Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - CHUYẾN ĐI THĂM CÁC ĐẢO THUỘC VÙNG CARIBEAN

Saturday, November 4, 20231:44 AM(View: 4899)
GS. Lê Quý Thể - CHUYẾN ĐI THĂM CÁC ĐẢO THUỘC VÙNG CARIBEAN


Chuyến đi thăm các đảo thuộc vùng Caribbean

image001

Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean. Thật sự thì hồi mấy tháng trước tôi đã có cruise qua vài đảo vùng nầy nhưng bị lở trớn vì máy bay bị hủy bỏ vào phút chót nên không thể lên cruise đúng giờ được đành phải mất một số tiền lớn, cruise nầy khởi hành từ New York và ghé qua các cảng Cape Canaveral của Mỹ, Bahamas, Bermuda trước khi quay về New York. Tuy lần trước mất tiền nhưng lần nầy tôi cũng liều không chịu bỏ sáu bảy trăm đồng để mua bảo hiểm. Lần nầy máy bay cũng đến trể mất hai giờ nhưng ít ra cũng đến được Miami trước khi cruise rời bến. Ngoài trở ngại về máy bay, du lịch vùng Caribbean nầy còn có một trở ngại khác nữa là bão, vài ngày trước khi khởi hành bão Idalia đã thổi qua vùng vịnh Mexico và gây thiệt hại rất lớn tại vùng phía Bắc Florida và vài ngày sau cruise bão Lee đã chuyển hướng về phía Đông và tan phá vùng Đông Bắc nước Mỹ.

Cruise vùng Caribbean lần nầy kéo dài 14 ngày gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu gồm 7 ngày, khởi hành từ Miami và di chuyển theo chiều kim đồng hồ qua các quốc gia Jamaica, Grand Cayman, đảo Cozumel của Mexico và quay về Miami. Giai đoạn hai là 7 ngày kế tiếp từ Miami theo chiều ngược chiều kim đồng hồ qua các quốc gia Dominican Republic, Puerto Rico, Bahamas và chấm đứt ở Miami.

Trước khi đi thăm vùng nào tôi luôn luôn tìm hiểu về vùng đó, chuyến nầy cũng không ngoại lệ. Caribbean là một nhóm hơn 700 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong một vùng biển rộng lớn thuộc phía Đông Nam của Hoa Kỳ, phía Đông của Trung Mỹ, phía Bắc eo đất Panama và Nam Mỹ. Các hòn đảo lớn nhất vùng nầy là Cuba, Hispanolia của hai nước Haiti và Dominican Republic, Jamaica, Puerto Rico. Năm 1492 Christopher Columbus lần đầu đổ bộ lên quần đảo Bahamas và lầm tưởng mình đã đến bờ biển Ấn Độ nên gọi dân địa phương là Indians. Với dân số hơn 44 triệu, ngôn ngữ chính là tiếng Hà Lan, Anh, Pháp và rất nhiều thổ ngữ, nguồn lợi tức chính là du lịch, vùng Caribbean gồm 33 quốc gia trong đó có 13 quốc đảo độc lập có chủ quyền và các đảo còn lại là những nước nằm trong các khối Liên Hiệp của các nước Anh,  Pháp, Hà Lan hay Mỹ.

Không lâu trước đây bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã khuyến cáo dân Mỹ là không nên đến Haiti vì tình hình bất ổn ở xứ nầy. Trong mấy năm vừa qua tình hình chính trị xứ nầy luôn luôn bị xáo trộn cọng với thiên tai làm cho quốc gia nầy trở nên nghèo đói và hổn loạn, cướp bóc và bắt người để đòi tiền chuộc xẩy ra hàng ngày. Dân chúng Haiti tìm đủ mọi cách để thóat ra khỏi quốc gia của họ, tạo nên những làn sóng di dân bất hợp pháp và gây quá nhiều khó khăn cho nước Mỹ.

Nước thứ hai nằm trong danh sách khuyến cáo của bộ ngoại giao là Cuba.

Cuba là một nước cộng sản nằm ngay ở sân sau của nước Mỹ. Cuba quá gần nước Mỹ, vào một ngày trời tốt, du khách đứng ở Key West, mũi cực nam của nước Mỹ có thể nhìn thấy thủ đô Havana của Cuba. Năm 1956 Fidel Castro cùng với Che Guevara từ Mexico đổ quân lên Cuba và lật đổ chế độ độc tài Batista và lập nên một chính phủ mới. Fidel Castro liền bay qua Mỹ để tìm sự ủng hộ của nước nầy nhưng bị tổng thống Mỹ Eisenhower từ chối không chịu tiếp. Nước Mỹ đã xô đẩy chính quyền Castro về phía Liên Sô và biến Cuba thành một nước cọng sản năm 1959. Chẳng những thế nước Mỹ đã để cho nhóm tài phiệt Cuba biến Miami thành một trung tâm chống chính quyền Cuba và trợ giúp nhóm nầy đổ bộ lên Cuba với âm mưu lật đổ chính quyền Castro (Sự kiện Vịnh Con Heo, Bay of Pigs Invasion ) vào tháng tư năm 1961, nhưng kế hoạch đã bị thất bại. Trong thời chiến tranh lạnh sau đó, năm 1962 Cuba đồng ý cho Liên Sô đặt một dàn tên lửa trên đất nước của mỉnh (Khủng hoảng tên lửa Cuba, Cuban Missile Crisis). Sự kiện nầy suýt nữa có thể gây nên Thế chiến thứ III. Chỉ vài phút trước khi chiếc tàu chở tên lửa Liên Xô chạm tới vành đai phong tỏa của Mỹ, người Xô viết đã quyết định lùi bước và ký một thỏa thuận với tổng thống Mỹ Kennedy là tất cả các tên lửa đều được rút khỏi Cuba, nhưng cùng lúc ấy Mỹ cũng phải rút tên lửa của mình ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và những nơi khác tại Trung Đông. Trước đó chủ tịch Sô viết Khrushchev đã huênh hoang tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là tên lửa của Nga cỏ thể bắn trúng một con ruồi bay trong không gian, đi đôi với lời tuyên bố chắc nịt đó là những tiếng giày ông đập mạnh xuống bàn, đó là một cảnh tượng khó quên đã ghi sâu vào tâm trí của những người theo dõi thời cuộc quốc tế hồi đó. Nước Mỹ, nước đứng đầu khối tự do sau đó cũng đành phải nhượng bộ sống chung với một nước cọng sản nhỏ bé Cuba.


***

Trên đường từ nhà ra phi trường Los Angeles, anh tài xế xe Uber hỏi tôi bay đi đâu, tôi trả lời ngay là tôi đi Jamaica và sau đó chỉnh lại là đi vùng Caribbean. Anh tài xế nói vùng Caribbean có nhiều quốc gia sao tôi lại nói đi Jamaica, tôi lại trả lời là vì tôi có biết một người Jamaica. Tàu cruise rời Miami vào buổi tối, sau một ngày đậu tại hòn đảo nhân tạo Ocean Cay thuộc Bahamas, tàu chạy vòng qua eo biển giữa Quantanamo và Haiti, sau hai đêm một ngày tàu đến cảng Ocho Rios cùa Jamaica. Tôi mua tour tham quan thành phố, ngồi trên xe chạy vòng quanh, tôi thấy còn quá nhiều vùng cây cối mọc một cách hoang dã cho thấy Jamaica vẫn còn nghèo nhưng có một điều là ở đoạn nào tôi đi qua tôi đều nghe tiếng hát của một ca sĩ hát những bài ca calypso tôi đã nghe lần đầu mấy chục năm về trước. Thật vậy đó là tiếng hát của người Jamaica tôi biết, ca sĩ Harry Belafonte. Mặc dầu sanh tại Harlem New York nhưng với khuôn mặt và dáng người cho thấy rõ ông là ngưởi có nguồn gốc ở vùng Caribbean, bố mẹ cùa ông là những người di dân từ Jamaica và chính ông cũng đã sống qua thời niên thiếu ở Jamaica với bà ngoại. Lớn lên Harry Belafonte trở thành “vua của nhạc Calypso”. Jamaica phải hảnh diện vì đã có một người con như Harry Belafonte với những bản nhạc nổi tiếng vợt thời gian như Matilda, Day’o, Jamaica Farewell...,mỗi lần được nghe tôi vẫn có cảm giác như mới nghe lần đầu và chăm chú thưởng thức cho đến hết bài không thể dứt bỏ đi nửa chừng được.

Sáng ngày thứ năm tàu đến cảng George Town, thủ đô của quần đảo Cayman. Trước đây tôi đã biết qua Cayman là nơi dấu tiền bất hợp pháp của xã hội đen hay những người làm ăn muốn trốn thuế. Tôi cũng có tour tham quan thành phố nầy. Khác với chổ dừng chân trước, thành phố George Town quá sang trọng, nhìn nhà cửa, phố sá cho thấy sự giàu có của dân chúng vùng nầy. Với diện tích khoảng 250 cây số vuông và gần 70 ngàn dân, quần đảo Cayman thuộc khối Liên Hiệp Anh bao gồm ba đảo Grand Cayman, Cayman Brac và Little Cayman. Đây là nơi đang là điểm đến hấp dẫn cho những du khách ham chuộng môn thể thao lặn biển và cũng là trung tâm dịch vụ tài chánh cho cả vùng quần đảo Caribbean. Năm 1503 Christopher Columbus lần đầu bước chân lên quần đảo nầy và đặt cho nó một cái tên là Las Tortugas theo tên loài rùa biển địa phương mà ông nhìn thấy. Tôi đã vô cùng thích thú nhìn thấy những con rùa khổng lồ nầy tại trung tâm nuôi rùa của thành phố, những con rùa mình dài hơn cả thước bơi lượn trong bể nước. (Thật ra ở Cung Điện Hải Vương VinWonders Phú Quốc Việt Nam cũng có một con rùa cả ngàn lần to hơn nhưng rất tiếc nó không bơi lượn được).

 

Ngày thứ sáu tàu đến đảo Cozumel của Mexico nằm ngoài khơi của trung tâm du lịch nổi tiếng Cancun. Tôi sẽ nhớ mãi đảo Cozumel nầy vì sau khi tham quan đảo nầy tôi bị bịnh suốt những ngày liền sau đó. Trừ vài con đường dọc bờ biển cần thiết, đảo Cozumel vẫn được bảo tồn như thời nguyên thủy khi những người Maya sinh sống ở đây. Sau một vòng chạy dọc theo bờ biển, nhóm du khách được đưa đến một làng người hướng dẫn nói là của người Maya sinh sống trước đó để chứng kiến cách sinh hoạt hàng ngày cùa bộ tộc nầy. Trước khi vào làng người hướng dẫn đưa thuốc thoa trừ muỗi cho mọi người, riêng tôi từ chối, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Tôi được chứng kiến cách dân Maya soạn bữa ăn hàng ngày và sau đó là một buổi lể nhảy múa của một nhóm nam nữ theo tiếng trống tiếng chiêng để cầu an cho cả bộ tộc. Tôi cũng không ngừng nhảy múa không phải vì bị lôi cuốn bởi tiếng trống tiếng chiêng mà bởi đám muỗi cứ lao vào tôi. Tôi mặc áo cụt tay, quần cụt nên mặc sức cho muỗi đốt, có thể đó là nguyên nhân tôi lên cơn sốt tối đó và kéo dài mấy ngày liên tiếp. Lại có thêm một chuyện lạ khác xẩy ra nữa là một cô trong nhóm du khách bị xỉu nằm dài dưới đất cả năm mười phút mới tỉnh lại. Trong gần hai chục năm đi đó đi đây tôi lần đầu bị bịnh và cũng lần đầu thấy du khách bị ngất xỉu, không hiểu cô đó và tôi có phạm phải điều gì thất lể nên bị thổ thần vùng nầy quở phạt hay không, hy vong là không phải.

 

Những ngày kế tiếp tàu quay trở lại Miami và cuộc hành trình tiệp tục. Sau khi rời Dominican Republic, ngày thứ mười một tàu đến cảng San Juan của Puerto Rico. Tôi bắt đầu tỉnh táo lại và cố gắng đi tham quan các cảng vì đã trả tiền trước cho các tour nhưng cảm thấy không còn có gì thích thú nữa và chỉ mong cuộc hành trình sớm chấm dứt để quay về nhà.

 

Qua nghiên cứu trước đó tôi có biết bốn nước Puerto Rico, Guam, Philippines và Cuba đã được Tây Ban Nha nhường lại cho Hoa Kỳ sau chiến tranh giữa hai nước nầy. Philippines và Cuba sau đó được trả lại tự do và trở nên những nước độc lập còn Puerto Rico cùng Guam là hai lãnh thổ còn lại của Hoa Kỷ. Dân chúng hai quần đảo nầy là dân Mỹ, vì được đi lại tự do nên dân gốc Puerto Rico sống trên đất liền ở Mỹ còn nhiều hơn dân Puerto Rico sống trên chính hòn đảo của họ. Với diện tích chưa tới 10 ngàn cây số vuông, 3 triệu dân Puerto Rico phần lớn sống nhờ du khách và nông sản. Qua những cuộc trưng cầu dân ý, một số dân muốn biến Puerto Rico thành tiểu bang 51 của Mỹ. Nhưng theo bực thang từ 1 đến 100 thì con số 50 tiểu bang là con số quá đẹp, không quá cao cũng không quá thấp nên theo tôi muốn biến nó thành số 51 là sẽ không bao giờ xẩy ra.

Sau một ngày bỏ neo tại Nassau Bahamas, một ngày tại đảo nhân tạo Ocean Cay tàu cruise quay trở lại Miami và tối đó tôi bay về nhà. Nếu bây giờ có ai hỏi đi du lịch vùng Caribbean có gì vui không thì câu trả lời của tôi là chỉ đi một lần cho biết thế thôi.

Lê Quý Thể

10/2023

Friday, October 18, 2024(View: 495)
Nếu xứ Mỹ mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, thì Canada lại mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng 10.
Friday, October 18, 2024(View: 548)
Hiện giờ thì trẻ lạc đã sung sướng tung cánh gà tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đầm ấm. Còn con gái thì mừng rỡ cảm ơn mẹ rối rít! Thôi thì đầu năm mất của mà tìm lại được cũng là điềm tốt,
Wednesday, October 16, 2024(View: 877)
“Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.
Saturday, October 5, 2024(View: 675)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 2024(View: 1541)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 2024(View: 790)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Friday, October 4, 2024(View: 928)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…
Friday, October 4, 2024(View: 780)
Ngày đó, tôi chưa biết tiếc nuối những kỷ niệm thời nhỏ dại. Bây giờ, trên nửa thế kỷ sau, ngồi nhớ lại mới thấy hụt hẫng. Những con đom đóm lập lòe của tuổi thơ tôi đã tuyệt chủng ngay từ những ngày xa xưa đó.
Sunday, September 22, 2024(View: 1044)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 2024(View: 2319)
Nhìn vào tấm lịch treo trên tường, tôi thấy ngày Thứ Ba 17 Tháng 9 năm 2024 lại là ngày Tết Trung Thu năm 2024.
Friday, September 20, 2024(View: 2780)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
Friday, September 20, 2024(View: 1917)
Lần lượt từng cuốn album được lật qua, nâng niu, từng kỷ niệm sống lại, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, để rồi ngẩn ngơ chép miệng, mới ngày nào!
Sunday, September 8, 2024(View: 2237)
Nghe nói cơn bão Yagi đang tiến vào Trung Quốc và VN. Xin cho cơn bão mau qua và đừng gây thiệt hại cho người dân tội nghiệp nước tôi. Cầu nguyện. Cầu nguyện.
Sunday, September 8, 2024(View: 7493)
BĐH Website NQBH xin chuyển lại nguyên văn bài viết của em Linh Vũ, là thứ nữ của Thầy Vũ Khánh Thành. Nội dung bài viết tựa lời ly biệt, như tiếng lòng của em Linh Vũ đối với người cha quá cố em yêu thương.
Sunday, September 8, 2024(View: 1910)
Chiều nay cũng như những buổi chiều hôm trước, những cơn mưa cứ rả rích liên miên bất tận. Mưa không lớn, mang theo gió lạnh buốt, hình như từ bên phía đồi cù tràn qua.“Mưa nhè nhẹ cho vừa nhớ thương”,
Saturday, September 7, 2024(View: 2495)
các quán cà phê nhạc được phổ biến những dòng nhạc thịnh hành ở hải ngoại lúc bấy giờ, qua phần trình diễn bởi các ban nhạc nổi tiếng như: ABBA, Boney M, Modern Talking, Bee Gees..
Friday, September 6, 2024(View: 2985)
Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè.
Wednesday, September 4, 2024(View: 1422)
Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ vì ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, ...
Wednesday, September 4, 2024(View: 1919)
Tôi không biết anh Nhật Tiến có sinh hoạt Hướng Đạo cho đến khi gặp Anh tại trại họp bạn Hướng Đạo Giữ Vững 1970 tại Suối Tiên Thủ Đức và được sinh hoạt chung với Anh từ năm 1971
Wednesday, September 4, 2024(View: 1123)
Cám ơn người đã dừng chân ghé bến Bến yêu thương, bến quí trọng, thân tình Nếu ta cùng chung một kiếp nhân sinh Thì ta hãy thương yêu trong cuộc sống