HAI NỮ VĂN SĨ CANADA GỐC VIỆT NAM NỔI TIẾNG
Canada được mệnh danh là “xứ lạnh tình nồng” vì là nơi dang tay đón tiếp những di dân đến từ những nhiểu nước trên thế giới trong đó có người Việt Nam. Với một xã hội đa văn hoá và một chế độ an sinh xã hội rất tốt, dù thời tiết khắc nghiệt Canada luôn luôn được xếp trong những nước hàng đầu thế giới mà người dân sống hạnh phúc.
Những người di dân đến Canada cũng đã cống hiến tài năng, sức lực của mình trong sự vẻ vang của quê hương thứ hai của mình. Người di dân Việt Nam không thiếu phần đóng góp của mình vào đất nước Canada.
Trong bài này tác giả xin nói về sự đóng góp của hai người phụ nữ Việt Nam từng là hai bé gái khi đặt chân đến Canada, bây giờ là hai nhà văn đem lại một luồng gió mới cho nền văn chương, nghệ thuật Canada. Đó là: Kim Thuý và Caroline Vũ.
1. Kim Thuý
Vào tuổi lên 10, Kim Thúy cùng với cha mẹ và 2 người anh đã là các thuyền nhân, giống như một triệu người miền Nam vào thời kỳ đó, đã bỏ chạy khỏi chế độ Cộng Sản sau khi chính quyền Miền Nam sụp đổ vào năm 1975.
Gia đình cô Kim Thúy đã tới một trại tỵ nạn tại Mã Lai do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc điều hành rồi sau 4 tháng trường ở trong trại tị nạn này, chính quyền Canada đã chấp nhận cho gia đình cô Kim Thúy sang định cư tại xứ sở Canada bởi vì cha mẹ của cô có thể nói lưu loát tiếng Pháp.
Vào cuối năm 1979, gia đình tị nạn này đã tới thị trấn Granby trong vùng Eastern Townships của Quebec rồi về sau, gia đình Kim Thúy rời sang thành phố Montreal.
Vào năm 1990, cô Kim Thúy đã đậu văn bằng Cử Nhân (Bachelor’s degree) của Đại Học Montreal về môn ngôn ngữ học (linguistics) và phiên dịch (translation) rồi 3 năm sau, lại đậu văn bằng Luật Khoa cũng của trường đại học này.
Cô Kim Thúy sau đó làm nghề phiên dịch (translator) và thông dịch (interpreter) trước khi được tuyển vô làm cho Công Ty Luật Strikeman Elliott đặt trụ sở tại Montreal để giúp vào một dự án liên quan tới Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, cô Kim Thúy đã trở về Việt Nam cùng một số chuyên gia người Canada để cố vấn cho chính quyền Cộng Sản khi họ cần tìm hiểu về chế độ tư bản. Cô Kim Thúy đã gặp người chồng cùng làm việc trong công ty Luật và họ đã có đứa con đầu lòng khi đang công tác tại Việt Nam. Đứa con thứ hai chào đời khi cặp vợ chồng này ở Bangkok vì công việc của người chồng tại Thái Lan.
Sau khi trở về Montreal, cô Kim Thúy mở một nhà hàng ăn có tên là “Ru de Nam”, tại nơi này cô đã giới thiệu các món ăn Việt Nam cho cộng đồng Montreal. Cô Kim Thúy đã hoạt động tại nhà hàng ăn trong 5 năm, sau đó cô dành trọn một năm để viết văn sáng tạo. Hiện nay cô Kim Thúy sinh sống tại Longueuil, ngoại ô của thành phố Montreal.
Hành trình đi tìm tự do của cô Kim Thúy đã là đề tài trong cuốn tiểu thuyết Ru, viết bằng tiếng Pháp và xuất bản năm 2009. Ngoài tác phẩm Ru nổi tiếng nhất, còn có các cuốn tiểu thuyết Mãn (2014) và Vi (2018). Hàn Lâm Viện Mới đã nói rằng các tiểu thuyết của nhà văn nữ Kim Thúy đã “vẽ lên những màu sắc, hương thơm và mùi vị của Việt Nam cũng như những hiểm nguy của cuộc hành trình lưu vong và để tìm kiếm bản dạng”.
Kim Thúy là nhà văn nữ gốc Việt tại Canada, với tác phẩm đầu tiên tên là “RU”, đã nhận được Phần Thưởng Năm 2010 của Toàn Quyền (the Gorvernor General’s Award) nhờ tác phẩm kể trên. Đây là cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp rồi được cô Sheila Fischman dịch sang tiếng Anh và phổ biến vào năm 2012.
Tác phẩm Ru cũng được đề nghị tham dự Giải Thưởng Scotiabank Giller năm 2012 (The 2012 Scotiabank Giller Prize) và Giải Thưởng Tiểu Thuyết Đầu Tiên Amazon năm 2013 (The 2013 Amazon.ca First Novel Award).
Vào năm 2016, nhà văn Kim Thúy đã cho ra đời tác phẩm thứ ba, tên là “Vi”. Bản dịch sang tiếng Anh cũng do cô Sheila Fischman, được phổ biến vào năm 2018. Tác phẩm này cũng ở trong danh sách đề nghị nhận Giải Thưởng Scotiabank Giller của năm 2018.
Giải Thưởng Văn Chương của Hàn Lâm Viện Mới (The New Academy Prize in Literature) được thiết lập vào năm 2018 để thay thế cho Giải Thưởng Nobel Văn Chương không được trao tặng bởi vì Ban Giám Khảo của Ủy Ban Văn Chương của Hàn Lâm Viện Stockholm bị tai tiếng do vấn đề bê bối tình dục. Nhà văn thắng giải dự trù được công bố vào ngày 12 tháng 10 năm 2018, nhưng sau đó Giải Thưởng này đã bị hủy bỏ vào đầu tháng 2 năm 2018.
Hàn Lâm Viện Mới (the New Academy) đã công bố 4 nhà văn được chọn vào vòng chung kết cho Giải Thưởng, gồm có:
- Maryse Condé, nhà văn nữ người Pháp gốc Guadeloupe.
- Neil Gaiman, nhà văn người Anh.
- Haruki Murakami, nhà văn người Nhật.
- Kim Thúy, nhà văn nữ gốc Việt sinh sống tại Canada.
Tuy không đoạt được giải thưởng này (Maryse Condé được chọn) nhưng Kim Thuý đã đem lại vinh dự cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung và tại Canada nói riêng khi cô đã vào được vòng chung kết một giải thưởng văn chương cao quý tương đương giải Nobel văn chương.
“Ru” theo tiếng Việt là Lời Ru còn theo tiếng Pháp là con suối nhỏ. Đây là một từ đã được nhà văn Kim Thúy chọn lựa kỹ càng để đóng khung và bao gồm bên trong các mẩu chuyện được kể lại. Các chủ đề chính của tác phẩm này là chiến tranh và sự di dân, tình mẹ con và gia đình, sự tranh đấu và đổi mới…
Kim Thúy là tác giả hiểu rõ ngôn ngữ học nên đã chọn một từ thật đơn giản làm tên của cuốn tiểu thuyết với ý nghĩa tiềm ẩn bên trong. Nhà văn Kim Thúy đã xác nhận rằng cô đã cố gắng để đạt được một cảm giác yên lặng và nhẹ nhàng trong quá trình viết văn. Và nhà văn này đã mô tả cảnh vượt biển trên một con thuyền nhỏ bồng bềnh: “một ngọn đèn nhỏ treo bằng một sợi dây, buộc vào một cái đinh rỉ sét, đã tỏa ra một thứ ánh sáng yếu ớt và không thay đổi. Sâu vào bên trong con thuyền, không có sự phân biệt giữa sáng và tối. Ánh sáng của ngọn đèn đã bao phủ chúng tôi giữa cảnh vô tận của biển cả và bầu trời ở chung quanh. Các người ngồi trên boong thuyền đã kể lại cho chúng tôi biết rằng, không có biên giới giữa màu xanh da trời và màu xanh nước biển. Không ai biết chúng tôi đang hướng về thiên đường hay chìm sâu vào bên trong lòng biển. Thiên đường và địa ngục đều ôm lấy con thuyền”.
Qua tác phẩm Ru, nhà văn Kim Thúy đã dùng nhân vật là cô Nguyễn An Tịnh để kể các câu chuyện chiến tranh, di dân và định cư, và hành trình của cô này từ xứ Việt Nam bị tàn phá để tới xứ sở Canada. Trong cuộc hành trình này, người kể chuyện còn đề cập tới bệnh tự kỷ (autism), sự mại dâm, người Mỹ gốc Á châu, tình yêu và sự tha phương, và tác giả đã dùng cách kể chuyện với bản chất là không nói hết ra về trí nhớ và hồi tưởng.
Lời văn của tác giả Kim Thúy thì duyên dáng, câu chuyện thì súc tích, công việc xuất bản tác phẩm này đã là một việc làm lịch sử tại xứ sở Canada bởi vì Ru là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của một người Canada gốc Việt. Người kể chuyện giả tưởng trong cuốn truyện đã chia xẻ các chi tiết về đời sống của cô Kim Thúy và tác phẩm có thể được coi là một hồi ký (a memoir) đã đổi tên.
Tác phẩm Ru của nhà văn Kim Thúy đã nằm trong “Nền Văn Chương Canada gốc Việt” (the Vietnamese Canadian literature), đã trình bày các kinh nghiệm của tác giả, đã được phê bình rộng rãi và thành công về thương mại, tất cả là nhờ nghệ thuật đẹp đẽ của cách viết văn giả tưởng (the beautiful art of fiction), cách mô tả day dứt và sâu đậm của tác giả về thân phận con người tị nạn và di dân, cùng với lòng yêu mến chân thành các giá trị văn hóa Việt Nam. Tác phẩm Ru được viết ra bằng tiếng Pháp, đã được dịch sang 27 ngôn ngữ và gần đây nhất là dịch sang tiếng Ukraine.
Đã từng mở nhà hàng ăn, Kim Thuý có thêm một đam mê khác ngoài việc viết văn, là nấu bếp. Cô đã xuất bản cuốn Le secret des Vietnamiennes, trong đó cô không dấu nghề mà mở toang cánh cửa cho người đọc xem các recettes làm món ăn. Cô cũng thường xuất hiện trên TV trong các chương trình dạy nấu ăn.
Năm 2023, tác phẩm Ru của cô đã chuyển thế thành một cuốn phim ăn khách ở Quebec do đạo diễn Charles-Olivier Michaud thực hiện.
Cô sinh năm 1959 ở Đà Lạt, miền Nam Việt Nam và lớn lên ở Sài Gòn. Lúc 11 tuổi, cô theo mẹ và sang di dân ở tiểu bang Conmecticut, Hoa Kỳ. Sau đó gia đình sang định cư ở Montreal, Quebec, Canada.
Cô đậu bằng Chính Trị học ở đại học McGill, tâm lý học ở đại học Concordia và bác sĩ ở đại học Montreal.
Sau thời gian dài ở Mỹ Châu La Tinh và Âu Châu, cô quay về Montreal hành nghề bác sĩ và sống với hai con gái sau khi chồng cô Mario Laguë là đại sứ của Canada tại Costa Rica, Honduras và Nicaragua qua đời.
Caroline Vu là hội viên của Hiệp Hội nhà văn Quebec.
Các tác phẩm của Caroline Vu:
1) Palawan Story (2014): được giải thưởng Fred Kerner de la Canadian Authors Association.
Truyện kể một bé gái tên Kim được mẹ gởi trên một thuyền đánh cá để vượt biên sang trại Palawan, Phi Luật Tân. Tại đây một nhân viên phái đoàn Mỹ tại trại tỵ nạn nhầm lẫn tên với một bé khác đã được một gia đình bên Mỹ bảo lãnh. Em sang Mỹ với nhân thân đó. Về sau Kim trở thành Bác sĩ và trở lại Palawan giúp đỡ các thuyền nhân ở đó và thu thập các câu chuyện của họ.
2) Un été à Provincetown: bản tiếng Pháp của tác phẩm thứ hai That summer in Princetown được chọn là một trong 15 tác phẩm hay nhứt năm 2015 ở Quebec.
Truyện kể về ba thế hệ trong một gia đình qua các cuộc chiến Đông Dương (1945-1954) và Việt Nam (1954-1975)
3) Catinat Boulevard (2023):
Truyên kể Mai và Mai Ly là hai người bạn gái. Mai là cô gái bán bar ở đường Catinat (Tự Do) lấy một anh lính Mỹ da đen, còn Mai Ly là một nữ du kích Việt cộng. Truyện còn nói về đứa con lai Mỹ của Mai bỏ lại trông một viện mồ côi ở Sài Gòn.
Tài liệu tham khảo:
1) Kim Thuý (1968 – ) Nhà Văn Nữ Danh Tiếng Gốc Việt tại Canada
Phạm Văn Tuấn
https://vietluan.com.au/17649/kim-thuy-1968-nha-van-nu-danh-tieng-goc-viet-tai-canada/
2)Everand
https://www.everand.com/author/653237305/Caroline-Vu
3)Wikipedia: Caroline Vu
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Caroline_Vu
Huỳnh Công Ân
!!/4/2024