Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p2)

17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18039)
GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p2)

Di sản văn học miền Nam (p2)



sodoChính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.

Cuộc di cư và bứng gốc văn học

(Tiếp theo p1)


Đến bến bờ tự do: Đồng bào di cư từ miền Bắc rời tàu USS Bayfield ở cảng Saigon, 1954

Việc của tôi ở đây là phác họa một cách vắn tắt 20 năm văn học miền Nam mà chỉ với 20 năm đó, nó đã hoàn thành một nhiệm vụ văn học mà không gì có thể so sánh được. Khi tôi nói 20 năm thay vì 21 thì không có mục đích nói cho tròn số mà vì muốn nhấn mạnh đến ngày chính thức thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.

Trong cuộc di cư 1954, yếu tố chính là đi tìm tự do, một yếu tố chính trị, không muốn sống chung với người cộng sản.

Nhưng một kết quả không ai ngờ tới là cuộc di cư ấy còn là một cuộc di cư chữ nghĩa, một dòng chảy văn học từ Bắc vào Nam, hòa nhập vào dòng văn học địa phương.

Sức mạnh văn học của miền Nam so với miền Bắc mạnh một phần vì yếu tố này, đa dạng vì nó, tinh hoa cũng nhờ nó.

Biết bao nhiêu tinh hoa đất Bắc, như một hiện tượng xuất não, tự bứng rễ, đã có mặt ở miền đất hứa miền Nam.

Tuy nhiên, tôi có một khẳng định là những người làm văn học từ miền Bắc vào miền Nam, đã một cách nào đó, trên cuộc hành trình đi tìm tự do đã bỏ rơi, tự nguyện cắt rời, hay một chối từ trong môi trường mới, hai trào lưu văn học mà chính họ có bổn phận là kẻ kế thừa. Đó là dòng văn học thời tiền chiến và dòng văn học của Tự Lực Văn Đoàn từ những năm 1930. Sự phân biệt này thật ra không thể dựa trên thời gian mà dựa trên nhóm. Vì thế, trong Tự Lực Văn Đoàn cũng có một số nhà thơ tiền chiến cộng tác như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.

Sự đứt đoạn với tiền chiến khi vào Nam kể như dứt khoát.

Nhiều giới trẻ như sinh viên ít biến đến các nhà văn tiền chiến, vì không có người giới thiệu. Trừ trường hợp Vũ Trọng Phụng, vì ly do thương mại, sách của ông được in lại.

Tự Lực Văn Đoàn may mắn hơn, vì có Nhất Linh, từ Đà Lạt xuống núi cho tái bản các sách vở cuả Tự Lực Văn Đoàn. Cái may mắn thứ hai là Tự Lực Văn Đoàn được đưa vào giảng dạy trong chương trình học của các lớp đệ nhị trung học.

Vì thế, ít ai còn biết đến Nguyên Hồng, mấy người am hiểu Nam Cao, càng xa lạ với Trần Tiêu (em ruột Khái Hưng với tiểu thuyết Con Trâu, Chồng Con). Tờ Tân Văn, số 10, 2008, có cho trích đăng một truyện ngắn của Trần Tiêu, nhan đề Thứ nhì chuột rúc.

Người ta biết lõm bõm về Vũ Trọng Phụng với Số Đỏ, Giông Tố, Làm Đĩ, Cạm bẫy người vì tính cách châm biếm của nó và tính cách thương mại nữa.

Theo Bùi Xuân Bào, hiểu một cách sâu xa hơn, Vũ Trọng Phụng phô bày một sự phá sản của chủ nghĩa cá nhân (La faillite de l’individualisme) châm biếm cay độc như Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan, Sống Chết Mặc Bay của Phạm Duy Tốn.

Nhưng xem ra trái cựa, miền Nam lại tỏ ra nồng ấm với thi ca của Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận Thế Lữ, Chế Lan Viên. Một lý do là thơ dễ cảm lòng người và một số bài thơ của các tác giả trên đẫ được phổ nhạc.

Đến dòng văn học Tự Lực Văn Đoàn thì do sự có mặt của Nhất Linh ở miền Nam, giúp vực dậy trong nhất thời của một thời đã qua. Tuy nhiên, dù nó được đưa vào giảng dậy trong chương trình trung học, nó đã mau chóng bị rơi vào quên lãng theo như một nhận xét của Võ Phiến:

“Tuy nhiên, hầu hết những gì viết về ông đều chỉ chú trọng đến cái thành tích văn học tiền chiến của ông mà thôi: Nhất Linh sáng chói là cái ông Nhất Linh của Đoạn Tuyệt, của Tự Lực Văn Đoàn, của Phong Hóa, Ngày Nay… Như thế sau đóm là một thời tàn dư, không mấy quan trọng.”

Ở một chỗ khác, Võ Phiến nhận xét thêm:

“Ây vậy mà trong khi lắm người khác khen nhau là là cùng tiến vượt bực tới hàng ngũ tiền phong thì Nhất Linh lại bị chê là là không còn hợp thời, là đã thuộc về hôm qua, họa hoằn mới nghe được tiếng ‘chấp nhận’ độ lượng của giới hôm nay.”

(Trích Văn Học miền Nam, truyện 2, 1243-1244)

Thực tế là ngoài những người như Duy Lam, Nguyễn Thị Vinh, Nhật Tiến, một chút Doãn Quốc Sĩ còn nhắc nhở người đọc đến Tự Lực Văn Đoàn.

Phần lớn các nhà văn ở miền Nam còn lại như nhóm Sáng Tạo, những người viết trên Bách Khoa, Hiện Đại, Văn Học, Thái Độ, Trình Bầy, Hành Trình, Đất Nước, Khởi Hành thì ít có nhà văn nào chịu ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn về cách viết cũng như đề tài, mẫu nhân vật truyện, v.v.

Hình từ trái: Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nhất Linh, Tú Mỡ và Xuân Diệu. Nguồn: OntheNet

Hình từ trái: Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nhất Linh, Tú Mỡ và Xuân Diệu. Nguồn: OntheNet

Tự Lực Văn Đoàn tiêu biểu cho một giai đoạn tranh chấp xã hội giữa cũ và mới mới, bằng tiểu thuyết luân đề. Giai đọan xã hội ấy đã qua thì mọi chuyện cũng đã thay đổi. Nó phục vụ cho những nhu cầu cải tiến xã hội là cái nhất thời thì theo đúng quy luật khách quan nó không có lý do tồn tại lâu được

Và văn học vì thế cũng đòi hỏi một sự đổi mới, cho một nhu cầu mới.

Tóm tắt thì Tự Lực Văn Đoàn đã có một thời với hào quang chói lọi như thế trong văn học sử. Thời của Tự Lực Văn Đoàn đã tàn lụi, đã hết.

Riêng tôi nay không thể có cảm hứng để đọc lại Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, ngay cả Hồn Bướm Mơ Tiên nữa. Cái giá trị để lại là một số hiếm hoi truyện ngắn của Thạch Lam và truyện ngăn viết chung giũa Nhất Linh và Khái Hưng như truyện Anh phải sống. Nhưng ngược lại tôi vẫn cảm thấy gần gũi, xúc động mỗi khi đọc lại Nguyên Hồng trong các truyện ngắn của ông như Hàng cơm đêm, Hai mẹ con, Mợ Du, Hai dòng sữa, Đi, Bố con lão đen, Người mẹ không con, Cái xích cũ, Người con gái.

Truyện làm sao thì cuộc đời ông làm vậy. Bố chết sớm vì lao phổi, mẹ đi làm vú. Phần ông, lang thang đầu đường xó chợ. (Ông viết lại trong Những ngày thơ ấu, Bỉ Vỏ, Sóng gầm, Cơn bệnh đã đến).

Những mảnh đời ấy cũng chính là số mệnh cuộc đời của Nguyên Hồng cũng như Vũ Trọng Phụng vậy.

Nhưng ở Nguyên Hồng, khổ đau giữ nguyên hình hài của nó. Còn ở Vũ Trọng Phụng, nó biến thành những tiếng cười. Theo Bùi Xuân Bào, trong Le roman Vietnamien contemporain, tiếng cười ấy báo động một sự phá sản của chủ nghĩa cá nhân (La Faillite de l’individualisme) tiêu biểu qua những nhân vật Tạ Đình Hách, Xuân Tóc Đỏ.

Có người bảo Peter Zinoman so sánh Vũ Trọng Phụng với George Orwell, hay một Balzac Việt Nam nhưng theo Nguyễn Thị Diêu (“American Historical Review”, 02/01/2015, trang 214) thì trong Vietnamese Colonial Republican: The Political Vision of Vũ Trọng Phụng, Peter Zinoman tin rằng có sự đồng hoá văn học tri thức của Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm tiếng Pháp, đặc biệt là của trường phái hiện đại hiện thực như các tác phẩm của Émile Zola, André Gide. Nguồn gốc nghèo khó của ông là một lý do khiến ông đã không thể vào ngồi cùng bàn với giới “tinh hoa” trong xã hội thuộc địa thời đó. Suốt cuộc đời sống ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng. Những nhân tố này tạo thành nét văn chương của Vũ Trọng Phụng: ông viết về thực trạng xã hội từ góc nhìn thực tế và cặn kẽ của những người thấp cổ bé miệng theo kiểu của Émile Zola. (Phóng sự Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây.)

Zinoman phân tích văn chương Vũ Trong Phụng qua lăng kính chính trị xã hội và coi ông là một “bỉnh bút cảm thức đối với chủ nghĩa tư bản thuộc địa”

Bìa Tạp chí Tao Đàn số đặc biệt tưởng niệm Vũ Trọng Phụng (1939)

Bìa Tạp chí Tao Đàn số đặc biệt tưởng niệm Vũ Trọng Phụng (1939)

Tác phẩm giá trị là ở mức độ thời gian dài hay ngắn của nó. Không phải ngẫu nhiên mà học giả Maurice M. Huard và Nguyễn Trần Huân đã giới thiệu Vũ Trọng Phụng trong Introduction à la littérature Vietnamienne (G-P Maisonneuve et Larose, Paris, 1969), Bùi Xuân Bào, trong luận án tiến sĩ Quốc gia tại Paris, Le roman Vietnamien contemporain dành riêng viết về VTP, từ trang 199-216; sách do Tủ sach Nhân Văn Xã Hôi in. Thêm vào đó, tác phẩm Số Đỏ đã được Peter Zinoman và Nguyễn Nguyệt Cầm  dịch ra tiếng Anh dưới nhan đề Dumb Luck. Ông cũng còn viết một cuốn chuyên khảo về Vũ Trọng Phụng nhan đề Vietnamese Colonial Republican: The Political Vision of Vũ Trọng Phụng., University of California Press, November 2013

Điều đó càng cho thấy sự đánh phá tập thể của Thế Lữ, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Tú Mỡ của nhóm TLVĐ trên tờ Phong Hóa và Ngày Nay là quá bất công và mang tính bè phái.

Vậy mà trong tập Kỷ Yếu Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, in ấn rất trang nhã, đẹp, tốn tiền, tờ Người Việt và người phụ trách là Phạm Phú Minh đã thiếu khách quan, không hề nhắc tới việc TLVĐ và tờ Phong Hóa và Ngày Nay đã diễu cợt, đánh phá tất cả các nhà văn ngoài nhóm, các tờ báo khác, không trừ một tờ nào.

Xin trích dẫn một lời phê bình của Nguyễn Hưng Quốc, người đọc cũng phải bắt ngượng:

“Tự Lực Văn Đoàn không phải là nhóm lớn nhất, hay quan trọng nhất trong ‘nền văn học hiện đại’ hay trong giai đoạn 1930-1945 mà trong suốt cả lịch sử kéo dài hơn một ngàn năm của văn học Việt Nam nói chung.”

(Trích trong phần đề tựa bìa lưng của tập Kỷ Yếu Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn).

Đây quả thật xứng đáng là một tác phẩm trong việc “bôi nhọ vẽ hề”, Chữ mà Vũ Trong Phụng thường dùng

Đến Nguyễn Tuân là một nhà văn đứng riêng ra một cõi, không giống bất cư một ai, một đấng tài hoa, nếu bỏ đi những gì ông viết thời kháng chiến như Sông Đà chẳng hạn.

Tôi đã đọc lại Vang Bóng một thời, và đọc lại Chữ người tủ tù Trong đó có cảnh người tử tù, ông Huấn Cao, cho chữ.

Nhưng chỉ riêng Nam Cao thì bút lực của ông đã không thể có mấy ai sánh cùng. Vì đó là sự tuyệt vời của văn học nghệ thuật.

Một dáng đứng vượt thời gian và những biến thiên của những thăng trầm cũng như biến động xã hội. Mà lúc nào nó cũng như thể những đòi hỏi cấp bách và muôn thủa của con người. Các truyện dài của ông có, Truyện người hàng xóm, Sống Mòn. Nhưng đắt giá nhất vẫn là những truyện ngắn của ông như Cái chết của con mực, Lão Hạc, Đôi Mắt.

Và tuyệt bút là truyện Chí Phèo. Chí Phèo thể hiện nhân cách của nhà văn. Chí Phèo làm nổi bật tính cách bi kịch của thân phận Người. Nó là một lời tố cáo vì Con người đã bị từ chối không được làm người.

Nguồn: TTXVN

Nguồn: TTXVN

Chính ở điểm này cho thấy sự khác biệt sâu xa giữa tính nhất thời của Nhất Linh và tính trường cửu của Nam Cao. Nó cũng là dấu chỉ thế nào là nhà văn lớn hay không lớn. Nhà văn lớn khi đề tài lớn. Nhà văn nhỏ khi đề tài nhỏ. Tỉ dụ trong truyện Ngư ông và biển cả, đề tài là sự cao cả, sự bền chí của con người trước thiên nhiên. Truyện Chí Phèo lớn thay vì nói về sự nghèo đói, nó đề cập đến số phận con người bị từ chối không được làm người.

Khi đọc chuyện Chí Phèo của Nam Cao, nó bắt tôi liên tưởng đến cuốn phim La Strada (1954) của đạo diễn Fellini. Làm thế nào từ những thời điểm khác nhau, xã hội khác nhau, nền văn minh khác nhau, họ lại có thể có một điểm đồng quy tuyệt vời như vậy?

Một mặt khác, nó cũng nói lên được cái đẹp của sự khốn nạn, của sự khốn cùng và niềm hy vọng vươn lên của con người như Chí Phèo muốn làm người tử tế.

Ngồi kiểm nghiệm về sinh hoạt văn học Việt Nam, tôi nghĩ khác, thời kỳ tiền chiến không là giai đoạn rực rỡ khó sánh bì của văn học.

Gọi đó là Thời Trục (periode axiale) của nền văn học trước nó và sau nó có lẽ đúng hơn. Nó lên đến đỉnh cao của một chu kỳ văn học sáng chói khó phai mờ. Một bên là Nguyễn Tuân, bên kia là Nam Cao như những ngọn hải đăng văn học. Chung quanh là những vệ tinh Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Lưu Trọng Lư, Huy Cận. Văn Cao.

Và còn biết bao nhà văn khác như Nguyễn Vỹ, Bùi Hiển, Lê Văn Trương, Lan Khai, Phạm Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính!

Thiết nghĩ đã đến lúc giới phê bình văn học Việt Nam phải lột bỏ tinh thần cục bộ, ‘gia đình trị văn học’, nhất là áp đặt lý thuyết giáo điều đâm chém, cắt xén, hạ thấp các giá trị văn học như trong trường hợp Nam Cao và Vũ Trọng Phụng.

Chỗ đứng của Nguyễn Tuân đã vững vàng. Chỗ đứng của Nam Cao còn chênh vênh lắm. Trả về cho Nam Cao chỗ đứng xưng đáng của ông là một sự công bằng và phải đạo.

Bên lề văn học miền Nam ở giai đoạn đầu, có một số nhà văn của chế độ XHCN lại đi vào miền Nam bằng cửa ngõ chính trị và được nổi tiếng, quý mến và trân trọng như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Thụy An. Họ càng bị hút máu rút gân thì miền Nam lại càng rộng tay đón họ. Chỉ trừ một vài người tự thân là nhân tài như Trần Đức Thảo, Văn Cao.

Trên đây là mấy dòng ghi nhận, đánh giá sít sao bối cảnh hình thành văn học miền Nam.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

04 Tháng Mười Một 201612:43 CH(Xem: 20130)
Bước nhẹ đường chiều về bến mơ Hàng cây trụi lá đang ngóng chờ Trời Thu hiu quạnh chiều mây tím Về mái tranh nghèo, thăm quê xưa?
03 Tháng Mười Một 20161:38 CH(Xem: 22131)
Gió từ phương Bắc thổi sang Gửi trao giá lạnh nồng nàn thấm mau Mù sương trắng toát phủ màu SaPa theo cái rét sâu đầu mùa.
03 Tháng Mười Một 20161:14 CH(Xem: 39038)
Mưa còn mưa mãi, mùa Đông Tình xa rớt xuống mênh mông cõi buồn Xòe tay đếm giọt mưa tuôn Tưởng như nắng ấm vẫn còn quanh đây
03 Tháng Mười Một 201612:56 CH(Xem: 17728)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
29 Tháng Mười 20169:30 SA(Xem: 21342)
..., và xin cảm ơn đại gia đình Ngô Quyền trong và ngoài nước đã thương tiếc và thành kính tiễn biệt Ba con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ba con đã ra đi trong thanh thản và mãn nguyện.
29 Tháng Mười 201612:48 SA(Xem: 14197)
Chúng tôi tin, học trò của Thầy Quyến không những chỉ nhớ "nét dịu dàng" của Thầy, mà còn nhớ tấm lòng của Thầy với học trò.
28 Tháng Mười 201612:25 CH(Xem: 20615)
Halloween năm nay 2016 Ngay mùa bầu cử nên phiền hơn Ma quỷ lộng hành chơi chính trị. Thế giới thừa cơ lại khinh lờn
28 Tháng Mười 20167:09 SA(Xem: 19373)
Lá vàng rơi, mây trôi bàng bạc Một chiều Thu trông ngóng cố Hương Sầu thương qua mấy đoạn trường Tương tư bóng nhạn, Cố Hương ngậm ngùi
27 Tháng Mười 20165:18 CH(Xem: 22243)
Chờ đợi mãi cho đến hôm nay tôi mới cầm được trên tay cuốn Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa với đề tựa Xiết Bàn Tay Trái do nhóm tác giả là cựu Hướng Đạo Sinh Biên Hòa thực hiện.
27 Tháng Mười 20163:42 CH(Xem: 15920)
Mưa! những giọt mưa tháng mười vẫn nhịp đều trên mái nhà như một điệu nhạc. Điệu nhạc mùa thu bao giờ cũng buồn.
27 Tháng Mười 20161:37 CH(Xem: 20321)
Én về, Xuân có về chưa ? Vòng xoay thiên tạo bốn mùa đợi mong Lạnh lùng trở ngọn gió Đông Cỏ hoa cây lá vời trông Xuân thì...
27 Tháng Mười 20161:24 CH(Xem: 23478)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
27 Tháng Mười 20161:18 CH(Xem: 26069)
Ta tìm trong vườn biếc, Một nhánh hoa lẻ loi. Xanh xao màu kỷ niệm, Ngập tràn nỗi nhớ nhung.
27 Tháng Mười 20161:11 CH(Xem: 26955)
Không về...! Còn nhớ gì không? Thôi nhé, cho Ta gởi lại lòng Thu nữa, sẽ về trong nắng sớm Quên những lạnh lùng... của tuyết Đông!
27 Tháng Mười 20161:03 CH(Xem: 17911)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 21604)
Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên.
22 Tháng Mười 201611:51 CH(Xem: 13974)
Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.
22 Tháng Mười 201610:31 CH(Xem: 20483)
Tạm biệt Gấu hăng, anh đi trước nhé! Chỉ là thứ tự kẻ trước người sau thôi – bởi sớm muộn gì anh em hướng đạo nhà mình cũng gặp lại nhau –
21 Tháng Mười 201612:06 CH(Xem: 18838)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh CHIỀU THU ẤY - Nhạc Lam Phương - Sĩ Phú trình bày THEO LÁ VÀNG BAY - Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười 201610:52 CH(Xem: 16056)
Ngày tháng cũng như cơn mưa ngoài kia, cứ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm. Tôi trộn lẫn mưa hai miền yêu dấu, nhưng nỗi niềm cứ nặng về một phía xa kia...
20 Tháng Mười 20163:46 CH(Xem: 36130)
Phóng sự bằng hình “Cựu hướng đạo sinh Biên Hòa – xưa và nay” lần này xin thay lời kết, khép lại hành trình tìm nhau của gia đình cựu HĐS tỉnh lỵ Biên Hòa tròn 60 năm tuổi.
20 Tháng Mười 201612:58 CH(Xem: 20611)
Chỉ vậy thôi và chỉ có vậy thôi Mà sao mình vẫn chưa làm trọn vẹn Để bây giờ xót xa nhìn ngọn nến Loay hoay hoài lời đáp vẫn chưa xong!
20 Tháng Mười 201612:23 CH(Xem: 18172)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
16 Tháng Mười 201611:28 SA(Xem: 14638)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
15 Tháng Mười 20163:29 SA(Xem: 16826)
Thầy là bóng mát, là điểm tựa cho tất cả cựu học sinh NQ hướng về như hướng về trường xưa với tất cả yêu thương. Bây giờ thầy đã vĩnh viễn ra đi, chúng con thấy mình mất mát nhiều.
14 Tháng Mười 201611:13 CH(Xem: 16576)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
14 Tháng Mười 201612:52 CH(Xem: 26326)
Sinh, già, bệnh, chết cuộc đời, Kiếp người ai cũng một thời như nhau. Thời gian thấm thoát qua mau, Mưa rơi sẽ tạnh, buồn đau phai dần.
14 Tháng Mười 20162:02 SA(Xem: 21442)
Tôi về lại Biên Hòa mang theo hành trang đầy ắp những kỷ niệm và có cả quà tặng của bạn bè. Món quà trị giá nhất mà tôi nhận được là Tình Đồng Môn thắm thiết.
13 Tháng Mười 20169:59 CH(Xem: 34953)
Chiếc lá rơi, ngoài Trời mùa Thu chớm Vào ngày này Mẹ lặng lẽ ra đi Để cho con những tháng ngày nhung nhớ Nhớ Mẹ hiền. Nhớ lòng Mẹ Từ Bi
13 Tháng Mười 20161:16 CH(Xem: 19760)
Gởi lời chào cơn mưa Sàigòn Qua kẽ tay hạt lên đầy nỗi nhớ Mưa chưa ướt hết chiều dài phố nhỏ Ướt lòng người nầy đứng đợi người kia
13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18722)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
11 Tháng Mười 20163:37 CH(Xem: 12111)
Chúng em cũng xin cám ơn hai Thầy: Phạm Gia Hưng và Thầy Hoàng Quý Nam đã bỏ chút thì giờ đến chung vui họp mặt với đồng hương Biên Hòa và chúng em.
10 Tháng Mười 201611:09 SA(Xem: 24536)
Gặp nhau chỉ có trong mơ, Tiếc thương xin gởi bài thơ "Nguyện Cầu". Hồn Anh thanh thản vô sầu, Ta làm Mây trắng trên bầu Trời xanh...
08 Tháng Mười 20165:24 CH(Xem: 12203)
Sáng nay vào email. Được tin Thầy vừa mất. Trong lòng buồn chật ngất. Một giọt lệ vừa rơi. Thầy đã buông tay rồi. Bỏ cái thân tầm gửi
08 Tháng Mười 20163:48 CH(Xem: 19721)
Ngày xưa dưới trăng vàng Dệt thật nhiều mơ ước Giữa đường trăng hát vang Bài tình ca tha thiết. Thời gian thản nhiên qua Đem xuân thì đi mất Tình đầu đã phôi pha Trong bộn bề tất bật.
07 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 15922)
Hy vọng bạn đọc được những lời này của tôi và mỉm cười tha thứ. Hy vọng chúng ta có dịp gặp mặt nhau. Những người bạn già ngồi lại uống với nhau ly trà.
07 Tháng Mười 201610:20 CH(Xem: 19794)
Đẹp ngẩn ngơ mây ngũ sắc mượt mà Đang phơ phất dải lụa mềm óng ả Nhẹ bay bay chiếc lá vàng lả tả Mùa thu về chất ngất chữ yêu thương
07 Tháng Mười 20162:51 CH(Xem: 18764)
Địa chỉ để gia đình cựu hđs.BH nhà mình có thể liên lạc để nhận kỷ yếu: 1) Dung Phùng / Tel: 0918 806006/ Email: dungpt1@yahoo.com; 2) Mai Diệp/ Tel: 0919 118622/ Email: diepmails@yahoo.com
07 Tháng Mười 201612:30 CH(Xem: 21499)
Mọi sự buồn vui cũng sẽ qua, Hận, Thù, Ân, Oán khổ riêng Ta. Mở rộng lòng yêu đời bớt khổ, Nở thắm môi cười vạn đóa hoa.
06 Tháng Mười 201612:48 CH(Xem: 19582)
Đưa tay đón tháng mười về Thu đang bịn rịn vân vê đất trời Còn đây chút nắng thu rơi Lời thương chưa ngỏ gọi mời gió đông.
06 Tháng Mười 201612:37 CH(Xem: 18833)
Thế là mình đã xa nhau Biển dâu thì đã biển dâu cuộc đời Đêm vẫn đêm của ngậm ngùi Ngày không yên cũng bồi hồi không yên
06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 17097)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
01 Tháng Mười 20162:22 CH(Xem: 20779)
Có ai cùng Ta, hoà bản đàn vui Trời Thu buồn mấy... chẳng bùi ngùi Nghe lòng réo rắc... tơ tình ấy Nỗi buồn vào Thu, dần dần lui
30 Tháng Chín 20164:54 CH(Xem: 16337)
Trong mỗi tấm hình hướng đạo cũ kỹ, anh chị em tôi đều có những kỷ niệm vui buồn. Với từng nhân vật trong những tấm hình này,
30 Tháng Chín 20161:58 CH(Xem: 19274)
những chiếc lá rơi nhẹ, qua khung cửa. những chiếc lá đỏ, vàng, lá mùa thu. …. biết chăng, em? khi, những chiếc lá thu bắt đầu, rơi… là khi ta nhớ em nhiều nhất…
30 Tháng Chín 201612:35 CH(Xem: 23148)
Những bài thơ bao nhiêu đêm thức trắng Xếp trong ngăn như giấy má vô hồn Ai đọc lại và ai còn nhớ lại Tóc bạc rồi đời bóng xế hoàng hôn
30 Tháng Chín 201612:29 CH(Xem: 20360)
Chuyện của nước tôi không phải chuyện cười Nghe tim quặt thắt muốn kêu trời Bao điều trái ngược đầy bi thống Thương quá Việt Nam quê hương tôi!
30 Tháng Chín 201612:22 CH(Xem: 19169)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Áo Tím Mùa Thu (Nguyên Vũ--Thái Châu) Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng--Duy Trác) Kiều Oanh thực hiện
30 Tháng Chín 201611:07 SA(Xem: 13415)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt với món quà quý giá BẠN BÈ VẪN CÒN ĐÂY.
29 Tháng Chín 20161:37 CH(Xem: 25141)
Nồng nàn cơn gió cuối thu Chớm đông cái lạnh tù mù về đây Thơm mùi Hoa Sữa ngất ngây Thương yêu nở giữa thu gầy xác xao.
29 Tháng Chín 20161:24 CH(Xem: 19744)
Trời đêm mưa bụi lâm râm, Niềm vui rộn rã tràn dâng ngập lòng. Tuổi vàng chỉ có ước mong, An vui, sức khỏe thong dong cuối đời.
29 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20157)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
24 Tháng Chín 20161:06 SA(Xem: 16518)
Nhìn lên chánh điện rực sáng dưới ánh đèn. Bà Chín nguyện cầu cho đất nước an bình. Cho những đêm trăng rằm luôn là những đêm vui an bình và hạnh phúc.
24 Tháng Chín 201612:04 SA(Xem: 20606)
Ngày Huỳnh Phước Minh Nhật tốt nghiệp đại học y khoa - và nhận nhiệm sở mới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai - cũng là ngày cô giáo Nguyễn Thị Minh Công mãn nguyện rời trần.
23 Tháng Chín 20161:19 CH(Xem: 22628)
Tháng chín qua mùa thu cũng hết Người đi buồn, ở lại sầu hơn Vòm quỳnh anh thương vầng trăng biếc Gió tiễn mây vào chốn xa mờ.
23 Tháng Chín 20161:11 CH(Xem: 21795)
Hạ chưa tàn, Thu đã đến hôm nay Lá vàng bay, theo chân ai xuống phố Gió heo may nhẹ lay hàng lá đổ Nắng Thu vàng làm má đỏ hây hây
23 Tháng Chín 201612:49 SA(Xem: 20486)
Ta tìm em khắp nẻo đường. Cô gái Việt Nam ta nhớ thương. Em giờ bịt mặt, quần áo lạ. Ngậm ngùi vĩnh biệt những vấn vương.
23 Tháng Chín 201612:31 SA(Xem: 20124)
căn nhà ấy như một tu viện cửa thường đóng kín thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng chim hót từ một khung cửa sổ
22 Tháng Chín 20162:02 CH(Xem: 19529)
Hôm nay đón tiết thu phân Chính Đông trời mọc lượt lần ngày lên Đưa tay hứng giọt nắng mềm Chia dài năm tháng ngày đêm cân bằng.
22 Tháng Chín 20161:54 CH(Xem: 26544)
Xin đừng nói tới phân ly, Đời như gió thổi mây đi khắp trời. Sao mờ, trăng lặn đổi dời, Trăng vàng gió mát tuyệt vời đêm nay.
22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19238)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
19 Tháng Chín 20168:13 CH(Xem: 21311)
Em khẻ "ghẹo": sao thu nào đã "chết" "Mắc cười quá", anh đành thua vậy Biết bao giờ mới thắng nổi được em
17 Tháng Chín 20168:20 CH(Xem: 36113)
Bà gọi cháu là trái tim của tôi Vì nụ cười cháu đẹp nhất trên đời Trong sáng như ánh dương vừa hé Đem lại trần gian những niềm vui.
17 Tháng Chín 20168:12 CH(Xem: 22663)
Lâu nay vắng bác ở trang nhà Chẳng biết hồn thơ vẫn thắm hoa? Xứ biển lẻ loi vầng nguyệt lạnh Trung thu đơn độc cái thân già
16 Tháng Chín 201610:24 CH(Xem: 19997)
Giờ chỉ còn nuối tiếc Mùa thu về chơi vơi Lạc loài màu áo tím Thủy chung câu ước thề Thôi chỉ còn hoài niệm Của một thời đam mê
16 Tháng Chín 201610:14 CH(Xem: 22969)
Vầng trăng lơ lững giữa bầu trời Trăng thu tỏa sáng khắp muôn nơi Ánh sáng lung linh, ôi diễm tuyệt! Chị Hằng, chú Cuội mỉm môi cười
16 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20580)
Cho đến hôm nay, Gia phả cựu hđs.BH đã ghi danh được 463 anh chị em, với 344 chân dung cựu hđs và 37 thú rừng quây quần bên tổ ấm.
16 Tháng Chín 20161:04 CH(Xem: 21122)
“Đông tay sẽ vỗ nên kêu. Gia đình mình có gần năm trăm cựu hđs, lẽ nào không “mần” nổi một tập kỷ yếu cho “ra ngô ra khoai” hay sao”?...
16 Tháng Chín 201612:55 CH(Xem: 21896)
Trăng Thu đẹp lắm chị Hằng ơi!! Chị xuống trần gian giây phút thôi Để ngắm trăng vàng in đáy nước Hồ thu lấp lánh ánh trăng soi.
15 Tháng Chín 20165:04 CH(Xem: 16167)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH ẢNH MỘT ĐÊM TRĂNG - Nhạc văn Phụng - Mai Hương hát Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Chín 20161:28 CH(Xem: 23303)
Nếu sớm biết người đi không trở lại Cũng hẹn hò thương nhớ bởi Mưa Ngâu Người ra đi vì chinh chiến thảm sầu Vì Quốc nạn vì thanh bình tất cả...
15 Tháng Chín 20161:06 CH(Xem: 17831)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
10 Tháng Chín 20162:01 CH(Xem: 15221)
Nhất định mình sẽ gặp lại nhau ở Houston, ở Anaheim, ở San Jose… để cùng dựng lại trường xưa bên đời lưu lạc .
10 Tháng Chín 20162:21 SA(Xem: 16478)
Phượng buồn... Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dở dang. Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! Vĩnh biệt.
09 Tháng Chín 201612:38 CH(Xem: 20556)
Ngày xưa, lúc tuổi còn thơ Quây quần cha mẹ, một mùa yêu thương Giờ đây vắng bóng song đường Mùa Thu tìm Mẹ biết phương trời nào?
09 Tháng Chín 20162:06 SA(Xem: 18580)
. Ngoài những sản vật của vùng đất miền Tây, chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 20161:34 SA(Xem: 20810)
Thu là sản phẩm của đất trời. Em là tiên nữ hiện xuống đời Hóa phép cho nhà thêm ấm cúng. Em là tất cả của đời tôi.
09 Tháng Chín 201612:11 SA(Xem: 19326)
Xin trả lại tôi khung trời xưa huyền diệu Tình quê hương tình bạn mãi trong lòng Dù cuộc đời có dâu bể long đong Vẫn kiêu hãnh vì mình là Ngô Quyền hậu duệ
08 Tháng Chín 20161:02 CH(Xem: 21832)
Ba hồi trống điểm khai tâm Một năm học mới khơi mầm tương lai Tương lai bắt đầu hôm nay Ráng công ăn học sau nầy vinh danh...
08 Tháng Chín 201612:52 CH(Xem: 19915)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
07 Tháng Chín 201610:54 CH(Xem: 20272)
Vẫn gió mùa thu xưa Mùi tóc cũ tìm hoài Màu mắt nào đã phai Kỷ niệm nào trong tay
07 Tháng Chín 201610:43 CH(Xem: 23259)
Còn một khoảng tím trong tâm thất trái Giữ để còn thấy lại chút êm mơ Mỗi lần nhớ khỏi phải sầu tê tái Màu tím vỗ về ru giấc chiêm bao.
03 Tháng Chín 201610:25 SA(Xem: 15329)
Hãy sống cho chồng, lo cho con và những người yêu thương bên cạnh mình. Hãy dành cho mình một niềm vui nhỏ để bám víu.
03 Tháng Chín 20168:54 SA(Xem: 16263)
Tôi yêu quá đỗi ban mai tĩnh lặng này. Tôi vẫn ngồi đây, nơi chỗ quen thuộc và nghe lòng mình an yên, lắng nghe tiếng thở của lá khi gió vờn qua,
03 Tháng Chín 20168:39 SA(Xem: 18520)
mỗi độ thu về. tôi vẫn đọc tản văn xuôi, ngày đầu đi học cho các cháu nghe. và nhiều lần các cháu cười, thích thú. “this poem” ngộ nghĩnh quá bà ơi…
02 Tháng Chín 201610:42 CH(Xem: 22563)
Hè trôi ba tháng đỏ hồng Thầy Cô mong đợi dõi trông mắt chờ Vui vầy ánh mắt trẻ thơ Cổng trường rộng mở đến giờ khai tâm.
02 Tháng Chín 201610:26 CH(Xem: 18476)
Như một nụ hoa vừa hé Cô bé nhìn tôi, đôi mắt thật xanh Môi hồng tươi, nét đẹp tinh anh Nụ cười với hàm răng đều đặn
02 Tháng Chín 201612:33 CH(Xem: 21296)
Chút bâng khuâng khắc ghi lời ngày trước Mong an lành thương nhớ kẻ đi xa Mưa ngâu giăng mưa tháng bảy nhạt nhòa Xin được khóc dưới trời mưa tháng bảy...!
01 Tháng Chín 20162:49 CH(Xem: 24385)
Bây giờ Bạn đó Ta đây, Mười năm cách biệt chân mây cuối trời. Thu về gợi nhớ tơi bời, Kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh.
01 Tháng Chín 20162:40 CH(Xem: 19102)
Trời chuyển sang Thu rồi đó sao? Mây xám giăng ngang, gió rì rào Chiều rơi, ngàn lá vàng thu tím Chợt nhớ mùa Thu của năm nào
01 Tháng Chín 20162:31 CH(Xem: 18544)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20763)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 21845)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18442)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16552)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.
28 Tháng Tám 201612:51 SA(Xem: 17859)
Cho em thuê bờ vai... Những đêm buồn say khướt. Cứ kệ em sướt mướt .! Lệ thấm ướt vai đầy... Cho em thuê tình anh. Những đêm trời bão nổi. Phần phật mái hiên ngoài. Gió lùa cơn lốc xoáy.
26 Tháng Tám 201610:36 CH(Xem: 18718)
Sáng nay, lành lạnh gió thu về Mây trắng lưng trời kéo lê thê Trăng gió ân tình... sương đẫm ướt Ngây tình lưu luyến không chịu về
26 Tháng Tám 201610:32 CH(Xem: 20171)
Có người vợ và con thơ bé nhỏ Chờ anh về để nối lại bờ vui Ngày đoàn viên người lính trẻ tươi cười Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Tàu về bến.
24 Tháng Tám 201610:49 CH(Xem: 18560)
Nhớ về tháng bảy mưa rơi Vu Lan vắng mẹ cõi đời quạnh hiu Buồn nghe chim vịt kêu chiều Vàng đôi mắt nhớ nắng xiêu lòng buồn.
24 Tháng Tám 201610:20 CH(Xem: 18927)
Gặp nhau chia sẻ bao điều, Khổ đau, hạnh phúc xế chiều dần qua. Bạn đi bỏ lại mình Ta, Vu Lan nhớ Bạn, dâng hoa, hóa vàng.