem: 26123)
Ta tìm trong vườn biếc, Một nhánh hoa lẻ loi. Xanh xao màu kỷ niệm, Ngập tràn nỗi nhớ nhung.
27 Tháng Mười 20161:11 CH(Xem: 27007)
Không về...! Còn nhớ gì không? Thôi nhé, cho Ta gởi lại lòng Thu nữa, sẽ về trong nắng sớm Quên những lạnh lùng... của tuyết Đông!
27 Tháng Mười 20161:03 CH(Xem: 17938)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 21621)
Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên.
22 Tháng Mười 201611:51 CH(Xem: 13983)
Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.
22 Tháng Mười 201610:31 CH(Xem: 20498)
Tạm biệt Gấu hăng, anh đi trước nhé! Chỉ là thứ tự kẻ trước người sau thôi – bởi sớm muộn gì anh em hướng đạo nhà mình cũng gặp lại nhau –
21 Tháng Mười 201612:06 CH(Xem: 18856)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh CHIỀU THU ẤY - Nhạc Lam Phương - Sĩ Phú trình bày THEO LÁ VÀNG BAY - Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười 201610:52 CH(Xem: 16081)
Ngày tháng cũng như cơn mưa ngoài kia, cứ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm. Tôi trộn lẫn mưa hai miền yêu dấu, nhưng nỗi niềm cứ nặng về một phía xa kia...
20 Tháng Mười 20163:46 CH(Xem: 36170)
Phóng sự bằng hình “Cựu hướng đạo sinh Biên Hòa – xưa và nay” lần này xin thay lời kết, khép lại hành trình tìm nhau của gia đình cựu HĐS tỉnh lỵ Biên Hòa tròn 60 năm tuổi.
20 Tháng Mười 201612:58 CH(Xem: 20675)
Chỉ vậy thôi và chỉ có vậy thôi Mà sao mình vẫn chưa làm trọn vẹn Để bây giờ xót xa nhìn ngọn nến Loay hoay hoài lời đáp vẫn chưa xong!
20 Tháng Mười 201612:23 CH(Xem: 18189)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
16 Tháng Mười 201611:28 SA(Xem: 14652)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
15 Tháng Mười 20163:29 SA(Xem: 16840)
Thầy là bóng mát, là điểm tựa cho tất cả cựu học sinh NQ hướng về như hướng về trường xưa với tất cả yêu thương. Bây giờ thầy đã vĩnh viễn ra đi, chúng con thấy mình mất mát nhiều.
14 Tháng Mười 201611:13 CH(Xem: 16595)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
14 Tháng Mười 201612:52 CH(Xem: 26340)
Sinh, già, bệnh, chết cuộc đời, Kiếp người ai cũng một thời như nhau. Thời gian thấm thoát qua mau, Mưa rơi sẽ tạnh, buồn đau phai dần.
14 Tháng Mười 20162:02 SA(Xem: 21453)
Tôi về lại Biên Hòa mang theo hành trang đầy ắp những kỷ niệm và có cả quà tặng của bạn bè. Món quà trị giá nhất mà tôi nhận được là Tình Đồng Môn thắm thiết.
13 Tháng Mười 20169:59 CH(Xem: 34970)
Chiếc lá rơi, ngoài Trời mùa Thu chớm Vào ngày này Mẹ lặng lẽ ra đi Để cho con những tháng ngày nhung nhớ Nhớ Mẹ hiền. Nhớ lòng Mẹ Từ Bi
13 Tháng Mười 20161:16 CH(Xem: 19788)
Gởi lời chào cơn mưa Sàigòn Qua kẽ tay hạt lên đầy nỗi nhớ Mưa chưa ướt hết chiều dài phố nhỏ Ướt lòng người nầy đứng đợi người kia
13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18762)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
11 Tháng Mười 20163:37 CH(Xem: 12130)
Chúng em cũng xin cám ơn hai Thầy: Phạm Gia Hưng và Thầy Hoàng Quý Nam đã bỏ chút thì giờ đến chung vui họp mặt với đồng hương Biên Hòa và chúng em.
10 Tháng Mười 201611:09 SA(Xem: 24575)
Gặp nhau chỉ có trong mơ, Tiếc thương xin gởi bài thơ "Nguyện Cầu". Hồn Anh thanh thản vô sầu, Ta làm Mây trắng trên bầu Trời xanh...
08 Tháng Mười 20165:24 CH(Xem: 12209)
Sáng nay vào email. Được tin Thầy vừa mất. Trong lòng buồn chật ngất. Một giọt lệ vừa rơi. Thầy đã buông tay rồi. Bỏ cái thân tầm gửi
08 Tháng Mười 20163:48 CH(Xem: 19741)
Ngày xưa dưới trăng vàng Dệt thật nhiều mơ ước Giữa đường trăng hát vang Bài tình ca tha thiết. Thời gian thản nhiên qua Đem xuân thì đi mất Tình đầu đã phôi pha Trong bộn bề tất bật.
07 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 16022)
Hy vọng bạn đọc được những lời này của tôi và mỉm cười tha thứ. Hy vọng chúng ta có dịp gặp mặt nhau. Những người bạn già ngồi lại uống với nhau ly trà.
07 Tháng Mười 201610:20 CH(Xem: 19803)
Đẹp ngẩn ngơ mây ngũ sắc mượt mà Đang phơ phất dải lụa mềm óng ả Nhẹ bay bay chiếc lá vàng lả tả Mùa thu về chất ngất chữ yêu thương
07 Tháng Mười 20162:51 CH(Xem: 18790)
Địa chỉ để gia đình cựu hđs.BH nhà mình có thể liên lạc để nhận kỷ yếu: 1) Dung Phùng / Tel: 0918 806006/ Email: dungpt1@yahoo.com; 2) Mai Diệp/ Tel: 0919 118622/ Email: diepmails@yahoo.com
07 Tháng Mười 201612:30 CH(Xem: 21506)
Mọi sự buồn vui cũng sẽ qua, Hận, Thù, Ân, Oán khổ riêng Ta. Mở rộng lòng yêu đời bớt khổ, Nở thắm môi cười vạn đóa hoa.
06 Tháng Mười 201612:48 CH(Xem: 19598)
Đưa tay đón tháng mười về Thu đang bịn rịn vân vê đất trời Còn đây chút nắng thu rơi Lời thương chưa ngỏ gọi mời gió đông.
06 Tháng Mười 201612:37 CH(Xem: 18851)
Thế là mình đã xa nhau Biển dâu thì đã biển dâu cuộc đời Đêm vẫn đêm của ngậm ngùi Ngày không yên cũng bồi hồi không yên
06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 17111)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
01 Tháng Mười 20162:22 CH(Xem: 20805)
Có ai cùng Ta, hoà bản đàn vui Trời Thu buồn mấy... chẳng bùi ngùi Nghe lòng réo rắc... tơ tình ấy Nỗi buồn vào Thu, dần dần lui
30 Tháng Chín 20164:54 CH(Xem: 16346)
Trong mỗi tấm hình hướng đạo cũ kỹ, anh chị em tôi đều có những kỷ niệm vui buồn. Với từng nhân vật trong những tấm hình này,
30 Tháng Chín 20161:58 CH(Xem: 19296)
những chiếc lá rơi nhẹ, qua khung cửa. những chiếc lá đỏ, vàng, lá mùa thu. …. biết chăng, em? khi, những chiếc lá thu bắt đầu, rơi… là khi ta nhớ em nhiều nhất…
30 Tháng Chín 201612:35 CH(Xem: 23169)
Những bài thơ bao nhiêu đêm thức trắng Xếp trong ngăn như giấy má vô hồn Ai đọc lại và ai còn nhớ lại Tóc bạc rồi đời bóng xế hoàng hôn
30 Tháng Chín 201612:29 CH(Xem: 20371)
Chuyện của nước tôi không phải chuyện cười Nghe tim quặt thắt muốn kêu trời Bao điều trái ngược đầy bi thống Thương quá Việt Nam quê hương tôi!
30 Tháng Chín 201612:22 CH(Xem: 19192)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Áo Tím Mùa Thu (Nguyên Vũ--Thái Châu) Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng--Duy Trác) Kiều Oanh thực hiện
30 Tháng Chín 201611:07 SA(Xem: 13425)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt với món quà quý giá BẠN BÈ VẪN CÒN ĐÂY.
29 Tháng Chín 20161:37 CH(Xem: 25150)
Nồng nàn cơn gió cuối thu Chớm đông cái lạnh tù mù về đây Thơm mùi Hoa Sữa ngất ngây Thương yêu nở giữa thu gầy xác xao.
29 Tháng Chín 20161:24 CH(Xem: 19757)
Trời đêm mưa bụi lâm râm, Niềm vui rộn rã tràn dâng ngập lòng. Tuổi vàng chỉ có ước mong, An vui, sức khỏe thong dong cuối đời.
29 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20173)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
24 Tháng Chín 20161:06 SA(Xem: 16629)
Nhìn lên chánh điện rực sáng dưới ánh đèn. Bà Chín nguyện cầu cho đất nước an bình. Cho những đêm trăng rằm luôn là những đêm vui an bình và hạnh phúc.
24 Tháng Chín 201612:04 SA(Xem: 20627)
Ngày Huỳnh Phước Minh Nhật tốt nghiệp đại học y khoa - và nhận nhiệm sở mới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai - cũng là ngày cô giáo Nguyễn Thị Minh Công mãn nguyện rời trần.
23 Tháng Chín 20161:19 CH(Xem: 22644)
Tháng chín qua mùa thu cũng hết Người đi buồn, ở lại sầu hơn Vòm quỳnh anh thương vầng trăng biếc Gió tiễn mây vào chốn xa mờ.
23 Tháng Chín 20161:11 CH(Xem: 21816)
Hạ chưa tàn, Thu đã đến hôm nay Lá vàng bay, theo chân ai xuống phố Gió heo may nhẹ lay hàng lá đổ Nắng Thu vàng làm má đỏ hây hây
23 Tháng Chín 201612:49 SA(Xem: 20500)
Ta tìm em khắp nẻo đường. Cô gái Việt Nam ta nhớ thương. Em giờ bịt mặt, quần áo lạ. Ngậm ngùi vĩnh biệt những vấn vương.
23 Tháng Chín 201612:31 SA(Xem: 20160)
căn nhà ấy như một tu viện cửa thường đóng kín thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng chim hót từ một khung cửa sổ
22 Tháng Chín 20162:02 CH(Xem: 19556)
Hôm nay đón tiết thu phân Chính Đông trời mọc lượt lần ngày lên Đưa tay hứng giọt nắng mềm Chia dài năm tháng ngày đêm cân bằng.
22 Tháng Chín 20161:54 CH(Xem: 26570)
Xin đừng nói tới phân ly, Đời như gió thổi mây đi khắp trời. Sao mờ, trăng lặn đổi dời, Trăng vàng gió mát tuyệt vời đêm nay.
22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19250)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
19 Tháng Chín 20168:13 CH(Xem: 21344)
Em khẻ "ghẹo": sao thu nào đã "chết" "Mắc cười quá", anh đành thua vậy Biết bao giờ mới thắng nổi được em
17 Tháng Chín 20168:20 CH(Xem: 36128)
Bà gọi cháu là trái tim của tôi Vì nụ cười cháu đẹp nhất trên đời Trong sáng như ánh dương vừa hé Đem lại trần gian những niềm vui.
17 Tháng Chín 20168:12 CH(Xem: 22679)
Lâu nay vắng bác ở trang nhà Chẳng biết hồn thơ vẫn thắm hoa? Xứ biển lẻ loi vầng nguyệt lạnh Trung thu đơn độc cái thân già
16 Tháng Chín 201610:24 CH(Xem: 20019)
Giờ chỉ còn nuối tiếc Mùa thu về chơi vơi Lạc loài màu áo tím Thủy chung câu ước thề Thôi chỉ còn hoài niệm Của một thời đam mê
16 Tháng Chín 201610:14 CH(Xem: 22988)
Vầng trăng lơ lững giữa bầu trời Trăng thu tỏa sáng khắp muôn nơi Ánh sáng lung linh, ôi diễm tuyệt! Chị Hằng, chú Cuội mỉm môi cười
16 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20598)
Cho đến hôm nay, Gia phả cựu hđs.BH đã ghi danh được 463 anh chị em, với 344 chân dung cựu hđs và 37 thú rừng quây quần bên tổ ấm.
16 Tháng Chín 20161:04 CH(Xem: 21139)
“Đông tay sẽ vỗ nên kêu. Gia đình mình có gần năm trăm cựu hđs, lẽ nào không “mần” nổi một tập kỷ yếu cho “ra ngô ra khoai” hay sao”?...
16 Tháng Chín 201612:55 CH(Xem: 21914)
Trăng Thu đẹp lắm chị Hằng ơi!! Chị xuống trần gian giây phút thôi Để ngắm trăng vàng in đáy nước Hồ thu lấp lánh ánh trăng soi.
15 Tháng Chín 20165:04 CH(Xem: 16186)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH ẢNH MỘT ĐÊM TRĂNG - Nhạc văn Phụng - Mai Hương hát Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Chín 20161:28 CH(Xem: 23330)
Nếu sớm biết người đi không trở lại Cũng hẹn hò thương nhớ bởi Mưa Ngâu Người ra đi vì chinh chiến thảm sầu Vì Quốc nạn vì thanh bình tất cả...
15 Tháng Chín 20161:06 CH(Xem: 17850)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
10 Tháng Chín 20162:01 CH(Xem: 15236)
Nhất định mình sẽ gặp lại nhau ở Houston, ở Anaheim, ở San Jose… để cùng dựng lại trường xưa bên đời lưu lạc .
10 Tháng Chín 20162:21 SA(Xem: 16495)
Phượng buồn... Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dở dang. Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! Vĩnh biệt.
09 Tháng Chín 201612:38 CH(Xem: 20571)
Ngày xưa, lúc tuổi còn thơ Quây quần cha mẹ, một mùa yêu thương Giờ đây vắng bóng song đường Mùa Thu tìm Mẹ biết phương trời nào?
09 Tháng Chín 20162:06 SA(Xem: 18600)
. Ngoài những sản vật của vùng đất miền Tây, chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 20161:34 SA(Xem: 20830)
Thu là sản phẩm của đất trời. Em là tiên nữ hiện xuống đời Hóa phép cho nhà thêm ấm cúng. Em là tất cả của đời tôi.
09 Tháng Chín 201612:11 SA(Xem: 19344)
Xin trả lại tôi khung trời xưa huyền diệu Tình quê hương tình bạn mãi trong lòng Dù cuộc đời có dâu bể long đong Vẫn kiêu hãnh vì mình là Ngô Quyền hậu duệ
08 Tháng Chín 20161:02 CH(Xem: 21842)
Ba hồi trống điểm khai tâm Một năm học mới khơi mầm tương lai Tương lai bắt đầu hôm nay Ráng công ăn học sau nầy vinh danh...
08 Tháng Chín 201612:52 CH(Xem: 20012)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
07 Tháng Chín 201610:54 CH(Xem: 20302)
Vẫn gió mùa thu xưa Mùi tóc cũ tìm hoài Màu mắt nào đã phai Kỷ niệm nào trong tay
07 Tháng Chín 201610:43 CH(Xem: 23277)
Còn một khoảng tím trong tâm thất trái Giữ để còn thấy lại chút êm mơ Mỗi lần nhớ khỏi phải sầu tê tái Màu tím vỗ về ru giấc chiêm bao.
03 Tháng Chín 201610:25 SA(Xem: 15341)
Hãy sống cho chồng, lo cho con và những người yêu thương bên cạnh mình. Hãy dành cho mình một niềm vui nhỏ để bám víu.
03 Tháng Chín 20168:54 SA(Xem: 16282)
Tôi yêu quá đỗi ban mai tĩnh lặng này. Tôi vẫn ngồi đây, nơi chỗ quen thuộc và nghe lòng mình an yên, lắng nghe tiếng thở của lá khi gió vờn qua,
03 Tháng Chín 20168:39 SA(Xem: 18541)
mỗi độ thu về. tôi vẫn đọc tản văn xuôi, ngày đầu đi học cho các cháu nghe. và nhiều lần các cháu cười, thích thú. “this poem” ngộ nghĩnh quá bà ơi…
02 Tháng Chín 201610:42 CH(Xem: 22587)
Hè trôi ba tháng đỏ hồng Thầy Cô mong đợi dõi trông mắt chờ Vui vầy ánh mắt trẻ thơ Cổng trường rộng mở đến giờ khai tâm.
02 Tháng Chín 201610:26 CH(Xem: 18483)
Như một nụ hoa vừa hé Cô bé nhìn tôi, đôi mắt thật xanh Môi hồng tươi, nét đẹp tinh anh Nụ cười với hàm răng đều đặn
02 Tháng Chín 201612:33 CH(Xem: 21303)
Chút bâng khuâng khắc ghi lời ngày trước Mong an lành thương nhớ kẻ đi xa Mưa ngâu giăng mưa tháng bảy nhạt nhòa Xin được khóc dưới trời mưa tháng bảy...!
01 Tháng Chín 20162:49 CH(Xem: 24415)
Bây giờ Bạn đó Ta đây, Mười năm cách biệt chân mây cuối trời. Thu về gợi nhớ tơi bời, Kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh.
01 Tháng Chín 20162:40 CH(Xem: 19114)
Trời chuyển sang Thu rồi đó sao? Mây xám giăng ngang, gió rì rào Chiều rơi, ngàn lá vàng thu tím Chợt nhớ mùa Thu của năm nào
01 Tháng Chín 20162:31 CH(Xem: 18562)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20794)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 21872)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18473)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16564)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.