Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 30 - THẦY PHẠM TẤN BÌNH

22 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 36344)
MGTT 30 - THẦY PHẠM TẤN BÌNH


MGTT 30 - THẦY PHẠM TẤN BÌNH

 

 

Ở một góc North Carolina có ông lái đò già ngày xưa vẫn đưa nhiều thế hệ học trò Ngô Quyền qua khúc sông Trung học. Năm tháng trôi qua, chữ nghĩa rơi rụng dần theo thời gian, nhưng tình nghĩa Thầy trò còn đó, không thay đổi. Học trò của Thầy Phạm Tấn Bình dù quên gần hết tiếng Pháp nhưng vẫn nhớ câu "Que sera, sera". Và "mai sau còn có bao giờ", không còn có giờ tiếng Pháp, không còn trường xưa, hình ảnh Thầy Phạm Tấn Bình với màu áo xanh nhạt, với giọng Pháp rất chuẩn và với tấm lòng vẫn còn nguyên trong ký ức ghi lại của Huỳnh Phước Minh và Nguyễn Trần Diệu Hương.

Xin gởi MGTT 30 đến như một ngọn lửa sưởi ấm mùa Đông buốt giá ở North Carolina, thắp sáng ký ức rất êm đềm của Thầy Bình và học trò các lớp Pháp văn.

 

thay_pham_tan_binh-content

Thầy Phạm Tấn Bình

 

Nhìn những dòng chữ trong tin nhắn “Tôi là Phạm Tấn Bình , cựu giáo sư Pháp văn,dạy Ngô Quyền từ năm... .” của Hội ái hữu chs NQ, lòng tôi chợt trào lên cảm xúc dạt dào về người thầy dạy môn Pháp văn năm cũ.

Tôi còn nhớ sau khi đậu vào trường trung học NQ, chúng tôi bắt đầu học kỳ đầu tiên của mình năm lớp 6 bằng môn học Pháp văn do thầy Bình dạy. Cái cảm giác lo sợ, hồi hộp của chú học sinh vừa qua khỏi cấp tiểu học, lần đầu học ở lớp bậc trung học mà lại gặp môn học xa lạ Pháp văn của tôi nhanh chóng biến mất trước giọng nói ấm áp và cử chỉ thân mật của thầy. Thầy tự giới thiệu mình với học trò và giáo trình mà thầy dạy.

Thầy nói : “Các em cứ ra nhà sách, hỏi mua cuốn sách Pháp văn có hình con gà trống cuốn 1 là đúng cuốn sách tôi sẽ dạy các em” (lúc đó chúng tôi chưa biết tiếng pháp nào nên thầy đã chỉ dẫn cách mua dễ dàng nhất mà không nói là cuốn Le Francai Elementaire). Trong suốt quá trình dạy chúng tôi năm lớp 6 và lớp 7, thầy rất gần gũi với lớp tôi. Sau này, gặp mặt lại mấy đứa bạn trong lớp khi nhắc tới thầy đứa nào củng hỏi thăm nhưng không ai biết thầy bây giờ ra sao?

Tôi còn nhớ mùa Noel năm đó, thầy vào lớp dạy một lúc thì phải ngừng dạy vì bị lên cơn suyển nặng, khuôn mặt thầy tái xanh (thầy có nước da trắng) hơi thở mệt nhọc, lũ nhóc tụi tôi sợ hết hồn và thương thầy quá. Khi thầy dạy chúng tôi học, nụ cười lúc nào củng trên môi thầy. Lúc nói hoặc dạy một ý dài thầy vẫn có thói quen chớp mắt nhiều lần,thầy thích mặc áo màu xanh và nói “màu xanh là màu hy vọng”, từ lúc đó tôi cũng thích mặc áo màu xanh.

Tôi đã gửi email cho thầy và thật bất ngờ đúng ngày 20/11 (ngày nhớ ơn thầy cô ở VN) thầy gọi điện thoại cho tôi từ Mỹ, tôi thật sự xúc động vì sau gần 40 năm giọng nói thầy vẩn ấm áp như thuở nào. Thầy năm nay đã 75 tuổi gia đình thầy định cư ở Mỹ, các con thầy đã lớn, trong lúc trò chuyện có những lúc chỉ qua giọng nói của thầy, tôi đã hỏi thầy: “Có phải thầy đang chớp mắt phải không?” Thầy cười và trả lời: “Đúng rồi”.

Lắng nghe lời nói của thầy qua điện thoại tôi như trở lại thời học sinh của mình, những thằng Pierre, Paul, Jean, những con Helene, Marie, những động từ bất qui tắc quá nhiều của môn Pháp văn ngủ yên trong một góc quá khứ bổng hiện về (hiện nay tôi thường dùng tiếng Anh giao tiếp nhiều hơn tiếng Pháp).

 

Mùa Noel sắp tới, tôi cầu mong cho thầy và gia đình nhiều bình an ,hạnh phúc,kính chúc thầy nhiều sức khỏe để cơn bênh suyễn quái ác năm xưa không còn quấy rầy thầy trong những lúc đông về.

 

hinh_minh_huynh-content

Huỳnh Phước Minh - Biên Hòa

 

 

borderline_6-content


thay_binh_gia_dinh2-large-contentthay_binh_gia_dinh_4-content

thay_binhgia_dinh3-content

 

Thầy Phạm Tấn Bình dạy chúng tôi Pháp văn năm học lớp 8/1. Thầy giảng bài rất tận tâm với accent rất...Tây vì Thầy là cựu học sinh của ChasseLoup Laubat (sau này đổi thành Jean Jacques Rousseau, rồi thành trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn cho đến niên khóa 74-75).

Thầy hiền và giảng bài rất nhỏ nhẹ nhưng lôi cuốn được sự tập trung chú ý của học trò từ xóm nhà lầu "chỉ biết học thôi, chẳng biết gì" ở hai bàn đầu đến xóm nhà lá hay thả hồn đi rong chơi tận cõi nào ở hai bàn cuối.

Có lần một người bạn trong lớp không biết nghe ai... xúi dại, đến lớp với một chút son môi, một chút phấn hồng trên má. Cuối giờ Pháp văn, sau khi chúng tôi đã đóng vai Pierre, Marie, Jean, Paul... thuộc vocabulaire, chia động từ khá thuần thục, Thầy xếp sách chuyển từ Pháp văn qua tâm lý học:

Đúng ra Thầy không nên nói về chuyện này để các nói tiện hơn, nhưng Thầy chỉ muốn nhắc nhở các em là chuyện trang điểm chỉ dành cho những người ngoài 40 tuổi. Ở tuổi 13, 14 cùa các em, cái đẹp tươi mát tự nhiên hơn hằn cái đẹp son phấn. Đừng dại dột che mất cái đẹp tự nhiên của tuổi học trò"

Mãi về sau, sau này, sau khi đã "vẫy tay vẫy tay chào nhau" với thời đẹp nhất của đời người, mỗi lần đứng trước gương makeup tôi vẫn nhớ lời Thầy và nghiệm ra lời Thầy vô cùng chí lý.

Ký ức cùa chúng tôi với Thầy Phạm Tấn Bình có giờ Pháp văn, có những lời khuyên bảo ân cần cho học trò con gái mới lớn còn ngây ngô.

Năm 2011, chúng tôi có đăng mẫu nhắn tin nhỏ tìm tin tức của Thầy nhưng chỉ có tin đi mà không có tin về. Lúc đó Thầy chưa quen lắm với searching internet nên không hề biết học trò năm xưa cố hết sức tìm Thầy.

Gần đây, chắc còn "duyên nợ" với Thầy và trò Ngô Quyền, Thầy Bình tìm được trang nhà và gởi một mẫu nhắn tin đến trang web NQ , thế là học trò từ khắp nơi trên thế giới tới tấp gọi điện thoại về thăm Thầy. Thầy có được hạnh phúc của người lái đò đã gác mái từ lâu, được khách qua sông năm xưa quay về thăm hỏi.

Chúng tôi, học trò của Thầy, cũng vui vì tìm lại được Thầy như tìm lại được một phần đời học trò đẹp nhất đời người. Thầy gởi đến cho chúng tôi một số hình ảnh gần đây. Chúng tôi đã xin phép Thầy cho phổ biến trên Internet ở trang nhà để học trò của Thầy năm xưa có thể thăm Thầy qua màn ảnh computer.

Bao nhiên năm qua, thời gian đã cuốn trôi vốn liếng tiếng Pháp hết sức khiêm nhường của chúng tôi, nhưng dù ở đâu nói bằng ngôn ngữ nào, chúng tôi vẫn cùng có tiếng nói từ trái tim về lòng biết ơn và quý trọng Thầy dạy Pháp văn năm xưa.

dieu_huong-content

Nguyễn Trần Diệu Hương – California

Christmas 2012

 

 

20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 27019)
Xin cảm ơn đời sống và những tình cờ đã cho chúng ta biết, quý mến nhau dưới mái trường Ngô Quyền yêu dấu ngày xưa. Hạnh ngộ đó đã trải dài theo bước chân lưu lạc của Thầy trò NQ ở khắp thế giới ...
22 Tháng Năm 2014(Xem: 13320)
Xin được mượn lời giới thiệu của nhà xuất bản Tam Vĩnh ở Luân Đôn giới thiệu về tác phẩm "Bóng ngày vui" để mở đầu cho MGTT 39 về Thầy Kiều Vĩnh Phúc, nguyên giáo sư Anh văn của trường Ngô Quyền.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 25465)
Là cựu GS Vạn vật ở NQ xưa, ở tuổi ngoài 70, Thầy sáng tác nhiều bài thơ với tình bạn ấm áp và tình thầy trò ngọt ngào như những cái bánh kem Thầy vẫn tặng thầy trò NQ mỗi kỳ họp mặt.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14457)
Là một trong ba huynh trưởng lớn của Hướng Đạo Việt Nam ở Biên Hòa trong thập niên 60s, Thầy Phạm Ngọc Quýnh mang tinh thần "sắp sẵn" của một hướng đạo sinh vào nghề gõ đầu trẻ ở Ngô Quyền.
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16326)
Ở một góc sâu nhất của tâm hồn là lòng biết ơn, vẫn được thắp sáng mỗi năm. Dù đã rời trường lâu lâu lắm rồi , xin về lại MGTT để cùng nhớ đến quý Thầy Cô đã uốn nắn chúng ta không chỉ về kiến thức mà còn về đạo làm người
22 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13479)
Anh Huỳnh Văn Huê- K8 xin được thay mặt cho Hội chs Ngô Quyền nhắc lại vài kỷ niệm thủa sinh tiền của Cố Giáo sư Việt Văn, Nguyễn Hữu Tiến xem như một nén hương lòng thành kính thắp lên để tưởng nhớ Thầy
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 18213)
Không phải chỉ ở trong khung cửa lớp của NQ yêu dấu ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, nhiều anh chị đã nên ông nên bà (theo đủ mọi nghĩa) vẫn học được rất nhiều điều từ Thầy Nguyễn Thất Hiệp.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 15388)
Với các anh chị K5 đến K10, Cô Trí là một cô giáo Việt văn tận tâm với học trò. Với tôi, qua Cô Trí tôi thấy hình ảnh Mẹ tôi, người luôn biết tôi cần gì và cần được nâng đỡ lúc nào.
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 30202)
Thầy Phan Thông Hảo về trường Ngô Quyền dạy chúng tôi, lứa học sinh đầu tiên của trường từ giữa năm lớp đệ ngủ, năm học 1958-1959 môn Toán và Lý Hóa thay Thầy Trương Phan Nam Minh chuyển đi trường khác.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 53551)
Các cô cậu bé trung học đệ nhất cấp trí óc còn tinh khôi, khắc ghi lời dạy của cụ Nguyễn Đình Chiểu và lời giảng của Cô, mang theo suốt đời người. Học trò con gái nhìn Cô như một cô Tiên bước ra từ huyền thoại.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 31989)
Trong cái lạnh cuối thu đầu đông của mùa lễ tạ ơn của Mỹ xin được sưởi ấm lòng nhau bằng hai chữ cảm ơn: ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy… Xin tạ ơn dày sinh thành dưỡng dục, xin tạ ơn sâu dạy dỗ, bảo ban.
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 37955)
Có nhiều điều học được đã bị mai một theo năm tháng, nhưng tình nghĩa Thầy trò thì luôn luôn tồn tại không nhòa. Và mắt Thầy Trần Phiên của chúng tôi thỉnh thoảng vẫn long lanh vì niềm vui do "học trò già" mang đến...
18 Tháng Mười 2012(Xem: 30824)
Chừng như tất cả chs NQ (từ K1 đến K19) có sinh ngữ chính là Pháp Văn học vở lòng trong quyển "Le Francais Élementaire" đều là học trò của Thầy Đinh Văn Sái.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 52571)
Khi thưởng thức một bài hát hay, có khi nào bạn nghĩ đến bảy nốt nhạc Do Re Mi Fa Sol La Si, căn bản của nhạc lý, nằm trên các dòng kẻ mà bạn đã được học từ thời mới vào Trung học?
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20680)
Nhìn đám học trò cứ như từ cung trăng mới xuống, Thầy bảo “Thôi, cứ nhớ ít thôi, bốn chữ là đủ, Tu Tề Trị Bình, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Eo ôi! Thầy dạy học trò đệ tứ nuôi mộng lớn “trị quốc, bình thiên hạ“.