Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 53 - TẠ ƠN Ở AUSTIN

15 Tháng Giêng 20242:50 SA(Xem: 3737)
MGTT 53 - TẠ ƠN Ở AUSTIN
MGTT 53: TẠ ƠN Ở AUSTIN

Nguyễn Trần Diệu Hương



Dẫn nhập: Bài này tường thuật một hạnh ngộ ấm áp sau Thanksgiving 2023 ở Mỹ khi mùa Đông đã lấp ló thay chỗ mùa Thu. Chỉ có  ba cựu giáo sư Toán, và ba cựu học sinh Ngô Quyền, từng là cựu học sinh ban B (ban Toán) nên xin phép được dùng một số từ Toán học còn sót lại trong ký ức  



Họp mặt mini của Thầy trò Ngô Quyền ở  thủ phủ Austin ở một tiểu bang được mệnh danh là "Everything's big here" vào cuối tháng 11 năm 2023 được chúng tôi gọi là "Tạ ơn ở Austin".


Sau lễ Tạ ơn ngày thứ năm 23 tháng 11, khi mà mọi người đã về nhà đoàn tụ với gia đình trong bữa cơm tối có thịt gà tây, có bánh bí đỏ, có khoai lang nghiền, và quan trọng hơn hết có lời tạ ơn từ tận đáy lòng với tất cả những ân nhân trong đời. Tưởng là sáng thứ sáu hôm sau, phi trường sẽ vắng hơn, nhưng chuyến bay sớm nhất trong ngày rời San Jose, California lúc 6 giờ 10 phút sáng vẫn "full house", không có ghế trống.


Tôi đến Austin sớm hơn mười lăm phút, tưởng là sẽ ra chờ người đón, lần này người đón rất đặc biệt , không phải là một người bạn, một người thân như thông lệ, mà là Thầy Trần Phiên. Thầy cẩn thận cắt cử Cô vào tận nơi lấy hành lý để đón học trò. Học trò lai chỉ có một cái valise nhỏ cho một chuyến đi chơi vỏn vẹn bốn ngày,  nên không đến chỗ nhận lại hành lý. Cô Phiên lại không mang theo mobile phone. Nhưng phe ta đã dùng khả năng của dân ban B nên vẫn "định vị" Cô dễ dàng giữa một phi trường rộng, đầy người vừa xuống máy bay.


Bãi đậu xe của phi trường chật kín xe của thiên hạ đậu dài hạn để bay về nhà nhân lễ Tạ ơn truyền thống thứ năm cuối tháng 11 ở Mỹ, không còn chỗ gởi xe. Thầy phải lái xe đảo hai vòng phi trường mới thấy Cô và học trò.


blankblank

                       Alumni Campus  @ UT Austin                    Austin, TX


Tôi vừa cảm động khi thấy cả Thầy lẫn Cô rất ưu ái mình, vừa áy náy vì làm phiền Thầy Cô . Thầy đón tôi bằng một tin buồn : Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ vừa qua đời ở gần Biên Hòa (thành phố có trường Ngô Quyền của chúng tôi ngày xưa).


[Từ bên này trái đất, cùng rất nhiều người khác, Thầy trò chúng tôi lặng lẽ theo dõi tin tức Thầy Tuệ Sĩ từ tháng 9 năm 1988 khi chính quyền trong nước kết án tử  hình một trong những Nhà Sư uyên bác nhất của Phật Giáo VN (Thầy Tuệ Sĩ đã cùng Thầy Thích Trí Siêu soạn thảo  "Bách khoa Phật học Đại Tự điển"). Người đã được cả thế giới tự do khâm phục khi Thầy khẳng khái trả lời “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. 

Thầy trò chúng tôi giống nhau ở chỗ cùng ngưỡng mộ sự uyên bác, bất khuất, và khí phách của vị cao tăng vừa khuất bóng.]


blankblank

  Cô Phiên và  NQ K15 Diệu Hương  @ Alumni Campus of UT Austin 



Lần này về thăm "the lone star State", chúng tôi được Thầy Phiên đưa đi thăm tòa nhà chính của thủ phủ Austin, nơi Thống đốc Texas làm việc. Xin được chụp lại một bức tường điêu khắc dài khoảng 20 mét, giới thiệu tiến trình phát triển của Texas (tiểu bang thứ 28 của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ) từ December 29, 1845 đến tận bây giờ.

Chưa đến 200 năm, nhưng Texas đã phát triển từ chỉ có kỹ nghệ nông nghiệp trồng bông vải, qua đến kỹ nghệ cơ khí, kỹ nghệ điện tử,  đến kỹ nghệ không gian(NASA). Ai đó đã rất thông minh và tinh tế khi lập bức tường điêu khắc này ngay trước tòa nhà Chính phủ của tiểu bang TX 

blank



Thầy còn cho chúng tôi về thăm lại "trường xưa của Thầy", University của Texas ờ Austin (vẫn được gọi tắt là UT Austin), nơi ngày xưa Thầy đã được Chính phủ VNCH gởi đi học Thạc sĩ về Khoa học điện toán. Cũng là nơi Thầy đã được một vị Giáo sư người Mỹ đã dạy Thầy, đưa Thầy về làm trong trường ở  văn phòng khoa trong những ngày đầu chân ướt chân ráo tỵ nạn ở Mỹ.


blankblank



Cả thứ bày lang thang ở Austin, chúng tôi vô cùng  cảm ơn Thầy với tất cả ưu ái dành cho "học trò của học trò". (Cô Hà Thị Nhung dạy Hình học , và cô Liêng Tuần Tài dạy Đại số cho lớp chúng tôi (niên khóa 1974-1975 ở Ngô Quyền) đều là học trò lớp Đệ Nhị B2 của Thầy Phiên (nk 1966-1967). Và rất mừng là ở tuổi 86, Thầy Phiên vẫn rất khỏe mạnh và lái xe vững vàng ngay cả trên các freeways


blankblank

                   Thầy Cô Phiên & NQK15 Diệu Hương @ UT Austin


Ngày Chủ Nhật 26 tháng 11 thật sự là ngày đoàn tụ của Thầy trò Ngô Quyền chúng tôi. Thầy Đào Đức Thiện(chs NQ khóa 4) từ Pflugerville, xuôi Nam về Austin thăm Thầy dạy Toán năm Đệ Nhất B NQ (nk 1965-1966). Từ Houston, Thầy Nguyễn Phi Long (dạy Toán chúng tôi năm lớp 8) Bắc tiến về tham dự "Tạ ơn ở Austin" . Xin được dùng  

hình minh họa bên dưới :


blankblank

        Tập Hợp Giao                               Tập Hợp Hội



Quý Thầy là Tập Hơp A , các chs NQ là Tập Hợp B. Thầy Thiện vừa là chs Ngô Quyền, vừa là cựu GS NQ, nên Thầy Thiện là tập hợp giao của A và B.


Tất cả chúng tôi (Thầy Phiên, Thầy Long, Thầy Thiện, chs NQ K10 Võ Quách Thị Tường Vi, và chs NQ K 15) là tập hợp hội của A và B.


Cả ba Thầy đều dạy Toán,và chúng tôi  là chs ban B, Thầy Thiện dạy Tân Toán học nên chúng tôi xin dùng minh họa của "Tân Toán học" để xin "nhắm mắt cho tôi tìm về một thoáng hương xưa" .


blankblank

 Thầy  Phiên, Thầy Long,    anh Minh, NQ K10 Tường Vi,     Thầy Thiện


Chị Vi rất cẩn thận, lỉnh kỉnh mang từ Houston đến Austin rất nhiều đồ ăn Việt Nam dù chúng tôi đã có  tiệc đặt sẵn ở một nhà hàng địa phương, và cô Phiên đã thức đến "nửa đêm giờ Tý canh ba" để làm thạch và bánh cho "hạnh ngộ Ngô Quyền @ Austin”


Điều đặc biệt nhất là chúng tôi được thưởng thức một món ăn tinh thần đáng quý: được nghe Thầy Phiên đàn piano bài "Đêm Đông". Ở một góc phòng, hình như Thầy Thiện còn lẫm nhẫm hát theo.  


blank

Thầy Long, Thầy Thiện, anh Minh, Thầy  Phiên

   

Buổi trưa đầu mùa Đông ở Austin, trong tiếng đàn piano amateur của Thầy Phiên vừa có không khí "nhạc thính phòng", vừa mang về cho chúng tôi hình ảnh Ngô Quyền năm xưa, những ngày cận Tết, có tiếng đàn, và tiếng hát vọng ra từ một góc sân trường vào  giờ ra chơi. 

 Mỗi một họp mặt của Thầy trò Ngô Quyền, dù lớn, dù nhỏ, cũng mang chúng tôi về lại với thời tuổi trẻ của quý Thầy Cô, thời đẹp nhất đời người của chúng tôi.


blankblank

"Kỷ vật" từ Hội ngộ NQ toàn thế giới lần II ở nhà Thầy Phiên/ Thầy Cô Phiên



Thức ăn nhiều, từ những tiệm ăn VN có tiếng của Houston, hay món tráng miệng "home made" của Cô Phiên , cà phê Starbucks(được anh Minh, rễ của NQ, gọi đùa là "lẽ sống đời tôi") giúp Thầy trò chúng tôi có thêm năng lượng để có một cuộc họp mặt mini ấm áp ở Austin từ 11 giờ sáng đến 8 giờ tối ngày chủ nhật 26 tháng 11 năm 2023.


blankblank




Tình nghĩa Thầy trò, trường xưa Ngô Quyền đi theo Thầy trò chúng tôi ở khắp nơi trên thế giới. Dù trường xưa không còn, dù thời tuổi trẻ đã xa mù tít tắp nhưng chúng tôi vẫn kính trọng Thầy Cô như ngày xưa còn là học trò Trung học.


Dù không nói ra bằng lời, nhưng chúng tôi tin quý Thầy vẫn cảm nhận được lòng biết ơn từ học trò Ngô Quyền năm xưa. Bởi vì có những điều không nói ra nhưng ai cũng hiểu.


Cầu mong quý Thầy Cô và cả các anh chị cựu học sinh Ngô Quyền luôn khỏe mạnh để có nhiều lần hạnh ngộ để Thầy trò cùng quay về lại  trong tâm tưởng Ngô Quyền của một thủa đẹp nhất đời người …



Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu năm 2024








20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 27128)
Xin cảm ơn đời sống và những tình cờ đã cho chúng ta biết, quý mến nhau dưới mái trường Ngô Quyền yêu dấu ngày xưa. Hạnh ngộ đó đã trải dài theo bước chân lưu lạc của Thầy trò NQ ở khắp thế giới ...
22 Tháng Năm 2014(Xem: 13427)
Xin được mượn lời giới thiệu của nhà xuất bản Tam Vĩnh ở Luân Đôn giới thiệu về tác phẩm "Bóng ngày vui" để mở đầu cho MGTT 39 về Thầy Kiều Vĩnh Phúc, nguyên giáo sư Anh văn của trường Ngô Quyền.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 26039)
Là cựu GS Vạn vật ở NQ xưa, ở tuổi ngoài 70, Thầy sáng tác nhiều bài thơ với tình bạn ấm áp và tình thầy trò ngọt ngào như những cái bánh kem Thầy vẫn tặng thầy trò NQ mỗi kỳ họp mặt.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14578)
Là một trong ba huynh trưởng lớn của Hướng Đạo Việt Nam ở Biên Hòa trong thập niên 60s, Thầy Phạm Ngọc Quýnh mang tinh thần "sắp sẵn" của một hướng đạo sinh vào nghề gõ đầu trẻ ở Ngô Quyền.
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16423)
Ở một góc sâu nhất của tâm hồn là lòng biết ơn, vẫn được thắp sáng mỗi năm. Dù đã rời trường lâu lâu lắm rồi , xin về lại MGTT để cùng nhớ đến quý Thầy Cô đã uốn nắn chúng ta không chỉ về kiến thức mà còn về đạo làm người
22 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13563)
Anh Huỳnh Văn Huê- K8 xin được thay mặt cho Hội chs Ngô Quyền nhắc lại vài kỷ niệm thủa sinh tiền của Cố Giáo sư Việt Văn, Nguyễn Hữu Tiến xem như một nén hương lòng thành kính thắp lên để tưởng nhớ Thầy
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 18332)
Không phải chỉ ở trong khung cửa lớp của NQ yêu dấu ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, nhiều anh chị đã nên ông nên bà (theo đủ mọi nghĩa) vẫn học được rất nhiều điều từ Thầy Nguyễn Thất Hiệp.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 15459)
Với các anh chị K5 đến K10, Cô Trí là một cô giáo Việt văn tận tâm với học trò. Với tôi, qua Cô Trí tôi thấy hình ảnh Mẹ tôi, người luôn biết tôi cần gì và cần được nâng đỡ lúc nào.
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 30780)
Thầy Phan Thông Hảo về trường Ngô Quyền dạy chúng tôi, lứa học sinh đầu tiên của trường từ giữa năm lớp đệ ngủ, năm học 1958-1959 môn Toán và Lý Hóa thay Thầy Trương Phan Nam Minh chuyển đi trường khác.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 54157)
Các cô cậu bé trung học đệ nhất cấp trí óc còn tinh khôi, khắc ghi lời dạy của cụ Nguyễn Đình Chiểu và lời giảng của Cô, mang theo suốt đời người. Học trò con gái nhìn Cô như một cô Tiên bước ra từ huyền thoại.
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 36421)
Thầy hiền và giảng bài rất nhỏ nhẹ nhưng lôi cuốn được sự tập trung chú ý của học trò từ xóm nhà lầu "chỉ biết học thôi, chẳng biết gì" ở hai bàn đầu đến xóm nhà lá hay thả hồn đi rong chơi tận cõi nào ở hai bàn cuối.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 32066)
Trong cái lạnh cuối thu đầu đông của mùa lễ tạ ơn của Mỹ xin được sưởi ấm lòng nhau bằng hai chữ cảm ơn: ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy… Xin tạ ơn dày sinh thành dưỡng dục, xin tạ ơn sâu dạy dỗ, bảo ban.
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 38025)
Có nhiều điều học được đã bị mai một theo năm tháng, nhưng tình nghĩa Thầy trò thì luôn luôn tồn tại không nhòa. Và mắt Thầy Trần Phiên của chúng tôi thỉnh thoảng vẫn long lanh vì niềm vui do "học trò già" mang đến...
18 Tháng Mười 2012(Xem: 31217)
Chừng như tất cả chs NQ (từ K1 đến K19) có sinh ngữ chính là Pháp Văn học vở lòng trong quyển "Le Francais Élementaire" đều là học trò của Thầy Đinh Văn Sái.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 52960)
Khi thưởng thức một bài hát hay, có khi nào bạn nghĩ đến bảy nốt nhạc Do Re Mi Fa Sol La Si, căn bản của nhạc lý, nằm trên các dòng kẻ mà bạn đã được học từ thời mới vào Trung học?