Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TẢN MẠN VỀ TIẾNG DẠ THƯA

Monday, April 22, 20241:37 AM(View: 7551)
Phan Phú Hiệp - TẢN MẠN VỀ TIẾNG DẠ THƯA

TẢN MẠN VỀ TIẾNG DẠ THƯA


Tan man 1

Tiếng dạ, tiếng thưa từ lâu đã là một nét văn hóa rất dễ thương và duyên dáng của người Việt Nam.

Các vùng miền với giọng nói khác nhau, tiếng dạ thưa mỗi nơi cũng mang một sắc thái riêng, nhưng đều khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, và gần gũi.  

Dạ thưa là tiếng đệm giúp mọi người tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn mối quan hệ tốt giữa người với người trong một xã hội văn minh và có văn hóa.

Xin được ghi lại hai mẫu chuyện về tiếng dạ lời thưa.

1)  Cậu tôi là một giáo sư dạy Pháp văn trước 1975 tại một trường Trung Học ở Ban Mê Thuột. Sau này Cậu tiếp tục dạy học tại Biên Hòa, Vũng Tàu cho đến khi nghỉ hưu. Tính Cậu vui vẻ, cởi mở. Mỗi lần Cậu về thăm gia đình tôi, là mang không khí vui tươi tràn ngập khắp cả nhà. Điều thú vị và gây ấn tượng cho tôi nhiều nhất là mỗi khi được nghe lỏm Mẹ tôi và Cậu nói chuyện. Mẹ tôi rất quan tâm đến Cậu, mỗi khi gặp là hỏi thăm Cậu đủ chuyện từ sức khỏe, đến công việc làm, gia cảnh, những dự định… Cậu tôi thì luôn trả lời với câu “Dạ thưa chị, em… Dạ thưa đúng…, Dạ thưa không…, Dạ thưa chưa…”  Cách nói chuyện giữa Mẹ và Cậu, đã khiến tôi vô cùng cảm phục cách ứng xử tuyệt vời của người xưa, khi lúc nào cũng khiêm cung, tinh tế và tôn trọng nhau. 

Không chỉ với Mẹ tôi, khi tiếp chuyện với nhiều người khác, Cậu cũng thường mở đầu câu nói bằng hai tiếng dạ thưa. Thật ra, tiếng dạ thưa của Cậu là tiếng đệm tự nhiên, xuất phát từ cái tâm thiện lành, khiêm tốn của một người lịch sự có tri thức, tôn trọng người đối diện chứ không phải dạ, thưa theo kiểu xã giao lấy lòng hay khi định nhờ cậy ai việc gì đó.

Với đức tính khiêm cung và tác phong gần gũi, nên Cậu đi đến đâu cũng được nhiều người quý mến, nhiều thế hệ học trò yêu thương và kính trọng.

2) Làm việc tại một hãng Mỹ gần 20 năm, công việc tôi bình thường, đơn điệu không có gì đặc biệt, cho đến một ngày, tôi tiếp xúc công việc với một cháu trai người Việt, độ khoảng 35-36 tuổi, là nhân viên mới tuyển dụng ở bộ phận Quality Control. Điều gây ấn tượng nhất cho tôi khi tiếp xúc, là cháu rất lễ phép, luôn trả lời dạ thưa chú và luôn đưa hai tay khi đưa giấy tờ cho tôi. Thoạt đầu, tôi cứ nghĩ là do tôi lớn tuổi nên cháu có thái độ kính trọng người cao niên, nhưng tôi để ý thấy cháu luôn lịch sự lễ độ, ai hỏi chuyện nếu là người lớn hơn thì cháu cũng luôn dạ thưa, người ngang tuổi hoặc nhỏ hơn thì cháu nói chuyện nhỏ nhẹ từ tốn. Đối với người nước ngoài, cháu cũng giữ thái độ lịch sự đúng mực.

Thoạt đầu, tôi nghĩ chắc là cháu mới qua Mỹ, còn nhiều e dè khép nép để hội nhập với cuộc sống mới. Nhưng khi hỏi thăm, thì được biết cháu sang Mỹ đã hơn 5 năm. Thời gian ở Mỹ đủ dài mà cháu vẫn giữ được khuôn phép lịch sự lễ phép, lúc nào cũng khiêm tốn, nhẹ nhàng thật là quý. Qua tìm hiểu thì tôi được biết cháu là người Sài Gòn, cha Mẹ đều là cựu giáo sư Trung học. Tôi tin chắc là cháu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất tốt từ gia đình.

Ở xứ người, bỗng dưng nghe được tiếng dạ thưa ngọt ngào của cháu trai, trong lòng tôi khởi lên một niềm vui khó tả và cảm thấy ấm áp vô cùng, vì biết tiếng dạ lời thưa vẫn còn tồn tại chưa hoàn toàn mất đi. Tôi nghĩ với đức tính khiêm tốn, lịch sự và tinh tế, cháu trai này sẽ được nhiều người quý mến và chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Vậy đó, tiếng dạ thưa lúc nào nghe cũng thật ngọt ngào, dễ thương và chinh phục lòng người.  

Thế nhưng chẳng hiểu do nguyên nhân gì, tiếng dạ thưa ngày nay bị mai một đi nhiều, đến nỗi đã trở thành ngôn từ quý hiếm. Người ta đang có xu hướng dần dần thu gọn ngôn ngữ truyền thống đẹp đẽ của người xưa, cắt bớt chữ nghĩa đi để nói cho nhanh, thay thế bằng ngôn ngữ hiện đại ngắn gọn cụt lủn, có khi nghe khô khan, cộc lốc và không có tình cảm!  

Tôi không phải là kẻ hoài cổ, trong cuộc sống đôi lúc tôi cũng phải đổi mới nhiều mặt để bắt kịp với xu thế của thời đại, nhưng thiết nghĩ, những nét đẹp văn hóa trong giao tiếp của tiền nhân, cần phải được giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ sau noi theo. Vì sự khiêm cung, nhẫn nhịn và tôn trọng người đối diện khi giao tiếp là cách tốt nhất để chinh phục nhân tâm, là chìa khóa của thành công, và làm cho quan hệ giữa mọi người với nhau tốt đẹp hơn, dù trong bất kỳ chế độ xã hội nào.

Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.

 

 

Hiep Phan - San Jose - 4/2024

 

Monday, June 2, 2025(View: 1333)
Bây giờ hai chân còn khỏe tí để tiếp tục những chuyến bay thăm con. Vài năm nữa không biết sức khỏe thế nào. Thôi thì trăm sông đổ về biển, cái gì đến sẽ đến, cứ vui những ngày ta làm - tỷ phú thời gian - tận hưởng những hạnh phúc ấm áp quanh ta.
Friday, May 30, 2025(View: 1305)
Sáng Chủ Nhật 5/25/2025 Nhóm cựu học sinh Ngô Quyền (NQ) bắc Cali đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại nhà hàng Ánh Hồng trong khu Lion plaza của thành phố San Jose.
Thursday, May 29, 2025(View: 978)
Memorial Day không chỉ là ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống. Nó là một khoảnh khắc mở — cho những người còn sống, để không phải giả vờ quên,
Thursday, May 29, 2025(View: 1096)
Nam thẫn thờ chân bước lang thang như một người không hồn. Bây giờ anh chỉ còn biết trở về chu toàn công việc của mình mà Thượng cấp giao phó. Lòng cố quên đi những tình cảm do mình làm đổ vỡ
Monday, May 26, 2025(View: 1188)
“Nguy hiểm của TikTok không phải là làm bạn mất thời gian — mà là làm bạn mất nhịp với sự sống. Mà không có nhịp, thì không còn hơi thở. Mà không còn hơi thở — thì không còn bạn.”
Saturday, May 24, 2025(View: 3315)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Đức Thánh Trần đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4. Và giờ đây, chúng tôi là người cao tuổi, đang vui hưởng cảnh thanh nhàn và hạnh phúc của cuối đời một người.
Friday, May 16, 2025(View: 13726)
Vào Chúa Nhật 18 tháng 5 năm 2025 tới đây, Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV sẽ khai mạc lúc 10 giờ sáng tại tòa Thánh Vatican.
Friday, May 16, 2025(View: 1830)
Chuyện lạ có thật. Ai lên Đà Lạt (Lâm Đồng), đến đồi Mộng Mơ tất sẽ thấy người ta xây hẳn một đoạn Vạn lý trường thành chừng 300m vắt vẻo uốn lượn từ đầu đồi bên này đến cuối đồi bên kia.
Friday, May 16, 2025(View: 1662)
Ông xã, bà xã để chỉ chồng hay vợ là lối nói của người miền Bắc, sau này mới du nhập vào miền Nam, có lẽ từ cuộc di cư năm 1954.
Friday, May 16, 2025(View: 2516)
Tôi tìm lại những mùi vị của phở bò chín, của nước ngọt xá xị, của miếng cơm cháy không vì thèm thuồng háo hức như thuở bé thơ mà chỉ vì tôi nghĩ đến mẹ. -
Sunday, May 11, 2025(View: 1925)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
Sunday, May 11, 2025(View: 1596)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
Sunday, May 11, 2025(View: 1687)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
Friday, May 9, 2025(View: 3467)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
Tuesday, April 29, 2025(View: 4915)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
Monday, April 28, 2025(View: 2200)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
Monday, April 28, 2025(View: 1797)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
Monday, April 28, 2025(View: 3874)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
Sunday, April 27, 2025(View: 3443)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
Sunday, April 27, 2025(View: 2450)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”